Công tác thanh tra - Văn bản QPPL
 
​Luat Thanh tra 2022.pdf
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm NamThông tinTinKết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/2/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

         Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTr ngày 18/12/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư, ngày 27/12/2023, Đoàn thanh tra đã công bố Quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra tại Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam. Ngày 31/01/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ký ban hành Kết luận thanh tra số 01/KL-TTr.

         Tại Kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ghi nhận ưu điểm Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam đã đạt được, cụ thể: Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam chấp hành tốt quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan trong quá trình thành lập và hoạt động.

          Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam còn có hạn chế, sai sót trong việc công bố không đúng thời hạn theo quy định tại Điều 38 Luật Luật sư năm 2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2012 đối với nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của Chi nhánh. Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Văn phòng luật sư Năm Nam về hành vi này và Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Văn phòng luật sư Năm Nam đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt.

          Chánh Thanh tra Sở Tư pháp yêu cầu Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm các sai sót mà Kết luận thanh tra đã chỉ ra, đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để hoạt động luật sư ngày càng tốt hơn. Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra bằng văn bản về Thanh tra Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra. Đồng thời, kiến nghị Phòng Bổ trợ tư pháp tiếp tục tăng cường theo dõi tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư, thường xuyên kiểm tra thông qua báo cáo hoặc kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở và tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. 

Ket luan thanh tra đối với Chi nhanh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam.pdf

                                                                                                                                                                                 ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình DươngThông tinTinKết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/2/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

​        Thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTr ngày 18/12/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư, ngày 28/12/2023, Đoàn thanh tra đã công bố Quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra tại Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương.

        Ngày 31/01/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ký ban hành Kết luận thanh tra số 02/KL-TTr. Tại Kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ghi nhận ưu điểm Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương đã đạt được, cụ thể: Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương chấp hành tương đối tốt quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Luật sư và các văn bản pháp luật liên quan trong quá trình thành lập và hoạt động.

         Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương còn có một số hạn chế, sai sót như:

         - Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn công bố không đúng thời hạn theo quy định tại Điều 38 Luật Luật sư năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012) đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương. Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn về hành vi này và Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt.

        - Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho luật sư của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương, cụ thể: Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương chưa cung cấp giấy tờ, tài liệu thể hiện Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn mua bảo hiểm cho luật sư của Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương trong thời gian từ ngày 01/01/2023 đến ngày 23/4/2023.

         Đoàn thanh tra đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn và Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt.

Chánh Thanh tra Sở Tư pháp yêu cầu Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương nghiêm túc tổ chức rút kinh nghiệm các hạn chế, sai sót mà Kết luận thanh tra đã chỉ ra, đảm bảo chấp hành đúng các quy định của Luật Luật sư, Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan để hoạt động luật sư ngày càng tốt hơn. Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra bằng văn bản về Thanh tra Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kết luận thanh tra. Đồng thời, kiến nghị Phòng Bổ trợ tư pháp tiếp tục tăng cường theo dõi tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư, thường xuyên kiểm tra thông qua báo cáo hoặc kiểm tra đột xuất để kịp thời chấn chỉnh, nhắc nhở và tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

 

                                                                                                                                                                                                 Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra năm 2024Thông tinTinKế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/16/2024 10:00 AMNoĐã ban hành

​Ngày 15/01/2024, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 11/QĐ-STP về phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra năm 2024. Theo đó, Giám đốc Sở giao Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

Quyet dinh phe duyet ke hoach thuc hien cong tac thanh tra.pdf

                                                                                                                                                                                      ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Thông báo tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương năm 2024Thông tinTinThông báo tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/5/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

​        Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013, Nghị định số 64/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân, Thông tư số 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình tiếp công dân, Quyết định số 72/QĐ-STP ngày 06/6/2016 của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế tiếp công dân của Sở Tư pháp, Quyết định số 73/QĐ-STP ngày 06/6/2016 của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, ngày 29/12/2023, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Thông báo số 2698/TB-STP về việc tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Tư pháp năm 2024 như sau:

         1. Thời gian tiếp công dân

         Việc tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở Tư pháp vào ngày 15 hàng tháng. Trường hợp ngày tiếp công dân định kỳ trùng vào ngày nghỉ, ngày Lễ thì việc tiếp công dân định kỳ sẽ được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

         - Buổi sáng: từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

         - Buổi chiều: từ 13 giờ đến 17 giờ.

         2. Địa điểm tiếp công dân

         Tại Bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của Sở Tư pháp, Tầng 1, Tháp B, Trung tâm Hành chính tỉnh. Trường hợp cần thiết, bố trí tiếp công dân tại Hội trường của Sở Tư pháp, Tầng 15, Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương.


    Thong bao tiep cong dan.pdf                                                                                                                                                    

                                                                                                                                                                                                            Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủThông tinTinChức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/28/2023 4:00 PMNoĐã ban hành

​           Ngày 27/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2023/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Nghị định quy định vị trí, chức năng của Thanh tra chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.

           Theo đó, Nghị định quy định cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ gồm: Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Kế hoạch - Tổng hợp; Văn phòng; Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I); Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II); Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III); Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I); Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II); Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III); Cục Phòng, Chống tham nhũng, tiêu cực (Cục IV); Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra (Cục V); Ban Tiếp công dân trung ương; Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra; Báo Thanh tra; Tạp chí Thanh tra; Trường Cán bộ Thanh tra; Trung tâm Thông tin.

           ​Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023. Nghị định này thay thế Nghị định số 50/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ. Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo các quy định pháp luật hiện hành cho đến khi Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra.

 

 

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện Kế hoạch số 5941/KH-UBND ngày 16/11/2023 của UBND tỉnh về phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XVThông tinTinSở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai thực hiện Kế hoạch số 5941/KH-UBND ngày 16/11/2023 của UBND tỉnh về phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/24/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​         Ngày 23/11/2023, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 2368/STP-TTr về việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 5941/KH-UBND ngày 16/11/2023 của UBND tỉnh về phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

         1. Tiếp tục quán triệt, triển khai, thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo được nêu tại khoản 1 Mục II Kế hoạch số 5941/KH-UBND ngày 16/11/2023 của UBND tỉnh và Công văn số 652/STP-TTr ngày 24/5/2017 của Giám đốc Sở Tư pháp về nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

         2. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thực hiện nghiêm túc việc tổ chức tiếp công dân thường xuyên và định kỳ theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân; bố trí địa điểm tiếp công dân thuận lợi, tạo điều kiện để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; đồng thời, bố trí cán bộ có năng lực, chuyên môn và phẩm chất đạo đức thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thường xuyên đảm bảo theo quy định của pháp luật.

          3. Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tham mưu Giám đốc Sở tiếp công dân định kỳ, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chủ động thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên theo quy định. Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

          Quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc phản ánh kịp thời về Thanh tra Sở để tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, giải quyết./.

FalseThanh Tra Sở
Công bố Quyết định thanh tra đột xuất đối với Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPPThông tinTinCông bố Quyết định thanh tra đột xuất đối với Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/22/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

          Căn cứ nội dung tố cáo của công dân, ngày 13/11/2023 Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ban hành Quyết định số 04/QĐ-TTr ngày 13/11/2023 về thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực luật sư đối với Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP. Thực hiện Quyết định thanh tra số 04/QĐ-TTr ngày 13/11/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, vào hồi 08 giờ ngày 22/11/2023, tại trụ sở Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP, địa chỉ số 1101/14/64, đường Lê Hồng Phong, phường Phú Thọ, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Đoàn thanh tra tiến hành công bố Quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực luật sư đối với Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP. Đoàn thanh tra do bà Phan Thị Phượng - Thanh tra viên Thanh tra Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn.

           Tham dự buổi công bố Quyết định thanh tra có sự tham gia của bà Ngô Thùy Trang - Chánh Thanh tra Sở Tư pháp - Người ra Quyết định thanh tra thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, mời đại diện UBND phường Phú Thọ cùng tham dự. Người đại diện theo pháp luật của Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP không có mặt. Đoàn thanh tra gọi đến số điện thoại 0931121939 của Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP (theo số điện thoại ghi trên Giấy đăng ký hoạt động số 46.02.0118/TP/ĐKHĐ được Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương cấp ngày 05/5/2022, cấp lần đầu ngày 25/01/2016, số lần thay đổi: 06) nhưng số điện thoại này không liên lạc được.

           Đoàn thanh tra kết thúc buổi công bố quyết định thanh tra tại trụ sở Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP vào lúc 10 giờ 10 phút, ngày 22/11/2023./.

FalseThanh Tra Sở
Một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhThông tinMột số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/20/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​         Ngày 14/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Luật này quy định về phòng ngừa, ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình; điều kiện bảo đảm phòng, chống bạo lực gia đình; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình.

         Theo đó, hành vi bạo lực gia đình gồm:

         - Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

         - Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

         - Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

        - Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

         - Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

         - Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

         - Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

         - Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

         - Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

         - Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

         - Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

         - Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

         - Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

         - Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

         - Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

         - Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

        Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định các hành vi bạo lực gia đình nêu trên được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.

          Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.  Luật Phòng, chống bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.

 

FalseThanh Tra Sở
Một số quy định của Luật Dầu khíThông tinTinMột số quy định của Luật Dầu khí/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/16/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

         Ngày 14/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Dầu khí. Luật này quy định về điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí trong phạm vi đất liền, hải đảo và vùng biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

          Theo đó, Luật quy định Chính sách của Nhà nước về dầu khí như sau:

         - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư để tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí tại Việt Nam nhằm gia tăng trữ lượng và sản lượng khai thác dầu khí tại các khu vực tiềm năng, các vùng nước sâu, xa bờ, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Việt Nam phù hợp với pháp luật quốc tế.

         - Nhà nước bảo đảm quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản và các quyền và lợi ích hợp pháp khác của tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tiến hành điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí tại Việt Nam.

         - Nhà nước không thu tiền sử dụng khu vực biển để điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí, xử lý, vận chuyển tài nguyên dầu khí khai thác được trong các vùng biển của Việt Nam về bờ bằng đường ống theo hợp đồng dầu khí.

        - Nhà nước có chính sách ưu đãi đầu tư đối với dự án dầu khí theo lô, mỏ dầu khí nhằm khuyến khích tìm kiếm thăm dò, phát triển, khai thác dầu khí phi truyền thống, các lô, mỏ dầu khí nằm ở vùng nước sâu, xa bờ, khu vực có điều kiện địa lý đặc biệt khó khăn, địa chất phức tạp, các mỏ dầu khí cận biên; nâng cao hệ số thu hồi dầu khí.

        - Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài chia sẻ và tiếp cận, sử dụng cơ sở hạ tầng, công trình dầu khí để thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí theo thỏa thuận.

         Đồng thời, Luật cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí, gồm:

         - Thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

         - Lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây ô nhiễm môi trường.

         - Lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí để khai thác tài nguyên, khoáng sản khác.

         - Cản trở các hoạt động hợp pháp trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

         - Cố ý phá hoại tài sản, thiết bị, công trình dầu khí; hủy hoại mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được trong quá trình điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

         - Cung cấp trái pháp luật mẫu vật, thông tin, dữ liệu thu được từ điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

          - Tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.

       Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023. Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 19/2000/QH10Luật số 10/2008/QH12 và Luật số 35/2018/QH14 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Một số quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sởThông tinMột số quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/15/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​             Ngày 10/11/2022, Quốc hội ban hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Luật này quy định về nội dung, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyền và nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định quyền của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, cụ thể:

             - Được công khai thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định của pháp luật.

           - Đề xuất sáng kiến, tham gia ý kiến, bàn và quyết định đối với các nội dung thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

           - Kiểm tra, giám sát, kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với các quyết định, hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

           - Được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp trong thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

           Bên cạnh đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở cũng quy định rõ nghĩa vụ của công dân trong thực hiện dân chủ ở cơ sở:

          - Tuân thủ quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

          - Tham gia ý kiến về các nội dung được đưa ra lấy ý kiến ở cơ sở theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

          - Chấp hành quyết định của cộng đồng dân cư, chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng lao động.

          - Kịp thời kiến nghị, phản ánh, tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

          - Tôn trọng và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

         Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2023. Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và Nghị quyết số 55/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 30 tháng 8 năm 1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành./.

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủThông tinSở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/13/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​          Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 4123/UBND-NC ngày 11/8/2023 về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 13/11/2023, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 2274/STP-TTr. Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu các Trưởng phòng chuyên môn; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

         1. Quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền, tuyên truyền, giáo dục và chỉ đạo công chức, viên chức, người lao động chấp hành nghiêm các quy định của Luật Phòng chống tham nhũng, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 22/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế công vụ tại cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh và các văn bản pháp luật có liên quan.

           2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN, TC

- Gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về PCTN, TC; nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại đơn vị mình thì phải chịu trách nhiệm theo quy định pháp luật; phải coi đấu tranh PCTN, TC là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và là tiêu chí đáng giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng đơn vị.

- Nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định; xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

- Nâng cao trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao; đào tào, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức, người lao động vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

            3. Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị, đổi mới công nghệ quản lý

- Khẩn trương rà soát, đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát; khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ các thủ tục không cần thiết, khó thực hiện, rút ngắn thời gian; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần.

- Tăng cường công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm các kiến nghị, phản ánh, đề xuất cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có).

- Công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử (nếu có) và trụ sở làm việc. Thực hiện việc tiếp công dân theo đúng quy định pháp luật;

- Công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định; định kỳ thực hiện báo cáo về công tác PCTN, TC.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của đơn vị, xây dựng lộ trình cụ thể để triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4; khắc phục những hạn chế trong giao dịch một cửa, một cửa liên thông và những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp. Tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại (như ghi âm, ghi hình, giám sát trực tuyến...).

- Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia theo hướng dẫn chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

             4. Phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN, TC

- Đề nghị Đoàn Luật sư tỉnh, Hội công chứng viên tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ phối hợp tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật; hướng dẫn các thành viên, hội viên tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết không đưa, không môi giới hối lộ; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí; thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; việc thông tin cần bảo đảm đúng bản chất, sự thật, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch; tôn vinh những điển hình tốt.

- Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ công, xem đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn; thực hiện phương châm: Kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ.

            5. Nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sư nghiệp

Thủ trưởng các đơn vị sư nghiệp thuộc Sở chủ động phối hợp tham mưu kiện toàn tổ chức theo quy định; xây dựng chế, quy định của đơn vị mình theo thẩm quyền; có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đơn vị sư nghiệp.

            6.Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/10/2016 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh; việc thanh tra, kiểm tra không được chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.

- Thực hiện bảo vệ người tố cáo theo quy định pháp luật; cương quyết xử lý nghiêm công chức, viên chức, người lao động có hành vi tiêu cực, tham nhũng; không xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự nghiêm minh đối với hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.

           7. Giao Văn phòng sở chủ trì, phối hợp đơn vị có liên quan tăng cường đôn đốc, kiểm tra thường xuyên, đột xuất hoạt động thực thi công vụ để kịp thời, phát hiện, xử lý ngay hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 3136/KH-UBND ngày 23/6/2023 của UBND tỉnh về kiểm tra việc thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025.

           8. Các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở báo cáo kết quả thực hiện về Sở Tư pháp thông qua Thanh tra Sở để tổng hợp báo cáo theo yêu cầu.

          9. Giao Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các nội dung nêu trên. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có vấn đề khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị có ý kiến phản ánh về Thanh tra Sở để tổng hợp, báo cáo tham mưu đề xuất Giám đốc Sở xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh./.

FalseThanh Tra Sở
Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh traThông tinTinVị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/10/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

​           Ngày 01/11/2023, Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 01/2023/TT-TTCP hướng dẫn về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18/12/2023.

         Thông tư này hướng dẫn danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra. Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan thanh tra, gồm: Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao (Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt), Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực (Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ; Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương; Cơ quan thanh tra trong cơ quan cơ yếu Chính phủ; Thanh tra sở) và Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.

            Theo đó, Thông tư quy định Danh mục vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ quan thanh tra nêu tại Điều 2 được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ quan thanh tra nêu tại Điều 2 được quy định tại Phụ lục II.A, Phụ lục II.B, Phụ lục II.C, Phụ lục II.D ban hành kèm theo Thông tư này. Khung cấp độ xác định năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ quan thanh tra nêu tại Điều 2 được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.

           Trường hợp công chức đang giữ ngạch công chức cao hơn so với ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư này thì được bảo lưu ngạch công chức cho đến khi có hướng dẫn mới.

 

 

Thanh tra Sở Tư pháp

 

FalseThanh Tra Sở
Sở Tư pháp điều chỉnh Kế hoạch thanh tra năm 2023Thông tinTinSở Tư pháp điều chỉnh Kế hoạch thanh tra năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/9/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

        Nhằm bảo đảm việc thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2023 hiệu quả, ngày 09/11/2023, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 164/QĐ-STP về việc điều chỉnh Kế hoạch thanh tra năm 2023. Theo đó, điều chỉnh Kế hoạch thanh tra năm 2023 được phê duyệt kèm theo Quyết định số 168/QĐ-STP ngày 12/12/2022 của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương) với nội dung cụ thể như sau:

         - Điều chỉnh, không triển khai thực hiện 01 cuộc thanh tra chuyên ngành về việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực Thừa phát lại của tổ chức hành nghề thừa phát lại trong năm 2023 (có danh mục chi tiết kèm theo).

        - Các nội dung khác tiếp tục được thực hiện theo Kế hoạch thanh tra năm 2023 được phê duyệt tại Quyết định số 168/QĐ-STP ngày 12/12/2023 của Giám đốc Sở Tư pháp Bình Dương.

                                                                                                                                                                           ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhThông tinTinQuy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/2/2023 4:00 PMNoĐã ban hành

​           Ngày 01/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

          Theo đó, Nghị định quy định hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn gồm: Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; Cản trở kết hôn.

         Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng gồm các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn; Cô lập, giam cầm; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; Bỏ mặc, không quan tâm; Cưỡng ép, cản trở kết hôn; Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

           Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng gồm các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

           Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi gồm các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

           Nghị định quy định quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài cụ thể như sau:

          - Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

         - Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.

         - Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

        - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.

          Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đìnhThông tinTinQuy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/2/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​            Ngày 01/11/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

           Theo đó, Nghị định quy định hành vi bạo lực gia đình áp dụng giữa người đã ly hôn gồm: Hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; Cản trở kết hôn.

          Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người chung sống như vợ chồng gồm các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, k và m khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn; Cô lập, giam cầm; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; Bỏ mặc, không quan tâm; Cưỡng ép, cản trở kết hôn; Cưỡng ép học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần.

          Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng gồm các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Ngăn cản gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau.

          Hành vi bạo lực gia đình áp dụng đối với người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi gồm các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và k khoản 1 Điều 3 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Cưỡng ép ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật; Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

          Nghị định quy định quy trình tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua Tổng đài cụ thể như sau:

         - Người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình thì gọi đến số điện thoại của Tổng đài để báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.

        - Người tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình qua số điện thoại của Tổng đài thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.

        - Ngay sau khi kết thúc việc tiếp nhận tin báo, tố giác hành vi bạo lực gia đình, người tiếp nhận quy định tại khoản 2 Điều này phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi được thông tin xảy ra hành vi bạo lực gia đình để giải quyết theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

        - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận thông báo tại khoản 3 Điều này xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 11 Nghị định này. Trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình mà người bị bạo lực gia đình là trẻ em thì việc xử lý theo quy định của pháp luật về trẻ em.

         Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 25/12/2023. Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành./.

Thanh tra Sở Tư pháp

 

FalseThanh Tra Sở
Kết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của Sở Tư phápThông tinTinKết quả công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/15/2023 1:00 PMNoĐã ban hành

​1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tham mưu ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; tham mưu Hội đồng có văn bản chỉ đạo phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL trọng tâm. Ban hành chương trình PBGDPL định kỳ hàng quý trên phương tiện thông tin đại chúng như Chương trình "Tư vấn pháp luật trực tiếp" trên sóng phát thanh 92,5MHz; Chương trình PBGDPL trên chuyên mục "Pháp luật và đời sống" của Báo Bình Dương Online; Chương trình "Pháp luật và cuộc sống" trên Đài truyền hình tỉnh; Chương trình "Người dân với Pháp luật" trên Đài truyền thanh cấp huyện. Ban hành Kế hoạch số 510/KH-STP ngày 24/03/2023 tuyên truyền về cải cách hành chính. Sở Tư pháp đã chủ trì tham mưu Hội đồng PHPBGDPL tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi lần thứ VII của tỉnh Bình Dương. Hội thi triển khai ở cả 03 cấp trong đó nội dung thi liên quan đến quy định pháp luật về Luật Phòng, chống tham nhũng. Tham mưu tổ chức 01 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet về phòng chống tham nhũng với 16.537 lượt đăng ký 55.674 lượt thi. Qua đó góp phần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ phòng, chống tham nhũng.

- Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 tại Kế hoạch số 68/KH-STP ngày 11/01/2023.

- Ban hành Công văn chỉ đạo các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Công văn số 10/STP-TTr ngày 04/01/2023).

          - Thực hiện chỉ đạo của Bộ Trưởng Bộ Tư pháp tại Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 04/01/2023 về việc tổ chức Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 201/UBND-NC ngày 16/01/2023, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 113/STP-VP ngày 19/01/2023 về việc tổ chức nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 để triển khai đến Trưởng phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở và Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện, theo đó, yêu cầu công chức, viên chức và người lao động chấp hành tốt pháp luật về an toàn giao thông, nghiêm cấm đốt pháo, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội, thực hiện đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 với tinh thần tiết kiệm, vui tươi, lành mạnh, tổ chức trực bảo vệ cơ quan an toàn trong những ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

          - Ban hành Kế hoạch tổ chức "Ngày pháp luật" định kỳ hàng năm, trong đó có nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Kế hoạch số 69/KH-STP ngày 12/01/2023). Ngoài ra, Sở Tư pháp còn thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

          - Ban hành Công văn triển khai Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 27/3/2023 về việc tăng cường công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và Công văn số 1388/UBND-NC ngày 29/3/2023 về triển khai các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện về đánh giá công tác PCTN thời gian tới (Công văn số 611/STP-TTr ngày 06/4/2023)

Tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (03 đơn vị sự nghiệp đang hoạt động, 01 đơn vị đang tạm ngưng hoạt động, chờ giải thể) cũng đã thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên thông qua các cuộc họp định kỳ của đơn vị.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Qua triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng năm 2022 và Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đạt được những kết quả như sau:

- Kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; xây dựng, thực hiện, định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, tài chính… Công khai thủ tục hành chính, số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị. Tiếp tục đăng tải các văn bản, thông tin về quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan, đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Ngoài ra, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Trước khi ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã gửi dự thảo Quy chế để công chức, viên chức, người lao động đóng góp ý kiến. Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đến nay, tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chế độ theo định mức tiêu chuẩn pháp luật quy định.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện. Trong kỳ báo cáo, Sở chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào về thái độ, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cũng như chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và việc tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định; chưa có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Sở Tư pháp năm 2023 (Kế hoạch số 336/KH-STP ngày 28/02/2023). Trong năm 2023, Sở Tư pháp chỉ thực hiện luân chuyển 02 công chức mà chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của Sở năm 2023 tại Kế hoạch số 124/KH-STP ngày 19/01/2023. Đồng thời, Sở phát động phong trào thi đua, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp tích cực nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2022, Sở đã ban hành Kế hoạch số 2252/KH-STP ngày 25/11/2022 về tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, quy chế làm việc, văn hóa công sở". Cuộc thi đã thu hút được đông đảo công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở tham gia.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở đã ban hành Thông báo số 2434/TB-STP ngày 21/12/2022 về việc kê khai tài sản thu nhập năm 2022, Quyết định phê duyệt Danh sách người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2022, có 09 người phải thực hiện kê khai và Quyết định bổ sung người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2021, bổ sung 02 người có nghĩa vụ kê khai (Quyết định số 182/QĐ-STP và Quyết định số 183/QĐ-STP ngày 26/12/2022). Công chức, viên chức thuộc đối tượng kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai tài sản, thu nhập; Sở tiến hành niêm yết công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định pháp luật; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh.

Sở Tư pháp đã có Báo cáo số 39/BC-STP ngày 29/3/2023 tổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản; Báo cáo số 128/BC-STP ngày 14/8/2023 về công tác phòng, chống tham nhũng phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

Sở Tư pháp luôn tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

Trong năm 2023, Sở Tư pháp tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống tham nhũng đối với 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (Phòng Công chứng số 1). Ngày 21/6/2023, Giám đốc Sở ban hành Kết luận thanh tra số 1149/KL-STP, theo đó Phòng Công chứng số 1 đã thực hiện cơ bản đúng quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật liên quan khác. Tuy nhiên, đơn vị vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, như: chưa bố trí địa điểm tiếp công dân riêng là chưa đảm bảo theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiếp công dân; Quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên, viên chức, người lao động của đơn vị được thực hiện theo Quyết định số 114/QĐ-PCC1 ngày 20/9/2019 của Trưởng Phòng Công chứng số 1 nhưng một số văn bản làm căn cứ để ban hành Quyết định đã hết hiệu lực thi hành hoặc được sửa đổi, bổ sung.

4. Nhận xét

Công tác phòng, chống tham nhũng của Sở được triển khai thực hiện theo chương trình, kế hoạch đề ra. Đảng ủy, Giám đốc Sở đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tích cực; công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh về xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được chỉ đạo triển khai đồng bộ nhất là cải cách thủ tục hành chính, các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị đã được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nghiêm việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị. Trong năm 2023, không có trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

 

FalseThanh Tra Sở
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảmThông tinTinQuy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

​         Ngày 28/9/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 61/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm. Thông tư này quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm (đăng ký biện pháp bảo đảm) đối với động sản (trừ chứng khoán đã đăng ký tập trung tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam, tàu bay), tàu biển, cây hằng năm theo quy định tại Luật Trồng trọt, công trình tạm theo quy định tại Luật Xây dựng, gồm: Phí đăng ký giao dịch bảo đảm; Phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm; Phí cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm.

        Thông tư này áp dụng đối với: người nộp phí; tổ chức thu phí; tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều này. Thông tư này không áp dụng đối với các trường hợp sau:

         - Cá nhân, hộ gia đình đăng ký biện pháp bảo đảm vay vốn tại tổ chức tín dụng theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hồ sơ đăng ký đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP ngày 30 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm.

          - Cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên, cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP có yêu cầu xóa đăng ký hoặc yêu cầu rút bớt một, một số tài sản bảo đảm để xóa đăng ký đối với tài sản này.

          - Chỉnh lý thông tin có sai sót trong nội dung đã được đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

          - Xóa đăng ký theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 20 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

          - Hủy đăng ký đối với các trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP

         - Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm hoặc cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu cho cơ quan có thẩm quyền, người có thẩm quyền quy định tại Điều 52 Nghị định số 99/2022/NĐ-CP.

          Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2023. Thông tư này thay thế Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm và Thông tư số 113/2017/TT-BTC ngày 20 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 202/2016/TT-BTC ngày 09 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí trong lĩnh vực đăng ký giao dịch bảo đảm.

FalseThanh Tra Sở
Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 10 năm 2023Thông tinTinKết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 10 năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 1:00 PMNoĐã ban hành

​1. Công tác thanh tra

- Trong tháng 10, Sở Tư pháp đã tiến hành 03 cuộc thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2023 và 01 cuộc kiểm tra đột xuất:

+ Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp;

+ Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa;

+ Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân;

+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng bản dịch đối với Văn phòng công chứng Thành Phố Mới (kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông tin do người dân cung cấp).

- Ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Võ Văn Nhân.

- Ban hành các Công văn về việc: báo cáo tình hình thực hiện Kết luận thanh tra; tình hình tổ chức thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Dự thảo Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch và nuôi con nuôi trong nước đối với UBND phường Thới Hòa thuộc thị xã Bến Cát.

- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 tổ chức hành nghề công chứng, 01 tổ chức đấu giá tài sản và 01 Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 01 tổ chức hành nghề công chứng tổng số tiền là 14.548.000 đồng.

- Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các Kết luận thanh tra theo quy định.

2. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

2.1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 tại Kế hoạch số 68/KH-STP ngày 11/01/2023, Công văn chỉ đạo các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Công văn số 10/STP-TTr ngày 04/01/2023).

- Sở Tư pháp còn thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

Tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (03 đơn vị sự nghiệp đang hoạt động, 01 đơn vị đang tạm ngưng hoạt động, chờ giải thể) cũng đã thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên thông qua các cuộc họp định kỳ của đơn vị.

2.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Tiếp tục triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch số 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở. Kết quả đạt được như sau:

- Kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; xây dựng, thực hiện, định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, tài chính … Công khai thủ tục hành chính, số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị. Tiếp tục đăng tải các văn bản, thông tin về quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan, đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chế độ theo định mức tiêu chuẩn pháp luật quy định.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích

Trong kỳ báo cáo, qua theo dõi, rà soát, Sở Tư pháp không có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện. Trong kỳ báo cáo, Sở chưa nhận được phản ánh về thái độ của công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Sở Tư pháp năm 2023 (Kế hoạch số 336/KH-STP ngày 28/02/2023. Trong tháng 10/2023, Sở chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của Sở năm 2023 tại Kế hoạch số 124/KH-STP ngày 19/01/2023. Đồng thời, Sở phát động phong trào thi đua, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp tích cực nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở đã hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập năm 2022 (có 09 người phải thực hiện kê khai) và bổ sung 02 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2021. Công chức, viên chức thuộc đối tượng kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai tài sản, thu nhập; Sở tiến hành niêm yết công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định pháp luật; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh.

2.3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

Sở luôn nêu cao tinh thần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi có yêu cầu; chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung theo quy định. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

3. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.1. Công tác tiếp công dân

Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Từ ngày 05/9/2023 đến ngày 05/10/2023, không có công dân đến địa điểm tiếp công dân của Sở Tư pháp.

3.2. Về tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết đơn

- Về tiếp nhận, phân loại đơn: Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận 05 đơn (01 đơn tố cáo, 02 đơn khiếu nại, 01 đơn kiến nghị, 01 đơn tranh chấp và yêu cầu hòa giải), trong đó: 04 đơn đủ điều kiện xử lý và 01 đơn khiếu nại không đủ điều kiện xử lý do đã được gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

- Về xử lý, giải quyết đơn:

+ Đối với 02 đơn thuộc thẩm quyền:

  • 01 đơn của kỳ trước chuyển sang: 01 đơn trình bày có nội dung phản ánh, liên quan đến việc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng Thành Phố Mới. Sở đã mời người phản ánh đến làm việc để làm rõ nội dung đơn, đồng thời có văn bản yêu cầu Văn phòng công chứng báo cáo về vụ việc; thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng bản dịch đối với Văn phòng công chứng Thành Phố Mới; xác minh đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở đó, Sở sẽ có văn bản trả lời cho người phản ánh theo quy định.
  • 01 đơn nhận trong kỳ: 01 đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP. Giám đốc Sở đã ban hành Quyết định thụ lý tố cáo, thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo và thông báo nội dung tố cáo, việc thụ lý tố cáo cho người tố cáo, người bị tố cáo biết. Tổ xác minh đang tiến hành xác minh nội dung tố cáo theo quy định.

+ Đối với 04 đơn không thuộc thẩm quyền (trong đó 01 đơn kỳ trước chuyển sang, 03 đơn tiếp nhận trong kỳ): Sở đã ban hành văn bản chuyển 02 đơn kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn 01 đơn và đang xem xét, giải quyết theo quy định 01 đơn khiếu nại.

FalseThanh Tra Sở
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấpThông tinTinSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 1:00 PMNoĐã ban hành

​         Ngày 18/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 62/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 07/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quan hệ phối hợp của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 10 năm 2023.

          Theo đó, quy định Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được sửa đổi, bổ sung như sau :

        - Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức, chỉ đạo công tác phòng, chống khủng bố của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; có đơn vị tham mưu, giúp việc gọi là Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

        - Thành phần Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Trưởng ban; Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Trưởng ban thường trực; Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố thành phố Hà Nội), Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố Thành phố Hồ Chí Minh), Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác), Phó Trưởng ban; Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phụ trách an ninh, Thành viên thường trực; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (nếu có), Thành viên; Giám đốc Sở Ngoại vụ (nếu có), Thành viên; Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thành viên; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thành viên; Giám đốc Sở Y tế, Thành viên; Giám đốc Sở Tài chính, Thành viên; Giám đốc Sở Công Thương, Thành viên; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thành viên; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thành viên; Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thành viên; Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không (nếu có), Thành viên; Giám đốc Cảng hàng không (nếu có), Thành viên; Đài trưởng Đài kiểm soát không lưu (nếu có), Thành viên; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tại nơi có cảng hàng không, sân bay và các công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng, Thành viên; Các thành viên khác có liên quan theo đề nghị của Trưởng ban Chỉ đạo.

FalseThanh Tra Sở
Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 10 năm 2023Thông tinKết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 10 năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​1. Công tác thanh tra

- Trong tháng 10, Sở Tư pháp đã tiến hành 03 cuộc thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch thanh tra năm 2023 và 01 cuộc kiểm tra đột xuất:

+ Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp;

+ Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa;

+ Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân;

+ Kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng bản dịch đối với Văn phòng công chứng Thành Phố Mới (kiểm tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông tin do người dân cung cấp).

- Ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Võ Văn Nhân.

- Ban hành các Công văn về việc: báo cáo tình hình thực hiện Kết luận thanh tra; tình hình tổ chức thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Dự thảo Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch và nuôi con nuôi trong nước đối với UBND phường Thới Hòa thuộc thị xã Bến Cát.

- Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ban hành 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 01 tổ chức hành nghề công chứng, 01 tổ chức đấu giá tài sản và 01 Quyết định buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với 01 tổ chức hành nghề công chứng tổng số tiền là 14.548.000 đồng.

- Tiếp tục theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các Kết luận thanh tra theo quy định.

2. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

2.1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 tại Kế hoạch số 68/KH-STP ngày 11/01/2023, Công văn chỉ đạo các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Công văn số 10/STP-TTr ngày 04/01/2023).

- Sở Tư pháp còn thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

Tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở (03 đơn vị sự nghiệp đang hoạt động, 01 đơn vị đang tạm ngưng hoạt động, chờ giải thể) cũng đã thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên thông qua các cuộc họp định kỳ của đơn vị.

2.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Tiếp tục triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch số 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023 và các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở. Kết quả đạt được như sau:

- Kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; xây dựng, thực hiện, định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, tài chính … Công khai thủ tục hành chính, số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị. Tiếp tục đăng tải các văn bản, thông tin về quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan, đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chế độ theo định mức tiêu chuẩn pháp luật quy định.

- Kết quả kiểm soát xung đột lợi ích

Trong kỳ báo cáo, qua theo dõi, rà soát, Sở Tư pháp không có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện. Trong kỳ báo cáo, Sở chưa nhận được phản ánh về thái độ của công chức, viên chức, người lao động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý của Sở Tư pháp năm 2023 (Kế hoạch số 336/KH-STP ngày 28/02/2023. Trong tháng 10/2023, Sở chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Tiếp tục thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của Sở năm 2023 tại Kế hoạch số 124/KH-STP ngày 19/01/2023. Đồng thời, Sở phát động phong trào thi đua, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp tích cực nghiên cứu, sáng kiến, giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở đã hoàn thành việc kê khai tài sản thu nhập năm 2022 (có 09 người phải thực hiện kê khai) và bổ sung 02 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập năm 2021. Công chức, viên chức thuộc đối tượng kê khai tài sản, thu nhập đã kê khai tài sản, thu nhập; Sở tiến hành niêm yết công khai bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định pháp luật; đồng thời, báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra tỉnh.

2.3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng

Sở luôn nêu cao tinh thần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi có yêu cầu; chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung theo quy định. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

3. Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

3.1. Công tác tiếp công dân

Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Từ ngày 05/9/2023 đến ngày 05/10/2023, không có công dân đến địa điểm tiếp công dân của Sở Tư pháp.

3.2. Về tiếp nhận, phân loại, xử lý và giải quyết đơn

- Về tiếp nhận, phân loại đơn: Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận 05 đơn (01 đơn tố cáo, 02 đơn khiếu nại, 01 đơn kiến nghị, 01 đơn tranh chấp và yêu cầu hòa giải), trong đó: 04 đơn đủ điều kiện xử lý và 01 đơn khiếu nại không đủ điều kiện xử lý do đã được gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

- Về xử lý, giải quyết đơn:

+ Đối với 02 đơn thuộc thẩm quyền:

  • 01 đơn của kỳ trước chuyển sang: 01 đơn trình bày có nội dung phản ánh, liên quan đến việc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng Thành Phố Mới. Sở đã mời người phản ánh đến làm việc để làm rõ nội dung đơn, đồng thời có văn bản yêu cầu Văn phòng công chứng báo cáo về vụ việc; thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng bản dịch đối với Văn phòng công chứng Thành Phố Mới; xác minh đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan. Trên cơ sở đó, Sở sẽ có văn bản trả lời cho người phản ánh theo quy định.
  • 01 đơn nhận trong kỳ: 01 đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP. Giám đốc Sở đã ban hành Quyết định thụ lý tố cáo, thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo và thông báo nội dung tố cáo, việc thụ lý tố cáo cho người tố cáo, người bị tố cáo biết. Tổ xác minh đang tiến hành xác minh nội dung tố cáo theo quy định.

+ Đối với 04 đơn không thuộc thẩm quyền (trong đó 01 đơn kỳ trước chuyển sang, 03 đơn tiếp nhận trong kỳ): Sở đã ban hành văn bản chuyển 02 đơn kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; hướng dẫn 01 đơn và đang xem xét, giải quyết theo quy định 01 đơn khiếu 

FalseThanh Tra Sở
Giảm tiền thuê đất của năm 2023Thông tinTinGiảm tiền thuê đất của năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

​            Ngày 03/10/2023, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023. Quyết định này quy định việc giảm tiền thuê đất của năm 2023 đối với các đối tượng: (1)Tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (sau đây gọi là người thuê đất). Quy định này áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, hết thời hạn được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan. (2). Cơ quan có thẩm quyền giải quyết hồ sơ giảm tiền thuê đất; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

            Quyết định quy đinh mức giảm tiền thuê đất, cụ thể như sau:

            - Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 đối với người thuê đất quy định tại Điều 2 Quyết định này; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2023 và tiền chậm nộp (nếu có).

            - Mức giảm tiền thuê đất quy định tại khoản 1 Điều này được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 theo quy định của pháp luật. Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật (trừ số tiền thuê đất được giảm theo Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ).

             Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 11 năm 2023.

                  

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chínhThông tinTinNghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

​           Ngày 24/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của chính phủ hướng dẫn việc lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 25 tháng 8 năm 2023.

             Theo đó, Nghị định bãi bỏ Điều 2 và sửa đổi, bổ sung Điều 4 Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 như sau: Điều 4. Nguyên tắc lập danh sách cử tri để phát phiếu lấy ý kiến:

           - Công dân có quyền bầu cử theo quy định tại Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri để được phát phiếu lấy ý kiến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, trừ các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

            - Cử tri được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú.

Trường hợp cấp có thẩm quyền tổ chức lấy ý kiến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đối với cùng 01 đơn vị hành chính ở cả nơi cử tri đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú thì cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi mình đăng ký thường trú.

           - Cử tri nếu ở nước ngoài trở về Việt Nam trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đó lập đến trước thời điểm cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lấy ý kiến cử tri 24 giờ thì đến Ủy ban nhân dân cấp xã xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đăng ký thường trú và đăng ký tạm trú để được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát phiếu lấy ý kiến cử tri.

           - Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.

           - Cử tri bị xóa đăng ký thường trú hoặc xóa đăng ký tạm trú tại đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sau khi danh sách đã được niêm yết, cử tri đã có tên trong danh sách mà đến thời điểm phát phiếu lấy ý kiến bị Tòa án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì xóa tên khỏi danh sách cử tri.

             - Danh sách cử tri được niêm yết trong thời gian tối thiểu 30 ngày kể từ ngày bắt đầu niêm yết danh sách đến ngày tổ chức phát phiếu lấy ý kiến cử tri."

Đồng thời, Nghị định bổ sung khoản 3 Điều 11 Nghị định số 54/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 như sau: Đối với đơn vị hành chính cấp xã không tổ chức Hội đồng nhân dân thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện, các nội dung còn lại thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

 

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệThông tinTinNghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/10/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

​           Ngày 23/8/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Theo đó, Nghị định quy định chi tiết và biện pháp thi hành các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ về: Việc xác lập, chủ thể, nội dung, giới hạn quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, đại diện sở hữu công nghiệp và các biện pháp thúc đẩy hoạt động sở hữu công nghiệp. Việc xác định hành vi xâm phạm, tính chất và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, xác định thiệt hại, yêu cầu và giải quyết yêu cầu xử lý xâm phạm, xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, giám định sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

            Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm: Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ hoặc có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

            Nghị định quy định trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ như sau:

           1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan liên quan thực hiện các hoạt động chung sau đây để bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ:

           - Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, văn bản pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

           - Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ chung về sở hữu trí tuệ do Quốc hội, Chính phủ giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Điều 10, Điều 11 của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định này;

           - Tổng hợp, đánh giá, báo cáo Chính phủ tình hình hoạt động bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đề xuất các chính sách, biện pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống sở hữu trí tuệ và bảo đảm thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

            - Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình, đề án chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

            - Đàm phán, ký kết gia nhập và tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế chung về sở hữu trí tuệ; đề xuất xử lý các vấn đề tranh chấp quốc gia liên quan đến sở hữu trí tuệ trong quan hệ quốc tế;

            - Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, thiết lập mạng thông tin quốc gia về quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

            2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

           3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này; bảo đảm thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng, bảo đảm chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng thống nhất với chính sách, chiến lược, văn bản pháp luật chung về sở hữu trí tuệ; định kỳ hoặc đột xuất cung cấp thông tin cho Bộ Khoa học và Công nghệ về hoạt động quản lý nhà nước và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để phối hợp xử lý các vấn đề phát sinh, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 23 tháng 8 năm 2023. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, thay thế các quy định về bảo vệ quyền trong lĩnh vực quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ tại Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 10 năm 2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp và Điều 1 của Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2018 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

 

 

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tôThông tinTinQuy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/30/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 26/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2023/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô. Nghị định này quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; khoán kinh phí sử dụng xe ô tô; thuê dịch vụ xe ô tô và sắp xếp lại, xử lý xe ô tô, gồm: Xe ô tô phục vụ công tác các chức danh; Xe ô tô phục vụ công tác chung; Xe ô tô chuyên dùng; Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước.

Theo đó, Nghị định quy định nguyên tắc áp dụng tiêu chuẩn, định mức và thay thế xe ô tô phục vụ công tác như sau:

1. Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô quy định tại Nghị định này được sử dụng làm căn cứ để: lập kế hoạch và dự toán ngân sách; giao, mua sắm, bố trí, khoán kinh phí sử dụng, thuê dịch vụ xe ô tô; quản lý, sử dụng và xử lý xe ô tô.

2. Trường hợp một người giữ nhiều chức danh, chức vụ có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì được áp dụng tiêu chuẩn cao nhất. Khi người tiền nhiệm nghỉ chế độ, chuyển công tác hoặc vì lý do khác mà không còn giữ chức vụ đó nữa nhưng xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện thay thế, thanh lý theo quy định thì người kế nhiệm tiếp tục sử dụng, không trang bị mới, trừ trường hợp xe ô tô được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Ủy viên Trung ương Đảng dự khuyết đang đảm nhiệm vị trí công tác nào thì được áp dụng tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô theo chức vụ đang công tác.

Đối với các chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa được quy định cụ thể tại các Điều 5, 6, 7 và 8 Nghị định này, khi cơ quan có thẩm quyền quy định chức danh, chức vụ đó tương đương với chức danh, chức vụ nào quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và các điểm a, b, c, d, đ khoản 2 Điều 8 Nghị định này thì được áp dụng tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô chức danh, xe ô tô phục vụ công tác chung của chức danh, chức vụ tương đương.

3. Xe ô tô phục vụ công tác của các chức danh quy định tại Điều 4 và Điều 5 Nghị định này được trang bị, thay thế theo yêu cầu công tác; việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết thi hành.

Xe ô tô phục vụ lễ tân nhà nước được thay thế theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 Nghị định này; việc xử lý xe ô tô cũ khi thay thế được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 19 Nghị định này.

4. Xe ô tô không thuộc quy định tại khoản 3 Điều này được thay thế khi đủ điều kiện thanh lý. Việc thanh lý xe ô tô được thực hiện khi đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:

a) Đã quá thời gian sử dụng để tính hao mòn theo quy định của pháp luật về chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định.

b) Đã sử dụng trên 200.000 km đối với xe ô tô của các cơ quan, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp nhà nước có trụ sở chính đóng trên địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc/và đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố có trên 50% đơn vị hành chính cấp huyện thuộc địa bàn miền núi, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đã sử dụng trên 250.000 km đối với xe ô tô của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước còn lại.

c) Chưa đủ điều kiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không hiệu quả (dự toán chi phí sửa chữa để khắc phục hư hỏng lớn hơn 30% so với nguyên giá).

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2023.  Nghị định này thay thế Nghị định số 04/2019/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô.

FalseThanh Tra Sở
Công bố Quyết định thanh tra tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn HợpThông tinTinCông bố Quyết định thanh tra tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/27/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​         Vào hồi 08 giờ 30 phút, ngày 27/9/2023, tại trụ sở Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp, địa chỉ: Số 1459 Đại lộ Bình Dương, khu phố 4, phường Hiệp An, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 02/QĐ-TTr ngày 18/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiến hành công bố Quyết định thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp (tên gọi cũ là Văn phòng công chứng Sở Sao). Đoàn thanh tra do bà Phan Thị Phượng - Thanh tra viên Thanh tra Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn.

          Tham dự buổi công bố có sự tham gia của bà Ngô Thùy Trang – Chánh Thanh tra Sở Tư pháp – Người ra Quyết định thanh tra thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra, đại diện Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp: bà Trần Thụy Bảo Oanh (Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp), ông Bùi Thái Giang (công chứng viên hợp danh Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp) và Đoàn thanh tra.

          Đại diện Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra công bố toàn văn Quyết định thanh tra số 02/QĐ-TTr ngày 18/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và phổ biến tóm tắt mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn Thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp; thống nhất lịch làm việc với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp. Đại diện Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

         Việc công bố Quyết định thanh tra kết thúc hồi 09 giờ, ngày  27/9/2023. Sau khi kết thúc việc công bố Quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp theo Kế hoạch thanh tra.

FalseThanh Tra Sở
Kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh VânThông tinTinKiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/23/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

          Căn cứ Quyết định số 03/QĐ-TTr ngày 18/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân. Vào hồi 08 giờ 45 phút, ngày 22/9/2023, tại trụ sở Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân, địa chỉ: Ấp Đồng Trai, xã Định Hiệp, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương, Đoàn kiểm tra tiến hành công bố Quyết định kiểm tra và kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra số 617/KL-STP ngày 20/4/2022 của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân.

           Tham dự buổi làm việc có sự tham gia của bà Ngô Thùy Trang – Chánh Thanh tra Sở Tư pháp – Người ra Quyết định kiểm tra, đại diện Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân – bà Nguyễn Thị Thanh Vân – Trưởng Văn phòng và Đoàn kiểm tra.

            Kiểm tra tập trung các nội dung: Kết quả việc thực hiện kết luận thanh tra; khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân của việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ kết luận thanh tra; các hành vi vi phạm pháp luật của các bên liên quan trong việc thực hiện kết luận thanh tra.

           Đoàn kiểm tra kết thúc kiểm tra trực tiếp tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Thanh Vân vào lúc 15 giờ, ngày 22/9/2023./.

                                                                                                                                                              ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
HƯỚNG DẪN VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH, CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC TƯ PHÁPThông tinTinHƯỚNG DẪN VỀ VỊ TRÍ VIỆC LÀM LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ VÀ CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH, CƠ CẤU VIÊN CHỨC THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC TƯ PHÁP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/22/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

​           Ngày 18/9/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp. Thông tư này hướng dẫn về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành; cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập  thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp có hoạt động sự nghiệp công trong các lĩnh vực gồm: trợ giúp pháp lý; bồi thường nhà nước; lý lịch tư pháp; công chứng; đấu giá tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; hỗ trợ pháp luật, tư vấn pháp luật.

Thông tư này áp dụng đối với Đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của pháp luật có hoạt động sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp được quy định tại Điều 1 Thông tư này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc quản lý, sử dụng vị trí việc làm và viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp.

          Theo đó, Thông tư quy định danh mục vị trí việc làm,  bản mô tả công việc và khung  năng lực của vị trí việc làm lãnh  đạo, quản  lý và chức danh  nghề nghiệp chuyên ngành, lĩnh vực tư pháp, cụ thể như sau:

           - Danh mục vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp gồm 16 vị trí việc làm quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này.

          - Danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp gồm 15 vị trí việc làm quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

          - Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp quy định tại Phụ lục III, IV, V, VI, VII, VIII kèm theo Thông tư này.

          - Khung cấp độ xác định năng lực đối với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp quy định tại Phụ lục IX kèm theo Thông tư này.

           Việc xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 3, khoản 3 Điều 4 Nghị định số 106/2020/NĐ-CP. Đối với viên chức lãnh đạo, quản lý hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức thì tiếp tục thực hiện cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật. Đối với viên chức hiện đang giữ hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cao hơn so với hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo yêu cầu của vị trí việc làm quy định tại Thông tư này trước ngày Thông tư này có hiệu lực thì tiếp tục giữ hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ cho đến khi có quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định pháp luật.

            Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 11 năm 2023. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật dẫn chiếu tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

 

 

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Công bố Quyết định thanh tra tại công ty Đấu giá hợp danh Chính NghĩaThông tinTinCông bố Quyết định thanh tra tại công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/19/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

​           Vào hồi 08 giờ 30 phút, ngày 19/9/2023, tại trụ sở Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa, địa chỉ: Số 65, đường số 05, Khu dân cư Hiệp Thành 3, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Đoàn thanh tra theo Quyết định số 01/QĐ-TTr ngày 11/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiến hành công bố Quyết định thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa. Đoàn thanh tra do bà Phan Thị Phượng - Thanh tra viên Thanh tra Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn.

            Tham dự buổi công bố có sự tham gia của đại diện Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa - ông Trần Thanh Minh - Giám đốc Công ty và Đoàn thanh tra.

Đại diện Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra công bố toàn văn Quyết định thanh tra số 01/QĐ-TTr ngày 11/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và phổ biến tóm tắt mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn Thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa; thống nhất lịch làm việc với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa. Đại diện Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Công ty theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

          Việc công bố Quyết định thanh tra kết thúc hồi 09 giờ, ngày  19/9/2023. Sau khi kết thúc việc công bố Quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa theo Kế hoạch thanh tra.

FalseThanh Tra Sở
Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựngThông tinTinQuy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/15/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 06/9/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2023/NĐ-CP Quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Theo đó, Nghị định quy định Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và theo nguyên tắc sau:

1. Khi tai nạn xảy ra, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải có trách nhiệm:

a) Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm vào đường dây nóng để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn.

b) Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm, trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

c) Chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu quy định trong hồ sơ bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm quy định tại Điều 13 Nghị định này.

d) Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình xác minh các tài liệu do mình cung cấp.

2. Khi nhận được thông báo về tai nạn, trong vòng 1 giờ doanh nghiệp bảo hiểm phải hướng dẫn bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm các biện pháp bảo đảm an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản, hướng dẫn hồ sơ, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm; phối hợp chặt chẽ với bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thứ ba và các bên liên quan trong vòng 24 giờ tổ chức thực hiện việc giám định tổn thất xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất làm căn cứ giải quyết bồi thường bảo hiểm.

3. Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm về vụ tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm phải tạm ứng bồi thường đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, cụ thể:

a) Trường hợp đã xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

70% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong.

50% mức bồi thường bảo hiểm ước tính theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tổn thương bộ phận.

b) Trường hợp chưa xác định được vụ tai nạn thuộc phạm vi bồi thường thiệt hại:

30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và ước tính tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên.

10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp ước tính tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.

Sau khi đã thực hiện tạm ứng bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hoàn trả số tiền đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm.

4. Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày xảy ra tai nạn trừ trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm phải gửi thông báo tai nạn bằng văn bản hoặc thông qua hình thức điện tử cho doanh nghiệp bảo hiểm.

5. Khi tai nạn xảy ra, trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường cho người được bảo hiểm số tiền mà người được bảo hiểm đã bồi thường hoặc sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại.

Trường hợp người được bảo hiểm chết, mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án, doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường trực tiếp cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự).

6. Mức bồi thường bảo hiểm:

a) Mức bồi thường cụ thể về sức khỏe, tính mạng được xác định theo từng loại thương tật, thiệt hại theo Bảng quy định trả tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm và người bị thiệt hại hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp có quyết định của Tòa án thì căn cứ vào quyết định của Tòa án nhưng không vượt quá mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

Trường hợp nhiều xe cơ giới gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe, tính mạng, mức bồi thường được xác định theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng tổng mức bồi thường không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

Đối với vụ tai nạn được cơ quan có thẩm quyền xác định nguyên nhân do lỗi hoàn toàn của người thứ ba, mức bồi thường bảo hiểm về sức khỏe, tính mạng đối với các đối tượng thuộc người thứ ba bằng 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này hoặc theo thỏa thuận (nếu có) giữa người được bảo hiểm hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại đã chết) hoặc đại diện của người bị thiệt hại (trong trường hợp người bị thiệt hại mất năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án hoặc chưa thành niên theo quy định của Bộ luật Dân sự), nhưng không vượt quá 50% mức bồi thường quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này.

b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản trong một vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của chủ xe cơ giới nhưng không vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.

7. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường thiệt hại đối với tài sản trong trường hợp bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thông báo tai nạn cho doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định tại khoản 4 Điều này hoặc sau khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phát hiện trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ thông báo khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm.

8. Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường phần vượt quá giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp chủ xe cơ giới tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện.

9. Trường hợp nhiều hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự được giao kết cho cùng một xe cơ giới, số tiền bồi thường chỉ được giải quyết theo hợp đồng bảo hiểm giao kết đầu tiên. Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 100% phí bảo hiểm đã đóng đối với các hợp đồng bảo hiểm còn lại.

10. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho người bị thiệt hại hoặc người thừa kế hoặc đại diện của người bị thiệt hại biết số tiền doanh nghiệp bảo hiểm đã trả đối với từng trường hợp thiệt hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

11. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo cho bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người bị thiệt hại biết số tiền bồi thường thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và thanh toán số tiền bồi thường quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các Nghị định sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành: Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; Nghị định số 97/2021/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 23/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ quy định về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số 20/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 3 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

FalseThanh Tra Sở
Sơ kết công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,  9 tháng năm 2023 của Sở Tư phápThông tinTinSơ kết công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,  9 tháng năm 2023 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/15/2023 1:00 PMNoĐã ban hành

​1. Công tác tiếp công dân

Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Trong kỳ báo cáo, không có công dân đến địa điểm tiếp công dân của Sở Tư pháp để nộp đơn hay trình bày nội dung về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Bên cạnh đó, Sở tham gia một số cuộc tiếp công dân của Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Tiếp công dân tỉnh tại trụ sở tiếp công dân tỉnh.

2. Công tác tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn

2.1. Tiếp nhận, phân loại đơn.

- Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/8/2023, Sở Tư pháp tiếp nhận 33 đơn (giảm 11 đơn so với cùng kỳ năm 2022), gồm: 07 đơn khiếu nại, 09 đơn tố cáo, 04 đơn kiến nghị, phản ánh, 13 đơn khác (đơn kêu cứu, đơn thưa, đơn trình bày, đơn yêu cầu). Trong đó, 27 đơn đủ điều kiện xử lý, 06 đơn không đủ điều kiện xử lý (do không có chữ ký của người khiếu nại, đơn đã được gửi đến cơ quan, người có thẩm quyền, đơn có cùng nội dung với đơn đã được Sở Tư pháp hướng dẫn, trả lời).

- Sở Tư pháp còn tiếp nhận 02 thông tin phản ánh, kiến nghị (01 nội dung kiến nghị qua buổi làm việc với người tố cáo về lĩnh vực công chứng, 01 thông tin phản ánh của người dân do Tổng đài 1022 chuyển đến về việc có doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhưng lại cung cấp dịch vụ pháp lý như tổ chức hành nghề luật sư trái quy định của pháp luật).

Bên cạnh đó, Sở tham gia một số cuộc họp giải quyết đơn thư tại UBND tỉnh; cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu Quốc Gia về khiếu nại, tố cáo.

2.2. Kết quả xử lý, giải quyết đơn.

Trong 27 đơn đủ điều kiện xử lý và 02 thông tin có nội dung phản ánh, kiến nghị, có 09 đơn và 02 thông tin có nội dung phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở; 18 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, cụ thể:

a) Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở:

- Đối với 05 đơn tố cáo:

+ 01 đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Công chứng viên - Trưởng Văn phòng công chứng Phú Thịnh vi phạm quy định của Luật Công chứng: Giám đốc Sở đã ban hành Kết luận nội dung tố cáo và có văn bản thông báo cho người tố cáo về Kết luận nội dung tố cáo. Theo đó, nội dung tố cáo là không có cơ sở.

+ 02 đơn tố cáo ông Nguyễn Hồng Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Luật Nguyễn Hải có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và giả mạo luật sư, tổ chức hành nghề luật sư để trục lợi: Sở Tư pháp đã ban hành văn bản trả lời Đơn tố cáo của công dân. Theo đó, qua kiểm tra xác minh Sở Tư pháp chưa phát hiện ông Nguyễn Hồng Tâm - Giám đốc Công ty TNHH Luật Nguyễn Hải và Công ty TNHH Luật Nguyễn Hải có hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Sở Tư pháp đã có văn bản trả lời Đơn của công dân; văn bản cung cấp thông tin và một số tài liệu có liên quan hoạt động của Công ty TNHH Luật Nguyễn Hải đến các cơ quan liên quan để xem xét theo chức năng, thẩm quyền. Đồng thời, thông báo Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp về kết quả xử lý đơn.

+ 01 đơn tố cáo ông Nguyễn Duy Trường không phải là luật sư nhưng lại mở công ty luật và lập website tư vấn luật, có hành vi lừa đảo tài sản: Sở đã mời người tố cáo đến làm việc để kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo, điều kiện thụ lý tố cáo và làm rõ một số nội dung liên quan đến Đơn tố cáo. Tại buổi làm việc, người tố cáo rút đơn tố cáo.

+ 01 đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng Văn phòng công chứng Thanh Tuyền trong việc thực hiện chứng nhận Văn bản thỏa thuận phân chia di sản và phân chia tài sản chung của hộ gia đình: Sở đã mời người tố cáo đến làm việc để kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo, điều kiện thụ lý tố cáo và làm rõ một số nội dung liên quan đến Đơn tố cáo. Tại buổi làm việc, người tố cáo rút đơn tố cáo.

- Đối với 04 đơn phản ánh, kiến nghị, đơn khác:

+ 01 đơn phản ánh về luật sư: Sở đã có văn bản trả lời người dân.

+ 01 đơn thưa có nội dung phản ánh về việc công chứng không đúng quy định): Sở đã có văn bản trả lời người dân.

+ 01 đơn đề nghị Giám đốc Sở có Kết luận nội dung tố cáo, Giám đốc Sở đã có văn bản trả lời, theo đó đã gửi thông báo kết quả giải quyết tố cáo đến người tố cáo theo quy định.

+ 01 đơn trình bày có nội dung phản ánh liên quan đến việc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng Thành Phố Mới: Sở đã mời người phản ánh đến làm việc để làm rõ nội dung đơn, đồng thời có văn bản yêu cầu Văn phòng công chứng Thành Phố Mới báo cáo về vụ việc. Sở đang xem xét giải quyết và sẽ có văn bản trả lời cho người phản ánh theo quy định.

- 01 nội dung kiến nghị về lĩnh vực công chứng: Sở đã có văn bản trả lời người dân.

- 01 thông tin phản ánh của người dân do Tổng đài 1022 chuyển đến: Sở đã trả lời người dân qua Tổng đài 1022.

b) Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở:

Đối với 18 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, Sở đã xử lý đơn theo quy định.

 

3. Công tác thanh tra

Tổ chức 06 cuộc thanh tra và 01 cuộc kiểm tra đối với 07 tổ chức (tăng 03 cuộc, 03 đơn vị so với cùng kỳ năm 2023):

- 01 cuộc thanh tra hành chính việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 1;

- 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Điển theo Kế hoạch thanh tra năm 2023;

- 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Võ Văn Nhân theo Kế hoạch thanh tra năm 2023;

- 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài đối với UBND thị xã Bến Cát theo Kế hoạch thanh tra năm 2023;

- 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực hộ tịch, nuôi con nuôi trong nước đối với UBND phường Thới Hòa thuộc thị xã Bến Cát theo Kế hoạch thanh tra năm 2023;

- 01 cuộc thanh tra đột xuất trong lĩnh vực công chứng đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái (thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo thông tin do người dân cung cấp và báo chí phản ánh).

- 01 cuộc kiểm tra đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng bản dịch đối với Văn phòng công chứng Thành Phố Mới (kiểm tra theo thông tin do người dân cung cấp và Công văn của Cục Bổ trợ tư pháp về việc xử lý đơn thư).

Qua thanh tra, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp ban hành 14 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp đối với 05 cá nhân và 08 tổ chức với tổng số tiền phạt là 188.000.000 đồng (tăng 07 Quyết định, tăng số tiền phạt 78.000.000 đồng so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên của 01 công chứng viên với thời hạn 6,5 tháng (kèm biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tổ chức hành nghề công chứng thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan về hành vi vi phạm).

- Công bố Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Doanh nghiệp đấu giá tư nhân Mai Hồng Lợi; kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thừa phát lại đối với Văn phòng Thừa phát lại Bình Dương; kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp, Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Gái; thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra và một số hồ sơ đấu giá đối với Công ty Đấu giá hợp danh Nam Bình Dương.

- Ban hành văn bản cung cấp thông tin phục vụ thực hiện Kế hoạch thanh tra năm 2023 của Bộ Tư pháp; cung cấp thông tin phục vụ công tác chấm điểm, đánh giá, xếp hạng Sở Tư pháp; cung cấp thông tin về số lượng cán bộ, công chức thanh tra của Sở Tư pháp; xin ý kiến Bộ Tư pháp hướng dẫn việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực công chứng, luật sư, đấu giá tài sản và thừa phát lại; góp ý dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra.

- Tiếp và làm việc với Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp về lĩnh vực công chứng, chứng thực tại tỉnh Bình Dương.

- Phối hợp cử cán bộ tham gia 03 Đoàn thanh tra: 1) Đoàn thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; 2) Đoàn thanh tra kiểm tra trực tiếp các nội dung rà soát kết quả thực hiện Quyết định số 1609/QĐ-UBND ngày 26/3/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh tại UBND thị xã Bến Cát, Sở Xây dựng; 3) Đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp tại 03 tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng số 2, Văn phòng công chứng Tân Uyên, Văn phòng công chứng Thành Phố Mới).

- Tham dự cuộc họp do đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì họp trao đổi, thống nhất một số nội dung giải trình, kiến nghị liên quan đến Kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ; tham dự Hội nghị giao ban Quý I và Quý II năm 2023 ngành Thanh tra tỉnh Bình Dương.

- Cử 01 công chức tham gia Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên K06/2023, 01 công chức tham gia Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên chính K08/2023 và 01 công chứng tham gia Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ Trưởng đoàn thanh tra.

- Thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

Qua thực tiễn công tác thanh tra, kiểm tra, Sở Tư pháp nhận thấy có một số khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý như: việc thực hiện quy định về hộ gia đình sử dụng đất trong hoạt động công chứng, việc ký hợp động dịch vụ pháp lý đối với hoạt động tư vấn pháp luật không thu thù lao của luật sư và việc thừa phát lại ký hợp đồng dịch vụ đống đạt ngoài phạm vi địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Sở Tư pháp đã có Công văn số 509/STP-TTr ngày 24/3/2023 kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét, hướng dẫn việc thực hiện. Đồng thời, Sở đã có kiến nghị Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi Luật Công chứng cần bổ sung quy định hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp người yêu cầu công chứng có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

5. Nhận xét, đánh giá

5.1. Ưu điểm

- Kế hoạch công tác thanh tra được ban hành đảm bảo trong thời gian quy định. Công tác thanh tra được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra, đảm bảo tiến độ. Bên cạnh đó, Sở tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất. So với cùng kỳ năm 2022, các cuộc thanh tra được triển khai sớm, tăng về số cuộc thanh tra. Qua công tác thanh tra đã phát hiện một số hành vi vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền, chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra đối với hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, đồng thời, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng và hướng dẫn việc áp dụng quy định pháp luật trong một số lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. 

- Công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo đã được thực hiện nghiêm túc và đúng trình tự thủ tục của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; 100% đơn đã được xử lý, không có đơn tồn đọng, kéo dài, không phát sinh khiếu nại đông người, phức tạp. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tham gia một số cuộc họp giải quyết đơn thư tại UBND tỉnh khi có yêu cầu.

5.2. Hạn chế

Việc ban hành kết luận thanh tra còn chậm so với quy định, nguyên nhân là do nội dung vụ việc thanh tra phức tạp, đồng thời, dự thảo kết luận thanh tra gửi cho đối tượng thanh tra giải trình.

FalseThanh Tra Sở
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio