| Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm | Văn bản QPPL | Tin | Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ Quốc gia về việc làm | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 10/15/2019 12:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | Trần Thị Kim Yến | | Nghị định số 74/2019/NĐ-CP: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, người lao động sẽ được nâng mức vay | Thông tin | Tin | Nghị định số 74/2019/NĐ-CP: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, người lao động sẽ được nâng mức vay | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 10/15/2019 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Chính phủ ban hành Nghị định số 74/2019/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm theo hướng nâng mức vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc làm đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động. Nghị định số 61/2015/NĐ-CP quy định Quỹ quốc gia về việc làm được sử dụng cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất, kinh doanh) và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Về mức vay đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định mức vay 1 dự án tối đa là 1 tỷ đồng và không quá 50 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 50 triệu đồng. Các mức vay trên được nâng lên tại Nghị định số 74/2019/NĐ-CP. Cụ thể, đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, mức vay tối đa là 2 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng cho 1 người lao động được tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đối với người lao động, mức vay tối đa là 100 triệu đồng. Thời hạn vay vốn cũng được tăng từ không quá 60 tháng lên tối đa 120 tháng. Về điều kiện bảo đảm tiền vay, Nghị định 74/2019/NĐ-CP quy định đối với mức vay từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm. Về lãi suất vay vốn đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh và người lao động (tại khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm), Nghị định 74/2019/NĐ-CP sửa đổi theo hướng tăng từ bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo lên bằng lãi suất cho vay đối với hộ cận nghèo. Nghị định cũng sửa đổi một số nội dung khác liên quan đến điều kiện bảo đảm tiền vay đối với người lao động vay vốn ưu đãi để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; huy động nguồn vốn để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng... Nghị định có hiệu lực từ ngày 8/11/2019./. Nguồn: Bộ Tư pháp | False | Trần Thị Kim Yến | | Quy định mới về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa | Thông tin | Tin | Quy định mới về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 10/4/2019 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Nghị định 55 2019 NĐ-CP.pdf Ngày 24 tháng 6 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác và cá nhân có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang bộ; chính quyền địa phương cấp tỉnh; doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2019 và thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp./. | False | Lê Thị Phương | | Đã có nguyên tắc mới để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa | Thông tin | Tin | Đã có nguyên tắc mới để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/10/2019 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngày 24 tháng 6 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định quy định chi tiết các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức khác và cá nhân có liên quan trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Áp dụng đối với Bộ, cơ quan ngang bộ; chính quyền địa phương cấp tỉnh; doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức đại diện cho doanh nghiệp; cơ quan, tổ chức và cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. So với Nghị định 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với 03 nguyên tắc (như: được thực hiện đối với mọi doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, hình thức tổ chức, quy mô kinh doanh và lĩnh vực hoạt động; thực hiện với các hình thức phù hợp; có sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức đại diện của doanh nghiệp) thì Nghị định số 55/2019/NĐ-CP quy định cụ thể hơn về nguyên tắc thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, với 05 nguyên tắc, cụ thể: 1. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả; không chồng chéo, trùng lặp. 2. Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được thực hiện trên cơ sở phối hợp giữa cơ quan nhà nước với tổ chức đại diện của doanh nghiệp nhỏ và vừa; tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan. 3. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được ưu tiên thực hiện thông qua tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý. 4. Căn cứ nguồn lực, chương trình hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên như sau: a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hơn nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện được hỗ trợ trước; b) Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật; c) Doanh nghiệp nhỏ và vừa nộp hồ sơ đáp ứng đủ điều kiện hỗ trợ trước được hỗ trợ trước. 5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2019 và thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp./. | False | Lê Thị Phương | | Phát huy vai trò cầu nối giữa CQQLNN và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực thi pháp luật | Thông tin | Tin | Phát huy vai trò cầu nối giữa CQQLNN và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực thi pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Ngày 19/12/2018 Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp về “Phát huy vai trò cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực thi pháp luật” nhằm trao đổi những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp; phương hướng hoạt động của Câu lạc bộ trong thời gian tới để đảm bảo sự gắn kết giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. | 12/24/2018 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Tại Hội nghị, đại diện Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư
pháp trình bày kết quả và tồn tại, hạn chế về sự tham gia của doanh
nghiệp vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhìn từ góc độ
cơ quan quản lý nhà nước về công tác xây dựng pháp luật. Từ đó, đại diện
đơn vị phân tích nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước như một số cơ
quan chưa coi trọng đúng mức việc lấy ý kiến và việc tiếp thu giải
trình, phản hồi đầy đủ ý kiến thu được từ đối tượng chịu tác động trực
tiếp, người dân, doanh nghiệp, thời gian gửi hồ sơ lấy ý kiến ngắn, gấp,
chưa đúng quy định của Luật, nhiều trường hợp hồ sơ, tài liệu gửi lấy ý
kiến không đầy đủ…, từ phía các doanh nghiệp như nhận thức về quyền và
lợi ích của các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng pháp luật chưa
cao, khả năng tiếp cận, phân tích, đánh giá văn bản QPPL còn thấp, chỉ
quan tâm đến pháp luật khi quy định đó có liên quan trực tiếp đến mình
hoặc khi nảy sinh sự việc,… Đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp doanh
nghiệp tham gia sâu hơn vào quá trình xây dựng văn bản QPPL như tiếp
tục nghiên cứu để điều chỉnh quy trình lấy ý kiến người dân, doanh
nghiệp trong quá trình xây dựng pháp luật hợp lý hơn như tăng cường
trách nhiệm của cơ quan chủ trì soạn thảo, tóm tắt nội dung dự thảo dễ
hiểu, kéo dài thời gian xin ý kiến, tăng cường trách nhiệm giải trình,
tăng cường vai trò của các hiệp hội, câu lạc bộ như Câu lạc bộ pháp chế
doanh nghiệp làm cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan nhà nước…
Về phía Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, để thực hiện trách nhiệm của
mình trong vai trò là cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh
nghiệp, Câu lạc bộ thường xuyên tổ chức các tọa đàm, diễn đàn pháp luật
mang tính thời sự liên quan tới hoạt động kinh doanh của các doanh
nghiệp nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp, cơ quan báo chí tham gia và
đưa tin về tọa đàm, hội thảo. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp hội
viên Câu lạc bộ có thể nói lên tiếng nói của mình, đề xuất, kiến nghị
với các cơ quan quản lý Nhà nước sửa đổi những chính sách không còn phù
hợp hoặc gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp trong quá trình thực thi.
Kết thúc mỗi tọa đàm, hội thảo Câu lạc bộ có báo cáo tổng hợp những kiến
nghị, đề xuất của các đại biểu tham dự gửi các cơ quan quản lý nhà nước
có liên quan để nghiên cứu sửa đổi các quy định đã ban hành không còn
phù hợp và hoàn chỉnh các Dự thảo Luật sắp ban hành. Ngoài ra Câu lạc bộ
rất quan tâm tới các hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh
và kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ pháp chế doanh nghiệp và tư vấn pháp
luật cho doanh nghiệp.
Về phía Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để thực hiện được hoạt
động góp ý xây dựng pháp luật có chất lượng, thể hiện được tính đại
diện cho cộng đồng doanh nghiệp và cân bằng được các lợi ích, VCCI đã
xây dựng quy trình góp ý hoàn chỉnh và được cấp chứng nhận ISO. Bên cạnh
đó, VCCI tổ chức các cuộc khảo sát, các cuộc tiếp xúc, đối thoại với
doanh nghiệp, trong đó có lồng ghép các nội dung tìm hiểu, đánh giá nhu
cầu, những thuận lợi, khó khăn của doanh nghiệp trong hoạt động xây dựng
và hoàn thiện pháp luật. Trong năm 2018, bên cạnh việc lấy ý kiến bằng
văn bản và ứng dụng công nghệ thông tin, Ban Pháp chế VCCI đã tổ chức
gần 14 hội thảo tại Hà Nội và 9 hội thảo tại các địa phương, thu nhận
được rất nhiều ý kiến tham luận, với sự tham dự của hàng trăm doanh
nghiệp, hiệp hội, chuyên gia Việt Nam và nước ngoài, các cơ quan nhà
nước, cơ quan báo chí.
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp phát biểu ý kiến rất sôi nổi và kiến
nghị nhiều cách thức để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia quá
trình xây dựng và thực thi pháp luật. Qua Hội nghị này, một số doanh
nghiệp hiểu rõ hơn về vai trò cầu nối của Câu lạc bộ pháp chế doanh
nghiệp, từ đó sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với Câu lạc bộ cũng như VCCI để
có thể đóng góp ý kiến giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, khả
thi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân, doanh nghiệp.
Sưu tầm: Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp
| False | Phòng XD&KTVB | | Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Chương trình, kế hoạch công tác | | Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 2/20/2017 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Thực hiện Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp, nhằm đảm bảo tính chủ động, thống nhất trong công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai và phối hợp thực hiện có hiệu quả các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; từng bước nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ. Ngày 13/02/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 423/KH-UBND hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nội dung của Kế hoạch xác định rõ vai trò, trách nhiệm của từng sở, ban, ngành tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, thông qua một số nội dung như: tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho công chức, viên chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, cán bộ pháp chế doanh nghiệp; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; tiếp tục cập nhật và kiểm tra kết quả cập nhật văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; cập nhật thủ tục hành chính lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp chuyên trang, chuyên mục hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên Cổng Thông tin điện tử của tỉnh; tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh- truyền hình liên quan đến doanh nghiệp như: Chương trình "Chung tay cải cách thủ tục hành chính", "Đồng hành cùng doanh nghiệp", "Pháp luật và Cuộc sống",…; tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm, đối thoại trực tiếp, hội nghị tham vấn doanh nghiệp, giới thiệu chuyên đề,… Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp (Cơ quan thường trực Tổ Tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý của tỉnh) rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức, viên chức thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, đảm bảo có năng lực thực hiện tốt nhiệm vụ. Đồng thời, theo dõi, hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh triển khai thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch này; làm đầu mối tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp báo cáo Bộ Tư pháp./. KH 423 UBND TINH BD-HTPLDN 2017.pdf
Mai Đức Thanh. | False | Phòng XD&KTVB | | Hội thảo, toạ đàm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Và pháp luật về phòng chống tham nhũng | Thông tin; Tin ngành tư pháp | Tin | Hội thảo, toạ đàm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Và pháp luật về phòng chống tham nhũng | /xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2016-11/hdd_htpldn_xdktvb_10-11-2016_Key_10112016084416.jpg | | 11/10/2016 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Sáng ngày 09/11/2015, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo, toạ đàm hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và pháp luật về phòng chống tham nhũng. Bà Trần Thị Minh Hạnh – Phó Giám đốc Sở Tư pháp chủ trì hội thảo. Tham dự có đại diện của hơn 40 đại biểu tham dự là đại diện các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Đoàn Luật sư, Hội luật gia; các Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bà Trần Thị Minh Hạnh Phó GĐ - Sở Tư pháp chủ trì cuộc họp Tại buổi Hội thảo, tọa đàm, các Đại biểu đã trình bày tham luận và trao đổi, thảo luận về thực trạng, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; các giải pháp tăng cường công tác phòng chống tham nhũng, cụ thể như về thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương đến doanh nghiệp và thu hút đầu tư ở Bình Dương trong giai đoạn mới, tình hình hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trong lĩnh vực thuế, thực trạng công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh và các khó khăn, vướng mắc trong công tác này, ngành Thanh tra tỉnh Bình Dương tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới, nhu cầu cần hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp…, cũng như nêu những khó khăn, vướng mắc trong tư vấn của Tổ Tư vấn về thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như các doanh nghiệp chưa có thói quen nhờ tư vấn qua Tổ Tư vấn, việc tư vấn chỉ mới dừng lại ở các vụ việc đơn giản, đối với các vụ việc phức tạp phải hướng dẫn liên hệ với các cơ quan chuyên môn, hoạt động tư vấn của Tổ Tư vấn chưa được doanh nghiệp biết nhiều, vẫn còn sót đối tượng cần kê khai trong kê khai tài sản, …


Các Đại biểu còn đưa ra những đề xuất, kiến nghị, cùng nhau thảo luận, nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và pháp luật về phòng chống tham nhũng trong thời gian tới, cụ thể như nâng cao hiệu quả công tác phối hợp dưới hình thức phiếu chuyển có thời hạn phản hồi, tăng cường giải đáp pháp luật qua Internet, thiết lập đường dây nóng về tư vấn, bố trí thành viên trực tư vấn, tiếp tục nghiên cứu thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp hiệu quả hơn, với các hình thức phong phú hơn… 

Phát biểu tại hội thảo, bà Trần Thị Minh Hạnh - Phó Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, thời gian qua, việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh đã đạt được những kết quả tích cực. Hội thảo nhằm đánh giá thực trạng công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, công tác phòng, chống tham nhũng; trao đổi, thảo luận để đề ra các giải pháp hoạt động hiệu quả đối với công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay. | False | Phòng XD&KTVB | | Báo cáo kết quả hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 06 tháng đầu năm 2016 | Thông tin | Tin | Báo cáo kết quả hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 06 tháng đầu năm 2016 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/22/2016 5:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | Phòng XD&KTVB | | Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hổ trợ pháp lý cho doanh nghiệp | Văn bản nghiệp vụ | | Nghị định 66/2008/NĐ-CP về hổ trợ pháp lý cho doanh nghiệp | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/1/2016 5:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | Phòng XD&KTVB | | Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp | Văn bản nghiệp vụ | | Thông tư liên tịch 157/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/1/2016 5:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | Phòng XD&KTVB | | Quyết định 2139/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hổ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 | Văn bản nghiệp vụ | | Quyết định 2139/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hổ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/1/2016 5:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | Phòng XD&KTVB | | V/v phối hợp khảo sát thực tế nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp và thực trạng triển khai thi hành pháp luật tại doanh nghiệp | Văn bản nghiệp vụ | | V/v phối hợp khảo sát thực tế nhu cầu hỗ trợ pháp lý của doanh nghiệp và thực trạng triển khai thi hành pháp luật tại doanh nghiệp | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/1/2016 10:40 AM | No | Đã ban hành | | | False | Phòng XD&KTVB | | Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Chương trình, kế hoạch công tác | | Kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp năm 2016 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/1/2016 10:40 AM | No | Đã ban hành | | | False | Phòng XD&KTVB |
|