Hội đồng PHPBGDPL
​Ngày 18/7/2022, tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc các tôn giáo và đại diện cơ sở tín ngưởng tỉnh Bình Dương với hơn 500 đại biểu tham dự.Tham dự Hội nghị về phía Trung ương có Bà Nguyễn Thị Định – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra - Ban Tôn giáo Chính phủ, về phía địa phương ...
​(Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế) QUY ĐỊNH TẠI CHỈ THỊ 16/CT-TTGLỖI VI PHẠM DỄ MẮC PHẢIMỨC PHẠTChỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, ...
 
​CV 796 STP-PBGDPL.signed bc 6 thang, DA.pdfCV HDPH ve BC 6 thang va De an pbgdpl.docxphu luc kem theo bc 6 thang va cac De an pbgdpl.docx
​Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều với một số điểm mới đáng chú ý như sau:1.     Thay thế phương thức quản lý cư trúĐiều 30 Luật cư trú quy định thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và không quá một nơi tạm trú. Bên cạnh ...
​ Chiều 01-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức trực tuyến Hội nghị giới thiệu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tại tỉnh Bình Dương. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; lãnh đạo ...
 
​Năm 2020, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và được các cấp, các ngành, người dân đánh giá cao. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai hướng dẫn khá đầy đủ và bài bản; củng cố, kiện toàn Hội đồng PHPBGDPL và đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật luôn được tỉnh và cấp huyện quan tâm và thực hiện thường xuyên, kịp thời, đáp ...
​Chiều ngày 26/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và triển khai Kế hoạch năm 2021. Tham dự và chủ trì Hội nghị ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban thường vụ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham dự Hội nghị gồm có Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng phối hợp pháp luật tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng phối ...
 
​     Ngày 10 tháng 12 năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.Nghị quyết áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, pháp nhân thực hiện đăng ký giao dịch bảo ...
​1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp: bổ sung 1 điều, 4 khoản và 4 điểm; sửa đổi, bổ sung 8 điều, 22 khoản và 9 điểm. Trong đó, mở rộng phạm vi của giám định tư pháp; bổ sung việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; thành lập thêm tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự...Luật này có hiệu ...
​Sáng ngày 29/10/2020, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật. Tham dự Hội nghị tập huấn có gần 250 cán bộ, công chức là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, Pháp chế sở ngành và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã. Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Bà ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Phổ biến chính sách pháp luật cho hơn 500 chức sắc, chức việc các tôn giáoHoạt độngTinPhổ biến chính sách pháp luật cho hơn 500 chức sắc, chức việc các tôn giáo/CMSImageNew/2022-07/Hoi nghi trien khai chuc sac ton giao_Key_19072022170332.jpg
19/07/2022 6:00 CHYesĐã ban hành

Ngày 18/7/2022, tại Trường Chính trị tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tổ chức Hội nghị phổ biến chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo cho chức sắc, chức việc các tôn giáo và đại diện cơ sở tín ngưởng tỉnh Bình Dương với hơn 500 đại biểu tham dự.

Tham dự Hội nghị về phía Trung ương có Bà Nguyễn Thị Định – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra - Ban Tôn giáo Chính phủ, về phía địa phương có ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh. Phát biểu khai mạc Hội nghị ông Nguyễn Lộc Hà đã thông tin một số kết quả kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022. Những thành tựu Bình Dương đạt được trong thời gian qua là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh nhà, trong đó có phần đóng góp không nhỏ của các chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo. Ông cũng mong muốn thông qua Hội nghị các đại biểu sẽ được cung cấp thêm nhiều thông tin, chính sách của nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và mong muốn chức sắc, chức việc các tôn giáo và các đại biểu tham dự hội nghị tiếp tục chung tay cùng Nhà nước tuyên truyền pháp luật đến nhân dân và các tín đồ để đảm bảo các tín đồ và tổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo đúng pháp luật.

Hội nghị được nghe bà Nguyễn Thị Định - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra - Ban Tôn giáo Chính phủ báo cáo nhiều nội dung quan trọng như: thông tin tình hình hoạt động tôn giáo trong thời gian qua ở trong nước nói chung và Bình Dương nói riêng, hoạt động của các tôn giáo trong thời gian qua. Bà cung tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, nhiều nội dung quan trọng của Luật Tín ngưỡng Tôn giáo, Nghị định 164/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng Tôn giáo,… các quy định về đất đai, xây dựng, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động tín ngưỡng. Cũng tại buổi Hội nghị, các đại biểu đã có nhiều trao đổi thảo luận và được giải đáp về các nội dung liên quan đến một số nội dung mà thời gian qua các chức sắc, chức việc các tôn giáo đang sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương quan tâm như: việc quản lý thu chi tiền công đức; việc cấp và sử dụng con dấu của các cơ sở tôn giáo; việc quy hoạch và cấp phép xây dựng các cơ sở tôn giáo là các di tích lịch sử, văn hóa…

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

trao hoa.jpg 

(Ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng hoa Bà Nguyễn Thị Định - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra - Ban Tôn giáo Chính phủ)

 BCV tai HN.jpg

(Bà Nguyễn Thị Định – Vụ trưởng Vụ Pháp chế Thanh tra - Ban Tôn giáo Chính phủ)

Hoi nghi trien khai chuc sac ton giao.jpg 

(các đại biểu tham dự Hội nghị)


FalseNguyễn Đức Chính
04 HÀNH VI THƯỜNG VI PHẠM VÀ MỨC PHẠT THEO CHỈ THỊ 16Hoạt động; Tin ngành tư pháp04 HÀNH VI THƯỜNG VI PHẠM VÀ MỨC PHẠT THEO CHỈ THỊ 16/CMSImageNew/2021-07/hinh ct16_Key_16072021101116.png
16/07/2021 11:00 SANoĐã ban hành

(Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế)

 

QUY ĐỊNH TẠI CHỈ THỊ 16/CT-TTGLỖI VI PHẠM DỄ MẮC PHẢIMỨC PHẠT
Chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;Ra đường trong trường hợp không cần thiết

Phạt tiền từ 01 triệu – 03 triệu đồng.

(Điểm a khoản 1)

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếpGiao tiếp trong phạm vi dưới 2m
Thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộngKhông đeo hoặc quên đeo
Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.Tụ tập từ 3 người trở lên

Phạt tiền từ 10 triệu - 20.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20 triệu – 40 triệu đồng đối với tố chức

(Điểm c khoản 3)

​ 

False
V/v thực hiện báo cáo 06 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết các đề án về phổ biến giáo dục pháp luậtHoạt độngV/v thực hiện báo cáo 06 tháng đầu năm và báo cáo tổng kết các đề án về phổ biến giáo dục pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
27/05/2021 3:00 CHNoĐã ban hànhFalse
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CƯ TRÚ CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/7/2021Tin ngành tư pháp; Hoạt độngTinMỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT CƯ TRÚ CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/7/2021/CMSImageNew/2021-05/2_Key_19052021144646.jfif
19/05/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều với một số điểm mới đáng chú ý như sau:

1.     Thay thế phương thức quản lý cư trú

Điều 30 Luật cư trú quy định thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và không quá một nơi tạm trú. Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 38 quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022. Như vậy, Từ ngày 01/7/2021, việc quản lý cư trú của công dân sẽ được chuyển từ thủ công, truyền thống thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy sang quản lý bằng số hóa, cụ thể là quản lý bằng việc sử dụng mã số định danh cá nhân để truy cập, cập nhật, điều chỉnh trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chạy trên mạng internet. Việc đổi mới phương thức quản lý theo hướng này giúp công dân không cần mang theo các loại giấy tờ có chứa thông tin cá nhân đã thể hiện trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cũng như không phải sao y chứng thực các loại giấy tờ này khi thực hiện thủ tục hành chính hoặc tham gia giao dịch dân sự mà chỉ cần mang theo thẻ Căn cước công dân hoặc cung cấp mã số định danh cá nhân cho cơ quan chức năng để thực hiện.

Do sử dụng phương thức quản lý hiện đại bằng công nghệ thông tin nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú cho công dân cũng đơn giản, rút ngắn cả về thủ tục và thời gian. Theo quy định hiện hành, thời gian giải quyết đăng ký thường trú là 15 ngày còn theo Luật Cư trú tối đa là 7 ngày (Khoản 3 Điều 22).

2. Sửa đổi, bổ sung và loại bỏ nhiều quy định về thường trú, tạm trú.

Thứ nhất, Luật cư trú đã bỏ toàn bộ các thủ tục về cấp đổi sổ hộ khẩu, cấp lại sổ hộ khẩu, cấp giấy chuyển hộ khẩu, cấp đổi sổ tạm trú, cấp lại sổ tạm trú, điều chỉnh những thay đổi trong sổ tạm trú, gia hạn tạm trú (Khoản 3 Điều 38). Quy định như vậy nhằm hướng tới mục tiêu đơn giản hoá thủ tục hành chính, đồng thời việc quản lý dân cư bằng mã số định danh trên cơ sở dữ liệu Quốc gia cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ các nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.

Thứ hai, Luật bổ sung trường hợp bị xoá đăng ký thường trú. Ngoài các trường hợp bị xóa đăng ký thường trú như hiện nay, xuất phát từ thực tiễn và để nâng cao hiệu quả quản lý về cư trú, nắm đúng thực tế số hộ, số người thường trú trên địa bàn, phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoạch định, thực hiện chính sách an ninh xã hội và bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người có liên quan, Luật Cư trú đã bổ sung một số trường hợp xóa đăng ký thường trú tại Điều 24: Người vắng mặt tại nơi thường trú trên 12 tháng liên tục trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác, đã khai báo tạm vắng hoặc xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư; Người đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam; bị tước, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam; Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở là do được thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã hết thời hạn thuê, không được mượn, không được ở nhờ nữa; Người đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, kê biên, tịch thu và người đã bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện khác là chỗ ở dùng để đăng ký thường trú bị xóa đăng ký thường trú sau 12 tháng kể từ ngày bán nhà, tàu, thuyền, phương tiện đó trừ trường hợp được chủ sở hữu tài sản mới đồng ý cho tiếp tục đăng ký thường trú.

Đồng thời, Luật bổ sung thêm trường hợp loại trừ không cần xóa đăng ký thường trú đối với người đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, trường giáo dưỡng tại Điểm d Khoản 1 Điều 24 để đơn giản hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho việc tái hòa nhập và công tác quản lý của Nhà nước đối với người đã chấp hành xong bản án, quyết định xử lý hành chính. Trường hợp công dân đi lao động, học tập ở nước ngoài không phải để định cư cũng không bị xóa đăng ký thường trú theo quy định tại điểm này.

Thứ ba, Luật bổ sung quy định để quản lý đối với trường hợp công dân không đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú để bảo đảm quản lý tốt hơn đối với nhóm người này (đây là những người chưa đăng ký thường trú, tạm trú ở đâu như người di cư, sống lang thang, không có giấy tờ tùy thân, không có chỗ ở hợp pháp hoặc có chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng không được chủ hộ đồng ý cho đăng ký thường trú, tạm trú…). Việc bổ sung quy định này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, giúp cơ quan nhà nước nắm được tình hình của những người này và hỗ trợ họ.

Thứ tư, Luật bổ sung quy định điều kiện đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08m2 sàn/người (Điểm b Khoản 3 Điều 20). Đồng thời, người này còn phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. Kéo theo đó, trong hồ sơ đăng ký thường trú, phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú.

3. Không còn điều kiện riêng khi nhập khẩu TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh

Một trong những quy định đáng chú ý của Luật Cư trú là xóa điều kiện riêng khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh không bị phân biệt về điều kiện. Quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong quản lý cư trú đối với mọi công dân; bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân theo quy định của Hiến pháp 2013 và bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đang sinh sống trên địa bàn thành phố trực thuộc Trung ương nhưng chưa được đăng ký thường trú mặc dù có chỗ ở hợp pháp. Cụ thể, Điều 20 Luật cư trú quy định: Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó; Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý trong các trường hợp vợ/chồng về ở với chồng/vợ; con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và ngược lại… thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình…

4. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

Luật cấm cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú; Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú; Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật; Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật; Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú; Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.

Luật cũng quy định cấm lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú; Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú; Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó; Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó; Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú./.​

False
Bình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dânTin ngành tư pháp; Hoạt độngBình Dương tổ chức Hội nghị trực tuyến giới thiệu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân/CMSImageNew/2021-04/hoi nghi trien khai_Key_02042021145204.jpg
02/04/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

 Chiều 01-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức trực tuyến Hội nghị giới thiệu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân tại tỉnh Bình Dương. Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành là thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Tiểu ban Tuyên truyền - Vận động bầu cử tỉnh; lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn và đoàn viên thanh niên. Hội nghị được tổ chức trực tuyến ở 03 cấp: tỉnh, cấp huyện và cấp xã với hơn 2.100 người tham dự.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Lộc Hà đề nghị từng ngành, từng cấp, từng Báo cáo viên, tuyên truyền viên cần phát huy vai trò, trách nhiệm tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đặc biệt là tuyên truyền cao điểm từ tháng 1/4/2021 đến sau khi kết thúc bầu cử, tạo sự đồng thuận trong xã hội để cuộc bầu cử trên địa bàn tỉnh Bình Dương đạt kết quả cao và thực sự là ngày hội của toàn dân.

​Hội nghị đã nghe bà Trần Thị Thu Hà – Phó trưởng bộ môn phụ trách môn Luật Hiến pháp, khoa Luật Hành chính – Nhà nước trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh giới thiệu những nội dung cơ bản của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND. 

hoi nghi trien khai.jpg

                                      ThS Trần Thị Thu Hà - Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh báo cáo tại Hội nghị

quan canh hoi nghi.jpg

                                                                                                                    Quang cảnh hội nghị

False
Chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luậtHoạt độngChú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
27/01/2021 4:00 CHNoĐã ban hành

Năm 2020, công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tỉnh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận và được các cấp, các ngành, người dân đánh giá cao. Việc ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai hướng dẫn khá đầy đủ và bài bản; củng cố, kiện toàn Hội đồng PHPBGDPL và đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật luôn được tỉnh và cấp huyện quan tâm và thực hiện thường xuyên, kịp thời, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; hoạt đổng phổ biến giáo dục pháp luật đạt nhiều kết quả nổi bật như: tỉnh đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp được 20.947 cuộc với hơn 745.622 lượt người tham dự (trong đó các sở, ngành tuyên truyền được 459 cuộc với 38.286 lượt người tham dự; cấp huyện và cấp xã tuyên truyền được 19.316 cuộc với 633.943 lượt người tham dự; tổ chức 134 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 347.450 lượt người tham dự; biên soạn và in ấn, cấp phát 2.722.683 tờ gấp, tài liện pháp luật.

Công tác hòa giải ở cơ sở tiếp tục được các cấp ủy, Đảng và chính quyền quan tâm thực hiện hiệu quả, góp phần tích cực vào việc xây dựng khối đoàn kết toàn dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, giảm tình trạng khiếu nại, khiếu kiện kéo dài. Toàn tỉnh hiện có 591 tổ hòa giải với 4.264 hòa giải viên, trong năm, các tổ hòa giải ở khu phố, ấp đã tiếp nhận 1.272 đơn, đưa ra hòa giải 1.272 đơn (đạt 100%, vượt 5% kế hoạch đề ra), hòa giải thành 1.104/1272 vụ việc, tỷ lệ hòa giải thành 86,8% (vượt 1,8% kế hoạch của tỉnh đề ra).  

Điểm nổi bật trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 đó là các ngành, các cấp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền pháp luật như tuyên truyền trên báo, đài, website, mạng xã hội (zalo, facebook,...); đặt biệt là công tác tuyên truyền pháp luật về phòng, chống dịch Covid-19 và tuyên truyền các chế độ, chính sách hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch bệnh góp phần rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid – 19 trên địa bàn tỉnh như: các ngành, địa phương đều ban hành văn bản triển khai, chỉ đạo trong công tác phổ biến các văn bản có liên quan đến phòng chống dịch Covid-19. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng chống dịch Covid-19 trên phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú như: Hội đồng tỉnh xây dựng website và tham mưu, tổ chức thi trực truyến, đồng thời tuyên truyền các quy định của pháp luật liên quan đến phòng chống bệnh truyền nhiễm và cập nhật tình hình dịch bệnh trên thế giới, trong nước và của tỉnh Bình Dương (http://thitructuyen.binhduong.gov.vn/). Kết thúc cuộc thi, website thi trực truyến đã thu hút 450.314 lượt truy cập với 119.560 tài khoản tham gia dự thi (Cuộc thi "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" do Hội đồng tỉnh tổ chức có 45.803 tài khoản dự thi; Cuộc thi "Học sinh chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" do Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức có 73.757 tài khoản dự thi).  Sở Tư pháp phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và các đơn vị có liên quan thực hiện 21 chương trình, tin, bài viết liên quan đến các quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và các quy định về phòng chống dịch Covid-19 nhằm tạo điều kiện cho nhân dân có thêm nhiều kênh thông tin tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm nói chung và góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch Covid-19 nói riêng. Trong năm, đã tổ chức tuyên truyền được 3.631 cuộc với 104.070 lượt người tham dự chủ yếu hướng đến người lao động tại các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp theo đặc thù của công tác phòng chống dịch, đồng thời cấp phát 287.174 tờ gấp, tài liệu tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19./.

​ 

False
Tỉnh Bình Dương tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và triển khai Kế hoạch năm 2021Tin ngành tư pháp; Hoạt độngTỉnh Bình Dương tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và triển khai Kế hoạch năm 2021/CMSImageNew/2021-01/hinh 2_Key_27012021151927.jpg
27/01/2021 3:00 CHNoĐã ban hành

Chiều ngày 26/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và triển khai Kế hoạch năm 2021. Tham dự và chủ trì Hội nghị ông Nguyễn Lộc Hà – Ủy viên Ban thường vụ - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Tham dự Hội nghị gồm có Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng phối hợp pháp luật tỉnh; Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các huyện, thị xã thành phố.
Sau khi thông qua báo cáo công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 và triển khai Kế hoạch năm 2021, ông Nguyễn Lộc Hà đã gợi ý nội dung để các sở, ngành, địa phương bám sát thảo luận.

Tại Hội nghị có nhiều ý kiến trao đổi, thảo luận về công tác PBGDPL như: Mô hình, cách thức tuyên truyền pháp luật cho người dân, đặc biệt là tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tuyên truyền cho người lao động; các khó khăn trong việc tuyên truyền cho người sử dụng lao động, người lao động trong doanh nghiệp, hoạt động hòa giải ở cơ sở,...

Đánh giá kết quả năm 2020, ông Nguyễn Lộc Hà cho rằng, các ngành, các cấp đều tổng lực tuyên truyền về phòng chống dịch Covid 19 với nhiều hình thức đa dạng và phong phú, đặc biệt là Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức cuộc thi "Chung tay phòng chống dịch Covid 19" trên internet đúng thời điểm đợt dịch bùng phát đầu tiên (3/4 đến 30/4/2020) đã góp phần rất lớn trong việc phòng chống dịch bệnh tại Bình Dương.  Hầu như các ngành, các cấp đều áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật như tuyên truyền trên website, Đài, báo mạng, facebook, zalo...

Công tác hòa giải cơ sở đã vượt kế hoạch đề ra từ đầu năm 1,8% (chỉ tiêu là 85 %). Đây là chỉ tiêu rất khó đạt được nhưng tỉnh đã đạt được trong nhiều năm liền. Đó là sự nỗ lực rất lớn của các ngành, các cấp; đặc biệt là các hòa giải viên cơ sở góp phần rất lớn trong việc giảm tải cho các cơ quan nhà nước, đảm bảo an ninh trật tự ở cơ sở, góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư.

Để định hướng công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021, ông Nguyễn Lộc Hà – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh – Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh yêu cầu các ngành, các cấp thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:

1. Các ngành, các cấp tích cực, chủ động triển khai Kế hoạch năm về công tác phổ biến giáo dục pháp luật gắn với nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị mình và xác định công tác tuyên truyền pháp luật là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, triển khai có hiệu quả Quyết định số 1521/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 80-KL/TW ngày 20 tháng 6 năm 2020 của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.

2. Tổ chức đợt cao điểm PBGDPL phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; giao Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử trên internet; các ngành, các cấp vận động cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia.

3. Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp năm 2013, các Luật, pháp lệnh mới được thông qua, có hiệu lực thi hành trong năm 2021 như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp; Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án; Luật Thanh niên, Bộ luật Lao động,  Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp; Luật chứng khoán... ; các văn bản quy phạm pháp luật mới của tỉnh.

4. Năm 2021 là năm tổng kết Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 và 07 đề án về phổ biến giáo dục pháp luật. Đề nghị các ngành, địa phương chủ trì Đề án rà soát lại các nội dung đã làm được, chưa làm được để đề ra giải pháp thực hiện đúng tiến độ.

5. Về củng cố kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL: ở cấp tỉnh thì đã củng cố và kiện toàn rồi; đề nghị Hội đồng cấp huyện củng cố kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động, đặc biệt là vai trò của cơ quan thường trực (Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp) trong việc tham mưu, phối hợp nhằm nâng chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật. 

           Đề nghị các sở ngành, nhất là Hội đồng PH PBGDPL các cấp cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Xây dựng kế hoạch phân công, phân nhiệm cụ thể, phối hợp chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ năm 2021./.​

False
Mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình DươngGiới thiệuTinMức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
26/01/2021 10:00 SANoĐã ban hành

​     Ngày 10 tháng 12 năm 2020, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 14/2020/NQ-HĐND về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nghị quyết áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân, pháp nhân thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất theo quy định của pháp luật và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc đăng ký giao dịch bảo đảm và cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.

     Nghị quyết quy định mức thu phí, cụ thể:

     - Đăng ký giao dịch bảo đảm: Đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mức thu là 80.000 đồng/giấy chứng nhận; Đăng ký thay đổi nội dung giao dịch bảo đảm đã đăng ký mức thu là 60.000 đồng/giấy chứng nhận; Đăng ký văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm mức thu là 30.000 đồng/giấy chứng nhận; Xoá đăng ký giao dịch bảo đảm mức thu là 20.000 đồng/giấy chứng nhận; Cấp bản sao văn bản chứng nhận nội dung đăng ký giao dịch bảo đảm mức thu là 25.000 đồng/giấy chứng nhận.

      - Cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất mức thu là 30.000 đồng/hồ sơ.

      Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa IX, kỳ họp thứ 17 thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2020, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 và thay thế Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký giao dịch bảo đảm và phí cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.

6._PHI_GIAO_DICH_BAO_DAM.pdf

anh 11.jpg

anh 22.jpg

anh 33.jpg

FalsePhòng VB-TT
12 LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ NĂM 2021Giới thiệu; Hoạt động; Tin ngành tư phápTin12 LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ NĂM 2021/CMSImageNew/2020-11/hinh_Key_26112020101232.png
26/11/2020 11:00 SANoĐã ban hành

1. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp: bổ sung 1 điều, 4 khoản và 4 điểm; sửa đổi, bổ sung 8 điều, 22 khoản và 9 điểm. Trong đó, mở rộng phạm vi của giám định tư pháp; bổ sung việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp gắn với bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp; thành lập thêm tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

2. Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án gồm 4 chương, 42 điều quy định nguyên tắc, chính sách của Nhà nước về hòa giải, đối thoại tại tòa án; quyền, nghĩa vụ của hòa giải viên, các bên tham gia hòa giải, đối thoại; trách nhiệm của tòa án đối với hoạt động hòa giải, đối thoại; trình tự, thủ tục, công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại tòa án. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

3. Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng gồm 3 điều, sửa đổi, bổ sung quy định về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng; hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng; thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng; cấp phép xây dựng; quản lý chi phí đầu tư xây dựng...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã sửa đổi, bổ sung 54 điều về nội dung và 14 điều về kỹ thuật. Đáng chú ý, luật sửa đổi thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cấp huyện, xã; bổ sung một số hình thức văn bản quy phạm pháp luật mới...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều gồm 3 điều. Trong đó, sửa đổi bổ sung 24 khoản của Luật Phòng, chống thiên tai và 7 khoản của Luật Đê điều. Luật đã bổ sung quy định về 4 loại thiên tai, 5 loại công trình phòng, chống thiên tai; quy định về nguồn nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho phòng, chống thiên tai; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.

6. Luật Thanh niên có 7 chương, 41 điều, sửa đổi toàn diện Luật Thanh niên năm 2005. Luật quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, vai trò, quyền, nghĩa vụ của thanh niên; trách nhiệm của thanh niên; chính sách của Nhà nước đối với thanh niên; trách nhiệm của tổ chức thanh niên và các tổ chức khác...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

7. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung 20/102 điều của luật hiện hành. Trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản như quy định về đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội; bộ máy giúp việc của Đoàn đại biểu Quốc hội...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

8. Luật Đầu tưcó 7 chương, 77 điều và 4 phụ lục, trong đó quy định về ngành nghề cấm đầu tư, kinh doanh, ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện; chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư; thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư và thực hiện dự án; quản lý Nhà nước và bảo đảm quốc phòng, an ninh...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

9. Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là luật mới, trước đây, các quy định về hoạt động PPP chỉ dừng ở cấp nghị định. Luật quy định cụ thể về các lĩnh vực thiết yếu để đầu tư theo phương thức PPP; quy mô đầu tư; phân loại các dự án PPP và thẩm quyền quyết định của trương đầu tư; lựa chọn nhà đầu tư; cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu...Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

10. Luật Doanh nghiệp gồm 10 chương, 218 điều. Những cải cách quan trọng nhất của luật gồm: Cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho đăng ký doanh nghiệp, gia nhập thị trường; nâng cao khung khổ pháp lý về quản trị doanh nghiệp; nâng cao hiệu lực quản trị, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp; thúc đẩy thị trường vốn; tạo thuận lợi cho tổ chức lại và mua bán doanh nghiệp... Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

11. Bộ luật Lao động gồm 17 chương, 220 điều. Bộ luật Lao động 2019 quy định nhiều điểm thay đổi quan trọng về hợp đồng lao động, cụ thể như: tăng tính nhận diện các quan hệ lao động diễn ra trên thực tế; chấp nhận hợp đồng lao động được thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu; không còn loại Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định; không áp dụng thử việc đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng; thêm 02 trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần lý do,…. Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

12. Luật chứng khoán gồm 10 chương, 135 điều. Những điểm mới của Luật chứng khoán  như: sẽ thành lập một sở giao dịch chứng khoán khi có đủ điều kiện; bổ sung thêm các hành vi bị nghiêm cấm; phải đưa cổ phiếu, trái phiếu lên sàn khi kết thúc đợt chào bán; chào bán chứng khoán được thống nhất với Luật Doanh nghiệp; quy định chặt chẽ điều kiện bán cổ phiếu của công ty; chỉ được bán thêm cổ phiếu nếu có lãi; sẽ thành lập Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam,… Luật này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

​ 

​ 

False
Bình Dương tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luậtTin ngành tư pháp; Hoạt độngTinBình Dương tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật/CMSImageNew/2020-10/13_Key_30102020101933.jpg
30/10/2020 11:00 SANoĐã ban hành

Sáng ngày 29/10/2020, tại Hội trường Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng phổ biến giáo dục pháp luật. Tham dự Hội nghị tập huấn có gần 250 cán bộ, công chức là Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, Pháp chế sở ngành và tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh nhấn mạnh vị trí và vai trò quan trọng của đội ngũ Báo cáo viên pháp luật là lực lượng nòng cốt trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, vì vậy cần tổ chức thường xuyên các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật; trong đó, chú trọng việc cập nhật kiến thức mới, các kỹ năng, cách giải quyết các tình huống trong công tác tuyên truyền miệng.

Hoi nghi tap huan PBGDPL 2020 (1).jpg

(Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị)

Tại Hội nghị các Báo cáo viên pháp luật đã nghe Tiến sĩ Vũ Hoài Phương – Học viện Báo chí và Tuyên truyền trình bày một số nội dung kỹ năng viết đề cương và kỹ năng tuyền truyền miệng.

 

          Qua Hội nghị các báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện, pháp chế sở, ngành và tư pháp hộ tịch cấp xã đã được trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh, góp phần đưa pháp luật đi vào đời sống, giúp nâng cao kiến thức ý thức chấp hành pháp luật của người dân,  nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và phát triển đất nước.

 

Quan cảnh hội nghị

Hoi nghi tap huan PBGDPL 2020 (2).jpgHoi nghi tap huan PBGDPL 2020 (3).jpg

False
TX.Tân Uyên tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thị xãTin ngành tư pháp; Hoạt độngTinTX.Tân Uyên tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thị xã/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
30/09/2020 11:00 SANoĐã ban hành
Sáng ngày 24.9, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) TX.Tân Uyên tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thị xã. Bà Nguyễn Thị Kim Nguyên, UVTV Thị ủy, Phó Chủ tịch UBND thị xã, Chủ tịch  Hội đồng PBGDPL thị xã chủ trì hội nghị. Đến dự chỉ đạo có ông Đoàn Hồng Tươi, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã; ngoài ra tham dự còn có đồng chí Nguyễn Thu Trag- Trưởng Phòng tuyên truyền Phổ biến giáo dục pháp luật-Sở Tư pháp tỉnh; đồng chí Thái Thanh Hải- Phó chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Bình Dương, cùng lãnh đạo các ngành UBND thị xã, thành viên Hội đồng phối hợp PBGDPL thị xã; lãnh đạo UBND, UBMTTQVN và Công chức Tư pháp-Hộ tịch các xã, phường.
 
          Thời gian qua, công tác PBGDPL trên địa bàn thị xã đã đạt được nhiều kết quả, cấp uỷ và chính quyền từ thị xã đến cơ sở đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; thường xuyên đổi mới, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, kết hợp các hình thức tuyên truyền truyền thống với ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Trong 9 tháng Hội đồng đã tổ chức được 11 hội nghị với 2.765 lượt cán bộ tham dự, phối hợp tuyên truyền PBGDPL cho người dân được 4.952 cuộc với 479.314 lượt người dự; đã biên soạn và cấp phát được 50.000 tờ gấp dưới dạng hỏi-đáp pháp luật, phát động 02 cuộc thi tiềm hiểu pháp luật trên Internet với 8.203 lượt người tham gia; nội dung tuyên truyền được chọn lọc vừa mang tính thời sự, vừa bám sát thực tế cuộc sống, dễ hiểu, phù hợp với trình độ, khả năng tiếp nhận của từng nhóm đối tượng, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển KT-XH của địa phương. Qua đó, góp phần ngăn chặn và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững ANCT, trật tự ATXH, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền trên địa bàn thị xã.
TanUyenPBGDPL2020(1).jpg
TanUyenPBGDPL2020(2).jpg
(Các chuyên gia đang thảo luận trao đổi tại Hội nghị)
          Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến từ thực tiễn thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ quan, đơn vị, địa phương đồng thời chia sẻ cách làm hay, mô hình PBGDPL và những đề xuất giải pháp, kiến nghị để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới.
          Để nâng cao chất lượng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thời gian tới, đến dự và phát biểu chỉ đạo, ông Đoàn Hồng Tươi, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã đề nghị cấp ủy chính quyền địa phương cần phát huy vai trò lãnh đạo, làm tốt công tác tuyên truyền; phải phân nhóm đối tượng, xác định đối tượng tuyên truyền; phương thức tuyên truyền cần phải được đổi mới gắn với truyền thống và phi truyền thống; tăng cường đối thoại với người dân, nắm bắt dư luận xã hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền PBGDPL mới, đảm bảo tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả. Xây dựng, nhân rộng các mô hình hay, cách làm hiệu quả để công tác tuyên truyền PBGDPL trở thành công việc thường xuyên, là trách nhiệm của các ngành, các cấp, từng cán bộ, đảng viên và mỗi người dân. ...
TanUyenPBGDPL2020(3).jpg 
(Ông Đoàn Hồng Tươi, Phó Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã phát biểu chỉ đạ​o Hội nghị)
Thông qua hội nghị trao đổi kinh nghiệm, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn thị xã nhằm đánh giá kết quả triển khai, tổ chức thực hiện công tác PBGDPL theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Thông tư 03 ngày 10/3/2018 của Bộ Tư pháp về Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác PBGDPL; phát huy tính tích cực, tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn thị xã Tân Uyên; đưa việc học tập, tìm hiểu pháp luật trở thành công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, nhằm góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ.
Phòng Tư pháp thị xã Tân Uyên
FalseVăn phòng Sở
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh định hướng chủ đề, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2020Tin ngành tư phápTinHội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh định hướng chủ đề, khẩu hiệu hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2020/CMSImageNew/2020-09/ngay phap luat_Key_29092020091149.jpg
29/09/2020 10:00 SANoĐã ban hành

Thực hiện quy định tại Điều 8 Luật Phổ biến giáo dục pháp luật, Quyết định 1986/QĐ-BTP ngày 25/9/2020 của Bộ Tư pháp và công văn số 3130/UBND-NC ngày 01/7/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh định hướng  một số nội dung triển khai thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam 9/11/2020 như sau:

1 Về chủ đề:

Hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11/2020, tỉnh Bình Dương nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đồng thời cùng người dân, doanh nghiệp đẩy lùi đại dịch COVID-19 và phát triển kinh tế - xã hội, thiết thực chào mừng Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

2. Khẩu hiệu tuyên truyền

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, lĩnh vực được giao quản lý và tình hình thực tế, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11. Hội đồng tỉnh định hướng một số khẩu hiệu tuyên truyền như sau:

- Chủ động tìm hiểu, nâng cao ý thức tuân thủ, thực thi pháp luật là trách nhiệm của mỗi cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.

- Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2020.

- Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân là mục tiêu và yêu cầu trong thực thi công vụ.

- Tích cực cải cách hành chính và đồng hành cùng người dân, doanh nghiệp.

- Chung tay phòng, chống dịch bệnh COVID-19.​ 

False
Tỉnh Bình Dương ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Ngày pháp luật Việt Nam 9/11/2020Tin ngành tư phápTinTỉnh Bình Dương ban hành văn bản hướng dẫn triển khai Ngày pháp luật Việt Nam 9/11/2020/CMSImageNew/2020-07/ngay pl 9-11_Key_15072020094942.jpeg
15/07/2020 10:00 SANoĐã ban hành

Ngày 01/7/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 3130/UBND-NC hướng dẫn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11/2020; theo đó:

1.Về nội dung

- Tập trung quán triệt, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam, lựa chọn nội dung pháp luật để thông tin, phổ biến thiết thực, phù hợp, trong đó tập trung vào giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật hoặc lệch chuẩn xã hội; nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong chủ động tìm hiểu, học tập pháp luật; tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Phổ biến nội dung cơ bản của các luật, pháp lệnh, văn bản mới ban hành có hiệu lực năm 2019, năm 2020; các dự thảo chính sách, quy định của pháp luật có nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp; những vấn đề dư luận người dân, xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, vấn đề nóng trong xã hội, trọng tâm là các lĩnh vực: cải cách hành chính; lao động; đầu tư; phòng, chống tham nhũng; lãng phí; khiếu nại, tố cáo; bảo vệ môi trường; đất đai; an toàn thực phẩm; phòng, chống dịch bệnh, cháy nổ, phòng, chống tác hại của rượu bia, thuốc lá; giao thông đường bộ; biên giới, hải đảo; xử lý vi phạm hành chính; các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết tham gia là thành viên có liên quan…

2. Hình thức

Cần xác định hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 là việc làm hàng ngày, thường xuyên của mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, cán bộ, công chức, viên chức và người dân. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương chủ động lựa chọn hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 phù hợp, thiết thực, hiệu quả, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao; chú trọng đổi mới, đa dạng các hình thức hưởng ứng một cách linh hoạt, tiết kiệm và có sức lan tỏa sâu rộng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường xã hội hóa trong thực hiện, tập trung vào một số hoạt động như sau:

- Phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, Cổng/Trang thông tin điện tử và hệ thống loa truyền thanh cơ sở); truyền thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội; biên soạn và phát hành các tài liệu PBGDPL.

- Tổ chức mít – tinh hưởng ứng Ngày Pháp luật gắn với biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật; thông qua các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, đối thoại chính sách, tư vấn pháp luật trực tiếp; tổng kết, xây dựng, nhân rộng mô hình hay, cách làm mới, hiệu quả trong công tác PBGDPL.

- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan về Ngày Pháp luật qua hệ thống áp phích, băng rôn, cờ phướn trên các tuyến phố chính, các khu trung tâm; tổ chức lồng ghép hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật kết hợp với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao…

3. Thời gian thực hiện

Các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật cần tổ chức thường xuyên, liên tục trong cả năm, đặc biệt trong tháng cao điểm bắt đầu từ ngày 15/10 đến ngày 15/11/2020.

Theo đó, yêu cầu các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, địa phương căn cứ điều kiện thực tế, yêu cầu nhiệm vụ chính trị và khả năng nguồn lực để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 trong cơ quan, đơn vị, lĩnh vực được giao quản lý và địa phương với nội dung, hình thức phù hợp; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11/2020./.


Cong van 3130-NC.signed.pdf

​ 

False
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19”: Tạo được sức lan tỏaTin ngành tư phápTinCuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19”: Tạo được sức lan tỏa/CMSImageNew/2020-07/covid_Key_09072020133958.jpg
09/07/2020 2:00 CHNoĐã ban hành

Nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL), trang bị kiến thức pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm, Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19" cho mọi tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh; bên cạnh đó, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi " Học sinh chung tay đẩy lùi dịch covid – 19" dành cho đối tượng là học sinh. Sau gần 2 tháng diễn ra, 2 cuộc thi đã thu hút 119.560 bài dự thi.



 

Thu hút hơn 119.560 bài dự thi

Cuộc thi "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19" dành cho đối tượng là công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trong và ngoài tỉnh Bình Dương. Cuộc thi "Học sinh chung tay đẩy lùi dịch Covid-19" dành cho học sinh các trường THCS, THPT, học viên các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh năm học 2019-2020.

Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở nhiều quốc gia, tại Việt Nam, đây là thời điểm quan trọng trong công tác phòng, chống dịch. Vì vậy 2 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet được phát động trong thời điểm này được xem là một hình thức tuyên truyền pháp luật sát sườn, phù hợp với tình hình thực tế và được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Hai cuộc thi được tổ chức từ ngày 3-4 đến hết ngày 20-5-2020. 

​Để 2 cuộc thi ngày càng lan tỏa đến mọi tầng lớp nhân dân, công tác tuyên truyền đã được Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh quan tâm. Bà Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc Sở Tư pháp, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh, cho biết: "Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng tỉnh tham mưu hội đồng tổ chức cuộc thi, thời gian qua Sở Tư pháp đã phối hợp với các ngành có liên quan để chuẩn bị các bước cho cuộc thi. Công tác truyền thông về cuộc thi đã được thực hiện bằng nhiều hình thức, nhất là đẩy mạnh thông tin trên các phương tiện truyền thông, ứng dụng trên các thiết bị thông minh. Ban tổ chức đã truyền thông bằng nhiều hình thức đa dạng và phong phú như gửi email công vụ cho cán bộ công chức, công văn gửi các sở, ngành, địa phương để phát động, vận động tham gia cuộc thi; tuyên truyền trên báo, đài, website, phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh cơ sở, Zalo BinhDuong SmartCity... Hiện danh sách các thí sinh đạt giải được Sở Tư pháp đăng trên Báo Bình Dương và webstite của sở để mọi người được rõ".

Lan tỏa kiến thức pháp luật đến người dân

Do đây là cuộc thi về chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 cho nên nội dung thi xoay quanh các văn bản pháp luật có liên quan, như Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007; Nghị định 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30-9-2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch; Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14-11- 2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. ..

Mục đích của cuộc thi nhằm đa dạng hóa hình thức tuyên truyền PBGDPL, đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác PBGDPL; trang bị, bổ sung kiến thức pháp luật về các vấn đề dư luận xã hội quan tâm đặc biệt là phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Covid-19 (SARS-CoV-2). Đây là những vấn đề thời sự nóng hổi được nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm trong những tháng đầu năm 2020.

Xuyên suốt cuộc thi, Sở Tư pháp, cơ quan thường trực có sự chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch, tích cực vận động, tuyên truyền cho cuộc thi. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể đã có sự phối hợp tốt, chặt chẽ trong quá trình tổ chức cuộc thi; chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc sâu sát cuộc thi như Sở Giáo dục - Đào tạo, Công an tỉnh, Hội đồng phối hợp PBGDPL TP.Thủ Dầu Một... Điểm nổi bật của 2 cuộc thi lần này chính là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật.

Bà Nguyễn Anh Hoa cho biết thêm: "Những năm gần đây, công tác tuyên truyền, PBGDPL với nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với từng đối tượng. Công tác tuyên truyền có nhiều đột phá, cách làm mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp PBGDPL. Đặc biệt là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, PBGDPL. Lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp với đối tượng tuyên truyền, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực. Đẩy mạnh tuyên truyền cho các nhóm đối tượng đặc thù, người lao động tại các khu, cụm công nghiệp với nhiều hình thức sáng tạo, như: Tổ chức các hội thi tìm hiểu pháp luật trên internet, tổ chức ngày hội công nhân với pháp luật, tuyên truyền thông qua việc xây dựng các chuyên mục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Dương".

Bà Nguyễn Anh Hoa, Giám đốc Sở Tư pháp, cho biết điểm nổi bật trong công tác tuyên truyền pháp luật 6 tháng đầu năm 2020 là Sở Tư pháp đã tích cực, chủ động tham mưu định hướng tuyên truyền và tham gia tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh Covid-19; trong đó có tổ chức 2 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia. Là cuộc thi trên mạng internet cho nên rất thuận lợi cho mọi người dân tham gia dự thi, vào bất kỳ thời gian nào, bằng thiết bị nào có kết nối internet (máy tính, điện thoại, ipad...)".

Về tổ chức trao giải, do đối tượng dự thi là người dân trong và ngoài tỉnh Bình Dương; hình thức thi trên internet và trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 hạn chế tiếp xúc cho nên việc trao giải cũng khác hơn các cuộc thi khác, đó là linh động trong cách thức trao giải, như: Chuyển khoản, nhận tiền qua bưu điện, nhận giải thưởng bằng tiền mặt hoặc hình thức khác… tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh đạt giải.​



                                                                                                                                                                                                              Nguồn: Báo Bình Dương
False
Ban tổ chức cuộc thi công bố giải thưởng Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19” Giới thiệu; Hoạt động; Tin ngành tư phápTinBan tổ chức cuộc thi công bố giải thưởng Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid-19” /CMSImageNew/2020-06/111_Key_22062020082140.png
22/06/2020 9:00 SANoĐã ban hành

Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" được Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương tổ chức và diễn ra từ ngày 03/4/2020 đến hết ngày 20/5/2020. Nội dung thi tập trung chủ yếu vào các văn bản pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm, Bộ luật Hình sự, các biện pháp áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế và chống dịch đặc thù trong thời gian có dịch; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử; quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm,..... Kết thúc cuộc thi, có 45.803 bài dự thi, Ban Tổ chức đã công nhận và trao 01 giải tập thể cho Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố Thủ Dầu Một và 508 giải cá nhân.

Cuộc thi được các cấp các ngành và nhân dân đánh giá, mang tính thời sự, bám sát thực tiễn công tác phòng chống dịch Covid-19. Qua đó, Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân trong và ngoài tỉnh đồng tình hưởng ứng, tích cực tham gia Cuộc thi, góp phần trong công tác phòng chống dịch Covid -19./.​


qd 115-BTC UBND.signed.pdf

False
Tổ chức thành công Vòng chung kết Cuộc thi “Pháp luật học đường”Giới thiệu; Hoạt động; Tin ngành tư phápTổ chức thành công Vòng chung kết Cuộc thi “Pháp luật học đường”/CMSImageNew/2020-06/hinh a_Key_08062020101115.jpg
08/06/2020 11:00 SANoĐã ban hành

Sáng 7/6, vòng chung kết Cuộc thi "Pháp luật học đường" đã được tổ chức tại 29 tỉnh, thành phố trong cả nước; Bình Dương tổ chức vòng chung kết tại Trung tâm giáo dục thường xuyên – Kỹ thuật hướng nghiệp huyện Dầu Tiếng.

Cuộc thi "Pháp luật học đường" do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup tổ chức cho các học sinh, học viên ở các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.Theo báo cáo của Ban Tổ chức, Cuộc thi đã thu hút 179.980 thí sinh đăng ký dự thi và 314.675 lượt thí sinh tham gia thi. Nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối 300/300 điểm. Có thể thấy, Cuộc thi đã có sức lan tỏa rộng lớn, hấp dẫn tuổi trẻ học đường và trở thành sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Căn cứ kết quả thi vòng loại, Ban Tổ chức Cuộc thi đã tiến hành xác minh thông tin của các thí sinh và lựa chọn 1.033 thí sinh đủ điều kiện tham gia Vòng bán kết của Cuộc thi (trong đó bảng A có 891 thí sinh, bảng B có 142 thí sinh).

Căn cứ kết quả thi Vòng bán kết, Ban Tổ chức đã quyết định lựa chọn 277 thí sinh của bảng A (đều đạt điểm tuyệt đối) và 30 thí sinh của bảng B (có điểm thi cao nhất và thời gian làm bài ngắn nhất) của 29 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tham gia Vòng chung kết. Tỉnh Bình Dương có 05 thí sinh được vào vòng chung kết.

Một số hình ảnh về cuộc thi tại tỉnh Bình Dương

hinh cong truong.jpg


hinh dang thi 3.jpg

hinh dang thi 2.jpg

False
Tỉnh Bình Dương có 05 thí sinh đủ điều kiện tham gia vòng chung kết Cuộc thi “Pháp luật học đường”Tin ngành tư pháp; Giới thiệu; Hoạt độngTỉnh Bình Dương có 05 thí sinh đủ điều kiện tham gia vòng chung kết Cuộc thi “Pháp luật học đường”/CMSImageNew/2020-05/logo3_Key_25052020093445.png
25/05/2020 10:00 SANoĐã ban hành

Cuộc thi "Pháp luật học đường" do Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egroup tổ chức cho các học sinh, học viên ở các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Vòng loại của Cuộc thi diễn ra từ ngày 11/11/2019 đến hết ngày 22/12/2019. Sau 06 tuần thi của vòng loại, Cuộc thi đã thu hút 314.675 lượt thí sinh tham gia dự thi. Cuộc thi đã có sức lan tỏa rộng lớn, hấp dẫn tuổi trẻ học đường và trở thành sân chơi bổ ích cho học sinh, sinh viên – thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Căn cứ kết quả thi vòng loại, Ban Tổ chức Cuộc thi đã tiến hành xác minh thông tin của các thí sinh và lựa chọn 1.033 thí sinh đủ điều kiện tham gia Vòng bán kết của Cuộc thi (trong đó bảng A có 891 thí sinh, bảng B có 142 thí sinh). Vòng Bán kết của Cuộc thi được tổ chức từ từ 09h00 ngày 05/3/2020 đến 21h00 ngày 18/3/2020. Kết thúc vòng bán kết, Ban tổ chức chọn ra 307 thí sinh tham gia vòng thi chung kết dự kiến tổ chức bắt đầu từ 09h00 đến 10h00 ngày 07/6/2020 (Chủ nhật).

Tỉnh Bình Dương có 05 thí sinh đủ kiều kiện tham gia vòng chung kết cuộc thi "Pháp luật học đường"./.​​​

Cong van 1851 gui dia phuong.doc

Phụ lục 1 - Bảng A final.xlsx

Phụ lục 2 - Bảng B final.xlsx

False
TỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ​SỐ 42/NQ-CP NGÀY 09/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19   Giới thiệu; Hoạt động; Tin ngành tư phápTinTỈNH BÌNH DƯƠNG TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ​SỐ 42/NQ-CP NGÀY 09/4/2020 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ NGƯỜI DÂN GẶP KHÓ KHĂN DO ĐẠI DỊCH COVID-19   /CMSImageNew/2020-05/hinh 2_Key_07052020090304.jpg
07/05/2020 10:00 SANoĐã ban hành

​Nhằm triển khai kịp thời các giải pháp hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 gây ra theo quy định của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần ổn định cuộc sống, duy trì sản xuất, đảm bảo an sinh xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 2086/UBND-KT ngày 29/4/2020 để triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ với một số nội dung chủ yếu như sau:

1. Nguyên tắc hỗ trợ

- Hỗ trợ đối tượng bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ thêm cho một số nhóm đối tượng đang hưởng chính sách ưu đãi, bảo trợ xã hội trong thời gian có dịch.

- Nhà nước, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội cùng chia sẻ trách nhiệm trong việc bảo đảm cuộc sống cho người lao động.

- Việc hỗ trợ bảo đảm đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để lợi dụng, trục lợi chính sách. Đối tượng hỗ trợ thuộc diện được hưởng từ 02 chính sách trở lên thì chỉ được hưởng một chế độ hỗ trợ cao nhất; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không tham gia.

2. Nội dung, đối tượng và mức hỗ trợ

- Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương từ 01 tháng trở lên do các doanh nghiệp gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức 1.800.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ theo thời gian thực tế tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch, tính từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 và không quá 3 tháng.

- Người sử dụng lao động có khó khăn về tài chính và đã trả trước tối thiểu 50% lương ngừng việc cho người lao động theo Khoản 3 Điều 98 của Bộ luật lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 thì được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền lương tối thiểu vùng đối với từng người lao động theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất 0%, thời hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trả phần lương còn lại và giải ngân trực tiếp hàng tháng đến người bị ngừng việc.

- Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 được hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng không quá 3 tháng.

- Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ 1.000.000 đồng/người/tháng theo hằng tháng tùy theo tình hình thực tế của diễn biến dịch nhưng tối đa không quá 3 tháng. Thời gian áp dụng từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

- Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

- Đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ thêm 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

- Người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trong danh sách đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 được cấp có thẩm quyền công nhận được hỗ trợ 250.000 đồng/người/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020 và được chi trả một lần.

- Người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 50% lao động tham gia bảo hiểm xã hội trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất tối đa không quá 12 tháng.

Việc hỗ trợ cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh Bình Dương phải đảm bảo theo các điều kiện, đầy đủ hồ sơ, theo đúng trình tự và thủ tục quy định tại Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ./.


2086-KT.signed.pdf

​ 

False
Gia hạn thời gian tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet Hoạt độngTinGia hạn thời gian tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/05/2020 10:00 SANoĐã ban hành

Từ ngày 01/4/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19"; bên cạnh đó, Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi " Học sinh chung tay đẩy lùi dịch Covid -19". Hai cuộc thi được tổ chức trên website: http://thitructuyen.binhduong.gov.vn đã thu hút được các tầng lớp nhân dân, học sinh tham gia, góp phần rất lớn trong việc phổ biến giáo dục pháp luật về vấn đề dư luận xã hội quan tâm hiện nay đó là phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút COVID -19 (Sars-CoV-2). Tính đến ngày 07/5/2020,  website của cuộc thi đã thu hút được 399.701 lượt truy cập tìm hiểu về Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm và các thông tin có liên quan với 39.793 người dự thi "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" và 64.761 người dự thi "Học sinh chung tay đẩy lùi dịch Covid -19".

Để tạo điều kiện thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân, học sinh tiếp tục tìm hiểu và tham gia thi, Ban tổ chức 02 cuộc thi gia hạn thời gian tổ chức Cuộc thi đến hết ngày 20/5/2020. ​


TB hoc sinh_756_STP-PBGDPL.signed.pdf

74-TB-BTC.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Học sinh chung tay đẩy lùi dịch COVID – 19”Giới thiệu; Hoạt động; Tin ngành tư phápCuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Học sinh chung tay đẩy lùi dịch COVID – 19”/CMSImageNew/2020-04/Untitled_Key_03042020174919.png
01/04/2020 6:00 CHNoĐã ban hành

​Nhằm tạo thêm kênh thông tin để học sinh nắm bắt, nâng cao kiến thức và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút COVID -19 (Sars-CoV-2),  ngày 01/4/2020 Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch phối hợp số 566/KHPH-STP-SGDĐT về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet "Học sinh chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" và Ban tổ chức đã ban hành Thể lệ số 567/TL-BTC; theo đó:

- Đối tượng dự thi: Học sinh các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông (THCS, THPT); học viên các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) trên địa bàn tỉnh năm học 2019-2020.

- Nội dung thi: Tìm hiểu các văn bản pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm như: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007; Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử,….

- Hình thức thi: Thi trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử (mạng Internet) tại địa chỉ truy cập: thitructuyen.binhduong.gov.vn

- Thời gian thi: từ ngày 03/4/2020 đến hết ngày 30/4/2020

Theo đó, Kế hoạch phân công rõ trách nhiệm của ngành tư pháp và ngành giáo dục nhằm tổ chức, triển khai cuộc thi đạt kết quả tốt./.


KH_566_STP-SGDDT-PBGDPL.signed.pdf

Thể lệ_567_STP-PBGDPL.signed.pdf

False
Tỉnh Bình Dương tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19” Tin ngành tư pháp; Giới thiệu; Hoạt độngTỉnh Bình Dương tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet “Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19” /CMSImageNew/2020-03/covid_Key_31032020155900.jpg
31/03/2020 4:00 CHNoĐã ban hành

Nhằm tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật về vấn đề dư luận xã hội quan tâm hiện nay đó là dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Covid -19 (Sars-CoV-2),  ngày 30/3/2020 Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh ban hành Kế hoạch số 57/KH-HĐPH về tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet "Cùng chung tay đẩy lùi dịch Covid -19" và Ban tổ chức đã ban hành Thể lệ số 59/TL-BTC; theo đó:

- Đối tượng dự thi: Công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc trong và ngoài tỉnh Bình Dương.

- Nội dung thi: Tìm hiểu các văn bản pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm như: Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007; Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế; Nghị định 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 03/2/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử,….

- Hình thức thi: Thi trực tuyến thông qua trang thông tin điện tử (mạng Internet) tại địa chỉ truy cập: thitructuyen.binhduong.gov.vn

- Thời gian thi: từ ngày 03/4/2020 đến hết ngày 30/4/2020​


KH 57 KH to chuc cuoc thi.pdf

QD 58 - BTC cuộc thi.pdf

THE LE 59 BTC CUOC THI TINH BD.pdf

False
Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban Kế hoạch hoạt động năm 2020 Hoạt độngTinHội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh ban Kế hoạch hoạt động năm 2020 /CMSImageNew/2020-03/ke hoach_Key_09032020170051.jpg
09/03/2020 6:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 02/3/2020, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 24/KH-HĐPH về triển khai các hoạt động năm 2020. Theo đó, có 03 nhóm nội dung hoạt động trọng tâm trong năm 2020 như:

1. Tham mưu, tư vấn Ủy ban nhân dân tỉnh: Xây dựng Kế hoạch và văn bản hướng dẫn về phổ biến, giáo dục pháp luật; Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 09/11/2020; Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng tỉnh; rà soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; Tổ chức tự đánh giá, chấm điểm theo Thông tư số 03/2018/TT-BTP ngày 10/3/2018 của Bộ Tư pháp về Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Kiểm tra công tác phổ biến giáo dục pháp luật; Tổng kết hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh năm 2020, xây dựng phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh năm 2021.

2. Hội đồng tỉnh trực tiếp triển khai, thực hiện: Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hoạt động của Hội đồng năm 2020; Xây dựng công văn hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật mới, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL cho thành viên Hội đồng; Báo cáo viên pháp luật; Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật theo Kế hoạch số 539/KH-UBND ngày 11/02/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; tủ sách pháp luật năm 2020; thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh; Tổ chức Hội thi Báo cáo viên, tuyên truyền viên giỏi về phòng chống tham nhũng,….

3. Thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp và Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (Kế hoạch số 05-KH/BCĐCCTP-HĐPHPBGDPL ngày 02/12/2016).

Để triển khai thực hiện được đồng bộ, đạt chất lượng và hiệu quả cao, Kế hoạch đã có sự phân công trách nhiệm cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời gian thực hiện./.

 

 Kế hoạch số 24/KH-HĐPHKe hoach cua Hoi dong tinh.pdf

 

False
Bình Dương tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32; 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020Tin ngành tư phápTinBình Dương tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32; 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và triển khai kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020/CMSImageNew/2020-03/7eaaa75ded2e16704f3f_Key_08032020165455.jpg
08/03/2020 5:00 CHNoĐã ban hành

Sáng 05-3, tại Nhà văn hóa Thiếu nhi tỉnh Bình Dương, UBND tỉnh đã tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư T rung ương Đảng (khóa IX) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức c hấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân"; 05 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013; tổng kết công tác phổ công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2019 và triển khai phương hướng năm 2020 đồng thời tổng kết và trao giải cuộc thi Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật tỉnh Bình Dương lần 1 năm 2019. 

Tham dự có ông Đặng Minh Hưng-Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Chủ trì Hội nghị, bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp – Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (Hội đồng), các đồng chí là Phó Chủ tịch, thành viên Hội đồng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; lãnh đạo UBND, Trưởng phòng Tư pháp các các huyện, thị xã, thành phố cùng đại diện các tập thể, cá nhân được khen thưởng và đạt giải Cuộc thi.

9c8786b149c0b29eebd1.jpg

(Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch HĐND tặng Băng khen, hoa cho một số tập thể, cá nhân 15 năm thực hiện Chỉ thị 32)


Qua 15 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã có những chuyển biến quan trọng về nhận thức, ý thức trách nhiệm; đưa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước đi vào nề nếp, được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, các hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật luôn được các cấp, các ngành liên tục đổi mới chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông. Nhiều sở, ngành, đơn vị địa phương có các mô hình mới, cách làm hiệu quả được báo cáo tại Hội nghị. Từ đó công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong từng giai đoạn, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Với 69 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh, 233 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 2.537 tuyên truyền viên cấp xã. Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên tham gia ngày càng nhiều và tích cực trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; nhiều hình thức, cách thức mới được các báo cáo viên áp dụng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đưa chất lượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào chiều sâu. Toàn tỉnh hiện có 592 tổ hòa giải với 4.388 hòa giải viên, trong 05 năm qua, việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều kết quả caocác tổ hòa giải đã tiếp nhận 7.253 vụ việc; trong đó hòa giải thành 6.033 vụ việc, đạt tỷ lệ 83.2%. Từ đó kịp thời giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân, tạo sự đoàn kết, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội khu dân cư

81d02f32e343181d4152.jpg

(Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh và bà Nguyễn Thị Kim Oanh - Phó Chủ tịch HĐND tặng Băng khen, hoa cho một số tập thể, cá nhân trong 05 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở)


Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Minh Hưng ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW trên địa bàn tỉnh trong 15 năm qua. Trong đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện kịp thời, hiệu quả, góp phần tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Để tiếp tục thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Chỉ thị 32-CT/TW, ông đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thật tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Cùng với việc đổi mới, nâng cao hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cần gắn với các nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, các chỉ thị, nghị quyết và chương trình công tác của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, bảo đảm việc thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW  thiết thực, hiệu quả, thường xuyên.

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã tặng Bằng khen cho 27 tập thể và 33 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW và 05 năm thực hiện Luật Hòa giải cơ sở. Ban Tổ chức Cuộc thi cũng đã trao 17 giải cho các đơn vị trong cuộc thi "Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật" lần 1 năm 2019, đây được xem là nền tảng bước đầu để tiếp tục động viên, khuyến khích các đơn vị, địa phương và các cá nhân tiếp tục có những đóng góp nhiều hơn nữa cho công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh./.

Ban Tổ chức Cuộc thi trao giải cho các đơn vị đạt giải:

hoagiai3_Key_06032020110322.jpg

Ông Đăng Minh Hưng - Phó Chủ tịch và Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp trao giải nhất

cho đơn vị Thành phố Thủ Dầu Một


e769d4cb18bae3e4baab.jpg 


Ông Nguyễn Văn Khanh - Phó GĐ Sở TTTT và Ông Nguyễn Huỳnh Đình - PCT UBMTTQ VN tỉnh

trao giải Nhì cho các đơn vị


6da3acce60bf9be1c2ae.jpg 


Bà Nguyễn Phương Dung - PGĐ Sở GDĐT và ông Võ Hoàng Ngân - GĐ Sở Xây dựng

trao giải cho các đơn vị đạt giải Ba


87045284_2825637467531235_7652640103717666816_n.jpg 


B Nguyễn Thị Ngọc Xuân - Bí thư Tỉnh Đoàn và Đại tá Trần Văn Chính - PGĐ Công an tỉnh

trao giải cho các đơn vị đạt giải Khuyến khích

FalseNguyễn Đức Chính
Tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựngTin ngành tư phápTinTỉnh Bình Dương ban hành Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng/CMSImageNew/2020-02/xay dưng_Key_26022020151117.jpg
26/02/2020 4:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 20/02/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2020 và thay thế Quyết định số 37/2015/QĐ-UBND ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Quy chế quy định về trách nhiệm, cơ chế, nội dung phối hợp giữa Sở Xây dựng, UBND huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt UBND cấp huyện), UBND xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong công tác quản lý, phối hợp kiểm tra và xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quy chế nêu rõ trách nhiệm của người có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng; Chủ tịch UBND cấp huyện, UBND cấp xã; trách nhiệm của Trưởng ban Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore.

Đồng thời Quy chế cũng quy định cụ thể công tác phối hợp về quản lý trật tự xây dựngCơ quan chủ trì, phối hợp quản lý trật tự xây dựng; phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với công trình đã được cấp giấy phép xây dựng hoặc thiết kế xây dựng được thẩm định hoặc phê duyệt theo quy định; phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng; phối hợp theo dõi việc dừng thi công xây dựng công trình; phối hợp thực hiện các Quyết định xử lý vi phạm hành chính; tổ chức cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự xây dựng; phương thức phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu; trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với công tác xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng.

Giám đốc Sở Xây dựng chịu trách nhiệm kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện Quy chế./.


Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ​05-2020-QD.signed.pdf


 

False
Tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020Tin ngành tư phápTinTỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch Phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020/CMSImageNew/2020-02/hinh anh_Key_17022020150955.jpg
17/02/2020 4:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 11/02/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 539/KH-UBND về công tác Phổ biến giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; chuẩn tiếp cận pháp luật; tủ sách pháp luật năm 2020; theo đó tỉnh đã chỉ đạo và định hướng các mặt hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật như:

- Về nội dung tuyên truyền trọng tâm: Tiếp tục thực hiện các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Hiến pháp năm 2013, các Luật, pháp lệnh, văn bản mới thuộc phạm vi quản lý; triển khai, tuyên truyền các Luật có hiệu lực thi hành trong năm 2020; tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc chấp hành pháp luật, hậu quả của việc không chấp hành và vi phạm pháp luật, nâng cao ý thức của người dân; tăng cường tuyên truyền Luật an ninh mạng để người dân nâng cao ý thức trong việc đăng tải các thông tin lên mạng xã hội về virus Corona, Đại hội đảng các cấp,…. 

- Về đối tượng tuyên truyền: Kế hoạch đã định hướng 02 đối tượng là đối tượng chung và đối tượng đặc thù; theo đó, tùy từng đối tượng mà có nội dung, cách thức, hình thức tuyên truyền cho phù hợp.

- Một số hoạt động trọng tâm của tỉnh trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật: Tiếp tục triển khai, thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017-2021 và các Đề án về phổ biến giáo dục pháp luật; Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động đội ngũ làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; triển khai, thực hiện có hiệu quả "Ngày pháp luật" hàng tháng và Ngày pháp luật Việt Nam 9/11; xây dựng trang thông tin phổ biến giáo dục pháp luật; tổ chức thi tìm hiểu pháp luật trên internet; tổ chức đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.....

Để công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2020 đạt hiệu quả cao trên địa bàn tỉnh, Kế hoạch đã nêu rõ cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp và thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, giao Hội đồng tỉnh theo dõi việc triển khai, thực hiện công tác PBGDPL; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra và thực hiện các chính sách thi đua, khen thưởng trong công tác PBGDPL./.


Kế hoạch năm 2020 Ke hoach cua tinh số 539-KH.signed.pdf

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

​ 

False
Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội Tin ngành tư phápTinPhạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi tung tin giả mạo, sai sự thật trên mạng xã hội /CMSImageNew/2020-02/tung tin giả mạo_Key_07022020154926.jpg
07/02/2020 4:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 3-2-2020, Thủ tướng vừa ký ban hành Nghị định 15/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15-4-2020.

Theo đó, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực: Bưu chính, Viễn thông, Tần số vô tuyến điện, CNTT (gồm phát triển công nghiệp CNTT; đầu tư, mua sắm; an toàn thông tin mạng; chống thư rác, tin nhắn rác; mạng xã hội, trang thông tin điện tử...) và các giao dịch điện tử.

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm có cảnh cáo và phạt tiền. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung khác như tước giấy phép có thời hạn đối với giấy phép bưu chính, viễn thông, thiết lập mạng viễn thông, giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, giấy phép kinh doanh sản phẩm, thiếp lập mạng xã hội…; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 1 đến 24 tháng; trục xuất.

Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: bưu chính và giao dịch điện tử đối với cá nhân là 40 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực: viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin đối với cá nhân là 100 triệu đồng. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Một nội dung đáng chú ý trong nghị định mới so với nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13-11-2013 đó là: phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống; Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; các thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn; Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội hay cung cấp các ấn phẩm vi phạm sở hữu trí tuệ, chưa được phép lưu hành; Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

Nghị định cũng quy định mức phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. /.

​​​ 

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
THÔNG BÁO: KẾT QUẢ CUỘC THI TIỂU PHẨM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬTHoạt động; Tin ngành tư phápTinTHÔNG BÁO: KẾT QUẢ CUỘC THI TIỂU PHẨM TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT/CMSImageNew/2020-01/THONG BAO_Key_22012020160205.PNG
03/01/2020 5:00 CHNoĐã ban hành

​Ban Tổ chức Cuộc thi "Tiểu phẩm tuyên truyền pháp luật" lần I năm 2019 tỉnh Bình Dương thông báo kết quả Cuộc thi


Xem chi tiết

QD 155 STP-PBGDPL.pdf


QĐ 155_1.PNG

QĐ 155_2_DANH SACH.PNG

FalseNguyễn Đức Chính
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA, HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI THAM GIA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNGTin ngành tư pháp; Hoạt độngBài viếtGIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÃ HỘI HÓA, HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI THAM GIA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG/CMSImageNew/2019-12/tuyen truyen tuong hoc 1_Key_31122019082153.jpg
31/12/2019 9:00 SANoĐã ban hành

Tỉnh Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có 09 đơn vị hành chính cấp huyện, 91 đơn vị hành chính cấp xã, dân số toàn tỉnh khoảng 2.4 triệu người (trong đó khoảng 53% là người lao động ngoài tỉnh). Tính đến đầu năm 2019, toàn tỉnh có 29 Khu công nghiệp, 12 Cụm công nghiệp với 39.541 doanh nghiệp đầu tư trong nước, 3.639 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn 2003 đến nay, kết quả phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đạt được khá toàn diện, sản xuất công nghiệp phát triển nhanh, xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Bình Dương đã, đang đối mặt với không ít khó khăn thách thức về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, môi trường,… Vì vậy, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều giải pháp mang lại hiệu quả tích cực. Một trong những giải pháp chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh, của các ngành, các cấp, sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp đó là tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật qua đó đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh, góp phần ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội, một số kết quả như:

1. Tình hình quán triệt, phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW; Thông báo số 74-TB/TW; Kết luận số 04-KL/TW và Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Trên cơ sở nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến pháp luật, sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị 32, Thông báo số 74-TB/TW; Kết luận số 04-KL/TW và Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Bình Dương đã tích cực và sớm triển khai thực hiện rất nghiêm túc nhằm tạo sự chuyển biến mạnh cả về nhận thức và chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL: Tỉnh ủy ban hành văn bản quán triệt, phổ biến Chỉ thị số 32; Thông báo số 74-TB/TW; Kết luận số 04-KL/TW; tổ chức Hội nghị quán triệt nội dung đến cấp ủy Đảng, các sở, ban, ngành và các đảng ủy trực thuộc; chỉ đạo Ban cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tốt công tác phổ biến giáo dục pháp luật coi đây là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tổ chức triển khai, quán triệt cho đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nắm vững mục đích, ý nghĩa và nội dung của Chỉ thị 32; yêu cầu mỗi đảng viên, cán bộ công chức phải xác định việc nghiên cứu học tập pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, là một trong những tiêu chuẩn đánh giá cán bộ đảng viên. Thông qua đó góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời tuyên truyền phổ biến cho người thân, gia đình và nhân dân.

Tổ chức triển khai thực hiện phổ biến Chỉ thị số 32 và các văn bản về công tác phổ biến giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đối tượng, đặc thù như: tổ chức hội nghị, sinh hoạt Ngày pháp luật, tổ chức cuộc thi, tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng - đăng tải trên các báo, tạp chí, bản tin của đơn vị; trên sóng phát thanh, loa truyền thanh cơ sở, lồng ghép trong các cuộc họp, sinh hoạt,...tạo điều kiện cho cán bộ công chức và nhân dân nắm, hiểu, thực hiện theo đúng tinh thần và nội dung của các văn bản. Bên cạnh đó, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh cũng thường xuyên thông tin, phản ánh về tình hình triển khai, kết quả thực hiện Chỉ thị 32 và các văn bản liên quan đến công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, để quán triệt và thực hiện đồng bộ, thống nhất Chỉ thị số 32; Thông báo số 74-TB/TW; Kết luận số 04-KL/TW trên địa bàn tỉnh, trong thời gian qua, Tỉnh Ủy đã ban hành khá nhiều văn bản chỉ đạo, định hướng; Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan, các cấp, các ngành, đoàn thể địa phương, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện, cụ thể hóa nhiệm vụ trong các kế hoạch hàng năm, kế hoạch, đề án chuyên đề của cơ quan, ngành, đơn vị mình để thực hiện có hiệu quả.

2. Về kết quả thực hiện

- Các cấp ủy Đảng, UBND các cấp, các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về vai trò tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, thường xuyên quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật. Xác định phổ biến giáo dục pháp luật là trách nhiện của cả hệ thống chính trị, không phải chỉ trách nhiệm của ngành Tư pháp. Hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng.

- Các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật từng bước đi vào nề nếp, được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm; công tác phối hợp ngày càng đạt hiệu quả cao; đặt biệt là vai trò của cơ quan Tư pháp – thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong việc chủ động tham mưu, kết nối với các thành viên, các ngành, các cấp. Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khá phong phú và được đổi mới, đã kết hợp công tác giáo dục chính trị tư tưởng và các hoạt động chuyên môn, tuyên truyền, vận động khác. Nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả được các ngành, địa phương triển khai thực hiện, đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, nắm bắt kịp thời các dư luận và định hướng dư luận

- Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được xây dựng, củng cố kiện toàn, tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Bên cạnh đội ngũ báo cáo viên pháp luật thì công tác phổ biến, giáo dục pháp luật còn thu hút đông đảo tuyên truyền viên, hòa giải viên, giáo viên dạy giáo dục công dân, cộng tác viên trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật, các phóng viên, biên tập viên các chương trình, chuyên mục pháp luật của các báo, đài…

- Xây dựng và hoàn thiện thể chế: Tỉnh Bình Dương rất quan tâm và sớm xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh như: đã ban hành một số Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị (Nghị quyết 23/2014/NQ-HĐND8 ngày 24/7/2014 về một số mức chi có tính chất đặc thù thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quyết định số 30/2014/QĐ-UBND ngày 25/7/2014 về việc quy định một số mức chi có tính chất đặc thù thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 về việc quy định một số mức chi thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở và mức chi cho Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Chỉ thị 06/2014/CT-UBND ngày 03/10/2014 về việc tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương...)

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

+ Tổ chức hội nghị, tuyên truyền miệng: Các ngành các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức 142.841 cuộc với 9.350.177 lượt người tham dự; tổ chức 12.696 cuộc thi, hội thi với 4.405.108 lượt người tham dự; thực hiện phối hợp soạn thảo và in ấn, cấp phát 8.490.641 tài liệu tuyên truyền như, tờ gấp, băng ron, pano. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng được chú trọng, tăng cường cả về thời lượng, nội dung, cách thức đã phát huy hiệu quả rất tích cực. Các ngành, các cấp thường xuyên thực hiện tuyên truyền pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng như website của tỉnh, sở, ngành, địa phương; Báo Bình Dương, Đài phát thanh truyền hình Bình Dương, đài truyền thanh và loa truyền thanh cơ sở với nhiều chuyên mục chuyên đề định kỳ về pháp luật.

+ Triển khai thực hiện Ngày pháp luật 9/11: Ngày 9/11/2013, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức mít tinh công bố Ngày pháp luật Việt Nam và tổ chức các hoạt động để thu hút sự quan tâm, tuyên truyền về Ngày pháp luật. Kể từ năm 2013 đến nay, hàng năm Ủy ban nhân dân tỉnh đều ban hành các kế hoạch, công văn chỉ đạo và triển khai thực hiện Ngày pháp luật Việt Nam 9/11. Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú và đa dạng để tuyên truyền pháp luật như tuyên truyền trực tiếp, tổ chức các cuộc thi; in ấn và cấp phát tài liệu, tờ gấp pháp luật, đĩa CD tuyên truyền về Ngày pháp luật, các xe lưu động tuyên truyền pháp luật; treo băng ron; gắn áp phích, cờ phướn với chủ đề và các khẩu hiệu tuyên truyền pháp luật; tổ chức tư vấn pháp luật miễn phí.…Điểm nổi bật trong chuỗi sự kiện diễn ra hàng năm đó là tổ chức chuỗi các hoạt động ở các cấp, đồng thời có những sự kiện điểm nhấn, quy mô, có sự đổi mới hàng năm thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động tham gia với nhiều hoạt động thiết thực (năm 2013 tỉnh tổ chức mít tinh công bố Ngày pháp luật Việt Nam thu hút hơn 1.000 người tham gia; năm 2014 tổ chức lễ mít tinh với 3.000 người tham gia là lãnh đạo các doanh nghiệp, người dân, công nhân lao động trên địa bàn; tổ chức ra quân bảo vệ môi trường, cấp phát sách pháp luật cho các trường học; năm 2016, 2018 tổ chức Lễ mít tinh và Ngày hội công nhân với pháp luật với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú, thu hút hơn 9.000 người dự; tặng giỏ sách pháp luật cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; tư vấn pháp luật; bán hàng giảm giá, khám sức khỏe miễn phí, giới thiệu việc làm...tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân, nhân dân trên địa bàn tỉnh có thêm nhiều kênh thông tin để được tiếp cận, tìm hiểu, tư vấn pháp luật).

+ Tuyên tuyền pháp luật thông qua hoạt động Hòa giải ở cơ sở được xác định là một kênh tuyên truyền pháp luật trực tiếp có hiệu quả vừa góp phần xây dựng và giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân vừa giữ gìn an ninh trật tự xã hội; thông qua hoạt động hòa giải cơ sở đã góp phần hạn chế tranh chấp, khiếu nại tố cáo vượt cấp và các tranh chấp phải giải quyết ở Tòa án các cấp; góp phần xây dựng gia đình văn hóa, khu ấp văn hóa.. Tính đến thời điểm 8/2019, toàn tỉnh có 592 tổ hòa giải với 4.406 hòa giải viên; trong 15 năm các Tổ hòa giải đã đưa ra hòa giải 41.499 vụ việc; hòa giải thành được 32.086 vụ việc đạt 77,3 %. Đặc biệt, số lượng vụ việc hòa giải hàng năm theo xu hướng giảm dần, tỉ lệ hòa giải thành ngày càng tăng (năm 2009 hòa giải thành đạt tỉ lệ 75%, năm 2018 hòa giải thành đạt tỉ lệ 88%)

+ Tuyên truyền thông qua sinh hoạt Ngày pháp luật hàng tháng: Từ năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Chỉ thị 04/2010/CT-UBND ngày 22/12/2010 về thực hiện Ngày pháp luật hàng tháng nhằm tạo thói quen học tập, tìm hiểu pháp luật trong cán bộ, công chức và các tầng lớp nhân dân, giúp nâng cao nhận thức pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật. Theo đó,  các sở, ban, ngành, đoàn thể, cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc mô hình "Ngày pháp luật" ngày 05 hàng tháng. Mô hình này đã và đang phát huy tác dụng, được các ngành đánh giá cao, là ngày sinh hoạt định kỳ về pháp luật với thời lượng khoảng từ 30 đến 60 phút. Qua 09 năm thực hiện, các đơn vị, địa phương đã tổ chức được 54.135 buổi với hơn 1.396.971 lượt người tham dự. Nội dung phổ biến ngắn gọn, dễ hiểu các cơ quan đã sử dụng các trang thiết bị phục vụ như trình chiếu qua máy chiếu, các thông tin pháp luật, cấp phát tờ gấp, thi đố vui pháp luật, hái hoa dân chủ có giải thưởng,… làm cho buổi sinh hoạt Ngày pháp luật sinh động, hiệu quả hơn.

+ Tuyên truyền pháp luật thông qua các Câu lạc bộ: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.454 câu lạc bộ như: Câu lạc bộ pháp luật; Câu lạc bộ nông dân với pháp luật, phụ nữ với pháp luật, thanh niên với pháp luật; Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ trợ giúp pháp lý; tổ chức tư vấn pháp luật,...thông qua sinh hoạt các Câu lạc bộ này đã lồng ghép nhiều nội dung pháp luật như hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, phòng chống HIV/AIDS, giao thông đường bộ, môi trường,...tuyên truyền đến các thành viên trong Câu lạc bộ.

+ Tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Đây là hình thức đã, đang và sẽ được các ngành các cấp áp dụng, triển khai mạnh mẽ trong công tác tuyên truyền pháp luật. Đặc biệt, từ năm 2010 đến nay các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống như Báo Bình Dương, Đài Phát thanh truyền hình Bình Dương, hệ thống loa, đài truyền thanh cơ sở, bản tin được các các ngành, các cấp đầu tư, đổi mới, đăng tải nhiều nội dung và khai thác hiệu quả kênh thông tin này trong công tác tuyên truyền với nhiều hình thức đa dạng và phong phú như phóng sự, tiểu phẩm, hỏi đáp, bài viết phóng sự, tin, bài...; Nhiều chuyên trang, chuyên mục đã và đang phát huy hiệu quả như: Đài phát thanh và truyền hình Bình Dương phối hợp với các sở, ngành xây dựng và thực hiện các chương trình về pháp luật như Chương trình "An toàn giao thông", "pháp luật và cuộc sống", " Dân số và phát triển", " Phòng cháy chữa cháy", "lao động công đoàn", "Tài nguyên môi trường", "Câu chuyện giao thông", " Tuyên truyền bình đẳng giới", "tư vấn pháp luật trực tiếp trên sóng FM, "Đồng hành cùng công nhân,…. tạo ra nhiều kênh thông tin, hình thức để nhân dân lựa chọn và tìm hiểu pháp luật. Trong 15 năm hệ thống đài PTTH Bình Dương và Đài truyền thanh cơ sở đã phát sóng được hơn 317.157 giờ  phục vụ tuyên truyền pháp luật. Các hình thức thông tin cổ động, băng ron, pano, áp phích, hình ảnh... của ngành văn hóa thông tin, thư viện và các chương trình văn hóa văn nghệ luôn gắn với việc tuyên truyền phổ biến pháp luật phục vụ nhân dân nhất là công nhân ở khu công nghiệp, nhân dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

+ In và cấp phát tài liệu tuyên truyền pháp luật: Các sở, ngành, địa phương biên soạn tài liệu dưới nhiều hình thức sinh động để cấp phát cho cán bộ, công chức và nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động qua giỏ pháp luật đặc ở các khu nhà trọ, sinh hoạt văn hóa văn nghệ,…  Trong 15 năm,  toàn tỉnh đã cấp phát được 19.132.587 bộ tài liệu, văn bản; băng ron, khẩu hiệu, băng, đĩa có nội dung pháp luật.

Bên cạnh đó nhiều mô hình, cách làm mới trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để tuyên truyền pháp luật như trang thông tin điện tử, thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến (nổi bật là Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức thi trực tuyến hàng năm trên địa chỉ website: thitructuyen.binhduong.gov.vn với 10 cuộc thi trong đó có cuộc thi thu hút hơn 70.000 lượt người tham gia), tuyên truyền qua zalo, facebook (Liên đoàn lao động, Tỉnh đoàn, Sở Thông tin và truyền thông),….đã góp phần rất lớn cho việc tìm hiểu và nâng cao kiến thức pháp luật trong nhân dân. Qua quá trình thực hiện, nhiều mô hình, cách làm nổi bật, hiệu quả đã được triển khai, thực hiện, đặc biệt là từ sau khi tổng kết 06 năm thực hiện Chỉ thị 32 (từ 2010 đến nay) như:

+ Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật:

* Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật qua mạng internet: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Tỉnh đoàn, Sở Khoa học và công nghệ đã tổ chức thành công nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên internet, thu hút hàng chục ngàn lượt người tham dự, nổi bật là: Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức 10 cuộc thi tìm hiểu pháp luật trên Internet từ năm 2015 đến nay (năm 2019 đang tổ chức 03 cuộc thi), tiêu biểu như: Cuộc thi "Tìm hiểu pháp luật về bầu cử trên Internet" với 10.577 bài dự thi, trên 23.000 lượt người truy cập để tìm hiểu pháp luật cũng như tham gia cuộc thi; Cuộc thi "Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động với pháp luật phòng, chống tham nhũng" với 26.394 bài dự thi, trên 66.000 lượt người truy cập để tìm hiểu pháp luật cũng như tham gia cuộc thi; Cuộc thi "Học sinh tìm hiểu pháp luật trên Internet" với 75.167 bài dự thi, 95.018 lượt người truy cập để tìm hiểu pháp luật cũng như tham gia cuộc thi; cuộc thi "Tìm hiểu Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015" với 44.753 lượt truy cập tìm hiểu kiến thức pháp luật và cách thức tham gia cuộc thi , trong đó có 15.696 lượt người tham gia dự thi...

* Tuyên truyền pháp luật qua mail công vụ, zalo, facebook:  Đây là hình thức tuyên truyền pháp luật nhanh và đạt hiệu quả cao cho các đối tượng như: đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thì tuyên truyền qua mail công vụ. Nhiều văn bản pháp luật, thông tin cần được tuyên truyền thì các cơ quan, ban, ngành chuyển qua mail công vụ; bên cạnh đó, những thông tin cần phải tuyên truyền rộng như về Ngày pháp luật Việt Nam 9/11, tuyên truyền về dự thảo luật đặc khu; các văn bản luật mới ban hành,… thì phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông để chuyển nội dung cần tuyên truyền qua mail công vụ cho tất cả cán bộ, công chức trên toàn tỉnh. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan đơn vị tuyên truyền qua zalo facebook như Binh Duong Smartcity, tuổi trẻ Bình Dương, ….

+ Nhiều mô hình, Câu lạc bộ của các cơ quan, ban ngành, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên được thành lập, thực hiện tốt công tác tuyên truyền pháp luật như Câu lạc bộ chủ nhà trọ, Câu lạc bộ phòng chống tội phạm, Tổ tự quản An toàn giao thông; Nhóm nồng cốt tuyên truyền pháp luật, Mô hình điểm sáng chấp hành pháp luật, Câu lạc bộ Nông dân với pháp luật,….

+ Tuyên truyền pháp luật lưu động lồng ghép trong các hoạt động văn hóa văn nghệ, tổ chức Lễ mít tinh Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 với các hoạt động thiết thực cụ thể gắn với các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là công nhân lao động.

3. Giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Bình Dương.

Để công tác phổ biến giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao, trong những năm qua tỉnh Bình Dương đã đề ra nhiều giải pháp để thực hiện; trong đó đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật là một trong các giải pháp được tỉnh ưu tiên lựa chọn và thực hiện như

-Về công tác phối hợp huy động các nguồn lực tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật: Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, Thông báo số 74-TB/TW và Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư nói chung và công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói riêng bằng nhiều hình thức như: xây dựng kế hoạch phối hợp theo giai đoạn, kế hoạch phối hợp hàng năm hoặc trong công việc cụ thể[1] để nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phát huy thế mạnh, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp. Điểm nổi bật đó là sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn với các tổ chức đoàn thể như Công an, Quân sự, Tư pháp, Tòa án, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin truyền thông, Đài phát thanh truyền hình, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, Cựu chiến binh,...tạo nên nhiều chuỗi hoạt động, mô hình tuyên truyền pháp luật đạt hiệu quả cao.

Công tác phối hợp chặt chẽ, trên cơ sở có phân công phù hợp chức năng nhiệm vụ từng ngành, quy định rõ vai trò, trách nhiệm, cơ chế phối hợp trong các Kế hoạch, quy chế, chương trình, đề án chuyên đề về công tác phổ biến giáo dục pháp luật đặc biệt phát huy tốt cơ chế phối hợp thông qua hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh.

- Xây dựng, củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL; thường xuyên củng cố kiện toàn Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật; trong đó mở rộng thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với tình hình thực tế và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động (Hội đồng cấp tỉnh bổ sung Ban Quản lý khu công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Sigarpore; Hội đồng cấp huyện bổ sung lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn). Đội ngũ làm công tác PBGDPL đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển tải chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến các tầng lớp nhân dân. Nhận thức được tầm quan trọng này, trong thời gian qua Ủy ban nhân dân các cấp luôn quan tâm chỉ đạo, củng cố kiện toàn đội ngũ làm công tác PBGDPL và đã có một bước tiến đáng kể về số lượng và chất lượng như: Báo cáo viên và tuyên truyền viên pháp luật: Trong thời gian qua Ủy ban nhân dân các cấp luôn quan tâm chỉ đạo, củng cố kiện toàn đội ngũ làm công tác PBGDPL, ngày càng nâng cao về số lượng, chất lượng, phát huy tốt vai trò đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên và tham gia nhiều hơn vào công tác phổ biến giáo dục pháp luật toàn tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 69 báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh [2], 233 báo cáo viên pháp luật cấp huyện, 2.537 tuyên truyền viên cấp xã (giảm 12 Báo cáo viên cấp tỉnh, tăng 126 Báo cáo viên pháp luật cấp huyện, tăng 1264 tuyên truyền viên cấp xã so với với thời điểm tổng kết 6 năm thực hiện chỉ thị 32).

Trong thời gian qua, các cấp tổ chức nhiều lớp tập huấn về kiến thức, kỹ năng tuyên truyền cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế sở ngành, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân nhằm nâng cao chất lượng phổ biến giáo dục pháp luật như Sở Tư pháp, Đảng ủy khối, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đoàn Thanh niên, Phòng Tư pháp các huyện thị xã, thành phố,... Thông qua đó giúp đội ngũ làm công tác tuyên truyền bổ sung kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ, tham gia đóng góp nhiều hơn với công tác tuyên truyền pháp luật ở địa phương, đơn vị, từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

- Quan tâm, tạo điều kiện bảo đảm triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và công tác xã hội hóa hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.

+ Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và áp dụng thống nhất trên địa bàn tỉnh về kinh phí phổ biến giáo dục pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 51/2010/QĐ-UBND quy định một số mức chi thực hiện nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có quy định mức chi hội nghị tập huấn, tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, thù lao cho báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên, cộng tác viên,…thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Để công tác phổ biến giáo dục pháp luật đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, hàng năm các cấp, các ngành đều quan tâm đầu tư và bố trí kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ công tác PBGDPL.

+ Bên cạnh đó, Bình Dương đã có những chủ trương và chính sách quan tâm đến công tác hòa giải (Tổ hòa giải, Hội đồng hòa giải cấp xã). Từ năm 2002 tỉnh đã có chủ trương chi hỗ trợ hoà giải thành là 50.000đ/vụ; đã nâng mức chi hỗ trợ cho công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay ( 200.000 đồng/ vụ việc hòa giải thành, 100.000 đồng/ vụ việc hòa giải không thành) động viên, hỗ trợ cho công tác này.

- Công tác xã hội hóa phổ biến giáo dục pháp luật được tỉnh thực hiện và bước đầu đạt nhiều kết quả khả quan, nhiều doanh nghiệp hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác này như hỗ trợ cơ sở vật chất (địa điểm, hội trường, các khung rạp, …) cho việc tổ chức Ngày pháp luật 9/11 (như năm 2016 doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 hơn 70 triệu đồng,..); tạo điều kiện thực hiện tuyên truyền pháp luật trong doanh nghiệp (doanh nghiệp bố trí về thời gian, địa điểm, cơ sở vật chất, mua một số phần quà từ 30.000 đến 50.000 đồng/ 01 phần để tặng cho công nhân trong phần, giao lưu thi hái hoa dân chủ tìm hiểu pháp luật,…); vận động doanh nghiệp tham gia tài trợ, hỗ trợ kinh phí thông qua in băngron, tờ gấp, tặng nón bảo hiểm, móc khóa; tham gia bán hàng giảm giá…. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp huy động Hội Luật gia, Đoàn Luật sư, hội công chứng, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp tham gia thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật miễn phí cho nhân dân, đặt biệt là công nhân lao động trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn hiện nay cùng với quá trình phát triển và hội nhập, việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải triển khai thực hiện đồng bộ và kịp thời, nhằm tiếp tục nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương với tốc độ phát triển kinh tế cao, nhà đầu tư đến càng nhiều đòi hỏi môi trường kinh doanh, kiến thức pháp luật của cán bộ công chức phải đáp ứng nhiệm vụ; người dân nói chung và công nhân lao động nói riêng phải nâng cao ý thức, kiến thức và văn hóa pháp lý để góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Từ thực tế đó, đòi hỏi công tác phổ biến giáo dục pháp luật của tỉnh phải có bước đột phá, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới cho nên giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực tham gia công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Bình Dương tiếp tục được triển khai thực hiện mạnh mẽ trong thời gian tới./.

 



[1] Kế hoạch phối hợp số 358/KHPH-STP-STTTT-ĐPHTH ngày 04/3/2019 của Sở Tư pháp, Sở Thông tin và truyền thông, Đài Phát thanh truyền hình Bình Dương về tuyên truyền pháp luật trên Đài truyền thanh cấp huyện và hệ thống truyền thanh cơ sở; Chương trình phối hợp số 35/CTPH-SVHTTDL-CĐVC ngày 18/10/2011 của Sở Văn hóa thể thao và Du lịch, Công đoàn viên chức tỉnh về đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống gia đình và phòng chống bạo lực gia đình cho cán bộ công chức viên chức giai đoạn 2011-2015; Chương trình phối hợp số 32/CT-SVHTTDL-HLHPN ngày 30/5/2013 của Sở Văn hóa Thể thao du lịch, Hội Liên hiệp phụ nữ về đẩy mạnh công tác vận động, hỗ trợ phụ nữ tham gia xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững giai đoạn 2013-2015,…      

[2] Quyết định số 1943/QĐ-UBND ngày 05/7/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc công nhận báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.​

False
06  LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 01/2020Tin ngành tư phápTin06  LUẬT CÓ HIỆU LỰC TỪ ĐẦU THÁNG 01/2020/CMSImageNew/2019-12/1_Key_30122019135457.jpg
30/12/2019 2:00 CHNoĐã ban hành

1. Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019

Một trong những nội dung nổi bật của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có hiệu lực từ 01/01/2020 là các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm:

- Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia;

- Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia;

- Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (hiện hành cho phép người điều khiển xe máy có nồng độ cồn miễn không vượt mức cho phép

- Cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc;...

2. Luật Thi hành án hình sự 2019

Một trong những điểm mới tại Luật Thi hành án hình sự 2019 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2020 đó là những phạm nhân dưới đây sẽ được bố trí giam giữ riêng:

- Phạm nhân nữ;

- Phạm nhân là người dưới 18 tuổi;

- Phạm nhân là người nước ngoài;

- Phạm nhân là người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Phạm nhân có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình trong thời gian chờ quyết định của Tòa án;

- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam;

- Phạm nhân thường xuyên vi phạm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;

- Phạm nhân là người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính có thể được giam giữ riêng.

Như vậy, thay vì chỉ có 06 đối tượng được bố trí giam giữ riêng như theo quy định của Luật hiện hành thì nay, Luật Thi hành án hình sự 2019 đã bổ sung thêm 02 đối tượng nữa, đó là:

- Người đồng tính, người chuyển đổi giới tính, người chưa xác định rõ giới tính;
- Phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam.

3. Luật Chăn nuôi 2018

Một trong những nội dung mới tại Luật Chăn nuôi 2018 có hiệu lực từ 01/01/2020 đó là quy định về việc đối xử nhân đạo với vật nuôi như sau:

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi;

 - Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi;

-  Cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm vệ sinh;

Đồng thời, Luật cũng quy định khi giết mổ vật nuôi phải hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; phải có biện pháp gây ngất trước khi giết mổ; không để chúng chứng kiến cảnh đồng loại bị giết mổ.

4. Luật Đầu tư công 2019

 Theo Luật Đầu tư công 2019 (có hiệu lực từ 01/01/2020) thì 03 dự án sau đây không phải quyết định chủ trương đầu tư:

- Dự án đầu tư công khẩn cấp (Là dự án đầu tư công nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cấp có thẩm quyền);

- Dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia;

- Dự án thành phần thuộc dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, 02 nhiệm vụ sau đây cũng không phải quyết định chủ trương đầu tư:

- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư;

- Nhiệm vụ quy hoạch.

5. Luật Trồng trọt 2018 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) quy định tổ chức, cá nhân buôn bán giống cây trồng cần đáp ứng điều kiện là phải có địa điểm giao dịch hợp pháp và bảo đảm truy xuất nguồn gốc lô giống cây trồng.

6. Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ sửa đổi 2019 (có hiệu lực từ ngày 10/01/2020) sửa đổi, bổ sung quy định về khái niệm vũ khí quân dụng; về "vũ khí có tính năng, tác dụng tương tự súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao".

​ 

False
Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.Giới thiệu; Hoạt động; Tin ngành tư phápTinHội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân./CMSImageNew/2019-12/hinh 1_Key_19122019140511.jpg
19/12/2019 3:00 CHNoĐã ban hành

Sáng nay - ngày 19/12, tại Trụ sở Chính phủ đang diễn ra Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo; Bộ trưởng Lê Thành Long, Phó trưởng ban Chỉ đạo đồng chủ trì Hội nghị.

Tại điểm cầu Trung ương còn có sự tham dự của đồng chí Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lê Hồng Quang, Phó Chánh án TANDTC; đồng chí Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội; Đại diện lãnh đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
Tại địa cầu địa phương có sự tham dự của Lãnh đạo Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND, HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan...

Tại điểm cầu Bình Dương: chủ trì Hội nghị, đồng chí Võ Văn Bá - Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy và đồng chí Đặng Minh Hưng – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thành phần tham dự gồm đại diện các ban đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận tổ quốc; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnhLãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thề, Thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Báo cáo viên pháp luật, Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đảng cấp tỉnh, Lãnh đạo huyện, thị, thành ủy.

Báo cáo tóm tắt về kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, đồng chí Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho biết, thực hiện nhiệm vụ được giao tại Chỉ thị số 32-CT/TW; Thông báo số 74-TB/TW; Kết luận số 04-KL/TW, các cấp ủy đảng, chính quyền ở Trung ương và địa phương đã tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành nhiều văn bản quan trọng trong công tác PBGDPL đặc biệt là: Luật PBGDPL năm 2012, 03 Nghị định của Chính phủ, 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 04 Thông tư liên tịch, 13 Thông tư và 02 Quyết định của Hội đồng phối hợp PBGDPL và 01 Quyết định của Hội đồng phối hợp PBGDPL Bộ Quốc phòng đã tạo hành lang pháp lý vững chắc, thống nhất, đồng bộ để thực hiện công tác PBGDPL.

Thứ trưởng Phan Chí Hiếu khẳng định, sau 15 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW, công tác PBGDPL đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả tốt, đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước giai đoạn hiện nay, cụ thể là:

Thứ nhất, nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vai trò, tầm quan trọng của công tác PBGDPL đã được nâng lên trên tinh thần xác định rõ hơn công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở.

Thứ hai, thể chế, chính sách của công tác PBGDPL được hoàn thiện, đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, toàn diện, chặt chẽ với văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Luật PBGDPL năm 2012 và các văn bản có liên quan từ cấp Nghị định đến Thông tư.

Thứ ba, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL từng bước được cải thiện, nâng cao, bảo đảm ngày càng tốt hơn nhiệm vụ được giao trong quản lý cũng như các hoạt động chuyên môn.

Thứ tư, nội dung PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhu cầu xã hội, nhiệm vụ chính trị của bộ, ngành, địa phương, phù hợp hơn với từng đối tượng, địa bàn; hình thức PBGDPL đã được thực hiện đa dạng, phong phú, sáng tạo, thể hiện màu sắc, văn hóa của từng vùng miền đem lại hiệu quả thiết thực.

Thứ năm, nguồn lực tài chính cũng như các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ những người làm công tác PBGDPL từng bước được bảo đảm. Việc huy động các nguồn lực tham gia công tác PBGDPL đã được chú trọng và ngày càng có hiệu quả thiết thực với nhiều phương thức và mô hình phong phú, linh hoạt.
Thứ sáu, việc hưởng ứng Ngày Pháp luật đã được triển khai sâu rộng, thực chất, hiệu quả, tạo được hiệu ứng tích cực, lan toả của Ngày Pháp luật, nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong toàn xã hội.
Thứ bảy, hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã được tăng cường, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu cũng đã chỉ ra các tồn tại, hạn chế như: Công tác PBGDPL chưa được sự quan tâm đúng mức ở một số cơ quan, tổ chức; Việc đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, sơ kết, tổng kết... chưa được chú trọng; Nguồn nhân lực thực hiện công tác PBGDPL ở các cấp, các ngành vẫn chưa đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của đất nước trong tình hình mới; Việc định hướng nội dung PBGDPL đôi lúc chưa sát với nhu cầu thực tiễn, còn dàn trải, có lúc chưa trọng tâm, trọng điểm; Cơ sở vật chất, kinh phí dành cho công tác PBGDPL chưa đáp ứng được yêu cầu, nhất là ở vùng sâu, vùng xa hoặc những địa bàn khó khăn. Ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa chuyển biến rõ nét.

03 phương hướng và 09 nhiệm vụ đẩy mạnh công tác PBGDPL
Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã đề xuất 3 phương hướng và 9 nhiệm vụ đẩy mạnh công tác PBGDPL trong thời gian tới.

Theo đó, 3 phương hướng là: Tiếp tục nâng cao nhận thức về vai trò quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác PBGDPL đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN trong thời kỳ mới; Tăng cường và đổi mới toàn diện, sâu sắc sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác PBGDPL; Xác định giáo dục pháp luật là tiền đề mang tính quyết định đến việc hình thành và nâng cao ý thức pháp luật cho mọi người.

09 nhiệm vụ là: Tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là trách nhiệm được giao trong công tác PBGDPL; Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PBGDPL trong đó xác định rõ vai trò của cơ quan quản lý, điều phối và cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ PBGDPL; Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các luật, pháp lệnh, văn bản, chính sách mới ban hành thuộc phạm vi quản lý của từng bộ, ngành, địa phương; Đổi mới tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện công tác PBGDPL; chức năng, nhiệm vụ có sự gắn kết giữa PBGDPL với truyền thông, thông tin pháp luật; Đẩy mạnh giáo dục pháp luật song song với phổ biến pháp luật, thường xuyên đổi mới chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy học; Thực hiện tốt công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo; Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phù hợp về ngân sách, tài chính phục vụ công tác PBGDPL theo hướng coi công tác PBGDPL là những hoạt động đặc thù mang tính mục tiêu, chú trọng hướng về cơ sở, các địa bàn khó khăn, chậm phát triển; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong PBGDPL; Phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan thông tấn, báo chí.
Trên cơ sở Báo cáo tổng kết, các ý kiến phát biểu cho thấy sự thống nhất đánh giá cao sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền trong triển khai Chỉ thị số 32-CT/TW trong 15 năm qua. Kết quả tổng kết cho thấy các cấp ủy đảng, chính quyền đã nghiêm túc quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 32; phương thức lãnh đạo, chỉ đạo có nhiều đổi mới, từ đó giúp công tác PBGDPL trong thời gian qua đạt nhiều kết quả tích cực./.

​ 

False
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio