Chứng thực - Thông tin
 
​​Tài liệu tập huấn quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và hướng dẫn sử dụng cách xử lý hồ sơ chứng thực điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính1. Tài liệu tập huấn quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ: 30 11 2023 Slide tap huan.pdf2. Hướng dẫn sử dụng cách xử lý hồ sơ chứng thực điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính:HDSD xu ly ho so ...
   Ngày 17/5/2023, tại thành phố Thủ Dầu Một, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ, nhận diện giấy tờ giả cho cán bộ, công chức một cửa, một cửa liên thông năm 2023.​   Đến tham dự Hội nghị, về phía Sở Tư pháp có Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp - chủ trì Hội nghị. Về phía đại biểu tham dự: gần 600 đại ...
 
​Thời gian qua, hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, người có thẩm quyền thực hiện chứng thực cơ bản thực hiện đúng quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra cho thấy hoạt động chứng thực vẫn còn những tồn tại, hạn chế: việc ghi chép, quản lý Sổ chứng thực còn thiếu ...
 
Ngày 17/11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5879/KH-UBND về việc triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, từ ngày 01/01/2022 chính thức thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên phạm vi toàn tỉnh. Thời gian qua, nhìn chung, các ...
 
​​Ngày 05 và ngày 06 tháng 10 năm 2022, Đoàn công tác của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp thành phố Thuận An, Uỷ ban nhân dân phường Bình Chuẩn và Phòng Tư pháp thành phố Dĩ An, Ủy ban nhân dân phường Dĩ An. Đoàn công tác do đồng chí Trần Thị Thu Hằng, Trưởng Phòng Phòng Quản lý chứng thực làm Trưởng đoàn. Tham gia làm ...
 
​1. Tình hình tổ chức và hoạt động a. Về tổ chức- Tính đến ngày 31/12/2021, các đơn vị có chức năng chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị cấp huyện, 91 đơn vị cấp xã (với tổng số 134 cán bộ, công chức) làm công tác chứng thực, trong đó:+ Phòng Tư pháp: 12 cán bộ, công chức; + Ủy ban nhân dân cấp xã: 122 cán bộ, công chức.- Đối với các tổ chức hành nghề công chứng (39 tổ ...
​   Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;   Triển khai Công văn số 5438/VPCP-KSTT ngày 06/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Công văn số 4013/VPCP-KSTT ngày 16/6/2021 của Văn phòng ...
 
Thực hiện Công văn số 427/HTQTCT-CT ngày 11/5/2021 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp về việc tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; để có cơ sở báo cáo về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Sở Tư pháp đề nghị đơn vị, tổ chức báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP theo nội dung Đề cương báo cáo và Phụ lục kèm theo. Báo cáo gửi về Sở Tư pháp trước ngày 01/6/2021; đồng thời gửi kèm 1 bản điện tử theo địa chỉ email: phongbotrotuphap.stpbd@gmail.com.
 
 
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Phân loại
  
  
  
Tài liệu tập huấn quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và HDSD cách xử lý hồ sơ chứng thực điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết TTHCTinTài liệu tập huấn quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và HDSD cách xử lý hồ sơ chứng thực điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết TTHC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/13/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

Tài liệu tập huấn quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ và hướng dẫn sử dụng cách xử lý hồ sơ chứng thực điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính

1. Tài liệu tập huấn quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ: 30 11 2023 Slide tap huan.pdf
2. Hướng dẫn sử dụng cách xử lý hồ sơ chứng thực điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính:HDSD xu ly ho so CTDT.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tại Hội nghị Tập huấn kỹ năng tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ, nhận diện giấy tờ giả cho cán bộ, công chức một cửa, một cửa liên thông năm 2023 TinTại Hội nghị Tập huấn kỹ năng tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ, nhận diện giấy tờ giả cho cán bộ, công chức một cửa, một cửa liên thông năm 2023 /CMSImageNew/2023-05/HN CHUNG THUC 1_Key_26052023161619.jpg
5/17/2023 1:00 PMYesĐã ban hành

   Ngày 17/5/2023, tại thành phố Thủ Dầu Một, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Hội nghị Tập huấn kỹ năng tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ, nhận diện giấy tờ giả cho cán bộ, công chức một cửa, một cửa liên thông năm 2023.​

HN CHUNG THUC  4.jpg

HN CHUNG THUC 2.jpg

   Đến tham dự Hội nghị, về phía Sở Tư pháp có Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp - chủ trì Hội nghị. Về phía đại biểu tham dự: gần 600 đại biểu là các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông, các phòng, ban, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đến triển khai tập huấn Hội nghị, Sở Tư pháp đã mời ông Từ Dương Tuấn – Trưởng phòng Công chứng số 5 Thành phố Hồ Chí Minh đến làm báo cáo viên tại Hội trường. Ngoài ra, còn có Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Dương, Trung tâm Thông tin điện tử cũng đến tham dự và đưa tin tại Hội nghị.

HN CHUNG THUC  1.jpg

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp đã nêu những kết quả nổi bật của tỉnh Bình Dương đã đạt được trong công tác cải cách hành chính thời gian qua, trong đó có sự đóng góp của đội ngũ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông, các phòng, ban, đơn vị trên toàn tỉnh. Hiện nay, tình hình tội phạm liên quan đến việc làm giả các giấy tờ trong quá trình th​ực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương diễn biến ngày càng phức tạp. Trình độ làm giả giấy tờ của các đối tượng này ngày càng cao, công nghệ làm giả ngày càng tinh vi đòi hỏi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông phải cập nhật những kiến thức mới để đáp ứng yêu cầu công việc đề ra. Việc tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cần đảm bảo đúng quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính. Ngoài ra, đối với các cán bộ tư pháp – hộ tịch cấp huyện, cấp xã khi thực hiện thủ tục chứng thực cần đảm bảo theo các quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng giao dịch. Vì vậy, để tiếp tục triển khai thực hiện tốt các quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/04/2018, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015  và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, việc tập huấn kỹ năng tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ, nhận diện giấy tờ giả là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.

HN CHUNG THUC  7.jpg

   Tại Hội nghị, các thành viên tham dự đã nghe báo cáo viên trao đổi, Báo cáo viên đã trao đổi 02 chuyên đề về tiếp nhận, đối chiếu, xử lý hồ sơ, nhận diện giấy tờ giả và phổ biến một số quy định về chứng thực bản sao từ bản chính.

   Trong Hội nghị, các thành viên tham dự cũng đã trao đổi, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc trong nhận diện giấy tờ giả, những nội dung liên quan về chứng thực phát sinh trên thực tế.

HN CHUNG THUC 3.jpg

HN CHUNG THUC  5.jpg

HN CHUNG THUC 6.jpg

   Hội nghị đã bổ sung một số kiến thức, kỹ năng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông, các phòng, ban, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.

Thông tin; Tin ngành tư phápFalseNguyễn Thị Vân Anh
Chấn chỉnh hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinChấn chỉnh hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/9/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

Thời gian qua, hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp, người có thẩm quyền thực hiện chứng thực cơ bản thực hiện đúng quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên, bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra cho thấy hoạt động chứng thực vẫn còn những tồn tại, hạn chế: việc ghi chép, quản lý Sổ chứng thực còn thiếu sót; một số hồ sơ cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp chưa đảm bảo theo quy định; còn có trường hợp chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản và chứng thực chữ ký người dịch chưa đúng theo quy định,...

Để ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực, Sở Tư pháp đã có Công văn số 2315/STP-BTTP ngày 07/12/2022 về việc chấn chỉnh hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương​. Theo đó, Sở Tư pháp đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố; Hội công chứng viên tỉnh; các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Nghiên cứu, thực hiện đúng các quy định pháp luật về chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch và Thông tư 01/2020/TT-BTP ngày 03/03/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trong đó, cần lưu ý việc chứng thực bản sao từ bản chính theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2020/TT-BTP và việc chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản tại Điều 13 Thông tư 01/2020/TT-BTP.

2. Thường xuyên cập nhật các công văn hướng dẫn nghiệp vụ chứng thực được đăng trên Trang thông tin điện tử Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp (http://qlht.moj.gov.vn) để thực hiện công tác chứng thực thống nhất trên địa bàn tỉnh.

3. Phòng Tư pháp rà soát lại danh sách cộng tác viên dịch thuật, trường hợp có sự thay đổi so với danh sách cộng tác viên đã được Sở Tư pháp phê duyệt thì phải kịp thời đề nghị Sở Tư pháp phê duyệt thay đổi; các tổ chức hành nghề công chứng thông báo bằng văn bản cho Sở Tư pháp danh sách cộng tác viên phiên dịch chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng với cộng tác viên và danh sách công tác viên dịch thuật phải được niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức mình. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp tổng hợp và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp để tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức liên hệ khi có nhu cầu chứng thực chữ ký người dịch, công chứng bản dịch.

​4. Hội công chứng viên tỉnh theo dõi, nắm bắt thông tin việc thực hiện các quy định pháp luật về chứng thực tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh./.

Chi tiết xem tại file đính kèm CV_2315_BTTP.signed.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tình hình triển khai thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinTình hình triển khai thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/18/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 17/11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5879/KH-UBND về việc triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, từ ngày 01/01/2022 chính thức thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên phạm vi toàn tỉnh. 

Thời gian qua, nhìn chung, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn đã nghiêm túc triển khai thực hiện các nhiệm vụ đề ra theo Kế hoạch và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Về phía cơ quan tư pháp các cấp, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 10 công văn để triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; đồng thời, đã chủ trì phối hợp địa phương tổ chức 01 đợt tập huấn nghiệp vụ và 02 đợt tuyên truyền về chứng thực điện tử, đăng tải tài liệu và video hướng dẫn người dân, danh nghiệp và cán bộ công chức trình tự thực hiện chứng thực bản sao điện tử tại trang web của Sở Tư pháp; thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch như thường xuyên theo dõi, kịp thời trao đổi, nắm bắt thông tin về tình hình thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Phòng Tư pháp cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã đã tổ chức rà soát, bảo đảm điều kiện trang thiết bị (hạ tầng mạng, máy quét văn bản...) và đăng ký tài khoản cho cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; tích cực phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện rà soát chứng thư số của cán bộ, công chức tiếp nhận, xử lý dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính; tham gia các buổi tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức; tổ chức thực hiện tiếp nhận, xử lý hồ sơ dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 24/10/2022, toàn tỉnh đã thực hiện 18.217 trường hợp chứng thực bản sao điện tử.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác chứng thực bản sao điện tử vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc, cụ thể:

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật: Tại một số địa phương, cơ sở vật chất, trang thiết bị chưa đáp ứng được cho việc thực hiện giao dịch trực tuyến nói chung cũng như chứng thực bản sao điện tử (máy tính cấu hình thấp, đường truyền mạng yếu, phần mềm giao dịch trực tuyến lỗi không ổn định,..).

+ Sau khi hoàn thành các thao tác về chứng thực điện tử, đường truyền đã báo về thành công nhưng trên thực tế người yêu cầu chứng thực không nhận được email hoặc tin nhắn điện thoại về việc hoàn thành chứng thực bản sao chứng thực điện tử.

+ Phần mềm người dân đặt lịch do nhầm lẫn, do không có nhu cầu sau khi đặt lịch nên không đến thực hiện thủ tục để được cấp tài khoản bản sao điện tử nhưng Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân các phường không thể gỡ xuống thành công, nên trên hệ thống giải quyết thủ tục hành chính báo chưa giải quyết nên hồ sơ báo quá hạn giải quyết.

- Người dân:

+ Nhu cầu của người dân về chứng thực bản sao điện tử còn ít;

+ Một số người dân lớn tuổi không sử dụng điện thoại hoặc có sử dụng điện thoại nhưng điện thoại không có chức năng chụp hình nên gặp nhiều khó khăn khi nộp hồ sơ mức độ 3, 4; Nhiều người dân sử dụng sim điện thoại chưa đăng ký chính chủ nên không mở được tài khoản dịch vụ công trực tuyến.

- Cơ quan nhà nước

Số lượng cơ quan nhà nước chấp nhận bản sao chứng thực điện tử còn hạn chế, dẫn đến trường hợp người dân đã thực hiện chứng thực bản sao điện tử nhưng không sử dụng được bản sao đó.

​Để bảo đảm chất lượng triển khai thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử, Sở Tư pháp đề xuất, kiến nghị một số giải pháp sau:

 - Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng cường tiếp nhận thủ tục hành chính mà thành phần hồ sơ có bản sao điện tử đã được chứng thực.

- Sở Thông tin và Truyền thông ban hành văn bản hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kiểm tra tính chính xác kết quả của chứng thực bản sao điện tử.

- Trang bị thêm trang thiết bị phục vụ cho công tác chứng thực bản sao điện tử.  

- Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa lỗi kỹ thuật phần mềm Cổng dịch vụ công Quốc gia về chứng thực điện tử.

- Phân quyền cho Sở Tư pháp tra cứu được kết quả thực hiện chứng thực điện tử của Phòng Tư pháp và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia về chứng thực điện tử.

- Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo đài, UBND các địa phương tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến người dân, doanh nghiệp trên địa bàn biết về lợi ích của chứng thực bản sao điện tử./.

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực kiểm tra công tác chứng thực tại tỉnh Bình DươngTinCục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực kiểm tra công tác chứng thực tại tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/24/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

​​Ngày 05 và ngày 06 tháng 10 năm 2022, Đoàn công tác của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp đã tiến hành kiểm tra công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp thành phố Thuận An, Uỷ ban nhân dân phường Bình Chuẩn và Phòng Tư pháp thành phố Dĩ An, Ủy ban nhân dân phường Dĩ An. Đoàn công tác do đồng chí Trần Thị Thu Hằng, Trưởng Phòng Phòng Quản lý chứng thực làm Trưởng đoàn. Tham gia làm việc cùng với Đoàn công tác có đại diện của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.

Đoàn đã tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/2/2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch; Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về chứng thực theo quy định tại các đơn vị được kiểm tra; đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định về thu phí chứng thực, việc sử dụng sổ chứng thực, kiểm tra hồ sơ, nghiệp vụ chứng thực từ 01/01/2021 đến 31/12/2021 của các đơn vị là đối tượng kiểm tra.

Thông qua kiểm tra, Đoàn công tác đã phát hiện, chỉ ra những thiếu sót trong công tác chứng thực của các đơn vị được kiểm tra, yêu cầu các đơn vị khẩn trương khắc phục; đồng thời trao đổi, nắm bắt thông tin về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chứng thực, công tác triển khai việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, thực tế việc bố trí công chức tiếp nhận hồ sơ chứng thực tại bộ phần một cửa theo quy định của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 01/2020/TT-BTP./.

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Khái quát tình hình tổ chức và hoạt động chứng thực năm 2021TinKhái quát tình hình tổ chức và hoạt động chứng thực năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/24/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

1. Tình hình tổ chức và hoạt động

a. Về tổ chức

- Tính đến ngày 31/12/2021, các đơn vị có chức năng chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị cấp huyện, 91 đơn vị cấp xã (với tổng số 134 cán bộ, công chức) làm công tác chứng thực, trong đó:

+ Phòng Tư pháp: 12 cán bộ, công chức;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã: 122 cán bộ, công chức.

- Đối với các tổ chức hành nghề công chứng (39 tổ chức), mỗi Phòng/Văn phòng công chứng đều có bố trí công chứng viên và chuyên viên phụ trách công tác chứng thực.

b. Về kết quả hoạt động

- Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã: Chứng thực bản sao từ bản chính: 1.512.142 bản sao, Chứng thực chữ ký: 231.650 trường hợp, Chứng thực chữ ký người dịch: 9.656 trường hợp, Chứng thực hợp đồng, giao dịch: 6.847 trường hợp

- Tổ chức hành nghề công chứng: Chứng thực bản sao từ bản chính: 854.908 bản sao, Chứng thực chữ ký: 50.047 trường hợp

2. Tình hình quản lý nhà nước đối với hoạt động chứng thực tại địa phương

- Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực

Để tiếp tục triển khai thi hành đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, Sở Tư pháp tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về chứng thực đến các tầng lớp nhân dân thông qua nhiều hình thức khác nhau như: đăng tải trên trang tin điện tử của Sở Tư pháp, tọa đàm trên đài phát thanh – truyền hỉnh tỉnh, tuyên truyền lồng ghép qua các cuộc trợ giúp pháp lý, "Ngày pháp luật", xây dựng video, hỏi đáp về nội dung chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, tổ chức phổ biến rộng rãi qua hệ thống loa, đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn

- Việc hướng dẫn, chỉ đạo, triển khai việc thực hiện các văn bản có liên quan

+ Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; Công văn số 1250/VPCP-KSTT ngày 25/02/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5879/KH-UBND ngày 17/11/2021 về việc triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

+ Sở Tư pháp ban hành Công văn số 1760/STP-BTTP ngày 20/12/2021 về việc triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính.​

- Biện pháp chấn chỉnh tình hình lạm dụng yêu cầu bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn

Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ, Công văn số 2658/UBND-NC ngày 12/8/2014 và Công văn số 4966/UBND-NC ngày 18/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Số liệu về chứng thực bản sao từ bản chính của năm 2021 đã giảm so với năm 2020.

Đồng thời, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5879/KH-UBND ngày 17/11/2021 về việc triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương, giúp giảm số lượng yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính trong thời gian tới.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đội ngũ công chức làm công tác chứng thực trên địa bàn

Việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực luôn được quan tâm, chú trọng. Năm 2021, Sở Tư pháp đã phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Thông tin và truyền thông tập huấn nghiệp vụ chứng thực cho đội ngũ công chức làm công tác chứng thực tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã về nội dung chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và thường xuyên tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ với các Phòng Tư pháp và các tổ chức hành nghề công chứng.      

- Về kiểm tra, thanh tra hoạt động chứng thực và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến chứng thực

Theo Kế hoạch thanh tra năm 2021 đã được Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt tại Quyết định số 145/QĐ-STP ngày 11/12/2020, Sở Tư pháp dự kiến tổ chức 01 cuộc thanh tra đối với Ủy ban nhân dân phường Phú Cường. Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp nên Sở Tư pháp đã điều chỉnh Kế hoạch thanh tra (được điều chỉnh bởi Quyết định số 112/QĐ-STP ngày 20/10/2021) do đó trong năm 2021 chưa tiến hành thanh tra hoạt động chứng thực tại Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã. Sở Tư pháp đã tiến hành thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với 01 Văn phòng công chứng.

Năm 2021, Sở Tư pháp không nhận được đơn khiếu nại, tố cáo của người dân liên quan đến công tác chứng thực./.

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tài liệu và video hướng dẫn quy trình đăng ký dịch vụ chứng thực bản sao điện tử (dành cho người dân/doanh nghiệp)TinTài liệu và video hướng dẫn quy trình đăng ký dịch vụ chứng thực bản sao điện tử (dành cho người dân/doanh nghiệp)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/17/2021 9:00 PMNoĐã ban hành

HDSD_NGUOI_DAN.doc

​​

 


Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tài liệu và video hướng dẫn quy trình xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (dành cho cán bộ tư pháp, lãnh đạo, văn thư thuộc UBND cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện))TinTài liệu và video hướng dẫn quy trình xử lý hồ sơ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (dành cho cán bộ tư pháp, lãnh đạo, văn thư thuộc UBND cấp xã và Phòng Tư pháp cấp huyện))/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/17/2021 9:00 PMNoĐã ban hànhThông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Kế hoạch số 5879/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinKế hoạch số 5879/KH-UBND ngày 17/11/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia trên địa bàn tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2021-12/764e001b1d95d7cb8e84_Key_31122021161307.jpg
12/1/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

   Thực hiện Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử;

   Triển khai Công văn số 5438/VPCP-KSTT ngày 06/7/2020 của Văn phòng Chính phủ về thực hiện dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Công văn số 4013/VPCP-KSTT ngày 16/6/2021 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ về cung cấp dịch vụ công trực tuyến và cơ chế một cửa tại các Nghị quyết của Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai dịch vụ công chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Theo đó, dịch vụ công Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được triển khai thực hiện theo lộ trình với 2 giai đoạn, cụ thể:

   Giai đoạn 1: Chính thức thực hiện tại UBND xã, phường, thị trấn và Phòng Tư pháp huyện, thị xã, thành phố trên phạm vi toàn tỉnh kể từ ngày 01/01/2022.

   Giai đoạn 2: Triển khai thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng sau khi có hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan.

   Ngoài ra, Kế hoạch cũng đã nêu rõ trách nhiệm của Sở Tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thôngSở Tài chínhỦy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Dương và Đoàn thể; Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và các ngành có liên quan trong việc triển khai./.​

5879-KH.signed.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Đề cương báo cáo tổng kết  6 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CPTinĐề cương báo cáo tổng kết  6 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Công văn số 427/HTQTCT-CT ngày 11/5/2021 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp về việc tổng kết 6 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; để có cơ sở báo cáo về Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Sở Tư pháp đề nghị đơn vị, tổ chức báo cáo kết quả triển khai, thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP theo nội dung Đề cương báo cáo và Phụ lục kèm theo.
Báo cáo gửi về Sở Tư pháp trước ngày 01/6/2021; đồng thời gửi kèm 1 bản điện tử theo địa chỉ email: phongbotrotuphap.stpbd@gmail.com.
5/27/2021 10:00 AMNoĐã ban hànhThông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thị xã Bến CátTinPhê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thị xã Bến Cát/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/24/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 19/5/2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 62/QĐ-STP về việc phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thị xã Bến Cát. Theo đó, 03 người có tên trong danh sách kèm theo Quyết định số 62/QĐ-STP được phê duyệt làm cộng tác viên dịch thuật đối với loại ngôn ngữ tiếng Anh, tiếng Nhật và tiếng Trung. Phòng Tư pháp thị xã Bến Cát có trách nhiệm niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại trụ sở của đơn vị để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch; ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với người dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch theo quy định pháp luật./.

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN DỊCH THUẬT CỦA

PHÒNG TƯ PHÁP THỊ XÃ BẾN CÁT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 62/QĐ-STP ngày 19/5/2021

của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương)

 

STTHọ và tênGiới tínhNăm sinhNgôn ngữ dịch thuậtTrình độ chuyên mônĐiện thoại liên hệ
1Nguyễn Thị Ngọc HàNữ1981NhậtCử nhân ngành Đông phương học0903177884
2Chiêm Thúy LoanNữ1981TrungCử nhân ngành tiếng Trung0903666638
3Nguyễn Văn QuýNam1985AnhCử nhân tiếng Anh0976219880​
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Chứng thực Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân theo quy định của Thông tư số 58/2020/TT-BCATinChứng thực Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân theo quy định của Thông tư số 58/2020/TT-BCA/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/1/2020 10:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 16/6/2020, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2020 và thay thế Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe và Thông tư số 64/2017/TT-BCA ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe.

Liên quan đến chứng thực Giấy bán, cho, tặng xe, Thông tư số 58/2020/TT-BCA có điểm mới so với trước đây, cụ thể như sau:

Tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư số 58/2020/TT-BCA quy định một trong các giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe gồm "Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân có xác nhận công chứng hoặc chứng thực". Trước đây, theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 10 Thông tư số 15/2014/TT-BCA "Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực".

Bán, cho, tặng xe là chuyển quyền sở hữu xe từ người này sang người khác, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, về bản chất, đây là một giao dịch dân sự. Quy định mới này của Thông tư số 58/2020/TT-BCA  là phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch./.

Thông tinFalse
Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thực tại tỉnh Bình DươngTinCục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thực tại tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2020-11/bttp-btp-chungthuc-1_Key_24112020082718.jpg
11/13/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2020, sáng ngày 10/11/2020, tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thực cho công chức Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp cấp huyện và một số công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã của 6 tỉnh, thành khu vực phía Nam gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Chủ trì lớp tập huấn là ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực, cùng với sự tham gia của các báo cáo viên là lãnh đạo Phòng Quản lý chứng thực - Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực. Về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương, tham dự buổi tập huấn có bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện Phòng Bổ trợ tư pháp.

bttp-btp-chungthuc-1.jpg

(Ông Nguyễn Thanh HảiPhó Cục trưởng Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp)

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, ông Nguyễn Thanh Hải đã nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác chứng thực; lưu ý các học viên về giá trị pháp lý văn bản, giấy tờ được chứng thực; hệ quả của hoạt động chứng thực, đặc biệt là đối với chứng thực hợp đồng, giao dịch; giới thiệu, trao đổi về quy định chứng thực bản sao điện tử từ bản chính theo quy định tại Điều 10 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; trách nhiệm của công chức, cơ quan thực hiện chứng thực khi thực hiện nhiệm vụ này; các việc cần chuẩn bị để có thể triển khai thực hiện dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính. Đồng chí cũng đề nghị các học viên tích cực, thẳng thắn trao đổi, thảo luận để lớp tập huấn đạt được kết quả cao.

bttp-btp-chungthuc-2.jpg

Các báo cáo viên của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã trình bày những điểm mới đáng lưu ý của Thông tư số 01/2020/TT-BTP (như việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân, tiêu chuẩn cộng tác viên dịch thuật, trách nhiệm rà soát đội ngũ cộng tác viên dịch thuật hàng năm của Phòng Tư pháp, việc chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, quy định về việc hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực sai quy định…) và việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ theo quy định tại Quyết định số 1329/QĐ-BTP; trao đổi về kinh nghiệm thực tiễn, cách thức xử lý một số tình huống cụ thể; lưu ý một số sai sót thường gặp trong công tác chứng thực; giải đáp trực tiếp những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của học viên.

bttp-btp-chungthuc-3.jpg

Thông qua tập huấn, các học viên đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về quy định của pháp luật cũng như các vấn đề thực tiễn trong thực hiện công tác chứng thực, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức làm công tác chứng thực cho các địa phương./.


Thông tin; Tin ngành tư phápFalse
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thựcTinSở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thực/CMSImageNew/2020-11/bttp-stp-chungthuc-1_Key_24112020082837.jpg
11/13/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

Thực hiện Chương trình công tác tư pháp chủ yếu năm 2020 của Sở Tư pháp và việc chấp thuận chủ trương tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ chứng thực của Ủy ban nhân dân tỉnh, chiều ngày 10/11/2020 tại Hội trường Trường Chính trị tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ chứng thực cho khoảng 100 công chức tư pháp làm công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh. Tham dự lớp tập huấn có bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp, đại diện Phòng Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Sở. Báo cáo viên là ông Nguyễn Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực cùng lãnh đạo cấp Phòng của Cục Hộ tịch quốc tịch, chứng thực.

bttp-stp-chungthuc-1.jpg

(Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám​​ đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương)

Phát biểu khai mạc lớp tập huấn, bà Nguyễn Anh Hoa thông tin sơ bộ về tình hình hoạt động chứng thực trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua và nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chứng thực. Để lớp tập huấn đạt chất lượng cao, đồng chí đề nghị các học viên tham dự tập huấn đầy đủ, nghiêm túc; có sự tương tác, trao đổi cởi mở, tích cực giữa báo cáo viên và các học viên.

bttp-stp-chungthuc-2.jpg

Tại lớp tập huấn, các học viên đã được nghe báo cáo viên trình bày những điểm mới đáng lưu ý của Thông tư số 01/2020/TT-BTP (như việc chứng thực chữ ký trong tờ khai lý lịch cá nhân, tiêu chuẩn cộng tác viên dịch thuật, trách nhiệm rà soát đội ngũ cộng tác viên dịch thuật hàng năm của Phòng Tư pháp, việc chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, quy định về việc hủy bỏ giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản chứng thực sai quy định…) và việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung, thủ tục hành chính bị bãi bỏ theo quy định tại Quyết định số 1329/QĐ-BTP; trao đổi về kinh nghiệm thực tiễn, cách thức xử lý một số tình huống cụ thể; lưu ý một số sai sót thường gặp trong công tác chứng thực; giải đáp trực tiếp những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của học viên.

bttp-stp-chungthuc-3.jpg

bttp-stp-chungthuc-4.jpg

Thông qua tập huấn, các học viên đã tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích về quy định của pháp luật cũng như các vấn đề thực tiễn trong thực hiện công tác chứng thực./.

Thông tin; Tin ngành tư phápFalse
Quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (kèm theo Công văn số 5438/VPCP-KSTT ngày 06/7/2020 của Văn phòng Chính phủ)Quy trình chứng thực bản sao điện tử từ bản chính (kèm theo Công văn số 5438/VPCP-KSTT ngày 06/7/2020 của Văn phòng Chính phủ)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/15/2020 1:00 PMNoĐã ban hànhThông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Triển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chínhTinTriển khai thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/15/2020 1:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 08/4/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nghị định được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Thực hiện Công văn số 3298/BTP-HTQTCT ngày 08/9/2020 của Bộ Tư pháp về việc thực hiện chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số ​1561/STP-BTTP ngày 15/9/2020 đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố phối hợp thực hiện một số nội dung sau:

1. Chỉ đạo triển khai có hiệu quả việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính;

2. Rà soát, lập danh sách người có thẩm quyền ký chứng thực trên địa bàn cấp huyện.​

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm CV_1561_STP-BTTP.signed.pdf

                                                               CV 3298-BTP.pdf 

bttp-CV1561.jpg

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Thực hiện thủ tục hành chính cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực bản sao từ bản chính trên môi trường điện tửTinThực hiện thủ tục hành chính cấp bản sao từ sổ gốc và chứng thực bản sao từ bản chính trên môi trường điện tử/CMSImageNew/2020-05/bttp-chungthuc-2020_Key_25052020151008.jpg
5/25/2020 4:00 PMNoĐã ban hành

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Nghị định được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cung cấp dịch vụ công của các cơ quan nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Một trong những điểm nổi bật của Nghị định số 45/2020/NĐ-CP là việc cấp bản sao điện tử thay cho bản sao bằng giấy như hiện nay. Theo đó, đối với các giấy tờ, tài liệu chưa được số hóa, lưu giữ, kết nối, chia sẻ thông tin với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, tùy theo nhu cầu, tổ chức, cá nhân yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bản sao điện tử theo hai cách: cấp bản sao điện tử từ sổ gốc và chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu.

Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu cấp bản sao điện tử từ sổ gốc, cơ quan đang quản lý sổ gốc căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao điện tử có chữ ký số của cơ quan cho người yêu cầu.

Trường hợp tổ chức, cá nhân yêu cầu chứng thực bản sao điện tử từ bản chính giấy tờ, tài liệu­ thì tổ chức, cá nhân xuất trình bản chính giấy tờ, tài liệu làm cơ sở để chứng thực bản sao. Người thực hiện chứng thực kiểm tra bản chính, chụp điện tử bản chính, nhập lời chứng chứng thực bản sao từ bản chính và thực hiện ký số của người thực hiện chứng thực, cơ quan có thẩm quyền chứng thực và cập nhật vào sổ chứng thực.

Nghị định số 45/2020/NĐ-CP còn quy định rõ giá trị pháp lý của bản sao điện tử. Theo đó, bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc, bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính dạng văn bản giấy có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 22/5/2020./.​

Thông tin; Tin ngành tư phápFalse
Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tửNghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/25/2020 4:00 PMNoĐã ban hànhVăn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Một số quy định mới về chứng thựcTinMột số quy định mới về chứng thực/CMSImageNew/2020-04/bttp-2020-chungthucbansao_Key_11042020222349.jpg
4/11/2020 11:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20/4/2020 và thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư phá​p.

So với Thông tư số 20/2015/TT-BTP, Thông tư số 01/2020/TT-BTP có nhiều quy định mới, cụ thể như sau:

1. Giá trị pháp lý của giấy tờ, văn bản đã được chứng thực không đúng quy định pháp luật

Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư số 20/2015/TT-BTP chưa có quy định về việc nếu phát hiện việc chứng thực không đúng quy định thì sẽ thực hiện khắc phục sai sót như thế nào, gây lúng túng cho cơ quan thực hiện chứng thực. Để có căn cứ xử lý thống nhất đối với văn bản chứng thực không đúng quy định pháp luật, Điều 7 Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã quy định rõ "Các giấy tờ, văn bản được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký không đúng quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Thông tư này thì không có giá trị pháp lý"; đồng thời quy định thẩm quyền ban hành quyết định hủy bỏ giá trị pháp lý của các giấy tờ, văn bản này.

2. Trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông

Điều 8 Thông tư quy định về trách nhiệm của người tiếp nhận hồ sơ chứng thực tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông, theo đó khi tiếp nhận hồ sơ chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, người tiếp nhận hồ sơ (công chức của Phòng Tư pháp, công chức tư pháp - hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực. Người tiếp nhận hồ sơ phải bảo đảm người yêu cầu chứng thực chữ ký minh mẫn, nhận thức và làm chủ được hành vi của mình; các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có năng lực hành vi dân sự, tự nguyện giao kết hợp đồng, giao dịch.

3. Trách nhiệm của người thực hiện chứng thực, người tiếp nhận hồ sơ khi chứng thực bản sao từ bản chính

Điều 11 Thông tư quy định "Trường hợp người yêu cầu chứng thực sử dụng bản chính bị tẩy xóa, thêm bớt, làm sai lệch nội dung, sử dụng giấy tờ giả hoặc bản sao có nội dung không đúng với bản chính thì người tiếp nhận, giải quyết hồ sơ lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật".

4. Quy định cụ thể các trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền

Để việc áp dụng quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định cụ thể các trường hợp được chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền; đồng thời quy định rõ việc ủy quyền không thuộc một trong các trường hợp này thì phải thực hiện các thủ tục theo quy định về chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Theo Khoản 2 Điều 14 Thông tư có 04 trường hợp chứng thực chữ ký trên Giấy ủy quyền gồm:

"a) Ủy quyền về việc nộp hộ, nhận hộ hồ sơ, giấy tờ, trừ trường hợp pháp luật quy định không được ủy quyền;

b) Ủy quyền nhận hộ lương hưu, bưu phẩm, trợ cấp, phụ cấp;

c) Ủy quyền nhờ trông nom nhà cửa;

d) Ủy quyền của thành viên hộ gia đình để vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội".

5. Không ghi nhận xét vào tờ khai lý lịch cá nhân

Điều 15 Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định người thực hiện chứng thực không ghi bất kỳ nhận xét gì vào tờ khai lý lịch cá nhân, chỉ ghi lời chứng chứng thực theo mẫu quy định. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về việc ghi nhận xét trên tờ khai lý lịch cá nhân thì tuân theo pháp luật chuyên ngành.

6. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chứng thực hợp đồng, giao dịch

Điều 21 Thông tư quy định rõ cơ quan thực hiện chứng thực có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến để người yêu cầu chứng thực nhận thức rõ trách nhiệm đối với nội dung của hợp đồng, giao dịch và hệ quả pháp lý của việc chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trường hợp cơ quan thực hiện chứng thực phát hiện tài sản là đối tượng của hợp đồng, giao dịch là tài sản bất hợp pháp hoặc đang có tranh chấp, đã hoặc đang là đối tượng của hợp đồng, giao dịch khác thì cơ quan thực hiện chứng thực lập biên bản vi phạm, giữ lại hồ sơ để đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định pháp luật.

Những quy định mới nêu trên của Thông tư số 01/2020/TT-BTP đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác chứng thực thời gian qua; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết các việc về chứng thực một cách thuận lợi, thống nhất./.

Tin ngành tư pháp; Thông tinFalse
Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/11/2020 11:00 PMNoĐã ban hànhVăn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Triển khai thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CPTinTriển khai thực hiện Thông tư số 01/2020/TT-BTP ngày 03/3/2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/25/2020 11:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 03/3/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BTP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/4/2020 và thay thế Thông tư số 20/2015/TT-BTP ngày 29/12/2015 của Bộ Tư pháp.

Để việc triển khai thực hiện Thông tư được đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả, ngày 24/3/2020, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã có Công văn số 506/STP-BTTP đề nghị Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh phổ biến, quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm việc tại Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã tại địa phương, công chứng viên, chuyên viên, người lao động tại tổ chứ​c hành nghề công chứng nghiên cứu thực hiện các quy định của Thông tư số 01/2020/TT-BTP./.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm CV_506_STP-BTTP.signed.pdf 

Thông tin
Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa khi sử dụng tại Việt NamTinDanh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa khi sử dụng tại Việt Nam/CMSImageNew/2019-12/bttp_mienHPHLS_2019_Key_08122019211301.jpg
12/6/2019 11:00 AMNoĐã ban hành

Tháng 10/2019, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao đã cập nhật Danh sách các nước và loại giấy tờ được miễn hợp pháp hóa khi sử dụng tại Việt Nam (Danh sach mien hop phap hoa LS 10.2019.pdf). 

Để cập nhật thông tin về Danh sách miễn hợp pháp hóa, các cá nhân, cơ quan, đơn vị có thể truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Lãnh sự theo đường dẫn sau:
https://lanhsuvietnam.gov.vn/Lists/BaiViet/B%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75%2D6a32%2D4215%2Dafeb%2D47d4bee70eee&ID=755​.

Thông tin; Tin ngành tư phápFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, nhận dạng tài liệu, hồ sơ thật - giảTinTập huấn nghiệp vụ kiểm tra, nhận dạng tài liệu, hồ sơ thật - giả/CMSImageNew/2019-11/bttp-taphuannghiepvu-1_Key_01112019134440.jpg
11/1/2019 2:00 PMNoĐã ban hành

Được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh, ngày 30/10/2019, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lớp tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, nhận dạng tài liệu, hồ sơ thật - giả tại Hội trường D1 Trường Chính trị tỉnh Bình Dương cho hơn 120 công chức, viên chức trực tiếp tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành và cán bộ tư pháp cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

bttp-taphuannghiepvu-1.jpg

Phát biểu khai giảng Lớp tập huấn, bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, nhận dạng tài liệu, hồ sơ trước thực trạng tội phạm liên quan đến việc làm giả các giấy tờ trong lĩnh vực chứng thực trên địa bàn tỉnh diễn biến ngày càng phức tạp, trình độ làm giả giấy tờ của các đối tượng này ngày càng cao, công nghệ làm giả ngày càng hiện đại. Bên cạnh đó, việc nâng cao kỹ năng nhận dạng tài liệu hồ sơ cũng góp phần chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh trong thời gian qua.

bttp-taphuannghiepvu-2.jpg

Tại buổi tập huấn, Thượng tá Trần Tuấn Điền - Phó Phân viện trưởng Phân viện Khoa học hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an đã hướng dẫn học viên cách nhận biết tài liệu, hồ sơ thật - giả thông qua việc trình chiếu hình ảnh minh họa, phân tích hình dấu, chữ ký, dấu vân tay, tài liệu bị tẩy xóa, chỉnh sửa nội dung…. Với tinh thần học tập nghiêm túc, các học viên đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kinh nghiệm để áp dụng vào thực tế công tác chuyên môn./.

bttp-taphuannghiepvu-3.jpg

Thông tin; Tin ngành tư phápFalse
Hội nghị trực tuyến sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CPTinHội nghị trực tuyến sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP/CMSImageNew/2018-12/hoi nghi so ket_Key_04122018170345.jpg
11/30/2018 10:00 AMNoĐã ban hành

Sáng ngày 29/11/2018, tại thành phố Hà Nội, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thi hành. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Khánh Ngọc - Thứ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì.

Điểm cầu Bình Dương được tổ chức tại Phòng họp trực tuyến - Cục Thi hành án dân sự tỉnh. Tham dự hội nghị có đại diện Sở Tư pháp, đại diện các Phòng Tư pháp cấp huyện và một số Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh.

hoi nghi so ket.ND23.2015.jpg

Theo Báo cáo của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong đổi mới công tác chứng thực như: quy định mở rộng thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cho các tổ chức hành nghề công chứng đã giảm tải công việc chứng thực cho các Phòng Tư pháp và UBND cấp xã, đồng thời tạo thêm một điểm đến cho người dân trong việc lựa chọn công chứng/chứng thực; đơn giản hóa về thủ tục hành chính trong giải quyết yêu cầu chứng thực; quy định rõ trách nhiệm của người yêu cầu chứng thực, người thực hiện chứng thực... Tuy nhiên, công tác chứng thực trong thời gian qua vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao chứng thực khi thực hiện thủ tục hành chính còn khá phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, còn tình trạng cơ quan có thẩm quyền chứng thực thực hiện việc chứng thực chữ ký trên giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch hoặc lạm dụng văn bản chứng thực chữ ký, sử dụng văn bản chứng thực chữ ký thay cho bản chính giấy tờ khác, việc thu phí chứng thực ở một số nơi chưa bảo đảm đúng quy định,...

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc biểu dương những nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ làm công tác chứng thực trong thời gian qua, Thứ trưởng đề nghị tục quán triệt thực hiện tốt Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật về chứng thực và các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác chứng thực để các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức rõ hơn về tình trạng lạm dụng bản sao có chứng thực, qua đó phối hợp giải quyết triệt để tình trạng này. Tăng cường quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương về công tác chứng thực, tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho người làm chứng thực. Nghiên cứu, khảo sát phần mềm quản lý dữ liệu chứng thực dùng chung. Đặc biệt, cần nêu cao tinh thần trách nhiệm của những người làm công tác chứng thực để hạn chế tối đa những sai lầm do các nguyên nhân chủ quan, bắt nguồn từ ý thức của người thực hiện./.

Thông tin; Tin ngành tư phápFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Công văn số 4966/UBND-NC ngày 18/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủCông văn số 4966/UBND-NC ngày 18/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/30/2018 3:00 PMNoĐã ban hànhThông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Bình Dương: Những kết quả đạt được sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CPTinBình Dương: Những kết quả đạt được sau 03 năm triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP/CMSImageNew/2018-12/Hoi nghi trien khai ND 23_Key_21122018153039.jpg
10/23/2018 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 16/02/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2015 thay thế Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và các nghị định có liên quan. Sau hơn 03 năm, công tác triển khai thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực.

Ngay sau khi Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được ban hành, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp, tham mưu, tổ chức triển khai nhiều biện pháp đồng bộ để nhanh chóng đưa Nghị định số 23/2015/NĐ-CP vào cuộc sống: tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Nghị định số 23/2015/NĐ-CP; tuyên truyền, phổ biến rộng rãi những nội dung cơ bản của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP đến các tầng lớp nhân dân thông qua nhiều hình thức khác nhau như đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, tọa đàm trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, tuyên truyền lồng ghép qua các cuộc trợ giúp pháp lý, phát hành tờ gấp pháp luật về chứng thực, thực hiện chương trình Pháp luật và cuộc sống, tổ chức phổ biến rộng rãi qua hệ thống loa, đài truyền thanh của các xã, phường, thị trấn…

Hoi nghi trien khai ND 23.jpg

Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ công chức để thực hiện công tác chứng thực: tính đến tháng 6/2018, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 09 đơn vị cấp huyện, 91 đơn vị cấp xã với tổng số 137 cán bộ, công chức làm công tác chứng thực, trong đó Phòng Tư pháp 15 cán bộ, công chức; Ủy ban nhân dân cấp xã 122 cán bộ, công chức. Đối với các tổ chức hành nghề công chứng, hiện tỉnh có 29 tổ chức hành nghề công chứng, mỗi Phòng/Văn phòng công chứng bố trí từ 01 đến 02 chuyên viên phụ trách công tác chứng thực. Các cơ quan, tổ chức được bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc đáp ứng nhu cầu chứng thực của người dân trên địa bàn tỉnh. Theo thống kê kết quả công tác chứng thực từ tháng 4/2015 đến 30/6/2018 cho thấy, tại các Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã đã thực hiện chứng thực 4.834.226 bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký 500.334 trường hợp; chứng thực chữ ký người dịch 49.820 trường hợp và chứng thực hợp đồng, giao dịch 18.650 trường hợp; tại các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện chứng thực 603.161 bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký 31.369 trường hợp.

Trên cơ sở quy định của Nghị định 23/2015/NĐ-CP và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Sở Tư pháp đã tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực chứng thực thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp; ban hành văn bản quán triệt thực hiện một số quy định của pháp luật về chứng thực. Bên cạnh đó, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước ở địa phương, Sở Tư pháp tổng hợp mẫu chữ ký của người có thẩm quyền chứng thực tại các Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã và đăng tải công khai trên Trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp để làm cơ sở đối chiếu chữ ký của người có thẩm quyền trong các văn bản, giấy tờ do người yêu cầu chứng thực cung cấp nhằm phát hiện kịp thời tình trạng giả mạo giấy tờ, chữ ký trong hoạt động chứng thực. Ngày 06/4/2018, Sở Tư pháp và Công an tỉnh Bình Dương ký kết Quy chế phối hợp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quy chế tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa hai cơ quan trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực, tăng cường phối hợp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Bình Dương, góp phần tạo ra sự thống nhất, kịp thời trong quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, vụ việc có dấu hiệu tội phạm giả mạo liên quan đến công chứng, chứng thực.

Về năng lực của cán bộ, công chức làm công tác chứng thực: việc tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác chứng thực đáp ứng yêu cầu. Sở Tư pháp đã phối hợp Hội công chứng viên tỉnh tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng phát hiện giấy tờ giả, giả mạo chủ thể trong hoạt động công chứng, chứng thực với sự tham gia đội ngũ công chức tư pháp cấp huyện, xã, và các công chứng viên, chuyên viên của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Thông qua lớp bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng đối chiếu, nhận diện đúng chủ thể tham gia hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, việc hướng dẫn chỉ đạo tháo gỡ các vướng mắc, khó khăn trong hoạt động chứng thực còn được Sở Tư pháp thực hiện thường xuyên thông qua các cuộc họp giao ban định kỳ.

Về việc thanh tra, kiểm tra và giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo liên quan để giải quyết các việc về chứng thực: công tác thanh tra, kiểm tra luôn được quan tâm chú trọng, từ khi Nghị định số 23/2015/NĐ-CP được ban hành đến nay, Sở Tư pháp không nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân về hoạt động chứng thực. Sở Tư pháp đã tổ chức 06 cuộc thanh tra trong hoạt động chứng thực đối với 15 tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tổ chức kiểm tra theo công tác hàng năm được lồng ghép trong hoạt động kiểm tra công tác tư pháp.

Có thể nói, Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ra đời đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong đổi mới công tác chứng thực cho tỉnh Bình Dương nói riêng và các địa phương trên cả nước nói chung. Quy định mở rộng thẩm quyền chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký cho các tổ chức hành nghề công chứng đã giảm tải công việc chứng thực cho các Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã, đồng thời tạo thêm một điểm đến cho người dân trong việc lựa chọn công chứng, chứng thực./.

Thông tinFalse
Báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch  và các văn bản hướng dẫn thi hànhTinBáo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch  và các văn bản hướng dẫn thi hành/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/29/2018 3:00 PMNoĐã ban hành

​Thực hiện Công văn số 792/VPUB-NC ngày 31/5/2018 của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. Để có cơ sở tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nội dung báo cáo .

Phụ lục báo cáo tải Tại đây:

CV_951_STP-BTTP.PDF.pdf

Phụ lục kèm theo.docx

Đề cương Báo cáo sơ kết 03 chứng thực.doc

Thông tin; Hướng dẫn nghiệp vụFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Công văn số 980/HTQTCT-CT ngày 28/9/2017 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp Công văn số 980/HTQTCT-CT ngày 28/9/2017 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực, Bộ Tư pháp /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/13/2017 10:00 AMNoĐã ban hànhThông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịchTinQuán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/12/2017 10:00 AMNoĐã ban hành

Thực hiện Công văn số 873/HTQTCT-CT ngày 25/8/2017 của Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực - Bộ Tư pháp về việc quán triệt thực hiện chứng thực Sơ yếu lý lịch, ngày 11/9/2017, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 1233/STP-BTTP chỉ đạo Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố Thủ Dầu Một; Ủy ban nhân dân cấp xã và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện chứng thực chữ ký của người yêu cầu trên Sơ yếu lý lịch theo đúng quy định tại Mục 3, từ Điều 23 đến Điều 26 của Nghị định số 23/2015/NĐ-CP. 

CV 873.HTQTCT.jpg

Theo đó, các cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực tuyệt đối không phê nội dung nhận xét về việc chấp hành chủ trương, pháp luật, chính sách, quy định,...của Đảng, Nhà nước, địa phương vào Sơ yếu lý lịch của công dân. Trường hợp cơ quan, tổ chức vi phạm quy định trong việc chứng thực chữ ký trên Sơ yếu lý lịch của công dân sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật./.


Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thị xã Thuận AnTinPhê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thị xã Thuận An/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/10/2017 1:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 07/4/2017, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 42/QĐ-STP về việc phê duyệt danh sách cộng tác viên dịch thuật của Phòng Tư pháp thị xã Thuận An. Theo đó, 06 người có tên trong danh sách kèm theo Quyết định số 42/QĐ-STP được phê duyệt làm cộng tác viên dịch thuật đối với loại ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Trung. Phòng Tư pháp thị xã Thuận An có trách nhiệm niêm yết công khai danh sách cộng tác viên dịch thuật tại trụ sở của đơn vị để tạo điều kiện thuận lợi cho người yêu cầu chứng thực trong việc liên hệ với người dịch; ký hợp đồng cộng tác viên dịch thuật với người dịch, trong đó xác định rõ trách nhiệm của người dịch đối với nội dung, chất lượng của bản dịch theo quy định pháp luật./.

Thuan An.jpg

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN DỊCH THUẬT CỦA

PHÒNG TƯ PHÁP THỊ XÃ THUẬN AN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 42/QĐ-STP ngày 07/4/2017

của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương)

 

STTHọ và tênGiới tínhNăm sinhNgôn ngữ dịch thuậtTrình độ chuyên mônĐiện thoại liên hệ
1Chiêm Thúy LoanNữ1981TrungCử nhân ngoại ngữ tiếng Trung0903666638
2Phan Ái TâmNữ1982TrungCử nhân sư phạm tiếng Trung0908656566
3Nguyễn Thị Ngọc HiềnNữ1979TrungCử nhân sư phạm tiếng Trung 0989006402
4Nguyễn Hữu TàiNam1975AnhCử nhân ngoại ngữ tiếng Anh 0915709083
5Trần Thị Phương ThảoNữ1984AnhCử nhân Ngữ văn Anh 0936353507
6Phan Thị Mỹ HạnhNữ1982AnhCử nhân Anh văn0907229604

Hà Chi – Phòng Bổ trợ tư pháp​

Thông tinFalse
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio