Công tác pháp chế - Văn bản nghiệp vụ
 
​Dự thảo Công văn của UBND tỉnh về việc hướng dẫn QuytrinhxaydungVBQPPL-ThaytheCV4844.docPhu luc 1.docPhu luc 2.docPhu luc 3.docPhu luc 4.docSơ đồ Nghi quyết không có chính sách.docSơ đồ Nghị quyết có chính sách.docSơ đồ Quy trình Quyết định của UBND tỉnh.doc
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chếThông tinTinĐịnh hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/13/2022 11:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế (sau đây gọi tắt là Nghị định số 55/2011/NĐ-CP). 

Ảnh chụp Màn hình 2022-12-13 lúc 22.26.00.png

Sau hơn 10 năm thực hiện, công tác pháp chế đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; giữ vững an ninh, quốc phòng; nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Nghị định số 55/2011/NĐ-CP còn một số tồn tại, hạn chế. Nhằm kịp thời tháo gỡ một số vướng mắc trong thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế, tiêu chuẩn, chế độ ưu đãi cho người làm công tác pháp chế đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công tác pháp chế, yêu cầu thực tiễn công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật trong tình hình mới, Bộ Tư pháp chủ trì, tham mưu Chính phủ xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP. Theo đó, một số nội dung định hướng sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:

1. Bổ sung đơn vị sự nghiệp công lập vào phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Nghị định và quy định về vị trí, chức năng của tổ chức này.

2. Sửa đổi, bổ sung các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng cục và tương đương, Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước và bổ sung 01 điều quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập. 

3. Về tổ chức pháp chế ở các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Quy định các bộ, cơ quan ngang bộ có tổ chức thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trong thực hiện công tác pháp. Quy định Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có tổ chức thực hiện công tác pháp chế. Các cơ quan thuộc Chính phủ khác, để bảo đảm tính linh hoạt trong việc lực chọn mô hình tổ chức pháp chế, dự thảo Nghị định quy định căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, các cơ quan này có tổ chức thực hiện công tác pháp chế hoặc ghép với Văn phòng, đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ khác.

4. Về tổ chức pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, Bộ Tư pháp đề xuất 02 phương án:

Phương án 1: Quy định theo hướng, căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có Phòng Pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế vào Thanh tra để thành lập tổ chức Thanh tra - Pháp chế (trên cơ sở những điểm tương đồng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra và chức năng, nhiệm vụ pháp chế) hoặc phòng chuyên môn, nghiệp vụ, lấy tên là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ - Pháp chế (ở các Sở, ngành không thành lập tổ chức Thanh tra).

Phương án 2: Quy định bắt buộc thành lập Phòng Pháp chế ở 06 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Giao thông vận tải; Sở Y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). Đây là các cơ quan chuyên môn thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới người dân, doanh nghiệp, nên đòi hỏi phải có tổ chức pháp chế độc lập để tham mưu các vấn đề về mặt pháp lý cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong quá trình xây dựng pháp luật, tổ chức thi hành, áp dụng pháp luật liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, người dân. Đối với các cơ quan chuyên môn khác thuộc UBND cấp tỉnh, căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương, các cơ quan này có Phòng Pháp chế hoặc ghép tổ chức pháp chế vào Thanh tra để thành lập tổ chức Thanh tra - Pháp chế. Trường hợp cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không thành lập tổ chức Thanh tra thì ghép tổ chức pháp chế vào phòng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Về tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước: sửa đổi, bổ sung theo hướng: (i) Các Tập đoàn kinh tế, Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước có tổ chức thực hiện công tác pháp chế ở công ty mẹ; (ii) Các doanh nghiệp nhà nước khác, căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, có tổ chức thực hiện công tác pháp chế hoặc bố trí người làm công tác pháp chế chuyên trách.

6. Về tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập: quy định các đơn vị sự nghiệp công lập có tổ chức pháp chế hoặc người làm công tác pháp chế chuyên trách.

7. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 và Điều 12 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP để quy định về chức danh, tiêu chuẩn ngạch pháp chế viên, cụ thể như sau:

- Quy định người làm công tác pháp chế bao gồm: (i) Công chức làm công tác pháp chế tại tổ chức pháp chế hoặc các đơn vị chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; (ii) Viên chức làm công tác pháp chế tại tổ chức pháp chế hoặc các bộ phận chuyên môn ở đơn vị sự nghiệp công lập; (iii) Người làm công tác pháp chế tại tổ chức pháp chế các đơn vị quân đội, công an nhân dân; (iv) Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

- Căn cứ vào tiêu chuẩn chung nêu trên, dự thảo Nghị định giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn đối với người làm công tác pháp chế trong quân đội nhân dân và công an nhân dân. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, thi hoặc xét thăng hạng, bổ nhiệm và xếp lươngđối với ngạch, hạng pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp.

- Tương ứng với việc quy định ngạch pháp chế viên, dự thảo Nghị định quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho pháp chế viên, pháp chế viên chính, pháp chế viên cao cấp (tương đương với chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề cho thanh tra viên và một số ngạch tương tự), cụ thể như sau: (i) Pháp chế viên cao cấp được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 15% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); (ii) Pháp chế viên chính được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 20% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng vứi phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); (iii) Pháp chế viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề bằng 25% mức lương cơ bản hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Dự thảo Nghị định được đăng tải, lấy ý kiến góp ý ttrên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp (tại địa chỉ https://moj.gov.vn) đến hết ngày 06/12/2022./.

 

False
Tài liệu góp ý dự thảo Công văn hướng dẫn quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấpVăn bản nghiệp vụTinTài liệu góp ý dự thảo Công văn hướng dẫn quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/17/2022 3:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Kết quả thực hiện và một số khó khăn, vướng mắc trong công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinKết quả thực hiện và một số khó khăn, vướng mắc trong công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/1/2022 9:00 AMNoĐã ban hành

​Về tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế:

Tại 14 sở, ngành phải thành lập phòng pháp chế theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, hiện nay không còn Phòng Pháp chế (trước đó có thành lập Phòng Pháp chế nhưng dần bị giải thể do Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế) và cũng không thể bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách. Đội ngũ pháp chế hiện nay của các sở, ngành tỉnh gồm 19 cán bộ kiêm nhiệm, thực hiện tham mưu Thủ trưởng đơn vị trong công tác xây dựng văn bản trước khi trình Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bồi thường nhà nước, theo dõi THPL, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị phân công.

Ngoài 14 sở, ngành phải thành lập Phòng pháp chế theo quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở, ngành như: Thanh tra tỉnh bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Sở Ngoại vụ bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Văn phòng UBND tỉnh bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Công an tỉnh bố trí 06 cán bộ pháp chế chuyên trách; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Bình Dương bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm.

Đối với 02 doanh nghiệp nhà nước của tỉnh là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Bình Dương bố trí 02 cán bộ pháp chế chuyên trách và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC Corp) bố trí 02 cán bộ pháp chế chuyên trách.

Về hoạt động của các tổ chức pháp chế năm 2022:

Công tác xây dựng văn bản: Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh tham mưu Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng dự thảo văn bản QPPL; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị, các phòng, ban trong cơ quan mình tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh ban hành các văn bản QPPL để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương; tham gia góp ý văn bản QPPL của cơ quan nhà nước các cấp. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã ban hành 48 văn bản QPPL, trong đó gồm 24 Nghị quyết và 24 Quyết định. Các văn bản trước khi ban hành đã được Sở Tư pháp thẩm định đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

Công tác kiểm tra văn bản QPPL: Sở Tư pháp đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện tự kiểm tra 24 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2021 (đạt 100% văn bản do UBND tỉnh ban hành), giảm 13 văn bản so với năm 2020. Đồng thời, Sở Tư pháp thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền 21/21 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, UBND các huyện, thị xã, thành phố ban hành, gửi về Sở Tư pháp (tăng 15 văn bản so với năm 2020). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót.

Công tác rà soát văn bản QPPL: Theo yêu cầu của các Bộ và chỉ đạo của UBND tỉnh; đội ngũ pháp chế các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành thực hiện rà soát nhiều văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tỉnh ủy Bình Dương tại "Hội nghị trực tuyến chuyên về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế" về việc đẩy mạnh rà soát văn bản nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp các sở, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện rà soát những vướng mắc, bất cập của các quy định pháp luậ liên quan đến doanh nghiệp, đầu tư; chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, kiến nghị sửa đổi 02 quy định của pháp luật gây vướng mắc trong hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội; phối hợp với Đoàn Đại biểu Quốc hội rà soát 02 văn bản QPPL có những hạn chế, tồn tại, bất cập và một số nội dung rà soát văn bản QPPL theo chuyên đề (như: các quy định pháp luật gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống xã hội; các văn bản QPPL về lĩnh vực nuôi con nuôi; các văn bản QPPL trong lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành năm 2021). Thực hiện quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL và khoản 34 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, cán bộ pháp chế đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát 527 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh ban hành. Trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Tư pháp đã tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 19/01/2022 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Bình Dương năm 2021.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Trong năm 2021, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp và gián tiếp được 25.212 cuộc với hơn 1.534.134 lượt người tham dự (tăng 4.265 cuộc so với cùng kỳ năm 2020); trong đó, các sở, ngành tuyên truyền được 8.597 cuộc với 494.889 lượt người tham dự (tăng 8.138 cuộc so với năm 2020). Hình thức tuyên truyền trong năm 2021 chủ yếu đẩy mạnh và tập trung tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như tuyên truyền trên báo, đài, website, mạng xã hội (zalo, facebook,...), thông qua các cuộc họp dân.... Nội dung tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như: tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp; các luật, pháp lệnh, văn bản mới thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền các Luật có hiệu lực thi hành trong năm 2021; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tập trung tuyên truyền các quy định pháp luật về phòng, chống dịch, các quy định hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, tập trung tuyên truyền về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật (THPL) và kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Để triển khai thực hiện đồng bộ công tác theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021 theo Quyết định số 49/QĐ-TTg ngày 13/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 404/KH-UBND ngày 27/01/2021 về theo dõi tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021, theo đó, lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2021 là về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thu hồi đất; giao rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng; các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công an tỉnh và 09/09 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình THPL trong các lĩnh vực này và tổ chức triển khai thực hiện tại ngành, địa phương mình quản lý. Đối với lĩnh vực theo dõi tình hình THPL theo kế hoạch của các Bộ, ngành Trung ương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở kế hoạch theo dõi THPL của Bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành tỉnh trong năm 2021 đã ban hành kế hoạch theo dõi tình hình THPL tại đơn vị mình với các lĩnh vực theo dõi như: Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 161/KH-STP ngày 29/01/2021 theo dõi tình hình thi hành Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch số 35/KH-SKHCN ngày 15/4/2021 theo dõi tình hình THPL về lĩnh vực hoạt động khoa học và công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ năm 2021; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch số 730/KH-SLĐTBXH ngày 03/02/2021 về công tác theo dõi tình hình THPL năm 2021; Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành Kế hoạch số 759/KH-SKHĐT ngày 31/3/2021 về theo dõi tình hình THPL năm 2021 của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế ban hành Kế hoạch số 09/KH-SYT ngày 26/02/2021 về theo dõi tình hình THPL của Sở Y tế năm 2021,… Trong năm 2021, cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi THPL theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ như: kiểm tra tình hình THPL trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; công tác điều tra, khảo sát tình hình THPL; việc xử lý kết quả theo dõi tình hình THPL.

Công tác bồi thường nhà nước: Năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1124/UBND-NC ngày 22/3/2021 về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2021. Bên cạnh đó, công tác bồi thường nhà nước còn được lồng ghép trong Kế hoạch số 963/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh về kế hoạch công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh, các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành Kế hoạch riêng hoặc lồng ghép với Kế hoạch, Chương trình khác tại cơ quan, đơn vị. Ngay sau khi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tham mưu Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân, đồng thời đăng tải các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước trên Trang thông tin điện tử của tỉnh, của Sở Tư pháp và Báo Bình Dương; biên soạn và cấp phát Tờ gấp pháp luật về bồi thường nhà nước. Cán bộ pháp chế các sở, ngành lồng ghép việc tuyên truyền pháp luật về bồi thường nhà nước tại đơn vị mình thông qua các hình thức như: Sinh hoạt "Ngày pháp luật"; công tác tiếp công dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt đoàn thể.... Qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã giúp cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức được ý nghĩa, vai trò của Luật cũng như trách nhiệm giải quyết bồi thường khi phát sinh yêu cầu bồi thường của Nhà nước. Để quán triệt nội dung Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1124/UBND-NC ngày 22/3/2021 về thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2021, trong đó phân công các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số nội dung như tuyên truyền pháp luật về bồi thường nhà nước; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn nghiệp vụ và kiểm tra liên ngành về công tác bồi thường Nhà nước. Trong năm 2021, trên địa bàn tỉnh chưa phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước .

Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; đồng thời, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ hơn về nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, công khai các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của từng sở, ngành; tiếp nhận, giải đáp kịp thời các vướng mắc pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Trong những tháng đầu năm 2021, tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Tuy nhiên, vào giữa năm 2021, tỉnh Bình Dương đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, tư vấn xây dựng và tư vấn đấu thầu; do nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương có phần trùng lặp với nhiệm vụ của Tổ Tư vấn nên Tỉnh đã quyết định giải thể Tổ Tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ ngày 17/9/2021. Ngoài ra, tỉnh đã có Chuyên mục "hỗ trợ doanh nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, nhằm tạo kênh thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện đăng tải các văn bản QPPL, các thủ tục hành chính, các văn bản chỉ đạo, điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, huyện, các Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hỗ trợ về pháp lý, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp. Đồng thời, cán bộ pháp chế các Sở, ngành tỉnh còn triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc lĩnh vực quản lý của ngành được công bố trên trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ để được hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, khó khăn. Bên cạnh đó, vào thời điểm dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại Bình Dương, thực hiện Kế hoạch số 3665/KH-UBND ngày 04/8/2021 của UBND tỉnh về nâng cấp, mở rộng Hệ thống đường dây nóng 1022 tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị nâng cấp các trang thiết bị, mở rộng các tính năng hoạt động; đồng thời, UBND tỉnh bổ sung nhân sự tăng cường cho Hệ thống đường dây nóng 1022, đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin, giải đáp thắc mắc, phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về tình hình dịch bệnh, y tế, cấp cứu, an ninh - trật tự, chính sách, cứu trợ, tư vấn sức khỏe... Người dân và doanh nghiệp có thể tiếp phản ánh, kiến nghị thông qua các kênh gọi điện thoại, Zalo, Facebook, Email, Website; mở rộng quy mô tiếp nhận thông tin từ 3.000 đến 5.000 cuộc gọi/ngày ở tất cả các lĩnh vực.

Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng: Cán bộ pháp chế tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các cuộc họp khi có vụ việc hay thông qua hình thức gửi lấy ý kiến bằng văn bản. Trong năm 2021, Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp đã tham gia tố tụng 374 vụ (trong đó có 161 vụ của kỳ trước chuyển qua), tăng 120 vụ (67,4%) so với cùng kỳ năm 2020.

Khó khăn, vướng mắc:

Hiện tại, Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập Phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nên các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không thành lập Phòng pháp chế; đồng thời, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giao UBND cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thực tế hiện nay, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên việc bố trí biên chế làm công tác pháp chế ở Sở, ngành còn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ người làm công tác pháp chế có nhiều biến động và phải kiêm nhiệm nhiều việc phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế.

Về cơ chế chính sách: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định: "Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề". Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quy định chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút cán bộ làm công tác pháp chế.

False
Kế hoạch công tác pháp chế năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình DươngChương trình, kế hoạch công tácTinKế hoạch công tác pháp chế năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/22/2022 5:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21/12/2020 của Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế; ngày 22/02/2022, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 749/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Ảnh chụp Màn hình 2022-03-10 lúc 16.53.20.png

Kế hoạch xác định rõ nội dung hoạt động, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện đúng, kịp thời nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Nội dung kế hoạch tập trung vào các nhiệm vụ liên quan đến việc kiện toàn tổ chức, bộ máy đội ngũ cán bộ pháp chế và nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác pháp chế; nhiệm vụ hoạt động pháp chế của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác xây dựng pháp luật, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, phổ biến, giáo dục pháp luật, bồi thường của Nhà nước, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng, …

Các nội dung của Kế hoạch đề ra nhằm tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế; triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đúng pháp luật nhiệm vụ pháp chế, góp phần thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật tại địa phương trong năm 2022./.

Ke hoach phap che 2022 (KH 749_BD).pdf

 

 

 

False
10 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTin10 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/10/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

      Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Theo thông tin thống kê mới nhất, tỉnh Bình Dương có diện tích tự nhiên là 2.694,43 km2 (chiếm khoảng 0,83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam bộ); dân số trung bình 2.568.689 người, GRDP bình quân đầu người đạt 151 triệu đồng/năm (Báo cáo của Cục Thống kê Bình Dương ngày 01/12/2020); 09 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Dầu Tiếng và huyện Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 41 xã, 45 phường và 05 thị trấn). Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ (gọi tắt là Nghị định số 55), trong thời gian qua, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, công tác pháp chế đã từng bước được triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định trong các lĩnh vực: Công tác xây dựng pháp luật; công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.

​      1. Về tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế

​      Tại 14 sở, ngành phải thành lập phòng pháp chế theo quy định của Nghị định số 55, hiện nay không còn Phòng Pháp chế (trước đó có thành lập Phòng Pháp chế nhưng dần bị giải thể do Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế) và cũng thể không bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách. Đội ngũ pháp chế hiện nay của các sở, ngành tỉnh gồm 19 cán bộ kiêm nhiệm, thực hiện tham mưu Thủ trưởng đơn vị trong công tác xây dựng văn bản trước khi trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định, hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bồi thường nhà nước, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị phân công. Ngoài 14 sở, ngành phải thành lập phòng pháp chế theo quy định Nghị định số 55 thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở, ngành như: Thanh tra tỉnh bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Sở Ngoại vụ bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Công an tỉnh bố trí 06 cán bộ pháp chế chuyên trách; Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm. Đối với 02 doanh nghiệp nhà nước của tỉnh: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết tỉnh Bình Dương bố trí 02 cán bộ pháp chế chuyên trách và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp - CTCP (Becamex IDC Corp) bố trí 02 cán bộ pháp chế chuyên trách.

​      2. Về hoạt động của các tổ chức pháp chế

​      Công tác xây dựng văn bản:  Cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý trình Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đồng thời, cán bộ pháp chế còn chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia góp ý văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến. Từ năm 2011 đến 01/4/2021, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã ban hành 813 văn bản quy phạm pháp luật ; nhìn chung, công tác xây dựng văn bản của tỉnh đã đi vào nề nếp, chất lượng văn bản ngày càng được cải thiện; trong đó có sự đóng góp của cán bộ pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chủ trì hoặc phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan thực hiện các bước của quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

​      Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật: Phần lớn các sở, ngành tỉnh thực hiện kịp thời, đúng quy định nhiệm vụ rà soát thường xuyên văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của các Bộ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; đội ngũ pháp chế các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như: Rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo quy định của Hiến pháp năm 2013; rà soát văn bản quy phạm pháp luật có nội dung liên quan đến Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự; rà soát văn bản có quy định về thủ tục hành chính trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ; rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý nghĩa trang; rà soát văn bản theo chuyên đề giá; rà soát các văn bản về xử lý vi phạm hành chính; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ... Từ năm 2011 đến 01/4/2021, các sở, ban, ngành tỉnh đã thực hiện rà soát 14.082 văn bản. Bên cạnh đó, cán bộ pháp chế các sở, ngành của tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp đã triển khai thực hiện nghiêm túc công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (kỳ đầu từ năm 1997 - 2013 và kỳ hai từ năm 2014 - 2018), kết quả hệ thống hóa đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu. Đồng thời, trên cơ sở kết quả rà soát thường xuyên, hằng năm, cán bộ pháp chế các sở, ngành cũng phối hợp với Sở Tư pháp rà soát, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực kịp thời, đúng quy định.

​      Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật: Cán bộ pháp chế của các sở, ngành tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Từ năm 2011 đến 01/4/2021, đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra 599 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị có liên quan đề xuất biện pháp xử lý văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật theo quy định của pháp luật về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Phần lớn cán bộ pháp chế của cơ quan, đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo cơ quan ban hành kế hoạch công tác phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm của cơ quan. Nhìn chung, các sở, ngành tỉnh đã có sự quan tâm trong việc bố trí nguồn lực thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp được 32.963 cuộc với hơn 1.482.891 lượt người tham dự. Hình thức tuyên truyền chủ yếu đẩy mạnh tập trung tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng như: Tuyên truyền trên báo, đài, hệ thống truyền thanh cơ sở, website, các cuộc thi trực tuyến, mạng xã hội (zalo, facebook,...). Nội dung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt liên quan đến Hiến pháp; các Luật, Pháp lệnh, văn bản mới thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền các Luật có hiệu lực thi hành trong năm; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tập trung tuyên truyền Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, môi trường, giao thông, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, ma túy, vấn đề khởi nghiệp, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống cháy nổ; các hành vi bị cấm và chế tài xử lý, cải cách tư pháp, cải cách hành chính.... Tăng cường tuyên truyền Luật An ninh mạng, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương để người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch Covid-19 và việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội về virus Corona, Đại hội Đảng các cấp,...

​      Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Hằng năm, để triển khai thực hiện đồng bộ công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cụ thể trong 03 năm gần nhất như: Năm 2019, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 379/KH-UBND ngày 23/01/2019); năm 2020, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 311/KH-UBND ngày 21/01/2020); năm 2021, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch số 404/KH-UBND ngày 27/01/2021). Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành của tỉnh đã tham mưu Lãnh đạo cơ quan ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực quy định hoặc các lĩnh vực khác tùy vào điều kiện thực tế, phạm vi, chức năng quản lý tại ngành mình và tổ chức triển khai thực hiện. Đối với lĩnh vực theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo kế hoạch của các Bộ, ngành Trung ương: căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh hằng năm đã ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị mình. Trong giai đoạn từ ngày 25/8/2011 đến nay, Sở Tư pháp đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật như: Kiểm tra; điều tra, khảo sát; thu thập thông tin và xử lý kết quả theo dõi hình thi hành pháp luật theo đúng chương trình, kế hoạch theo dõi hình thi hành pháp luật được cấp có thẩm quyền của ngành, địa phương phê duyệt. Đặc biệt, đối với công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật, hàng năm Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong 1 số lĩnh vực cụ thể (thường gắn với lĩnh vực theo dõi trọng tâm, liên ngành của năm). Qua đó đã kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong công tác hình thi hành pháp luật và kịp thời phát hiện, kiến nghị đối với những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật.

​      Công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính: Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3205/QĐ-UBND ngày 21/11/2016 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Qua đó, tạo cơ sở pháp lý trong việc tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành và địa phương, xác định rõ nội dung trách nhiệm của Sở Tư pháp và các sở, ngành, địa phương trong triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác này. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế, người làm công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh. Các sở, ngành tỉnh cũng đã chú trọng và tăng cường tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ làm công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, đơn vị mình. Bên cạnh đó, công tác phổ biến các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được các đơn vị thực hiện bằng nhiều hình thức phong phú như: Tổ chức tuyên truyền, cấp phát văn bản về xử phạt vi phạm hành chính; xây dựng chuyên mục giải đáp pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và phát sóng trên đài truyền thanh, truyền hình; tuyên truyền những quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các tin, bài; các chương trình truyền thanh, truyền hình với tổng thời lượng phát sóng trên 8.000 giờ mỗi năm; phát hành các tờ tài liệu bướm… Đối với công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, hàng năm, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại các sở, ngành, địa phương đối với 1 số lĩnh vực cụ thể. Đối với công tác thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, từ năm 2011 đến nay, do không nhận được kiến nghị, phản ánh của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Dương áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nên Sở Tư pháp và các sở, ngành không tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn thanh tra để thanh tra việc hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

​      Công tác bồi thường nhà nước: Trước ngày 01/7/2018, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009, Nghị định số 16/2010/NĐ-CP ngày 03/3/2010 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh đã lồng ghép việc triển khai công tác bồi thường nhà nước vào chương trình, kế hoạch hoạt động chung của tỉnh không ban hành Kế hoạch riêng về thực hiện công tác bồi thường nhà nước; đồng thời, chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương quan tâm, chú trọng đến việc tổ chức thực hiện công tác bồi thường nhà nước. Tiếp đó, thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 (có hiệu lực ngày 01/7/2018), Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai Luật; đồng thời, hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành Kế hoạch riêng hoặc đã lồng ghép việc triển khai công tác bồi thường nhà nước vào chương trình, kế hoạch hoạt động chung của tỉnh để triển khai thực hiện công tác bối thường nhà nước trên toàn tỉnh. Trên cơ sở Kế hoạch, văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành Kế hoạch riêng hoặc lồng ghép với Kế hoạch, Chương trình khác tại cơ quan, đơn vị. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thực hiện theo Kế hoạch triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo lồng ghép trong Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước hàng năm. Sở Tư pháp là cơ quan thường trực, tham mưu cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục tuyên truyền phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và toàn thể nhân dân. Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện đăng tải các quy định của pháp luật về bồi thường nhà nước trên trang thông tin điện tử của Sở; đồng thời phối hợp với Báo Bình Dương trong việc biên soạn và cấp phát Tờ gấp pháp luật về bồi thường nhà nước. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn tổ chức đăng tin, bài trên website của Sở, Báo Bình Dương những nội dung chính của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009; Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cán bộ pháp chế các sở, ngành đã lồng ghép việc tuyên truyền về bồi thường nhà nước tại đơn vị mình thông qua các hình thức như: sinh hoạt "Ngày pháp luật"; công tác tiếp công dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các buổi họp, hội nghị, sinh hoạt đoàn thể, ... Qua hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã giúp cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức được ý nghĩa, vai trò của Luật cũng như trách nhiệm giải quyết bồi thường khi phát sinh yêu cầu bồi thường Nhà nước. Số vụ việc đã có quyết định giải quyết bồi thường hoặc bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật là: 02 vụ việc yêu cầu bồi thường nhà nước (bản án của Tòa án: 01 vụ; Quyết định giải quyết bồi thường của Ủy ban nhân dân cấp xã: 01 vụ); tổng số tiền phải bồi thường là: 176.396.528 đồng; tổng số tiền phải hoàn trả: 176.396.528 đồng. Từ ngày 01/7/2018 đến ngày 01/01/2021: Cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan khác có trụ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có người thi hành công vụ gây thiệt hại phải bồi thường nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; không là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường. Nhìn chung, đội ngũ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

​      Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp: Cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; đồng thời, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ hơn về nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, công khai các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của từng sở, ngành; tiếp nhận, giải đáp kịp thời các vướng mắc pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Tỉnh Bình Dương thành lập Tổ tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Từ khi thành lập đến nay, Tổ tư vấn đã thực hiện tư vấn 1.366 vụ việc, trả lời đơn yêu cầu, thư vướng mắc của người dân, doanh nghiệp được 47.691 trường hợp. Ngoài ra, tỉnh đã có Chuyên mục "hỗ trợ doanh nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, nhằm tạo kênh thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, các văn bản chỉ đạo, điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, huyện, các Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hỗ trợ về pháp lý, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp. Trong năm 2020, một số sở, ngành của tỉnh có bài tham luận và cử cán bộ tham gia Hội nghị đối thoại về xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tư pháp tổ chức tại tỉnh Bình Dương; thực hiện đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2026 theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

​      Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng: Tại địa phương không phát sinh trường hợp cán bộ pháp chế tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật. Cán bộ pháp chế tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các cuộc họp khi có vụ việc hay thông qua hình thức gửi lấy ý kiến bằng văn bản. Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp đã tham gia bào chữa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp qua các giai đoạn tố tụng 852 vụ việc; đại diện ngoài tố tụng 32 vụ việc, thực hiện tham gia tố tụng cho các đối tượng người nghèo, người dân tộc thiểu số trú tại vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, người bị buộc tội hộ cận nghèo, người bị buộc tội từ 16 đến dưới 18 tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các nhóm đối tượng quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý

​      Công tác đánh giá tác động thủ tục hành chính: Từ khi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 có hiệu lực (ngày 01/7/2016), việc đánh giá tác động thủ tục hành chính đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương diễn ra không nhiều do Luật đã hạn chế việc quy định thủ tục hành chính trong văn bản của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 01 Quyết định sửa đổi một số thủ tục hành chính đã ban hành, việc sửa đổi không làm phát sinh thủ tục hành chính mới, không làm phức tạp thêm thủ tục hành chính được áp dụng. Năm 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành 01 Nghị quyết có chứa thủ tục hành chính; đây là trường hợp ban hành Nghị quyết thuộc khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Cán bộ pháp chế phối hợp tốt với các phòng, đơn vị có liên quan trong quá trình xây dựng báo cáo đánh giá tác động thủ tục hành chính.

​      *Đánh giá chung: Qua gần 10 năm triển khai thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, hoạt động pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã dần đi vào nề nếp; trong thời gian qua, tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý, công tác pháp chế đã từng bước được triển khai thực hiện và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, thời gian qua, Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đã gây ảnh hưởng đến hoạt động công tác pháp chế tại địa phương.

​      3. Tồn tại, vướng mắc

​      Những điểm bất cập về thể chế:

​      Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định phải thành lập phòng pháp chế tại 14 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tuy nhiên, theo quy định của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính Phủ) thì Phòng Pháp chế là Phòng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ, Bộ Nội vụ đã ban hành hoặc phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ soạn thảo, ban hành các Thông tư, Thông tư liên tịch quy định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nhưng trong các quy định đó cũng không quy định Phòng Pháp chế trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

​      Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định: "Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề". Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quy định chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút cán bộ làm công tác pháp chế.

​      Những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong tổ chức và hoạt động của các tổ chức pháp chế:

​      Nghị định số 55 quy định thành lập Phòng Pháp chế ở 14 cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương. Tuy nhiên, do khó khăn về biên chế, các sở ngành tỉnh chỉ bố trí cán bộ pháp chế kiêm nhiệm, trong khi khối lượng công việc công tác pháp chế là khá lớn. Do vậy, cán bộ pháp chế vẫn chưa có sự đầu tư vào công tác pháp chế, dẫn đến hiệu quả hoạt động công tác pháp chế đôi lúc còn hạn chế, chất lượng tham mưu đôi lúc chưa đáp ứng yêu cầu, công tác báo cáo thống kê còn chậm.

​      Việc phối hợp giữa cán bộ pháp chế với với bộ phận chuyên môn đôi khi còn chưa thật sự chặt chẽ, hiệu quả.

Công tác theo dõi, quản lý, kiểm tra, giám sát về tổ chức và hoạt động của công tác pháp chế còn chưa thật sự chặt chẽ, chưa có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả việc triển khai thực hiện công tác pháp chế.

​      Nguyên nhân:

​      Thực tế hiện nay, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên việc bố trí biên chế làm công tác pháp chế ở Sở, ngành còn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ người làm công tác pháp có nhiều biến động và phải kiêm nhiệm nhiều việc phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế.

​      Công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh đòi hỏi người làm công tác pháp chế ngoài chuyên ngành luật cần có những kiến thức nghiệp vụ chuyên ngành (nhất là những lĩnh vực phức tạp như tài nguyên môi trường, xây dựng, ...); trong khi đó, hầu hết những cán bộ pháp chế chỉ được đào tạo kiến thức pháp luật thuần túy.

​      Một số cán bộ pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh chưa tự khẳng định được vị trí, vai trò và khả năng về chuyên môn, nghiệp vụ của mình, chất lượng tham mưu còn chưa cao.

​      4. Kiến nghị và đề xuất

​      Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định số 55 cho phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành. Do vấn đề biên chế tại địa phương còn nhiều khó khăn nhưng thực tế khối lượng công việc công tác của pháp chế là rất lớn; nên địa phương đề xuất xem xét theo hướng quy định bắt buộc phải bố trí cán bộ pháp chế chuyên trách tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng hướng dẫn việc xác định vị trí việc làm của người làm công tác pháp chế để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong công tác pháp chế. Đồng thời, bổ sung nhiệm vụ của pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của ngành, đơn vị mình cho phù hợp với Luật Quản lý xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

​      Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện về phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế.

​      Bộ Tư pháp tăng cường công tác tập huấn, đào tạo chuyên sâu; thường xuyên biên soạn tài liệu, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác pháp chế ở địa phương và các doanh nghiệp nhà nước./.

​      ​Một số hình ảnh trong hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế tại Bình Dương:

Phap che 1.jpg

phap che 2.jpg

phap che 3.jpg


False
Tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CPChương trình, kế hoạch công tác; Thông tinTinTỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/16/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

     Sau gần 10 năm thi hành, Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác pháp chế; củng cố, kiện toàn các tổ chức pháp chế; tăng cường năng lực đội ngũ người làm công tác pháp chế, tạo cơ chế quản lý thống nhất về công tác pháp chế từ Trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, một số quy định của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và văn bản hướng dẫn thi hành đã bộc lộ những khó khăn, vướng mắc, bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Trên cơ sở Quyết định số 497/QĐ-BTP ngày 29/3/2021 của Bộ Tư pháp, ngày 13/4/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 1471/KH-UBND tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.

KH10PC.PNG

​     Kế hoạch đề ra yêu cầu là việc tổng kết cần thực hiện nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo đúng tiến độ; đồng thời, nội dung tổng kết cần phải chính xác, có số liệu cụ thể, bám sát nội dung Đề cương Báo cáo ban hành kèm theo Quyết định số 497/QĐ-BTP ngày 29/3/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

Nội dung tổng kết gồm: thực hiện theo Đề cương Báo cáo ban hành kèm theo Kế hoạch này; xem xét, quyết định khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và đề xuất Bộ trưởng Bộ Tư pháp khen thưởng đối với 01 tập thể hoặc 01 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

​     ​Thực hiện tổng kết 10 năm thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP nhằm đảm bảo việc đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, vướng mắc, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm, qua đó kiến nghị các giải pháp để góp phần nâng cao chất lượng công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.

KH tong ket 10 nam NQ 55.2011.NDCP.pdf

False
Đề cương báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn  và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chếThông tinTinĐề cương báo cáo Tổng kết 10 năm thi hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn  và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/7/2021 11:00 AMNoĐã ban hànhFalse
Kết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinKết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2021-03/bc 50 phap che_Key_25032021144305.PNG
3/20/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

     Về tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế: Hiện nay các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh không còn Phòng Pháp chế (do Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập Phòng Pháp chế). Đội ngũ pháp chế hiện nay của các sở, ngành tỉnh gồm 21 cán bộ (trong đó có 02 cán bộ chuyên trách và 19 cán bộ kiêm nhiệm), thực hiện tham mưu Thủ trưởng đơn vị trong công tác xây dựng văn bản trước khi trình Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định. Bên cạnh việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản thì đội ngũ pháp chế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, bồi thường nhà nước, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị phân công. Ngoài 14 sở, ngành phải thành lập Phòng Pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn thành lập Phòng Pháp chế và bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở, ngành như: Thanh tra tỉnh Sở Ngoại vụ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bình Dương.

​     Kết quả hoạt động của các tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020:

​     Về công tác xây dựng văn bản: Cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị, các phòng, ban trong cơ quan mình tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc đề xuất, kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương; tham gia góp ý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước các cấp.

​     Về công tác kiểm tra, rà soát quy phạm pháp luật: Sở Tư pháp đã phối hợp với cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý 04/04 văn bản quy phạm pháp luật có sai sót về nội dung theo kết luận của cơ quan ở Trung ương Theo yêu cầu của các Bộ và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh; đội ngũ pháp chế các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành thực hiện rà soát nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như: rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề giá; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về xử lý vi phạm hành chính; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm; ...

​     Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Trong năm 2020, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp được 20.947 cuộc với hơn 745.622 lượt người tham dự (giảm 14.666 cuộc so với cùng kỳ năm 2019); trong đó, các sở, ngành tuyên truyền được 459 cuộc với 38.286 lượt người tham dự (giảm 11.164 cuộc so với năm 2019). Hình thức tuyên truyền trong năm 2020 chủ yếu đẩy mạnh và tập trung tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng. Nội dung tuyên truyền, phổ biến, quán triệt liên quan đến Hiến pháp; các Luật, Pháp lệnh, văn bản mới thuộc phạm vi quản lý; tuyên truyền các Luật có hiệu lực thi hành trong năm 2020; các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, đặc biệt tập trung tuyên truyền Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, môi trường, giao thông, bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, ma túy, vấn đề khởi nghiệp, cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, phòng chống tham nhũng, lãng phí, khiếu nại, tố cáo, hôn nhân và gia đình, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống cháy nổ; các hành vi bị cấm và chế tài xử lý, cải cách tư pháp, cải cách hành chính.... Tăng cường tuyên truyền Luật An ninh mạng, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, địa phương để người dân nâng cao ý thức trong việc phòng chống dịch Covid-19 và việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội về virus Corona, Đại hội đảng các cấp,...

​     Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh trong năm 2020 đã ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị mình với các lĩnh vực theo dõi như: Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số  theo dõi tình hình thi hành pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020; Sở Giao thông Vận tải ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và đăng kiểm phương tiện; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về chế độ chính sách đối với vận động viên, huấn luyện viên thể thao; Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động sáng kiến và khởi nghiệp sáng tạo năm 2020,... Trong năm 2020, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ.

​     Về công tác bồi thường nhà nước: Cán bộ pháp chế các sở, ngành đã lồng ghép việc tuyên truyền về bồi thường nhà nước tại đơn vị mình thông qua các hình thức như: sinh hoạt "Ngày pháp luật"; công tác tiếp công dân; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các buổi họp, hội nghị, sinh hoạt đoàn thể.... Qua hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã giúp cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức được ý nghĩa, vai trò của Luật cũng như trách nhiệm giải quyết bồi thường khi phát sinh yêu cầu bồi thường Nhà nước.Trong năm 2020, cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan khác có trụ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có người thi hành công vụ gây thiệt hại phải bồi thường nhà nước theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; không là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường. Nhìn chung, đội ngũ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

​     Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, công khai các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của từng sở, ngành; tiếp nhận, giải đáp kịp thời các vướng mắc pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Trong năm 2020, Tổ tư vấn đã thực hiện tư vấn 114 vụ việc, trả lời đơn yêu cầu, thư vướng mắc của người dân, doanh nghiệp được 235 trường hợp. Ngoài ra, tỉnh đã có Chuyên mục "hỗ trợ doanh nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, nhằm tạo kênh thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, các văn bản chỉ đạo, điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, huyện, các Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hỗ trợ về pháp lý, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp. Trong năm 2020, một số sở, ngành của tỉnh có bài tham luận và cử cán bộ tham gia Hội nghị đối thoại về xây dựng và thực hiện Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ Tư pháp tổ chức tại tỉnh Bình Dương; thực hiện đề xuất hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2026 theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.

​     Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng: Cán bộ pháp chế tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các cuộc họp khi có vụ việc hay thông qua hình thức gửi lấy ý kiến bằng văn bản.

​     Khó khăn, vướng mắc:

​     - Hiện tại, Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh nên các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh không thành lập phòng pháp chế; đồng thời, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Thực tế hiện nay, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên việc bố trí biên chế làm công tác pháp chế ở Sở, ngành còn gặp nhiều khó khăn; đội ngũ người làm công tác pháp  chế có nhiều biến động và phải kiêm nhiệm nhiều việc phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế.

​     ​- Về cơ chế chính sách: Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định: "Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề". Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quy định chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút cán bộ làm công tác pháp chế./.

50-BC.signed.pdf

False
 Kế hoạch công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương   Chương trình, kế hoạch công tácTin Kế hoạch công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương   /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/16/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

      Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế. Đồng thời, nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan, đơn vị, triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đúng pháp luật nhiệm vụ pháp chế trong năm 2021, ngày 11 tháng 3 năm 2021, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 963/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

KH phap che 2021.PNG

​      Theo đó, Kế hoạch đã quy định trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc kiện toàn đội ngũ công chức, nhân viên pháp chế; nâng cao năng lực đội ngũ công chức pháp chế; tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác pháp chế.

​      Việc thực hiện tốt Kế hoạch trên sẽ góp phần từng bước nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh cũng như doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý; tăng cường vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương./.

KH cong tac phap che 2021.pdf

False
Hội nghị đối thoại và tập huấn nghiệp vụ pháp chế năm 2020Thông tinTinHội nghị đối thoại và tập huấn nghiệp vụ pháp chế năm 2020/xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2020-07/14072020 hn tap huan nghiep vu phap che4_Key_15072020091105.jpg
Sáng 14/7, Bộ Tư pháp phối hợp với Konrad – Adenauer – Stiftung (Viện KAS), Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức Hội nghị đối thoại và tập huấn nghiệp vụ pháp chế năm 2020.
7/15/2020 10:00 AMNoĐã ban hành

​Đến dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và bà Nguyễn Minh Tuyến, Chánh Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam. Tham dự Hội nghị còn có đại diện lãnh đạo tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, doanh nghiệp nhà nước, các Sở Tư pháp và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND các tỉnh khu vực phía Bắc.

 
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chỉ ra tầm quan trọng của công tác pháp chế trong giai đoạn hiện nay. Thứ trưởng khẳng định, công tác chỉ đạo tổ chức pháp chế của lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương ngày càng được tăng cường. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã có chỉ thị, kế hoạch nhằm triển khai và tăng cường công tác pháp chế; chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi về biên chế, cơ sở vật chất; giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, đặc biệt, tiếng nói của các cán bộ pháp chế đã có “trọng lượng” hơn. Thứ trưởng nhấn mạnh, thời gian vừa qua đội ngũ cán bộ pháp chế phát huy được vai trò của mình, bước đầu công tác pháp chế đã đạt được những kết quả nhất định. Trong điều kiện công việc ngày càng nặng nề hơn, đòi hỏi chất lượng cán bộ làm công tác pháp chế cao hơn, Thứ trưởng yêu cầu tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ pháp chế từng bước đáp ứng nhu cầu công việc. Thứ trưởng cho rằng hội nghị này là diễn đàn tốt để các cán bộ pháp chế có cơ hội trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về chuyên môn và thảo luận những điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
 
Tại Hội nghị, bà Nguyễn Minh Tuyến, Chánh Văn phòng Viện KAS tại Việt Nam cho biết, Viện KAS luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác pháp chế thông qua các sự kiện, hội nghị, tập huấn nhằm nâng cao nghiệp vụ pháp chế cho các cán bộ thực hiện công tác này. Việc hợp tác về công tác pháp chế giữa hai nước được triển khai từ năm 2013 đến nay tuy thời gian chưa dài nhưng cũng đạt được những kết quả tích cực. Bà Nguyễn Minh Tuyến cũng hy vọng, hai nước sẽ tiếp tục có những Chương trình hợp tác mới trong giai đoạn tiếp theo.
 
Hội nghị đã trao đổi, thảo luận một số nội dung quan trọng về nghiệp vụ pháp chế, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác pháp chế trong giai đoạn hiện nay;  Giới thiệu một số nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Đồng thời, Hội nghị cũng tập huấn về nghiệp vụ đánh giá tác động thủ tục hành chính.​/.
Nguồn: Bộ Tư pháp
False
Tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế tỉnh Bình Dương hiện nayThông tinTinTổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế tỉnh Bình Dương hiện nay/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/14/2020 11:00 AMNoĐã ban hành

       Hiện nay các cơ quan chuyên môn thuộc tỉnh không còn Phòng Pháp chế (do Thông tư quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế). Đội ngũ pháp chế hiện nay của các sở, ngành tỉnh gồm 21 cán bộ (trong đó: 02 cán bộ chuyên trách, 19 cán bộ kiêm nhiệm), thực hiện tham mưu Thủ trưởng đơn vị trong công tác xây dựng văn bản trước khi trình Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định. Bên cạnh việc tham mưu thực hiện nhiệm vụ xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản thì đội ngũ pháp chế còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, kiểm soát thủ tục hành chính, bồi thường nhà nước, theo dõi thi hành pháp luật, quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính và một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng đơn vị phân công.

      Ngoài 14 sở, ngành phải thành lập phòng pháp chế theo quy định Nghị định 55/2011/NĐ-CP thì trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn thành lập Phòng Pháp chế và bố trí cán bộ làm công tác pháp chế tại các sở, ngành như: Thanh tra tỉnh thành lập Phòng Tổng hợp - Pháp chế và Phòng, chống tham nhũng với 02 cán bộ pháp chế chuyên trách và 02 cán bộ kiêm nhiệm; Sở Ngoại vụ bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm; Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí 01 cán bộ pháp chế chuyên trách; Công an tỉnh bố trí 06 cán bộ pháp chế chuyên trách; Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương bố trí 01 cán bộ pháp chế kiêm nhiệm.​/.

38 BC UBND.signed.pdf

False
14 Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn  thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnhThông tinTin14 Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn  thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/14/2020 11:00 AMNoĐã ban hành

          Ngày  04 tháng 07 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế. Theo Nghị định, 14 Phòng Pháp chế được thành lập ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, gồm: Sở Nội vụ; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế.

       Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Phòng Pháp chế hoặc quyết định việc bố trí công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn được thành lập theo đặc thù riêng của từng địa phương và ở các cơ quan chuyên môn ngoài các cơ quan chuyên môn trên.

      Phòng Pháp chế, công chức pháp chế chuyên trách ở các cơ quan chuyên môn chịu sự quản lý, kiểm tra về công tác pháp chế của Sở Tư pháp và chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ trong công tác pháp chế của Vụ Pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ./.

False
Bình Dương ban hành Kế hoạch công tác pháp chế năm 2020Thông tinTinBình Dương ban hành Kế hoạch công tác pháp chế năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/10/2020 5:00 PMNoĐã ban hành

​     Thực hiện Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư liên tịch số 23/2014/TTLT-BTP-BNV ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 984/KH-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2020 về công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

     Kế hoạch xác định rõ nội dung hoạt động, tiến độ, thời gian hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan có liên quan để các cơ quan, đơn vị chủ động thực hiện đúng, kịp thời nhiệm vụ công tác pháp chế theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

     Theo đó, các nội dung sẽ triển khai trong năm 2020 gồm: Kiện toàn tổ chức, bộ máy; tăng cường công tác tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế cho đội ngũ cán bộ pháp chế sở, ngành, cán bộ, công chức có liên quan đến công tác pháp chế. Ngoài ra, Kế hoạch cũng đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể của đội ngũ pháp chế trong các lĩnh vực như: xây dựng pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác bồi thường của Nhà nước; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng; …

     Trên cơ sở Kế hoạch này, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân tỉnh, Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước do tỉnh quản lý ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện công tác pháp chế năm 2020 và tổ chức thực hiện có hiệu quả tại cơ quan, đơn vị mình, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2020 theo hướng dẫn của Sở Tư pháp; Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch này, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp kết quả công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh; Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Tư pháp hướng dẫn kinh phí thực hiện công tác pháp chế theo đúng quy định pháp luật./.

984 KH_UBND (KH phap che 2020).pdf

False
Kế hoạch Công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình DươngChương trình, kế hoạch công tácTinKế hoạch Công tác pháp chế năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/10/2020 5:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Công tác pháp chế đạt được nhiều kết quả trong năm 2019Thông tinTinCông tác pháp chế đạt được nhiều kết quả trong năm 2019/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/4/2020 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 04/7/2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; ngày 15/01/2015, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2015/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TT-BTP là cơ sở pháp lý để nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác pháp chế, nâng cao vị trí, vai trò và hiệu quả công tác pháp chế trong quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật đặc biệt là trong điều kiện tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

09ceb70db36848361179.jpg

​(Cán bộ pháp chế tham gia buổi tập huấn nghiệp vụ do Sở Tư pháp tổ chức)​


Mặc dù việc bố trí biên chế làm công tác pháp chế ở Sở, ngành còn gặp nhiều khó khăn do Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh; ngoài ra, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10  năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhưng trong năm 2019, trên cơ sở Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và Thông tư số 01/2015/TT-BTP, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo UBND tỉnh và lãnh đạo các Sở, ngành, công tác pháp chế của tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả. Cụ thể là:

*Về công tác xây dựng văn bản:

Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP, cán bộ làm công tác pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh tham mưu Thủ trưởng cơ quan chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân theo sự phân công của cấp có thẩm quyền, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị, các phòng, ban trong cơ quan mình tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan chuyên môn trong việc đề xuất, kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý lĩnh vực chuyên ngành ở địa phương; tham gia góp ý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước các cấp. Trong năm 2019, trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã ban hành 73 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó gồm 26 Nghị quyết và 47 Quyết định. Các văn bản trước khi ban hành đã được Sở Tư pháp thẩm định đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

* Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:

Cán bộ pháp chế các sở, ngành của tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện nghiêm túc công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 – 2018, kết quả hệ thống hóa đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu. Kết quả hệ thống hóa tại cấp tỉnh như sau: Tổng số văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh được tập hợp để hệ thống hóa kỳ 2014-2018 là 962 văn bản; trong đó, số văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực 466 văn bản; số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ là 496 văn bản; số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần là 34 văn bản và số văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới là 90 văn bản.

Ngoài ra, theo yêu cầu của các Bộ và chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh; đội ngũ pháp chế các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành thực hiện rà soát nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như: rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành về lĩnh vực hòa giải cơ sở ; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ,...

Thực hiện quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; cán bộ pháp chế đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện rà soát 534 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành; trên cơ sở kết quả rà soát, Sở Tư pháp đã tham mưu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 242/QĐ-UBND  ngày 22 tháng 01 năm 2020 về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2019 (67 văn bản văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ và 10 văn bản)

*Về công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:

- Công tác tự kiểm tra: Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra 47 văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2019 (đạt 100% văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành), tăng 11 văn bản so với năm 2018. Qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót.

- Công tác kiểm tra theo thẩm quyền: Sở Tư pháp nhận được 08 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, gửi về Sở Tư pháp, giảm 04 văn bản so với năm 2018; thực hiện kiểm tra 08/08 văn bản, qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót.

*Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:

Trong năm 2019, toàn tỉnh đã tổ chức tuyên truyền được 42.319 cuộc (tăng 8.106 cuộc so với năm 2018) với hơn 1.943.221 lượt người tham dự; trong đó các sở, ngành tuyên truyền được 21.915 cuộc với 896.167 lượt người tham dự.

Hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng, phù hợp với đối tượng đặc thù, điều kiện thực tiễn của từng ngành, địa phương như: tổ chức hội nghị triển khai, tuyên truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở, báo, đài, mạng Internet, các hội thi tìm hiểu pháp luật; xây dựng tiểu phẩm pháp luật, tổ chức hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở; lồng ghép tuyên truyền trong các cuộc họp khu phố, ấp, sinh hoạt các câu lạc bộ, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền thông qua các đợt biểu diễn văn hóa văn nghệ và tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật…

Nội dung phổ biến giáo dục pháp luật tập trung tuyên truyền Hiến pháp năm 2013, các Bộ luật, Luật mới, các văn bản chính sách mới; nhiều sở, ngành tích cực triển khai phổ biến văn bản mới như: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, Sở Tài chính... việc tuyên truyền của các sở ngành tập trung nhiều vào các Luật, văn bản liên quan đến lĩnh vực tham mưu quản lý của ngành. Bên cạnh đó, các sở, ngành đã tập trung tuyên truyền vào nhiều nội dung mang tính thời sự như: Luật An ninh mạng; Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự, đất đai; an toàn giao thông; phòng, chống mại dâm, ma túy; tín dụng đen; phòng, chống HIV/AIDS; phòng cháy, chữa cháy; bình đẳng giới; xử lý vi phạm hành chính; bảo vệ môi trường; an toàn vệ sinh thực phẩm; quốc phòng – an ninh; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, nhiệm vụ cải cách tư pháp và hoạt động tư pháp; cải cách hành chính,...

*Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật:

Đối với lĩnh vực theo dõi thi hành pháp luật theo Kế hoạch của các Bộ, ngành Trung ương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và trên cơ sở kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, ngành Trung ương, các sở, ban, ngành tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật tại đơn vị mình với các lĩnh vực theo dõi như: Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 530/KH-STP ngày 01 tháng 4 năm 2019 theo dõi tình hình thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh năm 2019; Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch về thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2019, trong đó trọng tâm là theo dõi công tác triển khai pháp luật xử lý vi phạm hành chính và kết quả xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực của ngành; Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương ban hành kế hoạch về theo dõi tình hình thi hành pháp luật của các doanh nghiệp và cải cách thủ tục hành chính năm 2019 của Ban Quản lý; Công an tỉnh ban hành kế hoạch về theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật năm 2019 trong lực lượng Công an tỉnh Bình Dương; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh ban hành kế hoạch về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lực lượng vũ trang tỉnh Bình Dương năm 2019...

Trong năm 2019, tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện đầy đủ các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP như: thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động tại các Sở Y tế, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân thị xã Bến Cát; đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và Luật Hòa giải ở cơ sở tại Uỷ ban nhân dân huyện Bàu Bàng và Tỉnh đoàn Bình Dương; thực hiện 01 cuộc điều tra khảo sát về việc thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; thực hiện 02 đợt rà soát các văn bản do trung ương và Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc lĩnh vực hòa giải ở cơ sở và lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, ...

*Về công tác bồi thường nhà nước:

Năm 2019, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 170/KH-UBND ngày 14 tháng 01 năm 2019 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2019. Trên cơ sở Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh, các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình đã ban hành Kế hoạch riêng hoặc lồng ghép với Kế hoạch, Chương trình khác tại cơ quan, đơn vị.

Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: ngoài việc được thực hiện theo Kế hoạch triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành, các sở, ngành đã lồng ghép việc tuyên truyền về bồi thường nhà nước tại đơn vị mình thông qua sinh hoạt "Ngày pháp luật"; công tác tiếp công dân; tại các cuộc họp giao ban; Hội nghị sơ kết, tổng kết của đơn vị; trang bị văn bản liên quan đến bồi thường nhà nước tại Tủ sách pháp luật. Ngoài ra, việc tuyên truyền còn được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các buổi họp, hội nghị, sinh hoạt đoàn thể.... Thông qua hoạt động tuyên truyền phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã giúp cán bộ, công chức và nhân dân nhận thức được ý nghĩa, vai trò của Luật cũng như trách nhiệm giải quyết bồi thường khi phát sinh yêu cầu bồi thường Nhà nước.

Trong năm 2019, cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và các cơ quan khác có trụ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa có người thi hành công vụ gây thiệt hại phải bồi thường nhà nước; không là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường. Nhìn chung, đội ngũ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

 *Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp:

Cán bộ pháp chế các sở, ngành tỉnh đã phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện tốt các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; đồng thời, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh nhận thức rõ hơn về nhiệm vụ thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.  Thực hiện nghiêm túc việc tuyên truyền, công khai các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của tỉnh, của từng sở, ngành; tiếp nhận, giải đáp kịp thời các vướng mắc pháp luật của doanh nghiệp trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý. Tỉnh tiếp tục duy trì hoạt động của Tổ tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh. Trong năm 2019, Tổ tư vấn đã thực hiện tư vấn 123 vụ việc, trả lời thư vướng mắc của người dân, doanh nghiệp được 13 trường hợp.

Ngoài ra, tỉnh đã có Chuyên mục "hỗ trợ doanh nghiệp" trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, nhằm tạo kênh thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các thủ tục hành chính, các văn bản chỉ đạo, điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, huyện, các Trang Thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh, Công báo điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận được hỗ trợ về pháp lý, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của doanh nghiệp.

*Về công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng:

Cán bộ pháp chế tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng được thực hiện thường xuyên, liên tục thông qua các cuộc họp khi có vụ việc hay thông qua hình thức gửi lấy ý kiến bằng văn bản.

Trong năm 2019, Trung tâm trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp đã tham gia bảo vệ quyền lợi qua các giai đoạn tố tụng, tham gia tố tụng 189 vụ việc (tăng 57 vụ so với năm 2018). Đại diện ngoài tố tụng 12 vụ việc (tăng 07 vụ so với năm 2018) chủ yếu cho các đối tượng là trẻ em, người có công với cách mạng, người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, người cao tuổi có khó khăn về tài chính…

Từ những kết quả trên cho thấy, trong năm 2019, công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được triển khai thực hiện nghiêm túc. Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với bối cảnh thực hiện tinh giản biên chế như hiện nay.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được nêu trên, trong năm 2019 công tác pháp chế của tỉnh còn một số khó khăn, hạn chế như sau:

- Đội ngũ người làm công tác pháp chế có nhiều biến động và phải kiêm nhiệm nhiều việc phần nào ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công tác pháp chế.

- Một số Sở, ngành chưa quan tâm đúng mức đối với công tác tư pháp, pháp chế, dẫn đến sự phối hợp với các phòng, đơn vị với cán bộ pháp chế trong quá trình triển khai các nghiệp vụ pháp chế vẫn chỉ mang tính hình thức, chưa đi vào bản chất, hiệu quả chưa cao.

- Về cơ chế chính sách: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định: "Công chức, cán bộ và viên chức pháp chế quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định này được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề". Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản hướng dẫn quy định chế độ chính sách đãi ngộ hợp lý, thu hút cán bộ làm công tác pháp chế.

Một số kiến nghị, đề xuất đến Bộ, ngành Trung ương để triển khai thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác pháp chế trong thời gian tới:

- Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan đề xuất Chính phủ sớm ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung thay thế Nghị định số 55/2011/NĐ-CP và hướng dẫn về biên chế để kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức pháp chế cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Bộ Tài chính ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện về phụ cấp ưu đãi nghề cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp chế được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.

- Bộ Tư pháp tăng cường công tác tập huấn, đào tạo chuyên sâu; thường xuyên biên soạn tài liệu, sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ đối với công tác pháp chế ở địa phương và các doanh nghiệp nhà nước./.

False
Hội nghị đối thoại pháp chế với chủ đề “Đánh giá tác động của chính sách và phản biện chính sách trong xây dựng pháp luật”Thông tinTinHội nghị đối thoại pháp chế với chủ đề “Đánh giá tác động của chính sách và phản biện chính sách trong xây dựng pháp luật”/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2019 10:00 AMNoĐã ban hành
Vừa qua, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị đối thoại pháp chế với chủ đề “Đánh giá tác động của chính sách và phản biện chính sách trong xây dựng pháp luật”. Hội nghị đối thoại có sự tham gia của đại diện Vụ Pháp chế các Bộ, ngành, đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương. Ông Nguyễn Hồng Tuyến, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật và ông Trần Anh Đức, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật đồng chủ trì Hội nghị.

Phát biểu khai mạc Hội nghị đối thoại, ông Nguyễn Hồng Tuyến cho biết, Luật ban hành văn bản QPPL 2015 đặt ra nhiệm vụ bắt buộc trong xây dựng văn bản QPPL là chính sách phải được xây dựng và phê duyệt ngay trong giai đoạn lập đề nghị xây dựng văn bản đối với: luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; Nghị định của Chính phủ; nghị quyết của HĐND cấp tỉnh. Đây chính là điểm mới có tính chất đột phá của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 để đảm bảo chính sách của quốc gia cũng như chính sách đặc thù của địa phương được đánh giá, lựa chọn kỹ lưỡng, đảm bảo được tính khả thi trong thực tế cũng như tính khả thi khi dự báo cho tương lai phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của mỗi địa phương trước khi “hoá thân” vào VBQPPL bằng quá trình soạn thảo. Do đó, đây cũng là một trong những nghiệp vụ pháp chế mới, quan trọng mà tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp là đầu mối thực hiện, góp ý theo quy định của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015.

Ông Tuyến cũng cho biết, thực tế thời gian qua cho thấy, công tác góp ý, phản biện của các bộ, ngành, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp đối với các chính sách trong quá trình xây dựng văn bản QPPL còn nhiều bất cập, khó khăn,vướng mắc. Vì vậy, Hội nghị đối thoại này ngoài ý nghĩa là một diễn đàn để những người làm công tác pháp chế các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp có cơ hội để gặp gỡ, trao đổi thông tin về tình hình, công tác pháp chế tại bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp, mà còn là diễn đàn để người làm công tác pháp chế đưa ra các giải pháp cụ thể trong việc nâng cao hiệu quả của công tác pháp chế nói chung cũng như những phản hồi về việc thực hiện nghiệp vụ đánh giá tác động chính sách và phản biện chính sách của các cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng pháp luật nói riêng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Đánh giá về thực trạng hoạt động góp ý và phản biện chính sách trong quá trình xây dựng văn bản QPPL của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Duy Thường, Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, hoạt động góp ý, phản biện đối với dự thảo văn bản QPPL thời gian qua được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức thực hiện nề nếp và thường xuyên trong vai trò phát huy dân chủ đại diện cho nhân dân tham gia xây dựng chính sách pháp luật trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những ý kiến góp ý, phản biện của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đều được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, chỉnh lý nhất là những ý kiến góp ý, phản biện về quyền trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân trong các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân. Ông cũng cho rằng, khó khăn, tồn tại nhiều nhất trong hoạt động góp ý, phản biện chính sách trong quá trình xây dựng văn bản QPPL của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhiều nhất vẫn là công tác tham gia góp ý chính sách pháp luật (ví dụ như việc gửi văn bản của cơ quan soạn thảo văn bản đến cơ quan Ủy ban Mặt trận để góp ý nhiều khi không đầy đủ loại văn bản, ít khi gửi báo cáo đánh giá tác đông, báo cáo tổng kết việc thực hiện pháp luật hoặc những nội dung chính sách cần sửa đổi, bổ sung…).

Đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, Bộ Công an cho rằng, việc thực hiện các quy định về đánh giá tác động chính sách của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015 trong đó đánh giá tác động về xã hội của chính sách còn nhiều lúng túng, vướng mắc mà hầu hết các Bộ, ngành trong đó có Bộ Công an gặp phải trong quá trình thực hiện vì cho rằng, nội dung đánh giá tác động của chính sách có phạm vi quá rộng; hầu hết các đánh giá lợi ích, chi phí trong báo cáo đánh giá tác động mới chỉ là định tính và ước lượng, mang tính chủ quan cao. Đối với các văn bản điều chỉnh của ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an nhiều văn bản có tính chất đặc thù liên quan đến tổ chức, hoạt động, các biện pháp nghiệp vụ của ngành nên việc xác định các tác động về xã hội đối với các nội dung đánh giá là khá hạn hẹp. Vị đại diện của Cục này cũng đề xuất, quy định của pháp luật về đánh giá tác động chính sách cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng cụ thể, rõ ràng hơn để dễ hiểu, dễ thực hiện. Bên cạnh đó cũng cần nghiên cứu, xem xét việc miễn đánh giá tác động chính sách đối với một số dạng văn bản QPPL cụ thể ví dụ như văn bản liên quan nhiều đến quy trình giải quyết công việc của một ngành, một lĩnh vực cụ thể hoặc đối với những văn bản có tác động nhạy cảm, có tính chính trị…
Tại Hội nghị, nhiều tham luận, ý kiến cũng được các đại biểu đưa ra, đặc biệt là các kiến nghị Hội Luật gia Việt Nam, Bộ Xây dựng nhằm nâng cao chất lượng tham gia xây dựng pháp luật của các cơ quan, tổ chức nhất là trong việc đánh giá đánh giá tác động của chính sách và phản biện chính sách./.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (www.moj.gov.vn), tác giả: Ngô Huyền, Vụ Các vấn đề chung về XDPL
False
Cập nhật số liệu về tình hình tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế (Công văn số 1882/STP-XDKT ngày 11/10/2019)Thông tinTinCập nhật số liệu về tình hình tổ chức và đội ngũ người làm công tác pháp chế (Công văn số 1882/STP-XDKT ngày 11/10/2019)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/11/2019 11:00 AMNoĐã ban hànhFalse
Báo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinBáo cáo kết quả thực hiện công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/17/2019 10:00 AMNoĐã ban hànhFalse
Công tác pháp chế năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinCông tác pháp chế năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/17/2019 10:00 AMNoĐã ban hànhFalse
Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết các nội dung được giao trong các Luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6Văn bản QPPLTinQuyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định chi tiết các nội dung được giao trong các Luật được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 6/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/30/2019 12:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Công văn số 490/STP-XDKT ngày 18/4/2018 của Sở Tư pháp về việc tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 3208/UBND-NC ngày 18/9/2015 của UBND tỉnhThông tinCông văn số 490/STP-XDKT ngày 18/4/2018 của Sở Tư pháp về việc tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 3208/UBND-NC ngày 18/9/2015 của UBND tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/20/2018 4:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình DươngTin ngành tư phápBài viếtỦy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/26/2018 3:00 PMNoĐã ban hành

Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế. Đồng thời, triển khai kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, đúng pháp luật công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, chính trị trật tự an toàn xã hội ở địa phương. Ngày 13/02/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 662/KH-UBND công tác pháp chế năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nội dung của Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm của từng sở, ngành trong quá trình triển khai thực hiện công tác pháp chế vào một số nội dung như: kiện toàn tổ chức, bộ máy; nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác pháp chế. Ngoài ra, để thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể Thủ trưởng các sở, ngành nghiêm túc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế như: Công tác xây dựng pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác kiểm soát thủ tục hành chính; công tác bồi thường nhà nước; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị về công tác pháp chế của các sở, ngành, doanh nghiệp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết hoặc kiến nghị Bộ Tư pháp xử lý./.

Mỹ Hằng

 

 

 

 file đính kèm ke hoach phap che.pdf

 

False
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế năm 2017Thông tinBài viếtSở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế năm 2017/xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2017-03/IMG_4326_Key_01032017133100.JPG
3/1/2017 10:00 AMNoĐã ban hành

        Thực hiện Kế hoạch số 463/KH-UBND ngày 09/02/2017 của UBND tỉnh Bình Dương triển khai công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.  Ngày 28/02/2017, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Trần Thị Minh Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cùng toàn thể cán bộ phụ trách công tác pháp chế của các sở, ban, ngành tỉnh.

IMG_4326.JPG

        Đồng chí Trần Thị Minh Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc hội nghị

        Tại Hội nghị, các đại biểu đã được nghe các báo cáo viên pháp luật của Sở Tư pháp triển khai, hướng dẫn những vấn đề trọng tâm liên quan đến công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; theo dõi thi hành pháp luật và xử lý vi phạm hành chính.

IMG_4340.JPG

 Đồng chí Huỳnh Hữu Tốt - Phòng XD & KT VBQPPL triển khai, hướng dẫn công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL

IMG_4366.JPG

           Đồng chí Huỳnh Quốc Anh - Phòng QLXLVPHC &TDTHPL triển khai, hướng dẫn công tác theo dõi THPL và xử lý VPHC

        Sau khi nghe các nội dung được triển khai, các Đại biểu đưa ra những khó khăn, vướng mắc và có những đề xuất, kiến nghị, cùng nhau thảo luận, nhằm nâng cao hiệu quả công tác pháp chế trong thời gian tới như: Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm bố trí cán bộ pháp chế theo hướng chuyên trách; đề nghị Sở Tư pháp có hướng dẫn cụ thể hơn về quyết toán kinh phí trong lĩnh vực Tư pháp…


IMG_4320.JPG                                                                   Quang cảnh hội nghị

IMG_4324.JPG

                 Đồng chí Trần Thị Minh Hạnh- Phó Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu kết luận hội nghị

        Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Thị Minh Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh giá cao sự nỗ lực của cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành trong thời gian qua và tiếp thu các ý kiến đóng góp tại Hội nghị. Đồng thời, trong thời gian tới, đề nghị cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành thực hiện tốt những công việc theo các kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành liên quan đến công tác pháp chế; xây dựng, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính... ./.

                                                                                                                                                                                  Mỹ Hằng

False
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tin; Tin ngành tư phápBài viếtỦy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/14/2017 2:00 PMNoĐã ban hành

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương

 

 

Nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ theo quy định tại Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế. Đồng thời, từng bước củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực, chất lượng, phát huy tính chủ động, tích cực, hiệu quả hoạt động pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngày 09/02/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 364/KH-UBND triển khai công tác pháp chế năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nội dung của Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm của từng sở, ngành trong quá trình triển khai thực hiện công tác pháp chế vào một số nội dung như: kiện toàn tổ chức, bộ máy; nâng cao năng lực đội ngũ những người làm công tác pháp chế. Ngoài ra, để thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác pháp chế, Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể Thủ trưởng các sở, ngành nghiêm túc chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ công tác pháp chế như: Công tác xây dựng pháp luật; công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; công tác theo dõi thi hành pháp luật; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; công tác kiểm soát thủ tục hành chính; công tác bồi thường nhà nước; công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ công tác pháp chế cho đội ngũ cán bộ pháp chế sở, ngành; cán bộ, công chức có liên quan đến công tác pháp chế. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn các sở, ngành  triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này; làm đầu mối tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả công tác pháp chế báo cáo Bộ Tư pháp./.

Mỹ Hằng

 

 ke hoach phap che.pdf

 

 

 

False
Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản nghiệp vụKế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/2/2016 5:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản QPPLNghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy pháp chế trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/2/2016 5:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Thông tư 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế Văn bản QPPLThông tư 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/2/2016 5:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Báo cáo số 144/BC-UBND ngày 27/9/2016 kết quả 5 năm thực hiện Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011Thông tinBáo cáo số 144/BC-UBND ngày 27/9/2016 kết quả 5 năm thực hiện Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/2/2016 5:00 PMNoĐã ban hànhFalse
Ảnh
Video
Audio