Hỗ trợ pháp lý
Thứ 5, Ngày 09/12/2021, 22:00
Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa​
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
09/12/2021

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Việc chỉ đạo triển khai thực hiện công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP ngày 24/6/2019 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây viết tắt là Nghị định số 55/2019/NĐ-CP), hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đều ban hành các Kế hoạch công tác năm về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; trong đó, chỉ đạo và phân công các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện nhiều hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành và tình hình thực tiễn tại địa phương, đồng thời chỉ đạo xây dựng kế hoạch hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp gắn với kế hoạch năm của ngành, địa phương. 

Ảnh chụp Màn hình 2021-12-14 lúc 21.37.10.png

Công tác tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nghị định số 55/2019/NĐ-CP; Quyết định số 81/QĐ-TTg ngày 19/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1146/QĐ-BTP ngày 13/7/2021 của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động năm 2021 của Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025 được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc thông qua việc quán triệt trong các cuộc họp, hội nghị, nhất là đối với công chức, viên chức được giao thực hiện nhiệm vụ tư vấn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. 

2. Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu về pháp luật 

Thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành rà soát, cập nhật kịp thời, đầy đủ nội dung, hiệu lực thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (kể từ khi Nghị định số 55/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành đến nay, tỉnh Bình Dương đã cập nhật 125 văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật). Ngoài ra, các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh còn được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và Trang thông tin điện tử của các sở, ngành tỉnh; qua đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tra cứu, áp dụng pháp luật, đồng thời góp phần công khai, minh bạch hệ thống pháp luật của địa phương. 

Bên cạnh đó, tỉnh Bình Dương cũng đã thực hiện việc đăng tải đầy đủ các thông tin về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chuyên mục "hỗ trợ doanh nghiệp" trên cổng thông tin điện tử của tỉnh, nhằm tạo kênh thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; tiếp tục thực hiện đăng tải các thủ tục hành chính, các văn bản chỉ đạo, điều hành, dự án, quy hoạch của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, huyện, các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được hỗ trợ về pháp lý, nhất là khi thực hiện các thủ tục hành chính.

Ngoài ra, các sở, ngành trong tỉnh đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Chi hội, Hiệp hội doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động cung cấp thông tin pháp luật đến doanh nghiệp, như: Cục Thuế tỉnh ký kết Chương trình phối hợp hỗ trợ, tư vấn chính sách thuế với Chi hội Doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc, Hiệp hội thương gia Đài Loan tại Bình Dương để thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ các chính sách thuế và thông qua hội nghị đối thoại, cung cấp văn bản thuế để Hiệp hội dịch sang tiếng nước ngoài và thông báo cho các doanh nghiệp hội viên; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội ký kết bản ghi nhớ "Chương trình phối hợp tuyên truyền, giải đáp vướng mắc về pháp luật lao động" với Chi hội Doanh nghiệp đầu tư Hàn Quốc tại Bình Dương nhằm kịp thời hỗ trợ, giải đáp những vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc; phối hợp với Chi hội Thương gia Đài Loan tổ chức tuyên truyền pháp luật lao động cho các doanh nghiệp Đài Loan đang đầu tư trên địa bàn tỉnh...

Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo, qua đó thực hiện xử lý hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý những nội dung không còn phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

3. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

a) Hoạt động cung cấp thông tin pháp luật

Trong năm 2020 và năm 2021, dưới tác động của đại dịch Covid-19, các hoạt động cung cấp thông tin pháp luật cho doanh nghiệp được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh nhưngvẫn đảm bảo hiệu quả. Ngoài các hình thức tuyên truyền miệng, cấp phát tài liệu, tờ gấp pháp luật miễn phí cho doanh nghiệp, xây dựng Sổ tay hướng dẫn, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương tổ chức thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể như: Chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua tiết mục "Pháp luật và Cuộc sống" phát sóng định kỳ hàng tháng; chuyên mục "Theo dòng thời sự", chương trình "Tư vấn pháp luật trực tiếp trên sóng FM"; xây dựng nội dung "Chạy chữ chân Chương trình Thời sự BTV1", phóng sự chuyên đề về pháp luật và chạy chữ trên Bảng thông tin điện tử trên các tuyến đường.

b) Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp

Hoạt động bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức thường xuyên. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho doanh nghiệp theo chuyên ngành mình quản lý. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nhiều đợt tập huấn, hội nghị nhằm bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho doanh nghiệp với các hình thức phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.

Năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế cho hơn 60 đại biểu là đại diện các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại Hội nghị, các báo cáo viên của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam và Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các chuyên đề pháp luật về đầu tư quốc tế, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Hội nghị tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế, giúp cho việc nắm bắt, áp dụng các quy định pháp luật về phòng ngừa tranh chấp đầu tư quốc tế được thống nhất, kịp thời và hiệu quả trong thời gian tới. Trong năm 2020, tại tỉnh Bình Dương, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn "Kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về pháp luật quốc tế và giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế" cho công chức, viên chức các cơ quan nhà nước và một số doanh nghiệp ở địa phương các tỉnh phía Nam; tại khóa tập huấn, các báo cáo viên đến từ Vụ Pháp luật quốc tế - Bộ Tư pháp đã triển khai một số kiến thức chuyên sâu về cam kết, pháp luật đầu tư, phòng ngừa, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế trong điều kiện Việt Nam là thành viên các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và cách thức ứng phó dành cho công chức, viên chức các cơ quan nhà nước ở địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để giảm tranh chấp đầu tư quốc tế.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh cũng thường xuyên rà soát các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành mình quản lý, đưa ra các khuyến cáo, cảnh báo rủi ro pháp lý và đăng trên Trang thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để doanh nghiệp biết nguy cơ rủi ro pháp lý khi thực hiện hoặc không thực hiện các văn bản nêu trên.

c) Hoạt động tư vấn pháp luật

Để làm tốt việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, trong thời gian qua, hoạt động tư vấn pháp luật, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh đặc biệt quan tâm, chỉ đạo thực hiện kịp thời, hiệu quả. Các hoạt động tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được thực hiện thông qua nhiều hình thức như trả lời bằng văn bản, thông qua đường dây nóng, thông qua chuyên mục ý kiến người dân trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của các sở, ngành, địa phương (trong đó, một số trang tin điện tử ngoài sử dụng Tiếng Việt còn có thêm Tiếng Anh, Tiếng Hàn, Tiếng Trung để các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận), thông qua các cuộc họp, các buổi đối thoại với doanh nghiệp, thông qua Chương trình "Hộp thư truyền hình" để giải đáp các thắc mắc pháp luật của doanh nghiệp; Trang "Thông tin pháp luật" của Báo Bình Dương cung cấp nhiều tin, bài về những văn bản pháp luật mới, giải đáp nhiều câu hỏi pháp luật do doanh nghiệp gửi đến Tòa soạn.… Ngoài ra, một số hình thức tư vấn pháp luật được triển khai thực hiện khá hiệu quả trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

- Thực hiện Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện và điều chỉnh nội dung các dự án của Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp giai đoạn 2012-2014; trên cơ sở các văn bản triển khai thực hiện hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ủy quyền Sở Tư pháp ban hành Quyết định số 22/QĐ-STP ngày 30/01/2015 về việc thành lập Tổ Tư vấn về thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Theo đó, phân công Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước thuộc Sở Tư pháp là thành viên thường trực của Tổ Tư vấn, các Tư vấn viên thuộc Sở Tư pháp thực hiện trực tư vấn tại Trungtâm Hành chính công của tỉnh 05 ngày/tuần, mỗi ngày có 02 Tư vấn viên trực tư vấn; đối với các Tư vấn viên thường trực thuộc các sở, ban, ngành tỉnh trực tư vấn 05 ngày/tuần tại trụ sở làm việc của cơ quan, đảm bảo mỗi ngày làm việc có ít nhất 01 Tư vấn viên trực tư vấn. Hoạt động tư vấn được thực hiện với nhiều hình thức như: Tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại và qua thư điện tử trên nhiều lĩnh vực liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp, chủ yếu thuộc lĩnh vực đầu tư, thuế, bảo hiểm xã hội, hải quan, đất đai, tài nguyên, môi trường, xác lập quyền sở hữu công nghiệp... Sau hơn 06 năm chính thức đi vào hoạt động, tổng số vụ việc tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua Tổ tư vấn về thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là hơn 1.600 trường hợp. Tuy nhiên, vào giữa năm 2021, tỉnh Bình Dương đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư có chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư, tư vấn xây dựng và tư vấn đấu thầu. Do nhiệm vụ của Trung tâm Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Bình Dương có phần trùng lặp với nhiệm vụ của Tổ Tư vấn nên tỉnh đã quyết định giải thể Tổ Tư vấn thủ tục hành chính và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp từ ngày 17/9/2021.

- Ngày 24/11/2019, tỉnh Bình Dương chính thức đưa vào hoạt động Hệ thống đường dây nóng tỉnh Bình Dương 1022. Theo đó, một trong những lĩnh vực được tiếp nhận, xử lý qua Hệ thống đường dây nóng 1022 là giải đáp thủ tục hành chính, các hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính. Song song đó, Hệ thống đường dây nóng cũng tiếp nhận các vướng mắc trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp. Trong điều kiện bình thường, để bảo đảm cho hệ thống đường dây nóng 1022 ở Bình Dương được thông suốt và phục vụ người dân 24/24 giờ trong 7 ngày/tuần, bộ phận tiếp nhận thông tin được bố trí gồm gần 20 nhân viên chia nhau túc trực 3 ca/ngày, mỗi ca gồm 6 nhân viên. Vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh tại tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 3665/KH-UBND ngày 04/8/2021 về nâng cấp, mở rộng Hệ thống đường dây nóng 1022 tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh, theo đó chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan nâng cấp các trang thiết bị, mở rộng các tính năng hoạt động; đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cũng bổ sung nhân sự tăng cường cho Hệ thống đường dây nóng 1022, đáp ứng các yêu cầu tiếp nhận, xử lý thông tin, giải đáp thắc mắc, phản ánh, kiến nghị,cung cấp thông tin hỗ trợ người dân, doanh nghiệp về tình hình dịch bệnh, y tế, cấp cứu, an ninh - trật tự, chính sách, cứu trợ, tư vấn sức khỏe... Người dân và doanh nghiệp có thể phản ánh, kiến nghị thông qua các kênh gọi điện thoại, Zalo, Facebook, Email, Website; mở rộng quy mô tiếp nhận thông tin từ 3.000 đến 5.000 cuộc gọi/ngày ở tất cả các lĩnh vực.

Ngoài ra, các sở, ngành trên địa bàn tỉnh còn triển khai hướng dẫn các doanh nghiệp tiếp cận đầu mối tổ chức hoạt động mạng lưới tư vấn viên thuộc lĩnh vực quản lý của ngành được công bố trên Trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ để được hỗ trợ, giải quyết vướng mắc, khó khăn.

II. CÁC KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN

Trong thời gian qua, các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các tổ chức đại diện doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; lắng nghe, tiếp thu những kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp và đã phần nào giải đáp được những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, tỉnh Bình Dương còn gặp một số khó khăn, vướng mắc như:

- Công chức làm công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp ở các cơ quan, đơn vị, địa phươngđều là kiêm nhiệm; chưa thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật và kỹ năng hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; khối lượng công việc chuyên môn ngày càng tăng (do tinh giản biên chế) nên đôi lúc việc triển khai các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt hiệu quả chưa cao. 

- Hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại một số cơ quan, địa phương trong tỉnh còn mang tính hình thức, trùng lặp. Công tác tuyên truyền, phổ biến quy định pháp luật liên quan đến doanh nghiệp của một số cơ quan, đơn vị chủ yếu là triển khai các văn bản pháp luật mới, chưa bám sát theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Một số doanh nghiệp chưa thật sự chủ động trong tiếp cận thông tin về pháp luật; chưa có sựquan tâm đúng mức đến các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

 


Lượt người xem:  Views:   907
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio