Công tác pháp chế
Chủ Nhật, Ngày 13/11/2022, 23:00
Định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
13/11/2022

Ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2011/NĐ-CP). 

Ảnh chụp Màn hình 2022-12-13 lúc 22.26.00.png

Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác pháp chế đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh, quốc phòng; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Nghị định số 55/2011/NĐ-CP còn một số tồn tại, hạn chế. Nhằm kịp thời tháo gỡ một số vướng mắc trong thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ ưu đãi cho người làm công tác pháp chế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác pháp chế, yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, Bộ Tư pháp chủ trì, tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Theo đó, một số nội dung định hướng sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

1. Bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Nghị định và quy định về vị trí, chức năng của tổ chức này.

2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước và bổ sung 01 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập. 

3. Về tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Quy định các bộ, cơ quan ngang bộ có tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thực hiện công tác pháp. Quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tổ chức thực hiện công tác pháp chế. Các cơ quan thuộc Chính phủ khác, để bảo đảm tính linh hoạt trong việc lực chọn mô hình tổ chức pháp chế, dự thảo Nghị định quy định căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, các cơ quan này có tổ chức thực hiện công tác pháp chế hoặc ghép với Văn phòng, đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ khác.

4. Về tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp đề xuất 02 phương án:

Phương án 1: Quy định theo hướng, căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có Phòng Pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế vào Thanh tra để thành lập tổ chức Thanh tra - Pháp chế (trên cơ sở những điểm tương đồng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra và chức năng, nhiệm vụ pháp chế) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ, lấy tên là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ - Pháp chế (ở các Sở, ngành không thành lập tổ chức Thanh tra).

Phương án 2: Quy định bắt buộc thành lập Phòng Pháp chế ở 06 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giao thông vận tải; Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đây là các cơ quan chuyên môn thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp, nên đòi hỏi phải có tổ chức pháp chế độc lập để tham mưu các vấn đề về mặt pháp lý cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành, áp dụng pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cấp tỉnh, căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, các cơ quan này có Phòng Pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế vào Thanh tra để thành lập tổ chức Thanh tra - Pháp chế. Trường hợp cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập tổ chức Thanh tra thì ghép tổ chức pháp chế vào phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Về tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước: sửa đổi, bổ sung theo hướng: (i) Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tổ chức thực hiện công tác pháp chế ở công ty mẹ; (ii) Các doanh nghiệp nhà nước khác, căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, có tổ chức thực hiện công tác pháp chế hoặc bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách.

6. Về tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập: quy định các đơn vị sự nghiệp công lập có tổ chức pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế chuyên trách.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 và Điều 12 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để quy định về chức danh, tiêu chuẩn ngạch pháp chế viên, cụ thể như sau:

- Quy định người làm công tác pháp chế bao gồm: (i) Công chức làm công tác pháp chế tại tổ chức pháp chế hoặc các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (ii) Viên chức làm công tác pháp chế tại tổ chức pháp chế hoặc các bộ phận chuyên môn ở đơn vị sự nghiệp công lập; (iii) Người làm công tác pháp chế tại tổ chức pháp chế các đơn vị quân đội, công an nhân dân; (iv) Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn chung nêu trên, dự thảo Nghị định giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi hoặc xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lươngđối với ngạch, hạng pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.

- Tương ứng với việc quy định ngạch pháp chế viên, dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp (tương đương với chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho thanh tra viên và một số ngạch tương tự), cụ thể như sau: (i) Pháp chế viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); (ii) Pháp chế viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng vứi phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); (iii) Pháp chế viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Dự thảo Nghị định được đăng tải, lấy ý kiến góp ý ttrên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ https://moj.gov.vn) đến hết ngày 06/12/2022./.

 

Lượt người xem:  Views:   1607
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio