- Đăng ký kết hôn;
- Đăng ký lại việc kết hôn;
- Đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Tuy những trường hợp trên không được ủy quyền đăng ký nhưng một bên có thể trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền, không phải có văn bản ủy quyền của bên còn lại.
Liên quan đến việc ủy quyền đăng ký hộ tịch, Thông tư 04 cũng quy định về các trường hợp được ủy quyền sau đây:
- Người yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch, cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, yêu cầu đăng ký các việc hộ tịch theo quy định tại Điều 3 Luật hộ tịch được uỷ quyền cho người khác thực hiện thay (trừ 03 trường hợp đã nêu ở trên).
- Việc ủy quyền phải lập thành văn bản, được chứng thực theo quy định của pháp luật. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.
- Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật hộ tịch thì không phải có văn bản ủy quyền của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
(Sưu tầm: Trang thông tin điện tử Thư viện pháp luật)