Kiểm tra, rà soát, Hệ thống hóa, Cập nhật CSDL
Thứ 6, Ngày 12/06/2020, 10:00
Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/06/2020

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, góp phần đưa hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản QPPL, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

1. Nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước về kiểm tra văn bản QPPL; Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về kiểm tra văn bản QPPL

Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tại các cấp, các ngành cũng như các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra văn bản OPPL cần có sự đánh giá thỏa đáng đối với công tác này, qua đó nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra văn bản trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, có sự quan tâm thích đáng đối với công tác này tại địa phương mình, giúp cho công tác xây dựng, ban hành văn bản, kiểm tra văn bản QPPL ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu.

Bên cạnh đó, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra văn bản QPPL, theo đó, các cơ quan thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước của mình đối với công tác này. Đồng thời, tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các quy định về quản lý nhà nước trong kiểm tra văn bản QPPL. Theo đó, bên cạnh việc đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các mặt hoạt động khác của kiểm tra văn bản QPPL, các cơ quan có thẩm quyền cần coi đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với kiểm tra văn bản QPPL là một nội dung trọng tâm khi tổ chức triển khai công việc nhất là trong hoạt động kiểm tra công tác này tại các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý.

 2. Sắp xếp lại cách thức tổ chức công việc; Tăng cường kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác

Yếu tố quan trọng nhất tạo nên nguồn lực kiểm tra văn bản là con người. Trên cơ sở năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi công chức, cần thực hiện sắp xếp, bố trí nhân sự theo hình thức "chuyên quản" tới từng cá nhân công chức. Mỗi công chức làm công tác kiểm tra văn bản được giao phụ trách một mảng lĩnh vực chuyên môn nhất định. Qua đó, theo thời gian, từng người sẽ tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vốn hiểu biết, phục vụ trở lại cho công tác kiểm tra văn bản theo lĩnh vực mà mình chuyên quản. Ngoài ra, các công chức này được giao "theo sát" văn bản từ quá trình góp ý, thầm định để có thể nắm bắt đầy đủ, xuyên suốt tinh thần cũng như từng quy định cụ thể của văn bản. Mặt khác, tham gia vào quá trình góp ý, thẩm định văn bản, các công chức có thể kịp thời đưa ra ý kiến về tính hợp Hiến, hợp pháp, tính hợp lý, khả thi của văn bản, giảm thiếu được những nội dung trái pháp luật sau ban hành...

Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, cơ quan, người có thẩm quyền cần quan tâm, bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra văn bản QPPL.

3. Tăng cường tập huấn, hướng dn nghiệp v; Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

 Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác kiếm tra văn bản QPPL cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm tra, xử lý văn bản để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; quan tâm cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bôi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công tác kiếm tra văn bản, nhất là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần quan tâm và tăng cường mở các lớp tập huân, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ pháp chế của ngành mình.

Trong đó, cần chú trọng tập huấn về nội dung, kỹ năng, kinh nghiệm... quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; giúp các lãnh đạo, công chức tại các cơ quan kiểm tra văn bản QPPL nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản, công tác quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản...

 4. Tăng cường xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã tham mưu, trình, ký ban hành văn bản trái pháp luật

Đối với hoạt động kiểm tra văn bản, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã tham mưu, trình, ký ban hành văn bản trái pháp luật. Theo đó, việc xử lý trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, kiểm điểm, rút kinh nghiệm... mà cần có những hình thức và biện pháp nghiêm khắc hơn. Đây có thể coi là một nội dung khi xem xét đề bạt, bố nhiệm. cán bộ.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông, công khai thông tin về hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL: Các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn báo chí nhằm tuyên truyền rộng rãi trong xã hội các quy định pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Qua đó, giúp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn nữa về các hoạt động này, từ đó đồng hành cùng cơ quan nhà nước trong kiểm tra văn bản QPPL, quan tâm, phát hiện và kiến nghị về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, văn bản, bảo vệ quyền lợi của mình và của các chủ thể khác có liên quan. Đây là những kênh thông tin hữu hiệu giúp cơ quan thực hiện kiểm tra văn bản một cách kịp thời./.

Nguồn: Cục Kiểm tra văn bản QPPL

Lượt người xem:  Views:   1735
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio