Công tác thanh tra
 
         Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.         Nghị định này có ...
 
​       Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này quy định chi tiết khoản 9 Điều 3; khoản 2 Điều 9; khoản 2 Điều 13; khoản 5 Điều 23; khoản 5 Điều 28; khoản 3 Điều 32; khoản 5 Điều 33; khoản 4 Điều 37; khoản 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; khoản 3 Điều 45; khoản 3 Điều 47 và ...
 
         Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Theo đó, Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở; trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.        Nghị định này áp dụng đối với ...
 
1. Công tác thanh tra - Ban hành văn bản đôn đốc yêu cầu đối tượng thanh tra (Văn phòng công chứng Tân Uyên, Văn phòng Công chứng Thành phố mới) tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.- Sở thực hiện Báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 4 năm 2024. - Thanh tra Sở tiến hành 01 cuộc thanh tra ...
 
          Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Nghị định này quy định về trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, phương tiện, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; chế độ, chính sách ...
 
​Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách UNESCO và danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nghị định này quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định ...
 
         Vào hồi 08 giờ 45 phút, ngày 16/4/2024, tại trụ sở Văn phòng công chứng Bàu Bàng, địa chỉ: Khu phố Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Đoàn thanh tra theo Quyết định số 03/QĐ-TTr ngày 08/4/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiến hành công bố Quyết định về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng ...
 
  1. Công tác thanh tra - Sở Tư pháp tổ chức 01 cuộc kiểm tra việc thực hiện công vụ của viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở). - Sở đã có 02 văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra (Phòng Công chứng số 2, Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp) tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định.- Sở thực hiện một số ...
 
Ngày 31/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP Quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa. Nghị định quy định cụ thể điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm1. Người ...
 
Vào hồi 08 giờ 30 phút, ngày 03/4/2024, tại trụ sở Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm, địa chỉ: Số 799, đường ĐT 741, ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đoàn thanh tra theo Quyết định số 02/QĐ-TTr ngày 25/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiến hành công bố Quyết định về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận Thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp Kết luận thanh traBài viếtThông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận Thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTr ngày 26/7/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng Công chứng Nguyễn Văn Lúp. Đoàn kiểm tra đã tiến hành công bố và kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Văn Lúp.
Ngày 16/8/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Thông báo số 08/TB-TTr thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương công khai toàn văn Thông báo số 08/TB-TTr thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp.
8/22/2024 4:00 PMNoĐã ban hành
FalseThanh Tra Sở
Thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận Thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp Bài viếtThông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện Kết luận Thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Quyết định số 05/QĐ-TTr ngày 26/7/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng Công chứng Nguyễn Văn Lúp. Đoàn kiểm tra đã tiến hành công bố và kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra tại Văn phòng Công chứng Nguyễn Văn Lúp.
Ngày 16/8/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Thông báo số 08/TB-TTr thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp.
Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương công khai toàn văn Thông báo số 08/TB-TTr thông báo kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Lúp.
8/22/2024 4:00 PMNoĐã ban hành
FalseThanh Tra Sở
Kết luận thanh tra số 07/KL-TTr ngày 16/8/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên. Kết luận thanh traBài viếtKết luận thanh tra số 07/KL-TTr ngày 16/8/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên. /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Quyết định số 04/QĐ-TTr ngày 05/7/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố nước ngoài đối với Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên.
 Đoàn thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp đã tiến hành thanh tra tại Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên. Ngày 16/8/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Kết luận Thanh tra số 07/KL-TTr kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch có yếu tố đối với Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên.
Căn cứ quy định tại Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022 quy định về công khai kết luận thanh tra và Điều 49 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định về hình thức công khai kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương công khai toàn văn Kết luận Thanh tra số 07/KL-TTr trong thời hạn 15 ngày liên tục theo quy định.

8/20/2024 5:00 PMNoĐã ban hành
FalseThanh Tra Sở
Kết luận thanh tra số 06/KL-TTr ngày 27/6/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa.Kết luận thanh traBài viếtKết luận thanh tra số 06/KL-TTr ngày 27/6/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
       Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTr ngày 11/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa, Đoàn thanh tra của Thanh tra Sở Tư pháp đã tiến hành thanh tra tại Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa (viết tắt là Công ty). Ngày 27/6/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Kết luận Thanh tra số 06/KL-TTr về việc thanh tra chuyên ngành lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa.
         Kết luận thanh tra, đã ghi nhận những ưu điểm, kết quả đã đạt được, hạn chế, sai sót trong hoạt động đấu giá của Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa, yêu cầu, kiến nghị đối với đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa và các  đơn vị có liên quan.
         Căn cứ quy định tại Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022 quy định về công khai kết luận thanh tra và Điều 49 Nghị định số 43/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định về hình thức công khai kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương công khai toàn văn Kết luận Thanh tra số 06/KL-TTr trong thời hạn 15 ngày liên tục theo quy định.
7/5/2024 9:00 AMNoĐã ban hành
FalseThanh Tra Sở
Tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 30/5/2024 về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích TrâmThông tinTinTổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 30/5/2024 về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/12/2024 12:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 11/6/2024, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương có ban hành Công văn số 1345/STP-TTr về việc tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr. Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu:

1. Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm

- Tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, tiến hành các biện pháp cần thiết để khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót mà Kết luận thanh tra đã chỉ ra.

- Công chứng viên, nhân viên Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm cần tăng cường nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan. Thủ tục công chứng, chứng thực đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo đúng quy định pháp luật; hồ sơ lưu phải đảm bảo theo quy định.

- Thu đúng, thu đủ thù lao công chứng đã niêm yết theo quy định.

- Chứng thực chữ ký theo đúng quy định của pháp luật.

- Công chứng viên, Văn phòng công chứng chấp hành nghiêm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

- Báo cáo kết quả thực hiện về Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương theo yêu cầu.

2. Phòng Bổ trợ tư pháp

Tiếp tục tăng cường kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng. Kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

3. Thanh tra Sở

- Thực hiện công khai Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 30/5/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp theo đúng quy định pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường thanh tra đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định pháp luật về thanh tra.

Đề nghị Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm và các phòng, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên và Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 30/5/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết quả kiểm tra việc thực hiện công vụ của viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương Thông tinTinKết quả kiểm tra việc thực hiện công vụ của viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/5/2024 2:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Quyết định số 39/QĐ-STP ngày 06/3/2024 của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về kiểm tra việc thực hiện công vụ của viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (sau đây viết tắt là Trung tâm), ngày 15/3/2024 và ngày 20/3/2024, Đoàn kiểm tra đã tiến hành kiểm tra tại Trung tâm.

Ngày 04/6/2024, Sở Tư pháp ban hành Thông báo kết quả kiểm tra số 1296/TB-STP. Qua kiểm tra việc thực hiện công vụ của viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương, nhìn chung, viên chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương thực hiện tương đối tốt các quy định pháp luật trong giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, việc giải quyết thủ tục hành chính của Trung tâm vẫn còn tồn tại là: Chưa số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Nguyên nhân của tồn tại do: Các thủ tục hành chính phát sinh, chủ yếu là thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý, kết quả của thủ tục là từ chối (chưa có thủ tục nào từ chối) hoặc thụ lý thì ghi vào sổ thụ lý (không có văn bản cụ thể) nên không thể số hoá.

Để khắc phục những tồn tại, thiếu sót nêu trên, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu Trung Tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Dương thực hiện một số nội dung sau:

1. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/06/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ và Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07/08/2017 của Chính phủ; các văn bản có liên quan về giải quyết thủ tục hành chính.

2. Số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo Thông tư số 01/2023/TT-VPCP ngày 05/4/2023 của Văn phòng Chính phủ quy định một số nội dung và biện pháp thi hành trong số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử và theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp, có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo.

3. Tổ chức quán triệt nội dung thông báo kết quả kiểm tra tới toàn thể viên chức, chấp hành nghiêm quy định pháp luật về giải quyết thủ tục hành chính.

4. Chủ động kiểm tra đôn đốc viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đảm bảo theo đúng quy định./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 30/5/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích TrâmKết luận thanh traTinKết luận thanh tra số 05/KL-TTr ngày 30/5/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/3/2024 2:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-TTr ngày 25/3/2024  của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm (tên gọi cũ là Văn phòng công chứng Vũ Văn Liêm), Đoàn thanh tra đã công bố quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm (viết tắt là Văn phòng) vào ngày 03/4/2024, ngày 04/4/2024 và ngày 08/4/2024.

Ngày 30/5/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ban hành Kết luận thanh tra số 05/KL-TTr. Tại Kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ghi nhận ưu điểm Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm đã đạt được, góp phần phục vụ tốt yêu cầu công chứng, chứng thực của cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Bên cạnh kết quả đạt được, Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm còn một số hạn chế, sai sót trong hoạt động công chứng, chứng thực như:

- Sau khi được cấp lại giấy đăng ký hoạt động, Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm đã thực hiện đăng báo về nội dung đăng ký hoạt động trên Báo Bình Dương. Tuy nhiên, nội dung đăng đối với Giấy đăng ký hoạt động được cấp lại lần thứ 1 không đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 26 Luật Công chứng.

- Một số trường hợp thu thù lao công chứng thấp hơn mức thù lao đã niêm yết tại trụ sở Văn phòng là chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 8 của Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng (ban hành kèm theo Thông tư số 11/2012/TT-BTP ngày 30/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp).

- 01 hồ sơ lời chứng của công chứng viên trong trường hợp có người làm chứng sử dụng từ chưa chính xác theo quy định tại khoản 2 Điều 47 Luật Công chứng.

- Một số hồ sơ công chứng không lưu giấy tờ thể hiện kết quả tra cứu thông tin ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn và thông tin về hợp đồng, giao dịch đã công chứng trên Cơ sở dữ liệu công chứng là chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 63, Điều 64 Luật Công chứng.

- 01 trường hợp chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản có nội dung trái quy định pháp luật vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ.

Tại Kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở có yêu cầu, kiến nghị:

1. Đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm:

- Niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm trong thời hạn ít nhất 15 ngày.                         

- Tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, tiến hành các biện pháp cần thiết để khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót mà Kết luận thanh tra đã chỉ ra.

- Công chứng viên, nhân viên Văn phòng cần tăng cường nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan và kiểm tra kỹ hồ sơ công chứng, chứng thực trước khi thực hiện, đảm bảo hồ sơ công chứng, chứng thực nhằm hạn chế tranh chấp có thể phát sinh.

- Hồ sơ công chứng phải lưu đầy đủ các giấy tờ, tài liệu có liên quan.

- Thu đúng, thu đủ thù lao công chứng đã được niêm yết theo quy định.

- Chứng thực chữ ký đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

- Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra bằng văn bản về Thanh tra Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được Kết luận thanh tra.

2. Đối với Phòng Bổ trợ tư pháp:

Kiến nghị Phòng Bổ trợ tư pháp tiếp tục tăng cường theo dõi sát, thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này./.

KL TTR NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM.pdf

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết quả sơ kết công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,  tố cáo và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2024 của Sở Tư phápThông tinTinKết quả sơ kết công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,  tố cáo và phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/30/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA

1. Thanh tra hành chính

Sở Tư pháp tiến hành 01 cuộc thanh tra hành chính việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 2 - đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (bằng số cuộc so với năm 2023). Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ban hành kết luận thanh tra theo quy định.

2. Thanh tra chuyên ngành

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo

Tổ chức 06 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với 07 tổ chức (bằng số cuộc so với cùng kỳ năm 2023), cụ thể:

- Theo Kế hoạch thanh tra năm 2023:

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp.

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa.

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực luật sư đối với 02 Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam, Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương).

- Theo Kế hoạch thanh tra năm 2024:

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm.

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Bàu Bàng.

- Thanh tra đột xuất treo yêu cầu của việc giải quyết tố cáo: Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về luật sư đối với Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP.

b) Kết quả thanh tra

Qua thanh tra, các tổ chức, đơn vị được thanh tra có một số sai sót, hạn chế như sau:

 - Về lĩnh vực luật sư: Tổ chức hành nghề luật sư công bố không đúng thời hạn theo quy định đối với nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư.

- Về lĩnh vực công chứng: Một số trường hợp thu thù lao công chứng cao hơn mức thù lao đã niêm yết tại trụ sở Văn phòng; một số hồ sơ công chứng, thành phần hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ theo quy định như: không có Phiếu yêu cầu công chứng; không có giấy tờ, tài liệu thể hiện hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình; nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chưa đầy đủ thông tin về trình trạng hôn nhân của bên tặng cho để xác định quyền sử dụng đất tặng cho là tài sản riêng; một số trường hợp công chứng ngoài trụ sở với lý do chính đáng, khách quan nhưng hồ sơ công chứng không lưu giấy tờ chứng minh lý do chính đáng là gì; lời chứng của công chứng viên không chính xác về chủ thể hợp đồng, giao dịch, thời gian công chứng.

- Về lĩnh vực đấu giá: Đoàn thanh tra đang hoàn thiện dự thảo Kết luận thanh tra sau khi có ý kiến giải trình của đối tượng thanh tra theo quy định.

- Về xử lý vi phạm hành chính:

Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã lập 06 biên bản vi phạm hành chính đối với 09 hành vi vi phạm. Chánh Thanh tra Sở ban hành 06 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản đối với 02 tổ chức hành nghề luật sư, 02 Văn phòng công chứng, 02 công chứng viên (giảm 08 quyết định so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, có 05 quyết định xử phạt tiền với tổng số tiền phạt là 52.000.000 đồng[1] và 01 quyết định xử phạt với hình thức xử phạt chính là tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả buộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ chứng thực thông báo trên cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở về văn bản đã chứng thực có nội dung trái pháp luật. Các cá nhân, tổ chức vi phạm đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt theo quy định.

c) Sở thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra Quý I, Báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo định kỳ.

3. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2022, các văn bản hướng dẫn thi hành và Kế hoạch công tác thanh tra năm 2024 của UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra năm 2024[2]. Thực hiện Công văn số 155/TTr-VP ngày 13/5/2024 của Thanh tra tỉnh về việc rà soát, điều chỉnh nội dung Kế hoạch công tác năm 2024 của UBND tỉnh tại đơn vị, Thanh tra Sở đã đề xuất điều chỉnh nội dung Kế hoạch thanh tra năm 2024 tại Thanh tra Sở Tư pháp[3].

Sở Tư pháp luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, pháp luật về thanh tra; quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực của ngành và lĩnh vực có liên quan cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị nhất là công chức làm công tác thanh tra thông qua các cuộc họp cơ quan định kỳ, đột xuất hoặc qua hộp thư công vụ, đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp. Bên cạnh đó, Sở cử công chức tham dự Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Tình hình khiếu nại, tố cáo

Từ ngày 15/10/2023 đến ngày 05/5/2024, Sở Tư pháp tiếp nhận được 27 đơn (tăng 02 đơn so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở là 08 đơn (tăng 02 đơn so với năm 2023). Đơn thuộc thẩm quyền chủ yếu tập trung các lĩnh vực công chứng, đấu giá, luật sư.

2. Công tác tiếp công dân

- Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Trong kỳ báo cáo, Sở tiếp thường xuyên 02 trường hợp với 02 lượt người, cụ thể:

+ 01 trường hợp tố cáo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Giáo và Chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Giáo. Nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tư pháp, công chức tiếp công dân đã giải thích quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định. Tại buổi tiếp công dân, người tố cáo có yêu cầu nộp đơn tố cáo tại Sở Tư pháp, Sở đã tiếp nhận đơn tố cáo và có phiếu chuyển đơn đến Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương để xem xét, giải quyết theo quy định.

+ 01 trường hợp người dân hỏi về kết quả xử lý, giải quyết đơn liên quan đến đơn người dân đã gửi đến Sở Tư pháp trước đây. Công chức tiếp công dân đã cung cấp kết quả xử lý đơn của Sở Tư pháp và giải thích cho người dân được rõ.

Bên cạnh đó, Sở cử công chức tham gia tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND tỉnh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh.

- Tiếp nhận qua Hệ thống đường dây nóng 1022 của tỉnh Bình Dương: Sở tiếp nhận 29 phản ánh, kiến nghị qua Hệ thống đường dây nóng 1022 của tỉnh liên quan đến tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo hình thức dịch vụ công trực tuyến. Sở đã thông tin, trả lời cho người phản ánh, kiến nghị đảm bảo đúng thời hạn (đạt tỷ lệ 100%).

2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn

a) Tổng số đơn: 27 đơn, trong đó kỳ trước chuyển sang 02 đơn (01 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày có nội dung phản ánh).

b) Phân loại, xử lý đơn:

Đối với 27 đơn tiếp nhận thì có 06 đơn khiếu nại, 07 đơn tố cáo, 11 đơn phản ánh, kiến nghị và 03 đơn khác (đơn kêu cứu). Sở Tư pháp đã xử lý 27 đơn/27 đơn tiếp nhận, tỷ lệ xử lý đạt 100%. Trong đó, 25 đơn đủ điều kiện xử lý, 02 đơn không đủ điều kiện xử lý.

c) Kết quả xử lý đơn:

Trong 27 đơn tiếp nhận, có 08 đơn (05 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày có nội dung phản ánh, 02 đơn phản ánh) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tư pháp, 19 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở.

Kết quả xử lý đối với 19 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở: ban hành văn bản hướng dẫn, trả lời 12 đơn, chuyển 05 đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết, lưu 02 đơn vì không đủ điều kiện xử lý. Đơn thuộc thẩm quyền, Sở Tư pháp đã giải quyết theo quy định.

3. Công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 4123/UBND-NC ngày 11/8/2023 về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Sở Tư pháp đã có văn bản triển khai đến các Trưởng phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, Đoàn Luật sư tỉnh và Hội Công chứng viên tỉnh. Sở đã ban hành văn bản triển khai Kế hoạch số 5491/KH-UBND ngày 16/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV; văn bản triển khai, thực hiện Công văn số 6833/UBND-BTCD ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự, vận động công dân trở về địa phương; văn bản yêu cầu Trưởng các phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai các giải pháp về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Sở Tư pháp ban hành Thông báo tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở năm 2024.

Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp đã tổ chức 01 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Phòng Công chứng số 2 (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở).

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai một số quy định pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập.

Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tham mưu ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; tham mưu Hội đồng có văn bản chỉ đạo phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL trọng tâm. Ban hành chương trình PBGDPL định kỳ hàng quý trên phương tiện thông tin đại chúng như Chương trình "Tư vấn pháp luật trực tiếp" trên sóng phát thanh 92,5MHz; Chương trình PBGDPL trên chuyên mục "Pháp luật và đời sống" của Báo Bình Dương Online; Chương trình "Pháp luật và cuộc sống" trên Đài truyền hình tỉnh; Chương trình "Người dân với Pháp luật" trên Đài truyền thanh cấp huyện. Sở đã chủ trì soạn thảo tờ gấp pháp luật về phòng, chống tham nhũng và cấp phát 9.000 tờ gấp pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tại Kế hoạch số 357/KH-STP ngày 23/02/2024.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 09/01/2024 về tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 540/UBND-TH ngày 01/02/2024 về tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 280/STP-VP ngày 06/02/2024 về tổ chức nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để triển khai đến Trưởng phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp và Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện.

Sở đã ban hành Kế hoạch tổ chức "Ngày pháp luật" định kỳ hàng năm. Thanh tra Sở đã tổ chức Ngày pháp luật tháng 5 tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Kế hoạch số 137/KH-STP ngày 19/01/2024). Ngoài ra, Sở Tư pháp còn thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

Tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở cũng đã thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên thông qua các cuộc họp định kỳ của đơn vị.

- Công tác phòng, chống tham nhũng do đồng chí Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. Thanh tra Sở và Văn phòng Sở là hai bộ phận trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phối hợp với Phòng Văn bản - Tuyên truyền để thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản về phòng, chống tham nhũng và các văn bản liên quan.

- Sở tổ chức 01 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 2 (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở).        

- Sở cử công chức tham gia Tổ công tác đánh giá chấm điểm Bộ Chỉ số PCTN cấp tỉnh năm 2023.

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Qua triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đạt được những kết quả như sau:

- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, … Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp đã thực hiện công khai đầy đủ theo quy định pháp luật về các nội dung như: công khai quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công; quy chế làm việc; các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp; việc nâng lương, khen thưởng, giải quyết chế độ, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động; kế hoạch công tác năm; báo cáo năm về phòng, chống tham nhũng; kết luận thanh tra chuyên ngành, thông báo kết quả kiểm tra; số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật…

Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan tùy theo tính chất của nội dung được công khai. Ngoài ra, đối với một số nội dung, Sở còn đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Trước khi ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã gửi dự thảo Quy chế để công chức, viên chức, người lao động đóng góp ý kiến. Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chế độ theo định mức tiêu chuẩn pháp luật quy định.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thanh tra Sở thành lập 01 Đoàn thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng Phòng Công chứng số 2, trong đó có lồng ghép nội dung thanh tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của người đứng đầu đơn vị, viên chức, người lao động, quy tắc đạo đức hành nghề của công chứng viên.

Trong kỳ báo cáo, Sở chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào về thái độ, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cũng như chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và việc tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định; chưa có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Sở Tư pháp ban hành Báo cáo số 239/BC-STP ngày 27/12/2023 về kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức năm 2023 của Sở Tư pháp. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Sở chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức của Sở.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Thực hiện Kế hoạch số 2235/KH-STP ngày 23/11/2023 của Sở Tư pháp về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023, Sở Tư pháp đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023[4] đối với 03 bộ phận, phòng ban thuộc Sở Tư pháp gồm: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Văn bản - Tuyên truyền và Phòng Bổ trợ tư pháp.

Sở ban hành Kế hoạch 2477/KH-STP ngày 07/12/2023 về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương năm 2024; Kế hoạch số 222/KH-STP ngày 29/01/2024 về cải cách hành chính Sở Tư pháp năm 2024; Kế hoạch số 480/KH-STP ngày 07/3/2024 tuyên truyền về cải cách hành chính năm 2024. Sở cử công chức tham gia lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2023, Sở đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, quy chế làm việc, văn hóa công sở". Cuộc thi đã thu hút được đông đảo công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở tham gia.

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện áp dụng phần mềm chữ ký số. 100% cán bộ, công chức của Sở thực hiện trao đổi và tác nghiệp qua trang điện tử được tỉnh cung cấp, ngoài ra việc trao đổi còn được thực hiện trên các thư điện tử cá nhân, đối với các đơn vị trực thuộc có thư điện tử của đơn vị và cá nhân trưởng, phó đơn vị.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

Ngày 15/01/2024, Sở Tư pháp ban hành Báo cáo tổng hợp kết quả tự chấm điểm chỉ số cải cách hành chính năm 2023. Theo đó, tổng điểm do Sở Tư pháp tự chấm: 60,2662 điểm.

Sở và các đơn vị thuộc Sở đã, đang thực hiện việc chi trả lương và các khoản chi từ ngân sách nhà nước qua tài khoản được đăng ký tại ngân hàng.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp ban hành Thông báo số 2633/TB-STP thông báo về việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2023. Ngày 28/12/2023, Giám đốc Sở ban hành Quyết định số 208/QĐ-STP phê duyệt danh sách nguồi có nghĩa vụ kê khai, tài sản thu nhập năm 2023, theo đó có 10 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Việc kê khai, tài sản thu nhập năm 2023 tại Sở đã hoàn thành.

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Sở Tư pháp luôn tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động của Sở có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

4. Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh; coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất lâu dài trong Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật.

Công chức, viên chức, người lao động của Sở luôn xác định vai trò của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Quá trình hoạt động, cơ quan luôn phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động có thể tự mình hoặc thông qua cơ quan, Ban thanh tra nhân dân để tham gia phòng, chống tham nhũng.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm

- Về công tác thanh tra:

Công tác thanh tra được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Qua công tác thanh tra nắm rõ hơn về tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức, đơn vị, địa phương; thấy được những ưu điểm, thế mạnh đồng thời phát hiện các thiếu sót, tồn tại,bất cập để kịp thời chấn chỉnh, xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài việc thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch, Sở tăng cường công tác kiểm tra đột xuất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nếu có.

- Về công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; 100% đơn đã được xử lý, không có đơn tồn đọng, không phát sinh khiếu nại đông người, phức tạp. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tham gia một số cuộc họp giải quyết đơn tại UBND tỉnh khi có yêu cầu. Trong quá trình giải quyết tố cáo liên quan đến nội dung tố cáo Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản, nội dung tố cáo phức tạp, các cơ quan còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc áp dụng quy định pháp luật, Sở Tư pháp đã có tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 189 Luật Đất đai năm 2013 trong đấu giá tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thu đất hàng năm. UBND tỉnh đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Về công tác phòng, chống tham nhũng:

Công tác phòng, chống tham nhũng của Sở được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đảng ủy, Giám đốc Sở đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tích cực; công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh về xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được chỉ đạo triển khai đồng bộ nhất là cải cách thủ tục hành chính, các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị đã được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nghiêm việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị. Trong 6 tháng đầu năm 2024, không có trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

2. Hạn chế

- Việc ban hành kết luận thanh tra đối với 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản còn chậm so với quy định, nguyên nhân là do nội dung vụ việc thanh tra phức tạp, đồng thời, dự thảo kết luận thanh tra gửi cho đối tượng thanh tra giải trình.

- Việc giải quyết tố cáo đối với 01 đơn tố cáo Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh: Thời hạn giải quyết tố cáo còn kéo dài vì nội dung tố cáo phức tạp, các cơ quan còn nhiều ý kiến khác nhau trong việc áp dụng quy định pháp luật, Sở Tư pháp đã có tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến việc áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 189 Luật Đất đai năm 2013 trong đấu giá tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thu đất hàng năm. UBND tỉnh đã có văn bản xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường./.

​Thanh tra Sở Tư pháp 

FalseThanh Tra Sở
Thông báo về việc hồ sơ chứng thực chữ ký không phù hợp với quy định pháp luậtThông tinTinThông báo về việc hồ sơ chứng thực chữ ký không phù hợp với quy định pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/22/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Thông báo số 19/NTBT ngày 14/5/2024 của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm về việc hồ sơ chứng thực chữ ký không phù hợp với quy định pháp luật, file đính kèm tại TB 19 VPCC NGUYEN THI BICH TRAM.pdf

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặtThông tinTinNghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/18/2024 12:00 AMNoĐã ban hành

         Ngày 15/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, Nghị định quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.

        Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và bãi bỏ Điều 3 của Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Nghi dinh 52.pdf

​​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nướcThông tinTinNghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/18/2024 12:00 AMNoĐã ban hành

         Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có hoạt động liên quan đến tài nguyên nước trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

         Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, các Nghị định của Chính phủ sau đây hết hiệu lực thi hành: Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện, thủy lợi; Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định về Quản lý lưu vực sông; Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định về lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước (trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 97 Nghị định này); Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất.

Nghi dinh 53.pdf

​Thanh tra Sở Tư pháp

 

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngThông tinTinNghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/18/2024 12:00 AMNoĐã ban hành

​       Ngày 16/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2024/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định này quy định chi tiết khoản 9 Điều 3; khoản 2 Điều 9; khoản 2 Điều 13; khoản 5 Điều 23; khoản 5 Điều 28; khoản 3 Điều 32; khoản 5 Điều 33; khoản 4 Điều 37; khoản 5 Điều 39; khoản 3 Điều 40; khoản 3 Điều 45; khoản 3 Điều 47 và khoản 2 Điều 73 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

       Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024. Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

Nghi dinh 55.pdf

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sởThông tinTinNghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/15/2024 11:00 PMNoĐã ban hành

         Ngày 10/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Theo đó, Nghị định quy định về hoạt động thông tin cơ sở; trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.

        Nghị định này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.

         Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Nghi dinh 49.pdf

                                                                                                                                                                                       ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2024 của Sở Tư phápThông tinTinKết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 5 năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/15/2024 10:00 AMNoĐã ban hành

1. Công tác thanh tra

- Ban hành văn bản đôn đốc yêu cầu đối tượng thanh tra (Văn phòng công chứng Tân Uyên, Văn phòng Công chứng Thành phố mới) tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra của Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp.

- Sở thực hiện Báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 4 năm 2024.

- Thanh tra Sở tiến hành 01 cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với 02 tổ chức:

+ 01 cuộc thanh tra đối với Văn phòng công chứng Bàu Bàng;

+ 01 cuộc thanh tra đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm.

Qua kết quả thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm với số tiền phạt 12.000.000 đồng.

2. Công tác tiếp công dân

Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Trong kỳ báo cáo, Thanh tra Sở tiếp 01 trường hợp với 01 lượt người hỏi về kết quả xử lý, giải quyết đơn liên quan đến đơn người dân đã gửi đến Sở Tư pháp trước đây. Công chức tiếp công dân đã cung cấp kết quả xử lý đơn của Sở Tư pháp và giải thích cho người dân được rõ.

3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Về tiếp nhận, phân loại đơn: Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận 05 đơn (trong đó kỳ trước chuyển sang 03 đơn), cụ thể: 02 đơn khiếu nại, 02 đơn tố cáo; 01 đơn trình bày).

- Về xử lý, giải quyết đơn: Trong 05 đơn tiếp nhận có 03 đơn (02 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, 02 đơn khiếu nại không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở.

4. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

4.1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Sở Tư pháp thực hiện Ngày pháp luật tháng 5/2024 tuyên truyền về nội dung Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan.

- Sở Tư pháp cử công chức tham gia Tổ công tác đánh giá chấm điểm Bộ Chỉ số Phòng chống tham nhũng cấp tỉnh năm 2023.

- Công tác phòng, chống tham nhũng do đồng chí Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. Thanh tra Sở và Văn phòng Sở là hai bộ phận trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phối hợp với Phòng Văn bản - Tuyên truyền để thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản về phòng, chống tham nhũng và các văn bản liên quan.

4.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Qua triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch số 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đạt được những kết quả như sau:

- Kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; xây dựng, thực hiện, định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, tài chính … Công khai thủ tục hành chính, số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị. Tiếp tục đăng tải các văn bản, thông tin về quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan, đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện.

Trong tháng, Sở chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào về thái độ, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cũng như chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và việc tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định; chưa có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Trong tháng 5/2024, Sở Tư pháp chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác cho công chức, viên chức của Sở.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

Sở Tư pháp đã có Công văn thống kê số lượng công chức, viên chức chuyển đổi số phục vụ đánh giá chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2023.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp đã hoàn thành việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2023 theo đúng Kế hoạch.

4.3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Sở luôn nêu cao tinh thần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi có yêu cầu; chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung theo quy định. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

5. Công tác xây dựng ngành

Tiếp tục triển khai Luật Thanh tra năm 2022 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất và hiệu quả./.

                ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sởThông tinTinNghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2024 11:00 PMNoĐã ban hành

          Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 40/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Nghị định này quy định về trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận, phương tiện, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; chế độ, chính sách đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương khi thực hiện nhiệm vụ.

         Theo đó, Nghị định này áp dụng đối với lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chế độ, chính sách, bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

         Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024. Các văn bản sau đây hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành là: Nghị định số 38/2006/NĐ-CP ngày 17/4/2006 của Chính phủ về Bảo vệ dân phố; Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 07/9/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã./.

Nghi dinh 40.pdf

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Thông tinTinBiện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2024 1:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 16/4/2024, Chính phủ ban hành Quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong danh sách UNESCO và danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nghị định này quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam theo quy định của Luật Di sản văn hóa trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Danh mục của quốc gia).

Theo đó, Nghị định quy định nguyên tắc trong thực hành, quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể như sau:

1. Nguyên tắc trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể:

a) Cộng đồng chủ thể phải đảm bảo duy trì tính liên tục trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể đúng với giá trị, bản chất và chức năng của di sản; giảm nguy cơ mai một, thất truyền;

b) Bảo đảm gìn giữ giá trị của di sản với các hình thức thể hiện, hiểu biết, kỹ năng, kỹ thuật và không gian thực hành liên quan; không đưa những yếu tố không phù hợp vào di sản;

c) Bảo đảm bao quát quy trình thực hành, nội dung, hoạt động, các yếu tố cấu thành của di sản với sự tham gia của cộng đồng chủ thể vào thực hành di sản;

d) Không phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản;

đ) Không lợi dụng thực hành di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật;

e) Bảo đảm tôn trọng và bảo vệ giá trị tôn giáo, tín ngưỡng, tập quán, tính thiêng của nghi lễ và không gian thực hành của di sản văn hóa phi vật thể.

2. Nguyên tắc trong quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể:

a) Bảo đảm quyền và nguyên tắc thực hành di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng chủ thể;

b) Bảo đảm các di sản văn hóa phi vật thể được thực hành hướng con người, cộng đồng tới các giá trị văn hóa tốt đẹp; gìn giữ bản sắc; hướng tới sự phát triển xã hội toàn diện; bảo đảm an toàn cộng đồng và xã hội; bảo vệ môi trường;

c) Bảo đảm tôn trọng sự đa dạng văn hóa, vai trò của cộng đồng chủ thể và tính đặc thù dân tộc, vùng miền. Di sản văn hóa phi vật thể của các cộng đồng khác nhau đều được tôn trọng như nhau;

d) Bảo đảm tôn trọng quyền của các cộng đồng chủ thể trong việc quyết định những yếu tố cần được bảo vệ và phát huy của di sản văn hóa phi vật thể và hình thức, mức độ cần được bảo vệ, phát huy;

đ) Ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền, di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội;

e) Ưu tiên quyền quyết định của cộng đồng chủ thể vì sự tồn tại, thực hành lâu dài, liên tục của di sản, phù hợp với ý nghĩa và chức năng của di sản, phù hợp với pháp luật về di sản văn hóa của Việt Nam và văn kiện quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3. Nguyên tắc trong sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể ngoài hoạt động thực hành

Việc sử dụng và khai thác di sản văn hóa phi vật thể phải bảo đảm tuân thủ Công ước 2003 của UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (sau đây gọi là Công ước 2003) và các nguyên tắc sau:

a) Không lợi dụng việc tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, truyền dạy di sản, cộng đồng chủ thể di sản và danh hiệu của di sản để trục lợi hoặc thực hiện các hành vi, hoạt động trái pháp luật.

b) Không lợi dụng di sản để thực hiện các hành vi, hoạt động phân biệt đối xử, kỳ thị văn hóa, dân tộc, vùng miền.

c) Không xâm phạm, xúc phạm, xuyên tạc nội dung, ý nghĩa và giá trị của di sản văn hóa phi vật thể.

d) Không can thiệp làm thay đổi, sai lệch tập quán, tín ngưỡng, tính thiêng, những điều kiêng kỵ, bí quyết trong thực hành di sản văn hóa phi vật thể.

đ) Không tạo sự ganh đua, tranh chấp, mâu thuẫn và xung đột văn hóa giữa các cộng đồng, nhóm và cá nhân.

e) Không ngăn cản cộng đồng chủ thể thực hành di sản, tiếp cận không gian và đồ vật trong thực hành di sản, hưởng lợi từ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản.

f) Không lợi dụng hoạt động bảo vệ, phát huy để đi ngược lại quyền sáng tạo, thực hành và hưởng thụ văn hóa của cộng đồng chủ thể di sản.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 2024./.

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Công bố Quyết định thanh tra tại Văn phòng công chứng Bàu BàngThông tinTinCông bố Quyết định thanh tra tại Văn phòng công chứng Bàu Bàng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/17/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

         Vào hồi 08 giờ 45 phút, ngày 16/4/2024, tại trụ sở Văn phòng công chứng Bàu Bàng, địa chỉ: Khu phố Bàu Bàng, thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Đoàn thanh tra theo Quyết định số 03/QĐ-TTr ngày 08/4/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiến hành công bố Quyết định về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Bàu Bàng. Đoàn thanh tra do bà Phan Thị Phượng - Thanh tra viên Thanh tra Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn.

         Tham dự buổi công bố có sự tham gia của bà Ngô Thùy Trang – Chánh Thanh tra Sở Tư pháp – Người ra Quyết định thanh tra thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn Thanh tra, đại diện Văn phòng công chứng Bàu Bàng: ông Đoàn Cao Thái – Trưởng Văn phòng công chứng Bàu Bàng và Đoàn thanh tra.

         Đại diện Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra công bố toàn văn Quyết định thanh tra số 03/QĐ-TTr ngày 08/4/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và phổ biến tóm tắt mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn Thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng Bàu Bàng; thống nhất lịch làm việc với Văn phòng công chứng Bàu Bàng. Đại diện Văn phòng công chứng Bàu Bàng báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

        Việc công bố Quyết định thanh tra kết thúc hồi 09 giờ 15 phút, ngày  16/4/2024. Sau khi kết thúc việc công bố Quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại Văn phòng công chứng Bàu Bàng theo Kế hoạch thanh tra./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 4 năm 2024 của Sở Tư phápThông tinTinKết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 4 năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/15/2024 10:00 AMNoĐã ban hành

  1. Công tác thanh tra

- Sở Tư pháp tổ chức 01 cuộc kiểm tra việc thực hiện công vụ của viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính đối với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở).

- Sở đã có 02 văn bản yêu cầu đối tượng thanh tra (Phòng Công chứng số 2, Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp) tổ chức thực hiện kết luận thanh tra theo quy định.

- Sở thực hiện một số báo cáo về công tác thanh tra như: Báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, Báo cáo kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra Quý I. Ngoài ra, Sở cử công chức tham dự Hội nghị trực tuyến tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022.

- Thanh tra Sở Tư pháp tổ chức 01 cuộc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm. Qua kết quả thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ban hành 01 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm với số tiền phạt 12.000.000 đồng. Chánh Thanh tra Sở ban hành 02 Kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Phòng Công chứng số 2; Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp.

2. Công tác tiếp công dân

Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Trong kỳ báo cáo, Sở tiếp thường xuyên 01 lượt với 01 vụ việc tố cáo Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Giáo và Chấp hành viên của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phú Giáo. Nội dung tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tư pháp, công chức tiếp công dân đã giải thích quy định pháp luật có liên quan và hướng dẫn công dân gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định.

3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Về tiếp nhận, phân loại đơn: Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận 10 đơn (trong đó kỳ trước chuyển sang 02 đơn), cụ thể: 03 đơn khiếu nại, 02 đơn tố cáo; 03 đơn phản ánh, kiến nghị; 01 đơn trình bày; 01 đơn yêu cầu). Trong đó, có 02 đơn (01 đơn khiếu nại, 01 đơn phản ánh, kiến nghị) không đủ điều kiện xử lý; 08 đơn đủ điều kiện xử lý.

- Về xử lý, giải quyết đơn: Trong 08 đơn đủ điều kiện xử lý, có 02 đơn kỳ trước chuyển sang (01 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở; 06 đơn (02 đơn khiếu nại, 01 đơn tố cáo, 02 đơn phản ánh, kiến nghị, 01 đơn yêu cầu) không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở, cụ thể:

+ Đối với 02 đơn (01 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở:

* 01 Đơn trình bày có nội dung phản ánh liên quan đến việc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng Thành Phố Mới. Sở đã mời người phản ánh đến làm việc để làm rõ nội dung đơn, đồng thời có văn bản yêu cầu Văn phòng công chứng báo cáo về vụ việc; thành lập Đoàn kiểm tra và tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực công chứng bản dịch đối với Văn phòng công chứng Thành Phố Mới; xác minh đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan. Sở Tư pháp đang thực hiện quy trình xử lý đơn theo quy định.

* 01 Đơn tố cáo Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Bình Dương không kiểm tra tính pháp lý của tài sản đấu giá, chấp thuận cho những cá nhân không đủ điều kiện pháp lý tham gia đấu giá tài sản là Trung tâm thương mại Sóng Thần trái quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản, khoản 2 Điều 189 Luật Đất đai năm 2013, khoản 1 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014. Người tố cáo đề nghị hủy bỏ Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá số 83 ngày 09/6/2017. Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành quyết định thụ lý tố cáo, thành lập Tổ xác minh nội dung tố cáo, quyết định gia hạn giải quyết tố cáo và gia hạn xác minh nội dung tố cáo lần hai. Ngày 08/4/2024, Tổ xác minh đã có báo cáo kết quả xác minh nội dung tố cáo trình Giám đốc Sở.

+ Đối với 06 đơn (02 đơn khiếu nại, 01 đơn tố cáo, 02 đơn phản ánh, kiến nghị, 01 đơn yêu cầu) không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở:

Sở đã chuyển 01 đơn yêu cầu đến Cục Trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương, chuyển 01 đơn phản ánh, kiến nghị đến Trưởng phòng Phòng Tư pháp thành phố Thủ Dầu Một xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, chuyển trả lại 01 đơn khiếu nại do Thanh tra Bộ Tư pháp chuyển đến, ban hành 03 công văn hướng dẫn đơn theo quy định.

4. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

4.1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

- Sở Tư pháp thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

- Công tác phòng, chống tham nhũng do đồng chí Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. Thanh tra Sở và Văn phòng Sở là hai bộ phận trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phối hợp với Phòng Văn bản - Tuyên truyền để thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản về phòng, chống tham nhũng và các văn bản liên quan.

- Chánh Thanh tra Sở ban hành Kết luận thanh tra việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 2 (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở. Qua thanh tra chưa phát hiện Phòng Công chứng số 2 có sai phạm trong công tác phòng, chống tham nhũng.

4.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Qua triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch số 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đạt được những kết quả như sau:

- Kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; xây dựng, thực hiện, định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, tài chính … Công khai thủ tục hành chính, số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị. Tiếp tục đăng tải các văn bản, thông tin về quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan, đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện.

Trong tháng, Sở chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào về thái độ, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cũng như chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và việc tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định; chưa có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Trong tháng 4/2024, Sở Tư pháp chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức của Sở.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Ngày 07/3/2024, Sở ban hành Kế hoạch số 480/KH-STP tuyên truyền về cải cách hành chính năm 2024.

Sở cử công chức tham gia lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp đã hoàn thành việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập năm 2023 theo đúng Kế hoạch.

4.3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Sở luôn nêu cao tinh thần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi có yêu cầu; chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung theo quy định. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

5. Công tác xây dựng ngành

Phối hợp tham mưu Giám đốc Sở bố trí nguồn nhân lực và kiện toàn tổ chức, bộ máy của Thanh tra Sở đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tiếp tục triển khai Luật Thanh tra năm 2022 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

6. Nhận xét, đánh giá

Ưu điểm:

Sở Tư pháp thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Sở đã kịp thời triển khai các cuộc thanh tra theo Kế hoạch năm 2024 đã được phê duyệt, đồng thời tiến hành kiểm tra công vụ theo chỉ đạo của cấp trên. Đối với đơn thư tiếp nhận đều được phân loại, xử lý theo quy định, đạt tỷ lệ 100%.

Hạn chế: Không./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

 

FalseThanh Tra Sở
 Điều kiện để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộThông tinTin Điều kiện để vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/10/2024 12:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 31/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 34/2024/NĐ-CP Quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và phương tiện thủy nội địa. Nghị định quy định cụ thể điều kiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:

Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

1. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải đảm bảo có đủ các điều kiện điều khiển phương tiện và được huấn luyện, cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm theo quy định tại Nghị định này.

2. Người áp tải, người thủ kho, người xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm phải được huấn luyện an toàn và cấp giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình huấn luyện an toàn về loại hàng hóa nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho.

Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.

3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện và lưu kho bãi

1. Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hóa nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

2. Việc xếp, dỡ hàng hóa nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt.

3. Trường hợp vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.

4. Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác.

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là các chất dễ cháy, nổ qua công trình hầm, phà

1. Không được vận chuyển các loại thuốc nổ, khí đốt, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ, chất rắn khử nhạy khác đi qua các công trình hầm có chiều dài từ 100m trở lên.

2. Không được vận chuyển đồng thời người (người tham gia giao thông hoặc hành khách) cùng phương tiện (đã được cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm) đang thực hiện vận chuyển các loại thuốc nổ, khí ga, xăng, dầu và các chất dễ cháy, nổ khác trên cùng một chuyến phà.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 5 năm 2024 và thay thế Nghị định số 42/2020/NĐ-CP, ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa./.

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Công bố Quyết định thanh tra tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích TrâmThông tinTinCông bố Quyết định thanh tra tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/4/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Vào hồi 08 giờ 30 phút, ngày 03/4/2024, tại trụ sở Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm, địa chỉ: Số 799, đường ĐT 741, ấp Bố Lá, xã Phước Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Đoàn thanh tra theo Quyết định số 02/QĐ-TTr ngày 25/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tiến hành công bố Quyết định về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm. Đoàn thanh tra do bà Phan Thị Phượng - Thanh tra viên Thanh tra Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn.

Tham dự buổi công bố có sự tham gia của bà Ngô Thùy Trang – Chánh Thanh tra Sở Tư pháp – Người ra Quyết định thanh tra thực hiện giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra, đại diện Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm: Bà Nguyễn Thị Bích Trâm – Trưởng Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm và Đoàn thanh tra.

Đại diện Đoàn thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra công bố toàn văn Quyết định thanh tra số 02/QĐ-TTr ngày 25/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và phổ biến tóm tắt mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch thanh tra; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Đoàn Thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra, quyền và nghĩa vụ của Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm; thống nhất lịch làm việc với Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm. Đại diện Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động của Văn phòng theo yêu cầu của Đoàn thanh tra.

Tại buổi làm việc, bà Ngô Thùy Trang đề nghị Đoàn thanh tra thực hiện theo đúng nội dung, kế hoạch thanh tra và theo đúng quy định pháp luật. 

Việc công bố Quyết định thanh tra kết thúc hồi 09 giờ 10 phút, ngày  03/4/2024. Sau khi kết thúc việc công bố Quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra trực tiếp tại Văn phòng công chứng Nguyễn Thị Bích Trâm theo Kế hoạch thanh tra./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr ngày 22/3/2024 về việc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Phòng Công chứng số 2Thông tinTinTổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr ngày 22/3/2024 về việc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Phòng Công chứng số 2/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/3/2024 12:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 02/4/2024, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 712/STP-TTr về việc tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr. Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu Phòng Công chứng số 2, Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện các nội dung sau:

1. Phòng Công chứng số 2

     Phòng Công chứng số 2 nghiêm túc tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr ngày 22/3/2024 của Thanh tra Sở Tư pháp.

2. Thanh tra Sở

- Thực hiện công khai Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr ngày 22/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp theo đúng quy định pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường thanh tra hành chính đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kết luận thanh tra theo quy định pháp luật về thanh tra.

Đề nghị Phòng Công chứng số 2 tổ chức thực hiện và Báo cáo kết quả về Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương theo yêu cầu./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 03/KL-TTr ngày 22/3/2024 về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn HợpThông tinTinTổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 03/KL-TTr ngày 22/3/2024 về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/3/2024 12:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 02/4/2024, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Công văn số 711/STP-TTr về việc tổ chức thực hiện Kết luận thanh tra số 03/KL-TTr. Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp, Phòng Bổ trợ tư pháp, Thanh tra Sở Tư pháp thực hiện các nội dung sau:

1. Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp

- Tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, tiến hành các biện pháp cần thiết để khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót, lưu ý mà Kết luận thanh tra đã chỉ ra.

- Công chứng viên, nhân viên Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp cần tăng cường nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan. Thủ tục công chứng, chứng thực đầy đủ các giấy tờ, tài liệu theo đúng quy định pháp luật; hồ sơ lưu phải đảm bảo theo quy định.

- Thu thù lao công chứng đã niêm yết theo đúng quy định.

- Chấp hành nghiêm các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức mình.

2. Phòng Bổ trợ tư pháp

- Tiếp tục tăng cường theo dõi sát tình hình hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng;

- Tiếp tục tham mưu, đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

- Nghiên cứu tham mưu góp ý Luật Công chứng (sửa đổi) theo hướng quy định cụ thể về lý do chính đáng khác đối với việc công chứng ngoài trụ sở.

3. Thanh tra Sở

- Thực hiện công khai Kết luận thanh tra số 03/KL-TTr ngày 22/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp theo đúng quy định pháp luật.

- Tiếp tục tăng cường thanh tra đối với các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh.

- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra theo quy định pháp luật về thanh tra.

Đề nghị Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp tổ chức thực hiện và Báo cáo kết quả về Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương theo yêu cầu./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr ngày 22/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Phòng Công chứng số 2Kết luận thanh traTinKết luận thanh tra số 04/KL-TTr ngày 22/3/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Phòng Công chứng số 2/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/25/2024 2:00 PMNoĐã ban hành

        Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-TTr ngày 24/01/2024 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Phòng Công chứng số 2, ngày 02/02/2024, Đoàn thanh tra đã công bố quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra tại Phòng Công chứng số 2.

        Ngày 22/3/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ký ban hành Kết luận thanh tra số 04/KL-TTr. Phòng Công chứng số 2 đã thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật liên quan khác. Qua thanh tra chưa phát hiện Phòng Công chứng số 2 có vi phạm, hạn chế nào trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Phòng Công chứng số 2 có bố trí Phòng tiếp công dân tại trụ sở làm việc của Phòng. Tuy nhiên, Quy chế tiếp công dân của Phòng Công chứng số 2 được ban hành kèm theo Quyết định số 26/QĐ-PCC2 ngày 14/12/2022 của Trưởng Phòng công chứng số 2 chưa nêu cụ thể địa điểm tiếp công dân được bố trí ở đâu tại trụ sở Phòng Công chứng số 2.

         Chánh Thanh tra Sở yêu cầu Phòng Công chứng số 2:

         1. Niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của Phòng Công chứng số 2 trong thời hạn ít nhất 15 ngày.

         2. Phòng Công chứng số 2 nghiêm túc tổ chức quán triệt Kết luận thanh tra cho toàn thể viên chức, người lao động của Phòng.

         Quy chế tiếp công dân của Phòng Công chứng số 2 cần nêu cụ thể địa điểm tiếp công dân.

        3. Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra gửi về Thanh tra Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Kết luận thanh tra./.

 KL TTr PCC số 2.pdf

                                                     ​           Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn HợpKết luận thanh traTinKết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/25/2024 2:00 PMNoĐã ban hành

​Thực hiện Quyết định số 02/QĐ-TTr ngày 18/9/2023 của Chánh Thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương về việc thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, chứng thực đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp (tên gọi cũ là Văn phòng công chứng Sở Sao), Đoàn thanh tra đã công bố quyết định thanh tra và tiến hành thanh tra tại Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp (viết tắt là Văn phòng) vào ngày 27/9/2023, ngày 05/10/2023 và ngày 06/10/2023.

Ngày 22/3/2024, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp đã ban hành Kết luận thanh tra số 03/KL-TTr. Tại Kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở ghi nhận ưu điểm Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp đã đạt được, góp phần phục vụ tốt yêu cầu công chứng, chứng thực của cá nhân, tổ chức có nhu cầu.

Bên cạnh kết quả đạt được, Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp có một số hạn chế, sai sót, lưu ý trong hoạt động công chứng, chứng thực như:

- Đến thời điểm Đoàn thanh tra tiến hành thanh tra, Văn phòng không có nhân viên phụ trách công nghệ thông tin theo tiêu chí về thành lập Văn phòng công chứng.

- Một số trường hợp thu thù lao công chứng cao hơn mức thù lao đã niêm yết tại trụ sở Văn phòng.

- Một số hồ sơ công chứng, thành phần hồ sơ chưa đầy đủ giấy tờ theo quy định như: Không có Phiếu yêu cầu công chứng; không có giấy tờ, tài liệu thể hiện hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng không phải là nguồn sống duy nhất của gia đình; nội dung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân chưa đầy đủ thông tin về trình trạng hôn nhân của bên tặng cho để xác định quyền sử dụng đất tặng cho là tài sản riêng. Văn phòng đã bổ sung Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có đầy đủ thông tin về trình trạng hôn nhân của bên tặng cho để xác định quyền sử dụng đất tặng cho là tài sản riêng.

- Nội dung văn bản khai nhận di sản không thể hiện hàng thừa kế thứ nhất, không thể hiện đầy đủ thông tin hàng thừa kế thứ hai của người để lại di sản; chưa có giấy tờ thể hiện công chứng viên xác minh làm rõ hàng thừa kế thứ hai (ông nội, bà nội) của người để lại di sản. Văn phòng đã bổ sung giấy tờ xác minh về ông nội, bà nội của người để lại di sản.

- Một số trường hợp công chứng ngoài trụ sở với lý do chính đáng, khách quan nhưng hồ sơ công chứng không lưu giấy tờ chứng minh lý do chính đáng là gì.

- Lời chứng của công chứng viên không chính xác về chủ thể hợp đồng, giao dịch, thời gian công chứng (02 hợp đồng giao dịch nhưng ghi cùng một thời gian công chứng).

- Lưu ý có một số trường hợp lưu chung 02 văn bản công chứng vào một bộ hồ sơ công chứng; ghi thông tin chủ thể tham gia giao dịch chưa phù hợp.

- Một số hồ sơ yêu cầu chứng thực chữ ký có lưu Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, văn bản là chưa phù hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

- Một trường hợp chứng thực chữ ký trong văn bản cam kết có nội dung giao dịch là chưa phù hợp theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ. Tuy nhiên, Văn phòng đã ban hành quyết định hủy bỏ văn bản chứng thực chữ ký.

Tại Kết luận thanh tra, Chánh Thanh tra Sở có yêu cầu, kiến nghị:

1. Đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp:

- Niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp trong thời hạn ít nhất 15 ngày.                         

- Tổ chức rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, tiến hành các biện pháp cần thiết để khắc phục kịp thời những hạn chế, sai sót, lưu ý mà Kết luận thanh tra đã chỉ ra.

- Công chứng viên, nhân viên Văn phòng cần tăng cường nghiên cứu quy định pháp luật có liên quan và kiểm tra kỹ hồ sơ công chứng, chứng thực trước khi thực hiện, đảm bảo hồ sơ công chứng, chứng thực  nhằm hạn chế tranh chấp có thể phát sinh.

- Hồ sơ công chứng lưu đầy đủ các giấy tờ, tài liệu có liên quan; hồ sơ chứng thực phải lưu đúng giấy tờ theo quy định.

- Thu đúng, thu đủ thù lao công chứng đã được niêm yết theo quy định.

- Công chứng văn bản khai nhận di sản theo đúng quy định pháp luật, xác minh làm rõ đầy đủ những người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thừa kế.

- Khi thực hiện công chứng ngoài trụ sở cần thực hiện theo đúng quy định.

- Lời chứng đảm bảo chính xác về chủ thể hợp đồng, giao dịch; thời gian công chứng.

- Chứng thực chữ ký đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

- Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra gửi về Thanh tra Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được Kết luận thanh tra.

 2. Đối với Phòng Bổ trợ tư pháp

 Kiến nghị Phòng Bổ trợ tư pháp tiếp tục tăng cường theo dõi sát tình hình hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng, kịp thời tham mưu, đề xuất các giải pháp chấn chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Theo chức năng, nhiệm vụ xem xét tham mưu góp ý Luật Công chứng (sửa đổi) theo hướng quy định cụ thể về lý do chính đáng khác đối với việc công chứng ngoài trụ sở./.

KL TTr VPCC nguyễn văn hợp.pdf

                                                                Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Những ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệpThông tinTinNhững ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/21/2024 12:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 15/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Theo đó, Nghị định quy định ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh được khuyến khích đầu tư, di dời vào cụm công nghiệp bao gồm:

1. Công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ nông nghiệp; công nghiệp cơ khí (như: Ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện, thiết bị y tế,...); công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp dệt may, da giày;

2. Công nghiệp công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử; công nghiệp năng lượng thông minh; công nghiệp công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa, thiết bị cao cấp, vật liệu mới, công nghệ sinh học;

3. Các ngành, nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương cần được bảo tồn và phát triển; dịch vụ kho bãi, đóng gói bao bì, vận chuyển hàng hóa, sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp và dịch vụ khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của địa phương với tổng diện tích không quá 10% diện tích cụm công nghiệp;

4. Các ngành, nghề công nghiệp khác có công nghệ cao, sạch, tiêu tốn ít năng lượng, mang lại giá trị gia tăng cao, phát triển bền vững;

5. Các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm tại các làng nghề, khu dân cư được khuyến khích di dời vào cụm công nghiệp.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể ngành, nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp phù hợp phương án phát triển cụm công nghiệp thuộc quy hoạch tỉnh, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thể hiện tại Quyết định thành lập, mở rộng cụm công nghiệp.

Nghị định quy định cụ thể điều kiện thành lập, mở rộng cụm công nghiệp, cụ thể:

- Thành lập cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có trong Danh mục các cụm công nghiệp trên địa bàn cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

+ Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

+ Trong trường hợp địa bàn cấp huyện đã thành lập cụm công nghiệp thì tỷ lệ lấp đầy trung bình của các cụm công nghiệp đạt trên 50% hoặc tổng quỹ đất công nghiệp chưa cho thuê của các cụm công nghiệp không vượt quá 100 ha.

- Mở rộng cụm công nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Tổng diện tích cụm công nghiệp sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha; có quỹ đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn cấp huyện;

+ Có doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức có tư cách pháp lý, có năng lực đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đề nghị làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp;

+ Đạt tỷ lệ lấp đầy ít nhất 60% hoặc nhu cầu thuê đất công nghiệp trong cụm công nghiệp vượt quá diện tích đất công nghiệp hiện có của cụm công nghiệp;

+ Hoàn thành xây dựng, đưa vào sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung thiết yếu (gồm: Đường giao thông nội bộ, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải) theo quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024. Nghị định số 68/2017/NĐ-CP và Nghị định số 66/2020/NĐ-CP hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực./.

                                                                                                                                                                                         Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lýThông tinTinTiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/15/2024 12:00 AMNoĐã ban hành

​Ngày 06/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2024/NĐ-CP Quy định tiêu chuẩn chức danh công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, Nghị định quy định tiêu chuẩn chung áp dụng đối với các chức danh công chức lãnh đạo, quản lý cụ thể như sau:

Về chính trị tư tưởng:

1. Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.

2. Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật.

3. Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.

4. Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật.

Về đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật:

1. Có phẩm chất đạo đức trong sáng, mẫu mực; lối sống trung thực, khiêm tốn, chân thành, giản dị; có tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi; không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.

2. Có trách nhiệm cao với công việc.

3. Có tinh thần đoàn kết, gương mẫu; có khả năng sử dụng, trọng dụng người có tài năng, hướng dẫn, giúp đỡ đồng chí, đồng nghiệp; quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho công chức, viên chức, người lao động.

4. Tích cực đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lối sống cơ hội, bè phái, lợi ích nhóm.

5. Tuân thủ và thực hiện nghiêm nguyên tắc tổ chức, kỷ luật, nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; thực hiện các quy định, nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác; báo cáo đầy đủ, trung thực với cấp trên; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, khách quan khi có yêu cầu; thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định.

Về trình độ:

1. Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.

2. Về lý luận chính trị:

a) Có bằng tốt nghiệp cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị - hành chính hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ cao cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;

b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận chính trị trở lên hoặc có giấy xác nhận tương đương trình độ trung cấp lý luận chính trị của cơ quan có thẩm quyền: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này.

3. Về quản lý nhà nước:

a) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a và điểm b khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm c và điểm d khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này;

c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này.

4. Có trình độ ngoại ngữ phù hợp với vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý theo quy định của bộ, ngành, địa phương nơi công tác hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với trường hợp vị trí việc làm liên quan trực tiếp đến người dân tộc thiểu số hoặc vị trí việc làm công tác tại vùng dân tộc thiểu số. Việc xác định trình độ ngoại ngữ và các trường hợp có văn bằng, chứng chỉ được xác định tương đương thực hiện theo quy định của pháp luật.

Về năng lực và uy tín:

1. Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo.

2. Nắm vững các nội dung về quản lý nhà nước, quy định của pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực; có khả năng phát hiện hạn chế, bất cập trong thực tiễn và đề xuất giải pháp tháo gỡ.

3. Có năng lực triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và tổ chức thực hiện quy định của pháp luật.

4. Có khả năng quy tụ và phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể, cá nhân; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung; có thành tích nổi trội, có sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác phù hợp với tiêu chuẩn chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.

5. Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện công tác chuyên môn.

Về sức khỏe, độ tuổi, kinh nghiệm công tác:

1. Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Bảo đảm tuổi bổ nhiệm; được quy hoạch vào chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm hoặc chức vụ, chức danh tương đương trở lên theo quy định.

3. Có thành tích, kết quả và sản phẩm cụ thể trong quá trình công tác; trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài thì thành tích, kết quả, sản phẩm cụ thể phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.

4. Có kinh nghiệm thực tiễn, thời gian công tác phù hợp:

a) Trường hợp bổ nhiệm từ nguồn nhân sự tại chỗ

Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác có đơn vị cấu thành: Bảo đảm đã kinh qua chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý của đơn vị cấu thành; thời gian giữ chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm hoặc chức vụ, chức danh tương đương liền kề với chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương);

Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác không có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng với từng chức vụ, chức danh cụ thể theo quy định.

b) Trường hợp bổ nhiệm nhân sự từ nguồn bên ngoài

Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác không có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng với từng chức vụ, chức danh cụ thể theo quy định;

Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác có đơn vị cấu thành và dự kiến bổ nhiệm tại cơ quan, tổ chức không có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương liền kề với chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này;

Trường hợp cơ quan, tổ chức đang công tác có đơn vị cấu thành và dự kiến bổ nhiệm tại cơ quan, tổ chức có đơn vị cấu thành: Bảo đảm thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương liền kề với chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này hoặc bảo đảm thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực tương ứng với từng chức vụ, chức danh cụ thể theo quy định;

c) Trường hợp trước khi bổ nhiệm đã có thời gian giữ chức vụ, chức danh được xác định là chức vụ, chức danh bằng, tương đương hoặc cao hơn chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm thì thời gian đó được tính vào thời gian giữ chức vụ, chức danh tương đương để cộng dồn; không áp dụng đối với trường hợp bị cách chức, giáng chức.

Trường hợp bổ nhiệm lần đầu tại cơ quan, tổ chức có đơn vị cấu thành mà trước đó đã có thời gian công tác tại đơn vị cấu thành thì thời gian công tác tại đơn vị cấu thành được tính vào thời gian công tác liên tục trong ngành, lĩnh vực, bảo đảm tổng thời gian công tác không thấp hơn tổng thời gian tối thiểu giữ chức các chức vụ, chức danh dưới chức vụ, chức danh dự kiến bổ nhiệm.

5. Trường hợp đặc biệt (về độ tuổi, kinh nghiệm thực tiễn, bổ nhiệm vượt cấp, quy hoạch) do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm theo phân cấp quản lý xem xét, quyết định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2024./.

 

Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Báo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,  tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I năm 2024 của Sở Tư phápThông tinTinBáo cáo kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại,  tố cáo và phòng, chống tham nhũng Quý I năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/5/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

I. KẾT QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA

1. Thanh tra hành chính

Sở Tư pháp tiến hành 01 cuộc thanh tra hành chính việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 2 - đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (bằng số cuộc so với năm 2023). Đoàn thanh tra đang tiến hành thanh tra theo quy định.

Trong kỳ báo cáo, Sở không có kết luận thanh tra nào phải thực hiện.

2. Thanh tra chuyên ngành

a) Việc triển khai các cuộc thanh tra, kiểm tra trong kỳ báo cáo

Tổ chức 04 cuộc thanh tra chuyên ngành đối với 05 tổ chức (bằng số cuộc so với cùng kỳ năm 2023), cụ thể:

- Theo Kế hoạch thanh tra năm 2023:

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực công chứng đối với Văn phòng công chứng Nguyễn Văn Hợp.

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực đấu giá tài sản đối với Công ty Đấu giá hợp danh Chính Nghĩa.

+ 01 cuộc thanh tra trong lĩnh vực luật sư đối với 02 Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam, Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương).

Chánh Thanh tra Sở đã ban hành Kết luận thanh tra đối với Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam và Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương.

- Thanh tra đột xuất treo yêu cầu của việc giải quyết tố cáo: Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về luật sư đối với Công ty Luật TNHH Đức Tựu TPP.

b) Kết quả thanh tra

Qua thanh tra, các tổ chức, đơn vị được thanh tra có một số sai sót, hạn chế như sau:

 - Về lĩnh vực luật sư: Tổ chức hành nghề luật sư công bố không đúng thời hạn theo quy định đối với nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư.

- Về lĩnh vực công chứng, đấu giá: Đoàn thanh tra đang xây dựng dự thảo Kết luận thanh tra theo quy định.

- Về xử lý vi phạm hành chính:

Trong quá trình thanh tra, Đoàn thanh tra đã lập 05 biên bản vi phạm hành chính đối với 07 hành vi vi phạm, Chánh Thanh tra Sở ban hành 05 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư, công chứng, đấu giá tài sản với tổng số tiền phạt là 48.000.000 đồng[1] (tăng 03 quyết định, tăng tiền phạt với số tiền là 7.500.000 đồng so với cùng kỳ năm 2023). Các cá nhân, tổ chức vi phạm đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt theo quy định.

3. Kết quả xây dựng, hoàn thiện thể chế và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra

Căn cứ Luật Thanh tra năm 2022, các văn bản hướng dẫn thi hành và Kế hoạch công tác thanh tra năm 2024 của UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra năm 2024[2].

Sở Tư pháp luôn chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, pháp luật về thanh tra; quán triệt đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về các lĩnh vực của ngành và lĩnh vực có liên quan cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị nhất là công chức làm công tác thanh tra thông qua các cuộc họp cơ quan định kỳ, đột xuất hoặc qua hộp thư công vụ, đăng tải thông tin trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp.

II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, XỬ LÝ ĐƠN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO

1. Tình hình khiếu nại, tố cáo

Từ ngày 15/10/2023 đến ngày 15/02/2024, Sở Tư pháp tiếp nhận được 15 đơn (tăng 01 đơn so với cùng kỳ năm 2023). Trong đó, đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở là 06 đơn (tăng 02 đơn so với năm 2023). Đơn thuộc thẩm quyền chủ yếu tập trung các lĩnh vực công chứng, đấu giá, luật sư.

2. Công tác tiếp công dân

- Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Trong kỳ báo cáo, không có công dân đến địa điểm tiếp công dân của Sở Tư pháp để nộp đơn hay trình bày nội dung về khiếu nại tố cáo, kiến nghị, phản ánh.

- Tiếp nhận qua Hệ thống đường dây nóng 1022 của tỉnh Bình Dương: Sở tiếp nhận 16 phản ánh, kiến nghị qua Hệ thống đường dây nóng 1022 của tỉnh liên quan đến tiếp nhận hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo hình thức dịch vụ công trực tuyến. Sở đã thông tin, trả lời cho người phản ánh, kiến nghị đảm bảo đúng thời hạn (đạt tỷ lệ 100%).

2. Tiếp nhận, phân loại và xử lý đơn

a) Tổng số đơn: 17 đơn. Trong đó, kỳ trước chuyển sang 02 đơn (01 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày có nội dung phản ánh). Sở Tư pháp đã xử lý 17 đơn/17 đơn tiếp nhận, tỷ lệ xử lý đạt 100%. 17 đơn này đủ điều kiện xử lý.

b) Phân loại, xử lý đơn:

Đối với 17 đơn tiếp nhận thì có 02 đơn khiếu nại, 05 đơn tố cáo, 07 đơn phản ánh, kiến nghị và 03 đơn khác (01 đơn trình bày, 02 đơn kêu cứu).

c) Kết quả xử lý, giải quyết đơn:

Trong 17 đơn tiếp nhận, có 06 đơn (03 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày, 02 đơn phản ánh) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Tư pháp, 11 đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở. Sở đã giải quyết đơn theo đúng quy định pháp luật.

3. Công tác quản lý nhà nước về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo

Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 4123/UBND-NC ngày 11/8/2023 về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Giám đốc Sở Tư pháp đã có văn bản triển khai đến các Trưởng phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở, Đoàn Luật sư tỉnh và Hội Công chứng viên tỉnh[3]. Sở đã ban hành văn bản triển khai Kế hoạch số 5491/KH-UBND ngày 16/11/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phối hợp tiếp công dân phục vụ Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV[4]; văn bản triển khai, thực hiện Công văn số 6833/UBND-BTCD ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự, vận động công dân trở về địa phương[5].

Sở Tư pháp ban hành Thông báo tiếp công dân định kỳ của Giám đốc Sở năm 2024[6].

Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp đã tổ chức 01 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Phòng Công chứng số 2 (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở).

III. KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

1. Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; việc thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, triển khai một số quy định pháp luật về kê khai tài sản, thu nhập.

Với vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp tham mưu ban hành Kế hoạch công tác PBGDPL, hòa giải cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024; tham mưu Hội đồng có văn bản chỉ đạo phổ biến các luật, nghị quyết mới được Quốc hội thông qua, triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL trọng tâm. Ban hành chương trình PBGDPL định kỳ hàng quý trên phương tiện thông tin đại chúng như Chương trình "Tư vấn pháp luật trực tiếp" trên sóng phát thanh 92,5MHz; Chương trình PBGDPL trên chuyên mục "Pháp luật và đời sống" của Báo Bình Dương Online; Chương trình "Pháp luật và cuộc sống" trên Đài truyền hình tỉnh; Chương trình "Người dân với Pháp luật" trên Đài truyền thanh cấp huyện. Sở đã chủ trì soạn thảo tờ gấp pháp luật về phòng, chống tham nhũng và cấp phát 9.000 tờ gấp pháp luật về phòng, chống tham nhũng đến công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Sở Tư pháp đã ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 tại Kế hoạch số 357/KH-STP ngày 23/02/2024.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Chỉ thị số 01/CT-BTP ngày 09/01/2024 về tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024; chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 540/UBND-TH ngày 01/02/2024 về tổ chức trực và báo cáo tình hình trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Giám đốc Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 280/STP-VP ngày 06/02/2024 về tổ chức nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để triển khai đến Trưởng phòng chuyên môn, Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp và Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh thực hiện.

Sở đã ban hành Kế hoạch tổ chức "Ngày pháp luật" định kỳ hàng năm, trong đó có nội dung tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Kế hoạch số 137/KH-STP ngày 19/01/2024). Ngoài ra, Sở Tư pháp còn thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

Tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở cũng đã thực hiện tốt việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các văn bản chỉ đạo của ngành cấp trên thông qua các cuộc họp định kỳ của đơn vị.

- Công tác phòng, chống tham nhũng do đồng chí Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. Thanh tra Sở và Văn phòng Sở là hai bộ phận trực tiếp tham mưu cho Lãnh đạo Sở ban hành, xử lý những vấn đề có liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, phối hợp với Phòng Văn bản - Tuyên truyền để thực hiện tuyên truyền, phổ biến các văn bản về phòng, chống tham nhũng và các văn bản liên quan.

- Trong Quý I/2024, Sở tổ chức 01 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 2 (đơn vị sự nghiệp thuộc Sở).          

2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Qua triển khai, thực hiện các nội dung Kế hoạch 1839/KH-STP ngày 31/12/2021 của Sở Tư pháp triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, Kế hoạch phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đạt được những kết quả như sau:

- Kết quả thực hiện công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động; xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, … Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp đã thực hiện công khai đầy đủ theo quy định pháp luật về các nội dung như: công khai quy chế chi tiêu nội bộ, quản lý và sử dụng tài sản công; quy chế làm việc; các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp; việc nâng lương, khen thưởng, giải quyết chế độ, đánh giá, xếp loại công chức, viên chức, người lao động; kế hoạch công tác năm; báo cáo năm về phòng, chống tham nhũng; kết luận thanh tra chuyên ngành, thông báo kết quả kiểm tra; số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức; các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp và các nội dung khác theo quy định của pháp luật…

Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan tùy theo tính chất của nội dung được công khai. Ngoài ra, đối với một số nội dung, Sở còn đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Trước khi ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ, Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc đã gửi dự thảo Quy chế để công chức, viên chức, người lao động đóng góp ý kiến. Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Đến nay, tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ và thực hiện chế độ theo định mức tiêu chuẩn pháp luật quy định.

- Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện. Trong Quý I, Giám đốc Sở thành lập Đoàn thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng Phòng Công chứng số 2, trong đó có lồng ghép nội dung thanh tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của người đứng đầu đơn vị, viên chức, người lao động, quy tắc đạo đức hành nghề của công chứng viên.

Trong kỳ báo cáo, Sở chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào về thái độ, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cũng như chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và việc tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định; chưa có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

- Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

Sở Tư pháp ban hành Báo cáo số 239/BC-STP ngày 27/12/2023 về kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức năm 2023 của Sở Tư pháp. Trong Quý I/2024, Sở chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức của Sở.

- Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

Thực hiện Kế hoạch số 2235/KH-STP ngày 23/11/2023 của Sở Tư pháp về kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023, Sở Tư pháp đã thành lập Đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2023[7] đối với 03 bộ phận, phòng ban thuộc Sở Tư pháp gồm: Bộ phận một cửa (Văn phòng Sở), Phòng Văn bản - Tuyên truyền và Phòng Bổ trợ tư pháp.

Sở ban hành Kế hoạch 2477/KH-STP ngày 07/12/2023 về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương năm 2024; Kế hoạch số 222/KH-STP ngày 29/01/2024 về cải cách hành chính Sở Tư pháp năm 2024.

Thực hiện công văn của Sở Nội vụ về việc chiêu sinh các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính. Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, lập danh sách cử 02 trường hợp công chức, viên chức tham gia lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

Hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11/2023, Sở đã tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng, cải cách hành chính, quy chế làm việc, văn hóa công sở". Cuộc thi đã thu hút được đông đảo công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở tham gia.

Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện áp dụng phần mềm chữ ký số. 100% cán bộ, công chức của Sở thực hiện trao đổi và tác nghiệp qua trang điện tử được tỉnh cung cấp, ngoài ra việc trao đổi còn được thực hiện trên các thư điện tử cá nhân, đối với các đơn vị trực thuộc có thư điện tử của đơn vị và cá nhân trưởng, phó đơn vị.

 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

Ngày 15/01/2024, Sở Tư pháp ban hành Báo cáo tổng hợp kết quả tự chấm điểm chỉ số cải cách hành chính năm 2023. Theo đó, tổng điểm do Sở Tư pháp tự chấm: 60,2662 điểm.

Sở và các đơn vị thuộc Sở đã, đang thực hiện việc chi trả lương và các khoản chi từ ngân sách nhà nước qua tài khoản được đăng ký tại ngân hàng.

- Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp ban hành Thông báo số 2633/TB-STP thông báo về việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2023. Ngày 28/12/2023, Giám đốc Sở ban hành Quyết định số 208/QĐ-STP phê duyệt danh sách nguồi có nghĩa vụ kê khai, tài sản thu nhập năm 2023, theo đó có 10 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Đến nay, việc kê khai, tài sản thu nhập năm 2023 tại Sở đã hoàn thành.

3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị

Trong Quý I, Sở Tư pháp luôn tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động của Sở có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

4. Vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Sở Tư pháp thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Báo Bình Dương để tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới cũng như các văn bản pháp luật liên quan khác đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trên địa bàn tỉnh; coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên, có tính chất lâu dài trong Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật.

Công chức, viên chức, người lao động của Sở luôn xác định vai trò của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Quá trình hoạt động, cơ quan luôn phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động có thể tự mình hoặc thông qua cơ quan, Ban thanh tra nhân dân để tham gia phòng, chống tham nhũng.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Về công tác thanh tra

Việc xây dựng, ban hành Quyết định phê duyệt Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra đảm bảo theo quy định. Công tác thanh tra được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, Sở tiến hành thanh tra đột xuất theo yêu cầu của việc giải quyết tố cáo. Ngoài ra, Sở cử công chức tham gia Đoàn thanh tra, tổ công tác Chủ tịch UBND tỉnh thành lập.

Qua công tác thanh tra, Sở Tư pháp nắm rõ hơn về tình hình tổ chức, hoạt động của các tổ chức, đơn vị, địa phương; thấy được ưu điểm, thế mạnh đồng thời phát hiện thiếu sót, tồn tại, bất cập để kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

2. Về công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cơ quan, đơn vị; thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự thủ tục của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; 100% đơn đã được xử lý, không có đơn tồn đọng, kéo dài, không phát sinh khiếu nại đông người, phức tạp. Bên cạnh đó, Sở Tư pháp tham gia một số cuộc họp giải quyết đơn tại UBND tỉnh khi có yêu cầu.

3. Về công tác phòng, chống tham nhũng.

Công tác phòng, chống tham nhũng của Sở được triển khai thực hiện theo kế hoạch đề ra. Đảng ủy, Giám đốc Sở đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai tích cực; công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh về xây dựng kế hoạch và biện pháp triển khai thực hiện; các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được chỉ đạo triển khai đồng bộ nhất là cải cách thủ tục hành chính, các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị đã được quan tâm triển khai thực hiện tốt. Công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện nghiêm việc phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong cơ quan, đơn vị. Trong Quý I/2024, không có trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc./.

​Thanh tra Sở Tư pháp

 

FalseThanh Tra Sở
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcThông tinTinTăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/27/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

​Thực hiện Luật Thanh tra năm 2022, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo và Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Kế hoạch số 6732/KH-UBND ngày 25/12/2023 về công tác thanh tra năm 2024, Kế hoạch số 577/KH-UBND ngày 02/02/2024 về việc thực hiện Nghị quyết số 168/NQ-CP ngày 11/10/2023 của Chính phủ ban hành Chiến lược Quốc gia Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030, Kế hoạch số 587/KH-UBND ngày 05/02/2022 về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Ngày 27/02/2024, Sở Tư pháp ban hành Công văn số 391/STp-TTr về việc tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai các giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Theo đó, Giám đốc Sở Tư pháp yêu cầu các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/05/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; Quy định số 11-QĐi/TW ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; Luật Tiếp công dân; Nghị quyết số 623/NQ-UBTVQH ngày 07/10/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 27/3/2023 về việc tăng cường công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng và Công văn số 270/UBND-BTCD ngày 18/01/2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác tiếp công dân theo kiến nghị của Ban Tiếp công dân Trung ương.

- Triển khai thực hiện tốt các Kế hoạch, văn bản chỉ đạo khác của Giám đốc Sở như: Kế hoạch số 1839/KH-STP ngày 21/12/2021 về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; Kế hoạch số 2251/KH-STP ngày 09/11/2023 về triển khai, thực hiện Kế hoạch thực hiện Kết luận thanh tra số 785/KL-TTCP ngày 22/3/2023; Công văn số 2274/STP-TTr ngày 13/11/2023 về triển khai Văn bản số 4123/UBND-NC ngày 11/8/2023 Chủ tịch UBND tỉnh về tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019; Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác thanh tra năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định số 11/QĐ-STP ngày 15/01/2024; Kế hoạch số 357/KH-STP ngày 23/02/2024 về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền lồng ghép các văn bản pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong một số cuộc họp sinh hoạt cơ quan, Ngày pháp luật trong năm.

2. Phòng Văn bản và Tuyên truyền: phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, về quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo thẩm quyền; phối hợp lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú.

3. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp thực hiện nghiêm quy định pháp luật về tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu; bố trí địa điểm tiếp công dân thuận lợi, tại nơi tiếp công dân phải đảm bảo các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác tiếp công dân, thực hiện niêm yết nội quy, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, công khai lịch tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013; bố trí người làm công tác tiếp công dân, người tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo theo quy định pháp luật tại đơn vị mình.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý.

4. Phòng Bổ trợ tư pháp, Phòng Hành chính tư pháp và Quản lý xử lý vi phạm hành chính nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực theo thẩm quyền nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác kiểm tra đối với các lĩnh vực được giao; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

5. Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tham mưu Giám đốc Sở:

 - Cử đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đối với công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại Sở; việc xử lý đối với công chức có vi phạm được phát hiện qua công tác giải quyết tố cáo.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy đơn vị có chức năng thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Giám đốc.

6. Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tham mưu Giám đốc Sở:

- Triển khai thực hiện các cuộc thanh tra theo Kế hoạch, thanh tra đột xuất theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận giải quyết tố cáo, kết luận thanh tra; công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Tiếp công dân định kỳ; thực hiện niêm yết nội quy, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, công khai lịch tiếp công dân theo đúng quy định của Luật Tiếp công dân năm 2013. Xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;

- Thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

- Theo dõi việc triển khai, thực hiện các nội dung về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản  ánh; công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng, năm Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở báo cáo kết quả công tác kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho Giám đốc Sở thông qua Thanh tra Sở chậm nhất vào ngày 15 của tháng thuộc kỳ báo cáo để Thanh tra Sở tham mưu Giám đốc Sở báo cáo theo quy định./.

​Thanh tra Sở Tư pháp


 

FalseThanh Tra Sở
Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Sở Tư phápTinKế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/25/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

        Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các văn bản hướng dẫn thi hành và một số Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành, ngày 23/02/2024, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 357/KH-STP về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.

         Theo đó, Kế hoạch xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm, thời gian thực hiện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác góp ý, thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; công tác tự kiểm tra nội bộ, thanh tra, kiểm tra gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; thực hiện các chương trình, kế hoạch và những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan cấp trên; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN.

           Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cụ thể như sau:

          1. Đối với Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

        - Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở nếu để lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng, lãng phí, vi phạm Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, vi phạm Quy tắc ứng xử, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp; đồng thời xử lý nghiêm hoặc tham mưu xử lý khi phát hiện có sai phạm.

          - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc lĩnh vực mình phụ trách, thực hiện có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

         2. Đối với các tổ chức đoàn thể

        Phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giám sát các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất khen thưởng những tập thể, công chức, viên chức, người lao động có thành tích trong việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; trường hợp có vi phạm sẽ tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

         3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

        Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những nội dung của Kế hoạch này và các Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị./.

                                                                                                                                                                                                  ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 02 năm 2024 của Sở Tư phápThông tinTinKết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng tháng 02 năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/20/2024 10:00 AMNoĐã ban hành

        1. Công tác thanh tra

        - Tiến hành 01 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đối với Phòng Công chứng số 2.

        - Ban hành 03 Kết luận thanh tra: 01 Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực hộ tịch và nuôi con nuôi trong nước đối với UBND phường Thới Hòa thuộc thị xã Bến Cát; 02 Kết luận thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực luật sư đối với 02 Chi nhánh tổ chức hành nghề luật sư (Chi nhánh 2 Văn phòng luật sư Năm Nam và Chi nhánh Công ty Luật TNHH Nam Bắc Sài Gòn tại Bình Dương).

        - Công văn cung cấp thông tin số lượng cán bộ, công chức thanh tra của Sở Tư pháp.

        2. Công tác tiếp công dân

        Thực hiện Quy chế, Nội quy tiếp công dân của Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp tiếp công dân định kỳ vào ngày 15 hàng tháng, Thanh tra Sở tiếp công dân thường xuyên. Trong kỳ báo cáo, không có công dân đến địa điểm tiếp công dân của Sở Tư pháp.

        Sở ban hành văn bản triển khai, thực hiện Công văn số 6833/UBND-BTCD ngày 29/12/2023 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo an ninh trật tự, vận động công dân trở về địa phương[1].

        3. Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

         - Về tiếp nhận, phân loại đơn: Trong kỳ báo cáo, Sở Tư pháp tiếp nhận 05 đơn (trong đó kỳ trước chuyển sang 02 đơn), cụ thể: 02 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày, 01 đơn đề nghị, 01 đơn yêu cầu).

        - Về xử lý, giải quyết đơn: Trong 05 đơn tiếp nhận, có 02 đơn (01 đơn tố cáo, 01 đơn trình bày) thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở; 03 đơn (01 đơn tố cáo, 01 đơn yêu cầu, 01 đơn đề nghị) không thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở.

        - Sở có báo cáo kết quả thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại, Kết luận tố cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giai đoạn năm 2018 - 2023 về Thanh tra tỉnh.

        4. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

        4.1. Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng

        - Đảng ủy, Lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành; tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng ngân sách nhà nước trong phạm vi thẩm quyền được giao. Thông qua sinh hoạt đảng bộ, sinh hoạt các chi bộ theo định kỳ, các cấp ủy còn thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu đảng viên nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu trong việc thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, thường xuyên giáo dục, động viên công chức, viên chức mạnh dạn đấu tranh phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan. Ngoài ra, thông qua sinh hoạt cơ quan, lãnh đạo cơ quan còn tổ chức cho công chức, viên chức, người lao động sinh hoạt chuyên đề về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

       - Sở Tư pháp thường xuyên viết bài tuyên truyền về Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định pháp luật có liên quan đăng trên Trang thông tin điện tử của Sở.

        4.2. Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

        - Kết quả thực hiện các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động cơ quan; xây dựng, thực hiện, định mức, tiêu chuẩn, chế độ

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt việc công khai, minh bạch trong các hoạt động của cơ quan, đơn vị gắn với cải cách thủ tục hành chính, tập trung các lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, sử dụng ngân sách nhà nước, tài sản công, tổ chức cán bộ, tài chính … Công khai thủ tục hành chính, số điện thoại đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị. Tiếp tục đăng tải các văn bản, thông tin về quy định, văn bản quy phạm pháp luật. Các nội dung được công khai, minh bạch trong các cuộc họp cơ quan, họp chi bộ, niêm yết tại cơ quan, đăng tải trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp, gửi qua hộp thư công vụ đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động của Sở.

Việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện căn cứ vào nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức có kế hoạch, dự toán kinh phí cụ thể. Công khai, minh bạch cho toàn thể công chức, viên chức, người lao động biết, giám sát, thực hiện, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ quan, qua đó nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng kinh phí tài sản nhà nước và góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở đã ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị theo đúng quy định.

         - Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn

         Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định về quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn theo Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng; Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án văn hóa công vụ; Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương; Quy định số 03-QĐ/TU ngày 12/12/2017 của Tỉnh ủy về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu các cấp; Quyết định số 22/2022/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 ban hành Quy chế văn hóa công vụ tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh (Sở đã ban hành Công văn số 1474/STP-VP ngày 12/8/2022 triển khai thực hiện Quy chế văn hóa công vụ tại cơ quan, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp). Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về quy tắc ứng xử được Giám đốc Sở và thủ trưởng các đơn vị trực thuộc chú trọng thực hiện.

         Trong kỳ báo cáo, Sở chưa tiếp nhận phản ánh, kiến nghị nào về thái độ, ứng xử của công chức, viên chức, người lao động của Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ; cũng như chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về quy chế làm việc, quy tắc ứng xử và việc tặng quà, nhận quà tặng không đúng quy định; chưa có trường hợp xung đột lợi ích theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và Điều 29 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng.

         - Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn

         Trong tháng 02/2024, Sở Tư pháp chưa thực hiện chuyển đổi vị trí công tác công chức, viên chức của Sở.

         - Kết quả thực hiện cải cách hành chính, ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt

          Ban hành Kế hoạch 2477/KH-STP ngày 07/12/2023 về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số và công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương năm 2023.

          Ngày 29/01/2024, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 222/KH-STP về cải cách hành chính Sở Tư pháp năm 2024.

          Thực hiện công văn của Sở Nội vụ  về việc chiêu sinh các lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính. Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, lập danh sách cử 02 trường hợp công chức, viên chức tham gia lớp bồi dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác cải cách hành chính.

         Nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng chính quyền điện tử tỉnh, Sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ với việc xây dựng, duy trì, khai thác, sử dụng, quản lý phần mềm ứng dụng chuyên ngành trong quản lý các lĩnh vực công tác tư pháp; thực hiện trao đổi 100% văn bản điện tử (trừ văn bản mật); đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc thanh toán trực tiếp tại quầy một cửa và thanh toán qua Cổng dịch vụ công của tỉnh. Chuẩn hóa, điện tử hóa quy trình nghiệp vụ xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; thực hiện số hóa hồ sơ, dữ liệu, lưu trữ hồ sơ công việc điện tử của cơ quan, đơn vị.

          Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức rà soát đơn giản hóa và kiến nghị đơn giản hóa theo thẩm quyền; các thủ tục hành chính liên quan đến việc giải quyết của ngành Tư pháp tiếp tục được đăng tải đầy đủ trên trang Thông tin điện tử của Sở Tư pháp và trang Hành chính công của tỉnh để các tổ chức, cá nhân có thể biết được trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ và các biểu mẫu kèm theo trước khi đến liên hệ công việc.

         Ngày 15/01/2024, Sở Tư pháp ban hành Báo cáo tổng hợp kết quả tự chấm điểm chỉ số cải cách hành chính năm 2023. Theo đó, tổng điểm do Sở Tư pháp tự chấm: 60,2662 điểm.

        - Kết quả thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn

        Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 31/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức đơn vị và hướng dẫn của Thanh tra tỉnh, Sở Tư pháp ban hành Thông báo số 2633/TB-STP thông báo về việc kê khai tài sản, thu nhập năm 2023. Ngày 28/12/2023, Giám đốc Sở ban hành Quyết định số 208/QĐ-STP phê duyệt danh sách người có nghĩa vụ kê khai, tài sản thu nhập năm 2023, theo đó có 10 người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập. Việc kê khai, tài sản thu nhập năm 2023 tại Sở đã hoàn thành theo đúng Kế hoạch.

         4.3. Kết quả phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

          Sở luôn nêu cao tinh thần phối hợp với các cơ quan có liên quan trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khi có yêu cầu; chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm tự kiểm tra các nội dung theo quy định. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo, thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ. Sở chưa phát hiện, xử lý trường hợp nào vi phạm quy định về phòng, chống tham nhũng tại Sở Tư pháp và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Ngoài ra, Sở Tư pháp chưa phát hiện và cũng chưa nhận được bất kỳ thông tin về việc công chức, viên chức, người lao động có hành vi gây nhũng nhiễu, phiền hà cho doanh nghiệp, người dân trong giải quyết công việc.

         5. Công tác xây dựng ngành

         Phối hợp tham mưu Giám đốc Sở bố trí nguồn nhân lực và kiện toàn tổ chức, bộ máy của Thanh tra Sở đảm bảo theo quy định để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

          Tiếp tục triển khai Luật Thanh tra năm 2022 và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, nhằm bảo đảm đồng bộ, thống nhất và hiệu quả.

         6. Nhận xét, đánh giá

         Ưu điểm:

         Sở Tư pháp thực hiện tốt công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Sở đã kịp thời triển khai các cuộc thanh tra theo Kế hoạch năm 2024 đã được phê duyệt. Đối với đơn thư tiếp nhận đều được phân loại, xử lý theo đúng quy định.

        Hạn chế: Không./.

                                                                                                                                                                                                Thanh tra Sở Tư pháp                   

FalseThanh Tra Sở
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio