Công tác pháp chế
Thứ 7, Ngày 20/03/2021, 15:00
Kết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
20/03/2021

     Về tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế: Hiện nay các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh không còn Phòng Pháp chế (do Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập Phòng Pháp chế). Đội ngũ pháp chế hiện nay của các sở, ngành tỉnh gồm 21 cán bộ (trong đó có 02 cán bộ chuyên trách và 19 cán bộ kiêm nhiệm), thực hiện tham mưu Thủ trưởng đơn vị trong công tác xây dựng văn bản trước khi trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định. Bên cạnh việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản thì đội ngũ pháp chế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bồi thường nhà nước, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị phân công. Ngoài 14 sở, ngành phải thành lập Phòng Pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn thành lập Phòng Pháp chế và bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở, ngành như: Thanh tra tỉnh Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.

​     Kết quả hoạt động của các tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020:

​     Về công tác xây dựng văn bản: Cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị, các phòng, ban trong cơ quan mình tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương; tham gia góp ý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước các cấp.

​     Về công tác kiểm tra, rà soát quy phạm pháp luật: Sở Tư pháp đã phối hợp với cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý 04/04 văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về nội dung theo kết luận của cơ quan ở Trung ương Theo yêu cầu của các Bộ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; đội ngũ pháp chế các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành thực hiện rà soát nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như: rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề giá; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về xử lý vi phạm hành chính; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; ...

​     Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Trong năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp được 20.947 cuộc với hơn 745.622 lượt người tham dự (giảm 14.666 cuộc so với cùng kỳ năm 2019); trong đó, các sở, ngành tuyên truyền được 459 cuộc với 38.286 lượt người tham dự (giảm 11.164 cuộc so với năm 2019). Hình thức tuyên truyền trong năm 2020 chủ yếu đẩy mạnh và tập trung tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt liên quan đến Hiến pháp; các Luật, Pháp lệnh, văn bản mới thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền các Luật có hiệu lực thi hành trong năm 2020; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tập trung tuyên truyền Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, môi trường, giao thông, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, ma túy, vấn đề khởi nghiệp, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ; các hành vi bị cấm và chế tài xử lý, cải cách tư pháp, cải cách hành chính.... Tăng cường tuyên truyền Luật An ninh mạng, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương để người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch Covid-19 và việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội về virus Corona, Đại hội đảng các cấp,...

​     Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 đã ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị mình với các lĩnh vực theo dõi như: Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số  theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020; Sở Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đăng kiểm phương tiện; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chế độ chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao; Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến và khởi nghiệp sáng tạo năm 2020,... Trong năm 2020, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ.

​     Về công tác bồi thường nhà nước: Cán bộ pháp chế các sở, ngành đã lồng ghép việc tuyên truyền về bồi thường nhà nước tại đơn vị mình thông qua các hình thức như: sinh hoạt "Ngày pháp luật"; công tác tiếp công dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các buổi họp, hội nghị, sinh hoạt đoàn thể.... Qua hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã giúp cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức được ý nghĩa, vai trò của Luật cũng như trách nhiệm giải quyết bồi thường khi phát sinh yêu cầu bồi thường Nhà nước.Trong năm 2020, cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan khác có trụ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có người thi hành công vụ gây thiệt hại phải bồi thường nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; không là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường. Nhìn chung, đội ngũ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

​     Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, công khai các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của từng sở, ngành; tiếp nhận, giải đáp kịp thời các vướng mắc pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Trong năm 2020, Tổ tư vấn đã thực hiện tư vấn 114 vụ việc, trả lời đơn yêu cầu, thư vướng mắc của người dân, doanh nghiệp được 235 trường hợp. Ngoài ra, tỉnh đã có Chuyên mục "hỗ trợ doanh nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, nhằm tạo kênh thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, các văn bản chỉ đạo, điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, huyện, các Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hỗ trợ về pháp lý, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp. Trong năm 2020, một số sở, ngành của tỉnh có bài tham luận và cử cán bộ tham gia Hội nghị đối thoại về xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tư pháp tổ chức tại tỉnh Bình Dương; thực hiện đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2026 theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

​     Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng: Cán bộ pháp chế tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các cuộc họp khi có vụ việc hay thông qua hình thức gửi lấy ý kiến bằng văn bản.

​     Khó khăn, vướng mắc:

​     - Hiện tại, Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nên các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh không thành lập phòng pháp chế; đồng thời, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực tế hiện nay, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên việc bố trí biên chế làm công tác pháp chế ở Sở, ngành còn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ người làm công tác pháp  chế có nhiều biến động và phải kiêm nhiệm nhiều việc phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế.

​     ​- Về cơ chế chính sách: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định: "Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề". Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quy định chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút cán bộ làm công tác pháp chế./.

Tải về 50-BC.signed.pdf

Lượt người xem:  Views:   6298
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio