| Sở Tư pháp Ban hành Kế hoạch Đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025 | | Sở Tư pháp Ban hành Kế hoạch Đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2025 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 5/26/2025 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau: I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Mục đích - Thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý toàn diện, chính xác, khách quan để góp phần nâng cao chất lượng thực hiện trợ giúp pháp lý. Giúp cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý kịp thời đề ra các giải pháp, cơ chế, chính sách đảm bảo chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý, đảm bảo người được trợ giúp pháp lý thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí với chất lượng tốt nhất. - Tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về trợ giúp pháp lý và chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý thành công. Kịp thời phát hiện những thiếu sót, yếu kém trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý, đề ra các giải pháp khắc phục, nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý. - Xác định được trách nhiệm, năng lực của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý thành công, hiệu quả và đảm bảo tính khách quan, độc lập trong hoạt động đánh giá. 2. Yêu cầu - Việc triển khai đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý thực hiện thường xuyên, nghiêm túc dựa trên nguyên tắc tôn trọng, khách quan, chính xác, toàn diện, kịp thời, phù hợp theo các tiêu chí đánh giá, xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, cách thức xác định hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tố tụng thành công. - Người được phân công đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý phải tuân thủ đúng quy định, trình tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá; đưa ra kết luận độc lập, khách quan, chính xác, toàn diện về chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý. - Đánh giá trình độ, năng lực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý; đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý trong thời gian tới. - Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý gồm: Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước, Tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý chủ động triển khai thực hiện các hoạt động được phân công tại Kế hoạch này. II. NỘI DUNG Đối tượng, phạm vi, tỉ lệ và thời gian thực hiện a) Đối tượng: Vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng được đánh giá là những vụ việc đã kết thúc của Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định theo Điều 10 Thông tư số 12/2018/TT-BTP. b) Phạm vi đánh giá: + Vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự, dân sự và vụ việc đại diện ngoài tố tụng của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã kết thúc được tính từ ngày 01/09/2024 đến ngày 31/08/2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. + Một vụ việc trợ giúp pháp lý không được đánh giá hai lần. c) Tỉ lệ vụ việc được đánh giá: + 100% vụ việc trợ giúp pháp lý đã được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thẩm định chất lượng, đánh giá hiệu quả bị phản ánh, kiến nghị với Sở Tư pháp vì cho rằng vụ việc trợ giúp pháp lý chưa đảm bảo chất lượng hiệu quả; + 100% vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện; + 50% vụ việc trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước hoàn thành trong thời gian nêu trên đã được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thực hiện, đồng thời thẩm định chất lượng và đánh giá hiệu quả. Thời gian thực hiện: Từ Quý I/2025 đến Quý III/2025 (hoàn thành trước ngày 30/09/2025). 2. Đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý 2.1. Đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý Việc đánh giá chất vụ việc trợ giúp pháp lý dựa trên các tiêu chí tính điểm theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP, được sửa đổi tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP; Xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2018/TT-BTP. - Phương pháp đánh giá: + Trực tiếp đánh giá qua hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý: Người được phân công đánh giá trực tiếp nghiên cứu, xem xét toàn diện hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. + Lấy ý kiến hoặc xem xét các ý kiến phản hồi, kiến nghị hoặc ý kiến phản ánh của người được trợ giúp pháp lý, người đại diện hợp pháp của họ và cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân tổ chức khác có liên quan (nếu có); + Văn bản lấy ý kiến của luật sư hoặc luật gia có kinh nghiệm đối với từng lĩnh vực pháp luật (nếu cần thiết). + Trực tiếp chấm điểm vào Phiếu Đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý. - Nguyên tắc đánh giá: Một vụ việc trợ giúp pháp lý do một người được phân công đánh giá thực hiện, trừ vụ việc trợ giúp pháp lý do mình thực hiện. - Cách thức đánh giá: được tiến hành như sau: + Bước 1: Thành lập Tổ đánh giá; + Bước 2: Lập danh sách vụ việc trợ giúp pháp lý cần đánh giá; + Bước 3: Họp Tổ đánh giá và phân công nhiệm vụ, Tổ trưởng Tổ đánh giá tổ chức họp Tổ đánh giá và phân công hồ sơ cụ thể cho từng thành viên để tiến hành đánh giá. + Bước 4. Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý: Tổ đánh giá phải báo cáo cho Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá. 2.2. Đánh giá vụ việc trợ giúp pháp pháp lý thành công Việc đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý thành công được tiến hành cùng với việc đánh giá chất lượng của từng vụ việc trợ giúp pháp lý. Căn cứ vào Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 16/5/2022 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, người đánh giá ghi kết quả đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý thành công vào Phiếu đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý. III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Phòng Bổ trợ tư pháp: chủ trì, phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Tổ đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; Ban hành Tiêu chí, bảng điểm đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và phiếu thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định; Phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý triển khai thực hiện Kế hoạch này. 2. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước: lập danh sách, cung cấp hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện đã được thẩm định chất lượng, đánh giá hiệu quả cho Tổ đánh giá. 3. Tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lập danh sách, cung cấp hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý. 4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2020/TT-BTC ngày 18/6/2020 của Bộ Tài chính.
| Thông tin | False | Phòng Bổ trợ Tư pháp | | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 | | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 3/13/2024 4:00 PM | No | Đã ban hành | | TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG - Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 05 trung tâm tư vấn pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật tại Bình Dương – Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam và Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương. - Về cơ cấu tổ chức: các Trung tâm đáp ứng đủ điều kiện về cơ cấu tổ chức theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP là "có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc một tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động". Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 07 tư vấn viên pháp luật và 03 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho các Trung tâm. - Về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật: Từ ngày 01/10/2022 đến 30/9/2023 đã tư vấn pháp luật miễn phí 3078 vụ việc với hơn 4819 lượt người tư vấn pháp luật. Trong đó có 05 vụ việc tư vấn có thu phí với số tiền 2.500.000 đồng. Nội dung tư vấn pháp luật chủ yếu về các lĩnh vực công đoàn, lao động, hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình…Đối tượng tư vấn gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là công đoàn viên, người lao động, người nghèo. - Ngoài hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp tại Trung tâm, các Trung tâm còn thực hiện tư vấn qua nhiều hình thức đa dạng như tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng xã hội, hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử, tư vấn lưu động, tư vấn qua chuyên mục trên báo (Báo Bình Dương, tạp chí Lao động Bình Dương), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương), hỗ trợ soạn thảo hơn 304 các loại đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện gửi doanh nghiệp và các ngành chức năng can thiệp khi có yêu cầu. - Đối với công tác đại diện theo ủy quyền và đại diện tố tụng tại tòa án: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn đã nhận ủy quyền và khởi kiện 49 vụ việc, trong đó: tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội... (17 vụ hòa giải thành, 1 vụ thắng kiện, 31 vụ đang khởi kiện). Tổng số tiền doanh nghiệp bồi thường cho người lao động là 3,7 tỷ đồng. Đây là điểm sáng nổi bật của Trung tâm thời gian qua, đã làm thay đổi nhận thức của doanh nghiệp trong việc chấp hành pháp luật lao động, đặc biệt việc thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động và nợ bảo hiểm của người lao động. - Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Trong năm 2023, Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương đã tổ chức 10 cuộc tuyên truyền cho 2135 đoàn viên, người lao động các nội dung chủ yếu liên quan đến pháp luật về lao động, chế độ bảo hiểm, công đoàn và các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Ngoài ra, Trung tâm còn phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh tổ chức đối thoại, tư vấn, hỗ trợ, giải đáp các chính sách BHXH, BHYT, BHTN. - Nhìn chung, các Trung tâm Tư vấn pháp luật đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, không có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ pháp lý có thu thù lao. Bình Dương với đặc điểm là tỉnh công nghiệp, lực lượng công nhân đến và làm việc với số lượng lớn, hoạt động tư vấn pháp luật đã góp phần trong việc giảm tải các tranh chấp về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động trên địa bàn tỉnh. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, cụ thể: - Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt nội dung đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật, cấp giấy đăng ký trợ giúp pháp lý, cấp thẻ tư vấn viên pháp luật…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong năm 2023, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 03 thủ tục hành chính về tư vấn pháp luật. - Trong năm 2023, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 996/STP-BTTP ngày 31/5/2023 về việc chấn chỉnh hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đề nghị các Trung tâm Tư vấn pháp luật quan tâm, quán triệt đến đội ngũ tư vấn viên pháp luật, luật sư làm việc tại Trung tâm thực hiện đúng các quy định về tư vấn pháp luật, việc ban hành mức thù lao, lập sổ theo dõi và chế độ báo cáo. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Thường xuyên rà soát, kiểm tra để kịp thời phát hiện Trung tâm Tư vấn pháp luật không còn đủ điều kiện hoạt động và có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. - Về công tác phối hợp với các cơ quan chủ quản: Phối hợp, trao đổi kịp thời với các tổ chức chủ quản về tình hình tổ chức và hoạt động của các Trung tâm. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ Bên cạnh các kết quả đạt được, còn những hạn chế, tồn tại sau: - Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp do hoạt động của các Trung tâm chủ yếu là tư vấn miễn phí, không có thù lao. Ngoài ra, Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về Tư vấn pháp luật và Thông tư 01/2010/TT-BTTP ngày 09/02/2010 quy định căn cứ phương thức tính thù lao, chưa quy định cụ thể mức thù lao, mức thù lao tối thiểu, tối đa nên còn gặp khó khăn trong vấn đề xây dựng mức thù lao. - Trụ sở tuy đáp ứng yêu cầu hoạt động nhưng ở vị trí chưa thuận lợi, gây khó khăn trong việc liên hệ tư vấn của người dân. Nhân lực tại các Trung tâm còn mỏng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động trong các công việc đòi hỏi có nhiều nhân lực như công tác tư vấn pháp luật lưu động, cấp phát tài liệu miễn phí. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ - Đề nghị các tổ chức chủ quản quan tâm, hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động cho các Trung tâm. - Kiến nghị Bộ Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện tư vấn pháp luật. - Kiến nghị Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Nghị định 77/2008/NĐ-CP theo đó điều chỉnh các điều kiện, tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút đội ngũ này tham gia vào các trung tâm tư vấn pháp luật; sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp lại Giấy Đăng ký hoạt động của trung tâm; đồng thời có các định hướng để phát triển trung tâm tư vấn pháp luật phù hợp với xu hướng trong thời gian tới về kinh phí, tổ chức nhân sự. - Pháp luật cần có quy định cụ thể mức thù lao, mức thù lao tối thiểu, tối đa mà Trung tâm tư vấn pháp luật có quyền thu để làm cơ sở cho Trung tâm tư vấn pháp luật xây dựng mức thù lao cụ thể cho từng vụ việc trình tổ chức chủ quản quyết định. | Thông tin | False | Phòng Bổ trợ Tư pháp | | Danh sách Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 (tính đến ngày 12/12/2023) | Tin | Danh sách Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 (tính đến ngày 12/12/2023) | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/13/2023 10:00 AM | No | Đã ban hành | | | Danh sách | False | Phòng Bổ trợ Tư pháp | | Chấn chỉnh hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Bài viết | Chấn chỉnh hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 9/26/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | Thời gian qua, hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều thành quả tích cực. Các Trung tâm Tư vấn pháp luật đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, không có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ pháp lý có thu thù lao. Bình Dương với đặc điểm là tỉnh công nghiệp, lực lượng công nhân đến và làm việc với số lượng lớn, hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về lao động, việc làm đã góp phần trong việc giảm tải các tranh chấp về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Bên cạnh những thành quả tích cực đã đạt được hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số khó khăn hạn chế. Việc liên hệ yêu cầu tư vấn của người dân đôi khi còn khó khăn do một số Trung tâm Tư vấn còn ở những vị trí chưa thuận lợi, chưa thu hút được sự chú ý của người dân. Nhân lực tại các Trung tâm còn mỏng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động trong công việc. Công tác tư vấn pháp luật lưu động, cấp phát tờ rơi phát luật miễn phí… chưa được thường xuyên do kinh phí hoạt động của các Trung tâm còn hạn hẹp. Để công tác tư vấn pháp luật ngày càng nâng cao hiệu quả, Sở Tư pháp đề nghị các Trung tâm Tư vấn pháp luật quan tâm thực hiện tốt các nội dung sau: 1. Thường xuyên quán triệt đến tất cả các tư vấn viên pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân của Trung tâm chấp hành nghiêm túc các quy định của Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. 2. Rà soát, củng cố, kiện toàn đội ngũ tư vấn viên pháp luật, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân của Trung tâm để đảm bảo yêu cầu về tổ chức hoạt động của Trung tâm theo quy định tại khoản 1 Điều 5, Điều 18, 19, 21, 22 Nghị định 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật. 3. Đối với việc tư vấn pháp luật có thù lao đề nghị các tổ chức chủ quản có quy định cụ thể về mức thù lao theo quy định tại Điều 8, 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP của Bộ Tư pháp quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của chính phủ về tư vấn pháp luật. Trên cơ sở đó Trung tâm Tư vấn pháp luật có trách nhiệm niêm
yết mức thu thù lao tại trụ sở của Trung tâm và chấp hành quy định của pháp luật về tài chính. 4. Thực hiện việc lập sổ theo dõi công việc và lưu trữ hồ sơ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 01/2010/TT-BTP và các quy định pháp luật khác có liên quan. 5. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo định kỳ theo yêu cầu tại công văn hướng dẫn của Sở Tư pháp, báo cáo đột xuất đảm bảo nội dung, thời hạn theo đúng quy định của pháp luật. Trên đây là một số lưu ý về hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh, đề nghị các Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh tích cực nghiên cứu và thực hiện./. | Thông tin | False | | | Thông tin về việc cấp Thẻ Tư vấn viên pháp luật cho bà Phạm Thị Thanh Thủy tại Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương | Tin | Thông tin về việc cấp Thẻ Tư vấn viên pháp luật cho bà Phạm Thị Thanh Thủy tại Trung tâm Tư vấn pháp luật Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/29/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | | Thông tin | False | | | Thông tin về việc cấp Thẻ Tư vấn viên pháp luật cho bà Trần Thị Bích Liên tại Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương | Tin | Thông tin về việc cấp Thẻ Tư vấn viên pháp luật cho bà Trần Thị Bích Liên tại Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/29/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | | Thông tin | False | | | Danh sách các Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến 29/8/2023) | Tin | Danh sách các Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến 29/8/2023) | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/29/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | | Danh sách | False | | | Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật khu vực miền Trung | Tin | Lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật khu vực miền Trung | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 6/12/2023 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên tại Việt Nam giai đoạn 2022-2026” được tài trợ bởi Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong ba ngày kể từ ngày 08/6/2023 đến ngày 10/6/2023, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức lớp tập huấn về tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật cho luật sư, tư vấn viên pháp luật có kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho người chưa thành niên tại khu vực miền Trung. Tham dự, chỉ đạo Lớp tập huấn có đại diện của Bộ Tư pháp là bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; đại diện UNICEF là bà Hà Nguyễn Quỳnh Anh. Bên cạnh đó, Lớp tập huấn có sự tham gia giảng dạy của luật sư Nguyễn Thị Vân Hằng, thành viên Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh, chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế và luật sư Trần Văn An, Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang. Các học viên tham dự lớp tập huấn bao gồm các luật sư, tư vấn viên pháp luật, đại diện của Hiệp hội như Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội bảo vệ quyền trẻ em… của các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... Thông qua Lớp tập huấn, các học viên tích lũy được kiến thức, kỹ năng về tư vấn pháp luật cho người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ pháp lý cho người chưa thành niên, lan tỏa Chương trình tập huấn này và bảo đảm tính bền vững của Dự án. Nguồn: Trang Thông tin điện tử Bộ Tư pháp. | Thông tin | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Cục Bổ trợ tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức “Lớp Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật” tại Lào Cai | Tin | Cục Bổ trợ tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức “Lớp Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật” tại Lào Cai | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 5/10/2023 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Trong khuôn khổ Chương trình “Tăng cường tư pháp cho người chưa thành niên tại Việt Nam giai đoạn 2022-2026” được tài trợ bởi Cục Phòng chống ma túy và thực thi pháp luật quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, trong ba ngày kể từ ngày 04/5/2023 đến ngày 06/5/2023, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức “Lớp Tập huấn tư vấn pháp luật thân thiện với người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật” tại Lào Cai. Tham dự Lớp tập huấn có đại diện của Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp là bà Đặng Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp; đại diện UNICEF tại Việt Nam là bà Nguyễn Thanh Trúc - chuyên gia bảo vệ trẻ em UNICEF Việt Nam; luật sư Nguyễn Thị Vân Hằng, thành viên Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội, luật sư Đặng Thị Ngọc Hạnh, chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Thừa Thiên Huế và luật sư Trần Văn An, Ủy viên Ban thường vụ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bắc Giang. Cùng với đó là đại diện Đoàn Luật sư, Hội Luật gia, Hội Liên hiệp phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Trung tâm trợ giúp pháp lý, tổ chức xã hội liên quan đến trẻ em tại khu vực các tỉnh phía Bắc. Tham dự lớp tập huấn, các học viên được nghiên cứu sâu hơn về tâm lí của người chưa thành niên là nạn nhân của vi phạm pháp luật, những thách thức và rào cản mà người chưa thành niên phải đối mặt trong quá trình tố tụng, năng lực làm chứng của người chưa thành niên, đồng thời trang bị cho các học viên một số kỹ năng cơ bản để có thể giao tiếp với người chưa thành niên một cách nhạy cảm, không gây thêm tổn thương, giúp người chưa thành niên tham gia tố tụng hiệu quả, và bảo vệ lợi ích tốt nhất của các em. Một số hình ảnh lớp tập huấn: 

| Thông tin | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020 | Bài viết | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020 | /bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2021-07/Hinh 1_BC Tu van phap Luat 2020_Key_07072021141432.jpg | | 3/12/2021 3:00 PM | No | Đã ban hành | | I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 04 trung tâm tư vấn pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương và Trung tâm Tư vấn pháp luật tại Bình Dương – Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam - Về cơ cấu tổ chức: Tại thời điểm đăng ký hoạt động, các Trung tâm đáp ứng đủ điều kiện về cơ cấu tổ chức theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP là "có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc một tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động". Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 04 tư vấn viên pháp luật, 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng điều kiện về cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật (Chỉ có 01 luật sư làm việc với tư cách cá nhân). - Về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật: Từ ngày 01/10/2019 đến 30/9/2020 đã tư vấn miễn phí 9.225 vụ việc với hơn 18.686 lượt người tư vấn pháp luật. So với năm 2019, tăng 7.212 vụ việc và 11.451 lượt người tư vấn pháp luật Ngoài hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp tại trung tâm, các trung tâm còn thực hiện tư vấn qua nhiều hình thức đa dạng như tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng xã hội, hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử, tư vấn lưu động, tư vấn qua chuyên mục trên báo (Báo Bình Dương, tạp chí Lao động Bình Dương), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương… Nội dung tư vấn trong các lĩnh vực pháp luật về công đoàn, lao động, hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình…Đối tượng tư vấn gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là công đoàn viên, người lao động, người nghèo. - Tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật: 01 vụ việc. - Hoạt động hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động thông qua khiếu nại, tố cáo, hòa giải viên: 80 vụ việc với tổng tiền bồi thường 533 triệu đồng. - Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương phối hợp Đài Phát thanh truyền hình tỉnh tư vấn trên sóng phát thanh trong chương trình "Đồng hành cùng Công nhân" được 104 cuộc, tư vấn cho 202 lượt người với hơn 300 vấn đề; Phối hợp với 26 lượt công đoàn cấp trên cơ sở, nắm tình hình và tư vấn cho công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên, CNLĐ trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại các CĐCS có dấu hiệu bất ổn. - Nhìn chung, các Trung tâm Tư vấn pháp luật đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, không có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ pháp lý có thu thù lao. Bình Dương với đặc điểm là tỉnh công nghiệp, lực lượng công nhân đến và làm việc với số lượng lớn, hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về công đoàn, việc làm đã góp phần trong việc giảm tải các tranh chấp về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, cụ thể: - Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt nội dung đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật, cấp giấy đăng ký trợ giúp pháp lý, cấp thẻ tư vấn viên pháp luật…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong năm 2020, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 02 thủ tục hành chính về tư vấn pháp luật. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Thường xuyên rà soát, kiểm tra để kịp thời phát hiện trung tâm tư vấn pháp luật không còn đủ điều kiện hoạt động và có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã đôn đốc, nhắc nhở hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo đúng quy định pháp luật. - Về công tác phối hợp với các cơ quan chủ quản: Tổ chức cuộc họp với các cơ quan, tổ chức chủ quản của các trung tâm tư vấn pháp luật nhằm nâng cao hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ Bên cạnh các kết quả đạt được, còn những hạn chế, tồn tại sau: Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp do hoạt động của các Trung tâm chủ yếu là tư vấn không có thù lao. Trụ sở tuy đáp ứng yêu cầu hoạt động nhưng ở vị trí chưa thuận lợi, gây khó khăn trong việc liên hệ tư vấn của người dân. Nhân lực tại các Trung tâm còn mỏng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động trong các công việc đòi hỏi có nhiều nhân lực như công tác tư vấn pháp luật lưu động, cấp phát tài liệu miễn phí. Hiện nay, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương vẫn chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức (Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1145/STP-BTTP ngày 22/8/2017 về việc kiện toàn nhân sự, cơ sở vật chất tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật và đôn đốc nhắc nhở qua hộp thư điện tử, các cuộc họp với Đoàn Luật sư tỉnh) IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ - Đề nghị các tổ chức chủ quản quan tâm, hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động; đối với trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương không đủ số lượng nhân sự theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP đề nghị khẩn trương bổ sung tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để đáp ứng điều kiện theo đúng quy định pháp luật. - Kiến nghị Bộ Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện tư vấn pháp luật. - Kiến nghị Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Nghị định 77/2008/NĐ-CP theo đó điều chỉnh các điều kiện, tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút đội ngũ này tham gia vào các trung tâm tư vấn pháp luật; sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp lại Giấy Đăng ký hoạt động của trung tâm; đồng thời có các định hướng để phát triển trung tâm tư vấn pháp luật phù hợp với xu hướng trong thời gian tới về kinh phí, tổ chức nhân sự.  
| Thông tin | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Bộ Tư pháp phê duyệt danh sách cá nhân, tổ chức tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật (đợt 1) của Bộ Tư pháp | Tin | Bộ Tư pháp phê duyệt danh sách cá nhân, tổ chức tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật (đợt 1) của Bộ Tư pháp | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 6/3/2020 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Ngày 01/6/2020, trên cơ sở Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6.2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Trưởng Bộ Tư pháp đã có Quyết định số 1322/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp phê duyệt danh sách cá nhân, tổ chức tham gia mạng lưới tư vấn viên pháp luật (đợt 1) của Bộ Tư pháp.  
Theo đó, Tỉnh Bình Dương có 02 cá nhân là luật sư và 01 tổ chức là Trung tâm Tư vấn pháp luật được được phê duyệt và đưa vào Danh sách, bao gồm: 1. Ông Phạm Văn Viện
2. Ông Trương Nhật Quang 3. Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương. 

02 cá nhân hiện là luật sư thuộc Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương. Đây là 02 luật sư có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực hành nghề luật sư và có uy tín. Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương là trung tâm tư vấn pháp luật hằng năm tư vấn pháp luật cho hơn nghìn lượt cá nhân, tổ chức, là địa điểm tin cậy đặc biệt của công nhân trên địa bàn tỉnh khi có phát sinh các vấn đề pháp lý cần được tư vấn. Danh sách được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. | Thông tin | | | | Danh sách Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020 | | Danh sách Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 4/20/2020 4:00 PM | No | Đã ban hành | | | Danh sách | False | Phòng Bổ trợ Tư pháp | | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019 | Tin | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 10/30/2019 4:00 PM | No | Đã ban hành | | I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 03 trung tâm tư vấn pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương và Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương. - Về cơ cấu tổ chức: Tại thời điểm đăng ký hoạt động, các Trung tâm đáp ứng đủ điều kiện về cơ cấu tổ chức theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP là "có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc một tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động". Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 04 tư vấn viên pháp luật, 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, 20 cộng tác viên tư vấn pháp luật. Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng điều kiện về cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật (Chỉ có 01 luật sư làm việc với tư cách cá nhân). - Về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật: Từ ngày 01/10/2018 đến 30/9/2019 đã tư vấn miễn phí 2013 vụ việc với hơn 7235 lượt người tư vấn pháp luật. Ngoài hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp tại trung tâm, các trung tâm còn thực hiện tư vấn qua nhiều hình thức đa dạng như tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng xã hội, hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử, tư vấn lưu động, tư vấn qua chuyên mục trên báo (Báo Bình Dương, tạp chí Lao động Bình Dương), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương… Nội dung tư vấn trong các lĩnh vực pháp luật về công đoàn, lao động, hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình…Đối tượng tư vấn gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là công đoàn viên, người lao động, người nghèo. - Hoạt động trợ giúp pháp lý được chú trọng như: Trong năm trợ giúp pháp lý cho 206 trường hợp, nội dung chủ yếu là hướng dẫn, hỗ trợ việc khiếu nại, khởi kiện, hòa giải. - Tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật: 01 vụ việc bảo vệ lợi ích cho 01 người lao động với trị giá quyền lợi là 140 triệu đồng, nội dung vụ việc liên quan về pháp luật lao động. - Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: + Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương phối hợp với Đoàn Thanh niên các địa phương đã tổ chức 05 cuộc tuyên truyền lưu động cho đối tượng là thanh niên công nhân Khơ me, nhà trọ, khu phố với hơn 200 lượt người tham dự (chủ yếu là công nhân ở các nhà trọ). Hỗ trợ cho Công đoàn các khu công nghiệp Bình Dương 02 buổi tư vấn pháp luật trong Ngày Hội đoàn viên được tổ chức tại Trung tâm văn hóa và thể thao của Công đoàn (ngày 10/8- 11/8/2019); giới thiệu 02 trường hợp bị tai nạn lao động về Liên đoàn lao động huyện Bến Cát và Công đoàn các khu công nghiệp Bình Dương để phối hợp cùng cơ quan chức năng giải quyết chế độ. Viết hơn 10 tin, bài trên tạp chí Lao động Bình Dương, trang thông tin điện tử. + Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương: Tiếp tục thực hiện Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017 – 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương" bằng việc tổ chức xây dựng mô hình tuyên tuyền, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho 14 xã, phường, thị trấn thuộc 07 huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh với tổng số 1.400 lượt người tham dự; Tiếp tục phối hợp với Báo Bình Dương viết bài giới thiệu về các quy định của pháp luật 02 kỳ /tháng phát hành vào thứ 7 hàng tuần với số lượng 3500 tờ/kỳ, giới thiệu các tình huống pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương với thời lượng 10 phút/buổi vào thứ 4 hàng tuần. Nhìn chung, các Trung tâm Tư vấn pháp luật đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, không có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ pháp lý có thu thù lao. Bình Dương với đặc điểm là tỉnh công nghiệp, lực lượng công nhân đến và làm việc với số lượng lớn, hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về công đoàn, việc làm đã góp phần trong việc giảm tải các tranh chấp về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. 
II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, cụ thể: - Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt nội dung đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật, cấp giấy đăng ký trợ giúp pháp lý, cấp thẻ tư vấn viên pháp luật…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong năm 2019, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 01 thủ tục hành chính về tư vấn pháp luật. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Thường xuyên rà soát, kiểm tra để kịp thời phát hiện trung tâm tư vấn pháp luật không còn đủ điều kiện hoạt động và có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã đôn đốc, nhắc nhở hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo đúng quy định pháp luật. - Về công tác phối hợp với các cơ quan chủ quản: Tổ chức cuộc họp với các cơ quan, tổ chức chủ quản của các trung tâm tư vấn pháp luật nhằm nâng cao hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ Bên cạnh các kết quả đạt được, còn những hạn chế, tồn tại sau: Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp do hoạt động của các Trung tâm chủ yếu là tư vấn không có thù lao. Trụ sở tuy đáp ứng yêu cầu hoạt động nhưng ở vị trí chưa thuận lợi, gây khó khăn trong việc liên hệ tư vấn của người dân. Nhân lực tại các Trung tâm còn mỏng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động trong các công việc đòi hỏi có nhiều nhân lực như công tác tư vấn pháp luật lưu động, cấp phát tài liệu miễn phí. Hiện nay, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương vẫn chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức (Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1145/STP-BTTP ngày 22/8/2017 về việc kiện toàn nhân sự, cơ sở vật chất tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật) IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ - Đề nghị các tổ chức chủ quản quan tâm, hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động; đối với trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương không đủ số lượng nhân sự theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP đề nghị khẩn trương bổ sung tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để đáp ứng điều kiện theo đúng quy định pháp luật. - Kiến nghị Bộ Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện tư vấn pháp luật. - Kiến nghị Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Nghị định 77/2008/NĐ-CP theo đó điều chỉnh các điều kiện, tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút đội ngũ này tham gia vào các trung tâm tư vấn pháp luật; sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp lại Giấy Đăng ký hoạt động của trung tâm; đồng thời có các định hướng để phát triển trung tâm tư vấn pháp luật phù hợp với xu hướng trong thời gian tới về kinh phí, tổ chức nhân sự. | Thông tin | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Họp với các tổ chức chủ quản của Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Tin | Họp với các tổ chức chủ quản của Trung tâm Tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/20/2018 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, nhằm thông tin, trao đổi đánh giá tình hình, trao đổi các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động về tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh, Ngày 14/12/2018, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tổ chức cuộc Họp với các tổ chức chủ quản của Trung tâm Tư vấn pháp luật. 
Chủ trì cuộc họp là bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp; tham dự cuộc họp có đại diện của các cơ quan chủ quản: Bà Lê Thị Hồng Nhung – Trưởng ban Chính sách - Pháp luật, bà Ngô Thị Liên – Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, Giám đốc các trung tâm tư vấn pháp luật, và Phòng Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp. 
Tại cuộc họp, ông Lý Thanh Thoại – Trưởng phòng Bổ trợ tư pháp đã thông tin cơ bản tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh năm 2018; việc thực hiện trách nhiệm của tổ chức chủ quản về tổ chức, hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 01/2010/TT-BTP; các tổ chức chủ quản và trung tâm tư vấn pháp luật cũng trình bày về công tác tư vấn pháp luật và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Tại phần thảo luận các thành viên dự họp đã có những đề xuất, kiến nghị và đưa ra giải pháp để giải quyết những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua. Trong đó, các nội dung về trách nhiệm của tổ chức chủ quản, việc kiện toàn nhân sự, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về các Trung tâm tư vấn pháp luật được chú trọng và nhận được nhiều ý kiến từ các thành viên. Đối với các vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, đại diện Sở đã có những giải đáp trực tiếp tại cuộc họp, đối với những vấn đề phức tạp, Sở đã ghi nhân và sẽ trả lời sau khi có những nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Kết thúc cuộc họp, bà Nguyễn Anh Hoa đánh giá cao kết quả của cuộc họp, ghi nhận đầy đủ ý kiến của các thành viên dự họp. Đối với các vấn đề thuộc thẩm quyền, sở sẽ có phương hướng, kế hoạch thực hiện, đối với các vấn đề không thuộc phạm vi thẩm quyền sẽ kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời gian tới. Bà cũng đề nghị về phía các tổ chức chủ quản cần rà soát các chức năng, nhiệm vụ của mình đối với trung tâm tư vấn pháp luật để có những định hướng, chỉ đạo hoạt động của các trung tâm theo hướng khắc phục các tồn tại, hạn chế, phát huy hơn nữa các kết quả tích cực trong thời gian quan. Về phía các Trung tâm tư vấn pháp luật, đội ngũ các luật sư, tư vấn viên pháp luật cần tiếp tục trao dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của mình để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, ngày càng nâng cao vị trí, vai trò của hoạt động tư vấn pháp luật./. | Thông tin | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | | Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2018-12/tuvanphapluat1_Key_31122018185216.jpg | | 12/20/2018 10:00 AM | No | Đã ban hành | | I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 03 trung tâm tư vấn pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương và Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương. - Về cơ cấu tổ chức: Tại thời điểm đăng ký hoạt động, các Trung tâm đáp ứng đủ điều kiện về cơ cấu tổ chức theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP là "có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc một tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động". Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 04 tư vấn viên pháp luật, 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân, 20 cộng tác viên tư vấn pháp luật. Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng điều kiện về cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật (Chỉ có 01 luật sư làm việc với tư cách cá nhân). - Về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật: Từ ngày 01/10/2017 đến 30/9/2018 đã tư vấn miễn phí 2860 vụ việc với hơn 8000 lượt người tư vấn pháp luật. Nội dung tư vấn đa dạng trong các lĩnh vực pháp luật về công đoàn, lao động, hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình… Đối tượng tư vấn gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là công đoàn viên, người lao động, người nghèo... Hoạt động trợ giúp pháp lý được chú trọng như: Hỗ trợ lập hồ sơ khiếu nại, hòa giải 198 trường hợp; hướng dẫn và hỗ trợ khiếu kiện 47 trường hợp. - Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: + Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương tổ chức và phối hợp với công đoàn cấp trên, công đoàn cơ sở, doanh nghiệp tổ chức tuyên truyền, tập huấn 11 lớp về văn bản pháp luật, kỹ năng tư vấn pháp luật, kiến thức pháp luật về lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội, giáo dục, thanh niên, luật giao thông đường bộ… cho 2768 người lao động, cấp phát 5500 tờ gấp pháp luật. Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tư vấn trên sóng phát thanh trong chương trình "Đồng hành cùng Công nhân" được 104 cuộc, tư vấn cho 202 lượt người với hơn 300 vấn đề; Chương trình "Pháp luật và Cuộc sống" được 1 lượt gồm 6 vấn đề. + Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương: Được sự phân công của Thường trực Hội Luật gia, Trung tâm đã phối hợp cùng với Phòng Tư pháp, các Chi hội Luật gia của các huyện, thị như Thuận An, Dầu Tiếng, Tân Uyên, Dĩ An, Bến Cát tổ chức tuyên truyền pháp luật cho mỗi địa phương là 02 phường, xã với số lượt người tham dự 2400 người; phối hợp với Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương viết bài giới thiệu Luật Đất đai 2014, Bộ Luật Hình sự trên Báo Bình Dương 02 kỳ /tháng phát hành vào thứ 7 hàng tuần với số lượng 3500 tờ/kỳ, giới thiệu các tình huống pháp luật để tuyên truyền Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 với thời lượng 10 phút/buổi vào thứ 4 hàng tuần. Nhìn chung, các Trung tâm Tư vấn pháp luật đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, không có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ pháp lý có thu thù lao. Bình Dương với đặc điểm là tỉnh công nghiệp, lực lượng công nhân đến và làm việc với số lượng lớn, hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về công đoàn, việc làm đã góp phần trong việc giảm tải các tranh chấp về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, cụ thể: - Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt nội dung đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật, cấp giấy đăng ký trợ giúp pháp lý, cấp thẻ tư vấn viên pháp luật…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong năm 2018, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 03 thủ tục hành chính về tư vấn pháp luật. - Công tác thanh tra, kiểm tra: Thường xuyên rà soát, kiểm tra để kịp thời phát hiện trung tâm tư vấn pháp luật không còn đủ điều kiện hoạt động và có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã đôn đốc, nhắc nhở hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo đúng quy định pháp luật (Công văn số 1145/STP-BTTP ngày 22/8/2017 về việc kiện toàn nhân sự, cơ sở vật chất tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật) - Về công tác phối hợp với các cơ quan chủ quản: Trong năm 2018, Sở Tư pháp sẽ tổ chức cuộc họp với các cơ quan, tổ chức chủ quản của các trung tâm tư vấn pháp luật nhằm nâng cao hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ Bên cạnh các kết quả đạt được, còn những hạn chế, tồn tại sau: Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp do hoạt động của các Trung tâm chủ yếu là tư vấn không có thù lao. Trụ sở tuy đáp ứng yêu cầu hoạt động nhưng ở vị trí chưa thuận lợi, gây khó khăn trong việc liên hệ tư vấn của người dân. Nhân lực tại các Trung tâm còn mỏng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động trong các công việc đòi hỏi có nhiều nhân lực như công tác tư vấn pháp luật lưu động, cấp phát tài liệu miễn phí. Hiện nay, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương vẫn chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức. IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ - Đề nghị các tổ chức chủ quản quan tâm, hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động; đối với các trung tâm không đủ số lượng nhân sự theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP đề nghị kịp thời bổ sung tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để đáp ứng điều kiện theo đúng quy định pháp luật. - Đề nghị Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Nghị định 77/2008/NĐ-CP theo đó điều chỉnh các điều kiện, tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút đội ngũ này tham gia vào các trung tâm tư vấn pháp luật; sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp lại Giấy Đăng ký hoạt động của trung tâm; đồng thời có các định hướng để phát triển trung tâm tư vấn pháp luật phù hợp với các xu hướng trong thời gian tới về kinh phí, tổ chức nhân sự. | Thông tin | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | test đăng bài trong list tư vấn pháp luật | | test đăng bài trong list tư vấn pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/30/2016 12:00 PM | No | Đã ban hành | | | Danh sách; Hướng dẫn nghiệp vụ; Thông tin; Văn bản Quy phạm Pháp luật | False | Văn phòng Sở | | Nghị định số 05/2012/NĐ- CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật | Tin | Nghị định số 05/2012/NĐ- CP ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về đăng ký giao dịch bảo đảm, trợ giúp pháp lý, luật sư, tư vấn pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/30/2016 12:00 PM | No | Đã ban hành | | | Văn bản Quy phạm Pháp luật | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Thông tư số 01/2010/TT- BTP của Bộ Tư pháp ngày 09 tháng 02 năm 2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ- CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật | Tin | Thông tư số 01/2010/TT- BTP của Bộ Tư pháp ngày 09 tháng 02 năm 2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 77/2008/NĐ- CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 11/15/2016 11:00 AM | No | Đã ban hành | | | Văn bản Quy phạm Pháp luật | | | | Nghị định số 77/2008/NĐ- CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật | Tin | Nghị định số 77/2008/NĐ- CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 11/15/2016 10:00 AM | No | Đã ban hành | | | Văn bản Quy phạm Pháp luật | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Thông tư số 19/2011/TT- BTP ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT- BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thông tư số 03/2008/TT- BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 01 | Tin | Thông tư số 19/2011/TT- BTP ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Bộ Tư pháp về sửa đổi, bổ sung một số quy định về thủ tục hành chính của Thông tư số 05/2008/TT- BTP ngày 23 tháng 9 năm 2008, Thông tư số 03/2008/TT- BTP ngày 25 tháng 8 năm 2008 và Thông tư số 01 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 11/15/2016 8:00 AM | No | Đã ban hành | | | Văn bản Quy phạm Pháp luật | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Cập nhật đến ngày 31/10/2016) | Tin | DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Cập nhật đến ngày 31/10/2016) | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Cập nhật liên tục khi có tổ chức tư vấn pháp luật mới. | 10/18/2016 11:00 AM | No | Đã ban hành | | | Danh sách | False | Nguyễn Thị Vân Anh | | Đề nghị báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật | | Đề nghị báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/3/2014 8:50 AM | No | Đã ban hành | | Đề nghị báo cáo tổng kết 06 năm thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 về tư vấn pháp luật Thực hiện Văn bản số 2791/BTP-BTTP ngày 23/6/2014 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tổng kết 6 năm thi hành Nghị định số 77/2008/NĐ-CP; để có cơ sở tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo về Bộ Tư pháp, ngày 22/7/2014, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 732/STP-BTTP đề nghị Liên đoàn lao động tỉnh và Đoàn luật sư tỉnh xây dựng báo cáo tổng kết, đánh giá thực tiễn tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật theo Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16/7/2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật. Nội dung báo cáo thực hiện theo Đề cương hướng dẫn đính kèm Báo cáo gửi về Sở Tư pháp trước ngày 15/10/2014, đồng thời gửi kèm 01 bản điện tử theo địa chỉ email: trangnt.tp@binhduong.gov.vn. Đề cương báo cáo. Biểu mẫu thống kê số liệu./. | Thông tin | False | |
|