Dữ liệu dân cư được xem là dữ liệu gốc, là một trong các tài nguyên quan trọng nhất, giá trị nhất của một quốc gia khi mà các hoạt động chuyển đổi số gắn với mọi hoạt động của người dân, lấy người dân là trung tâm.
Dữ liệu dân cư có ý nghĩa rất quan trọng để xác thực, kết nối các dữ liệu, khai thác phục vụ có hiệu quả các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu người dân chỉ khai báo thông tin một lần với cơ quan Nhà nước trong thực hiện các thủ tục hành chính. Thực hiện tốt điều này sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho đất nước, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thuận lợi nhất cho người dân và doanh nghiệp. Ngày 1/7/2021, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an xây dựng trong thời gian khẩn trương, quyết liệt chính thức được vận hành với 17 trường thông tin của 98,7 triệu công dân Việt Nam được số hóa. Dữ liệu dân cư được xem là dữ liệu gốc, là một trong các tài nguyên quan trọng nhất, giá trị nhất của một quốc gia khi mà các hoạt động chuyển đổi số gắn với mọi hoạt động của người dân, lấy người dân là trung tâm.
Ngày 06/01/2022, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06). Đề án có phạm vi và tầm ảnh hưởng rộng tới đa ngành, địa phương và lĩnh vực. Đề án 06 của Chính phủ đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn; các mục tiêu hướng tới 5 nhóm tiện ích cụ thể là: (1) Ứng dụng dữ liệu dân cư phục vụ giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó ưu tiên hàng đầu là 25 thủ tục thiết yếu liên quan đến người dân; (2) Ứng dụng phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; (3) Ứng dụng phục vụ xây dựng công dân số; (4) Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư; (5) Ứng dụng phục vụ chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Tương ứng với đó là danh mục 52 nhiệm vụ của các bộ, ngành, địa phương với các mốc thời gian hoàn thành.
Cùng với các Ngành, các cấp, thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, căn cứ Kế hoạch số 1120/KH-UBND ngày 15/3/2022 của UBND tỉnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã chủ động ban hành các văn bản chỉ đạo gắn với nhiệm vụ của ngành để triển khai có hiệu quả, kịp thời các nhiệm vụ được nêu tại Đề án và Công điện số 104/CĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ và Công văn số 496/BTP-HTQTCT ngày 22/2/2022 của Bộ Tư pháp. Để đảm đảm dữ liệu, thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử được đăng ký chính xác, đúng quy định pháp luật; đồng bộ, thống nhất với thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Sở Tư pháp đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố, thị xã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về hộ tịch trong đó chú trọng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử và đăng ký hộ tịch trực tuyến.
- KẾT QUẢ
- Về thực hiện rà soát văn bản QPPL do phục vụ triển khai định danh và xác thực điện tử; tích hợp thông tin các giấy tờ cá nhân của công dân trên Thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID
Thực hiện văn bản số 839/BTP-PLHSHC ngày 21/3/2022 của Bộ Tư pháp, và Công văn số 605/VPUB-NC ngày 30/3/2022 về việc rà soát văn bản triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về thủ tục hành chính có liên quan đến định danh và xác thực điện tử và có quy định về việc cấp các giấy tờ cá nhân hoặc xác nhận thông tin cá nhân của công dân để phục vụ cho việc nghiên cứu tích hợp các thông tin liên quan trên thẻ căn cước công dân và ứng dụng VNEID
- Về công tác xây dựng dữ liệu hộ tịch điện tử. Thực hiện Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp về việc phê duyệt Đề án "Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc", Công văn số 1437/BTP-CNTT ngày 25/4/2019 của Bộ Tư pháp hướng dẫn số hóa Sổ hộ tịch, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1288/KH-UBND ngày 05/5/2021 của UBND tỉnh Bình Dương về việc triển khai thực hiện số hóa sổ hộ tịch trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Kế hoạch số 964/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh triển khai Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tháng 11 năm 2022, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, các cơ quan có liên quan, tham mưu Tổ Công tác Đề án 06 tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 143/KH-TCTĐA06 triển khai nhập dữ liệu hộ tịch trên nền tảng Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên địa bàn tỉnh Bình Dương (đối với các hồ sơ hộ tịch từ ngày 01/6/2017 trở về trước), trong đó giai đoạn 1 triển khai thực hiện thí điểm trên địa bàn thị xã Tân Uyên từ ngày 23/11 đến ngày 30/11/2022, giai đoạn 2 triển khai thực hiện toàn diện cho các địa phương còn lại từ ngày 01/12 đến hết ngày 31/12/2022. Kết quả, đến hết ngày 31/12/2022, tỉnh Bình Dương đã thực hiện xong việc nhập dữ liệu hộ tịch đối với 04 loại Sổ hộ tịch đang được lưu trữ tại UBND cấp xã.
Hiện nay, Sở Tư pháp đang phối hợp với Sở Thông tin – Truyền thông; Công an tỉnh để tiếp nhận dữ liệu; lưu trữ dữ liệu sau khi nhận bàn giao dữ liệu từ C06 – Bộ công an để tiếp tục hoàn thiện việc số hóa (scan, đính kèm trang Sổ) tương ứng để cập nhật vào CSDLHTĐT theo quy định tại Nghị định số 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ quy định về Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đăng ký hộ tịch trực tuyến và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Kết nối Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (CSDLHTĐT) với CSDLQGVDC
Kể từ ngày 01/6/2017, các cơ quan đăng ký hộ tịch tại Bình Dương sử dụng phần mềm đăng ký hộ tịch của Bộ Tư pháp. Đồng thời, để đảm bảo dữ liệu trong CSDLHT được thống nhất, Sở Tư pháp thường xuyên đã chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan đăng ký hộ tịch chủ động, thường xuyên rà soát, đối chiếu dữ liệu hộ tịch trong CSDLHTĐT với Sổ đăng ký hộ tịch, xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư 01/2022/TT-BTP.
- Thực hiện chuẩn hóa, tái cấu trúc quy trình đăng ký trực tuyến và tích hợp, cung cấp các dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh
+ Đối với thủ tục Đăng ký hộ tịch: Thực hiện Công văn số 1868/BTP-HTQTCT ngày 08/6/2022 Quy trình tái cấu trúc các dịch vụ công thiết yếu thuộc lĩnh vực hộ tịch (đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn) theo phương thức trực tuyến, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2712/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 ban hành Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử, đăng ký kết hôn trực tuyến.
+ Đối với thủ tục Cấp Phiếu LLTP: Sở Tư pháp tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy trình thực hiện thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến (Quyết định số 2711/QĐ-UBND ngày 31/10/2022 ban hành Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp trực tuyến).
Đối với 25 dịch vụ công, Sở Tư pháp đã triển khai 01 dịch vụ công thực hiện trên Cổng dịch vụ công quốc gia và của tỉnh đối với thủ tục Cấp phiếu lý lịch tư pháp. Trong thời gian từ khi thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án 06 của tỉnh đến ngày 04/3/2023, Cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp: 12.630 trường hợp.
Đăng ký hộ tịch trực tuyến tại UBND cấp xã; UBND cấp huyện: Đăng ký khai sinh: 5.689 trường hợp; Đăng ký kết hôn: 2.167 trường hợp; Đăng ký khai tử: 1.650 trường hợp.
- Kết quả kết nối, chia sẻ dữ liệu
Hiện tại, các phần mềm chuyên ngành (Hệ thống quản lý lý lịch tư pháp dùng chung) đã được triển khai kết nối với Hệ thống thông tin một cửa cấp tỉnh. Đối với phần mềm đăng ký và quản lý hộ tịch (Hệ thống quản lý đăng ký hộ tịch dùng chung), đang được
- Kết quả làm sạch dữ liệu theo Công điện 104/CĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Chính phủ
Căn cứ văn bản của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp đã có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Tư pháp cùng cấp và Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường kiểm tra, rà soát, bảo đảm tất cả các sự kiện hộ tịch được đăng ký đầy đủ, chính xác, đúng quy định pháp luật hộ tịch và cập nhật kịp thời trên Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung; đồng thời, rà soát, đối chiếu, cập nhật đồng bộ dữ liệu trong Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử dùng chung với dữ liệu về dân cư, đảm bảo việc làm sạch dữ liệu theo Công điện 104/CĐ-TTg.
Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu, việc thực hiện Đề án 06 của ngành Tư pháp vẫn còn nhiều khó khăn nhất định. Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử có vai trò là đầu vào quan trọng của cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn chưa được cập nhâp đầy đủ qua các thời kỳ lịch sử dẫn đến khi đối chiếu, rà soát với dữ liệu quốc gia về dân cư vẫn có sự sai lệch, trùng lắp chưa đồng bộ hóa khi chia sẻ dữ liệu. Việc xử lý các trường hợp dữ liệu chưa thống nhất giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Sổ hộ tịch đối với một số trường hợp còn gặp khó khăn do người dân chuyển nơi cư trú; không nhớ chính xác nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây. Vì vậy, việc xác minh thông tin về cá nhân sẽ mất thời gian.
Một số Sổ hộ tịch đã lâu, chữ viết bị mờ không rõ trường thông tin… nên khó khăn trong công tác nhập liệu.
II. KIẾN NGHỊ
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dữ liệu hộ tịch lịch sử đồng thời tính đến giải pháp phối hợp, rà soát kỹ để đồng bộ, làm sạch dữ liệu cùng với các ngành.
- Kiến nghị cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, thuận lợi nhất cho việc nộp và giải quyết hồ sơ trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là các thủ tục đăng ký hộ tịch. Triển khai xây dựng biểu mẫu điện tử tờ khai trực tuyến đối với các TTHC lĩnh vực Lý lịch tư pháp để người dân có thể khai trực tiếp vào tờ khai điện tử yêu cầu TTHC không phải tải mẫu đơn, khai và tải bản scan tờ khai để nộp hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của tỉnh.
- Đẩy mạnh tuyên truyền chủ trương và các tiện ích của Đề án 06 đối với xã hội và người dân nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của người dân, các cơ quan, ban, ngành, địa phương trong quá trình triển khai Đề án 06.