Kiểm tra, rà soát, Hệ thống hóa, Cập nhật CSDL
Thứ 4, Ngày 08/01/2025, 14:00
Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/01/2025 | Nguyễn Thị Bảo Khuyên

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

a) Công tác tự kiểm tra

- Cấp tỉnh: Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra 74 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2024 (đạt 100% văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành), tăng 24 văn bản so với năm 2023 (có Phụ lục 1 kèm theo). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót về thẩm quyền, nội dung, do đó, địa phương không thực hiện việc lập danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung.

- Cấp huyện: Trong năm 2024, Phòng Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra 26 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành (giảm 16 văn bản so với năm 2023). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định.

b) Công tác kiểm tra theo thẩm quyền

- Cấp tỉnh: Sở Tư pháp nhận được 26 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành, gửi về Sở Tư pháp (giảm 01 văn bản so với năm 2023); thực hiện kiểm tra 26/26 văn bản, qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót.

- Cấp huyện: Trong năm 2024, Phòng Tư pháp đã nhận và thực hiện kiểm tra 52 văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ban hành (tăng 27 văn bản so với năm 2023). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định.

2. Về công tác rà soát văn bản QPPL

Trong năm 2024, thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thực hiện các 08 đợt rà soát với tổng số 1.921 lượt văn bản được rà soát, cụ thể:

a) Rà soát qua kỳ hệ thống hóa:

Thực hiện Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2020/NĐ-CP và Công văn số 5862/BTP-KTrVB ngày 30/11/2023 của Bộ Tư pháp về việc bảo đảm tiến độ thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023, tập hệ thống hóa văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành, còn hiệu lực trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023 là 494 văn bản (gồm: 157 Nghị quyết; 332 Quyết định; 05 Chỉ thị). Kết quả rà soát qua kỳ hệ thống hóa có 59 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành không còn phù hợp, cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ trong năm 2024.

b) Rà soát thường xuyên:

Thực hiện quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ; khoản 34 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tiến tiến hành rà soát 553 văn bản QPPL (gồm: 169 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; 375 Quyết định của Ủy ban nhân dân; 09 Chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân) để rà soát văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi rà soát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành "Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 03/01/2024 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023", gồm: 48 văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ (9 Nghị quyết; 39 Quyết định); 11 văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần (06 Nghị quyết; 05 Quyết định). Nhìn chung, công tác rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đúng theo quy định, qua đó kịp thời phát hiện văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc không còn phù hợp với văn bản mới được ban hành.

c) Rà soát theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực

- Thực hiện Công văn số 3367/BTP-KTrVB ngày 01/8/2023 của Bộ Tư pháp về việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính trái thẩm quyền và công văn số 863/BTP-KTrVB ngày 23/02/2024 về việc đôn đốc gửi kết quả kiểm tra, xử lý văn bản quy định thủ tục hành chính trái pháp luật. Kết quả: các văn bản quy phạm pháp luật có quy định thủ tục hành chính được ban hành là phù hợp về thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện Công văn số 4485/BTP-KTrVB ngày 25 tháng 9 năm 2023 của Bộ Tư pháp về việc đề nghị gửi kết quả rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề. Kết quả: Các văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023 và các văn bản liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023 đảm bảo về thẩm quyền ban hành văn bản, phù hợp về nội dung, căn cứ ban hành; thể thức, kỹ thuật trình bày; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản đúng theo quy định pháp luật.

- Thực hiện Công văn số 5761/BTP-PLQT ngày 08 tháng 10 năm 2024 của Bộ Tư pháp về việc rà soát văn bản ưu đãi đầu tư. Trên cơ sở rà soát các văn bản về ưu đãi đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận thấy có 01 văn bản do Hội đồng nhân dân ban hành có nội dung liên quan đến ưu đãi đầu tư.

- Nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật về việc triển khai Nghị quyết số 93/NQ-CP ngày 18/6/2024 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan đã thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực cơ quan mình quản lý theo quy định của pháp luật. Kết quả: Tổng số văn bản đã được rà soát: 250 văn bản, thuộc 05 lĩnh vực, gồm: Thuế, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Dược. Qua rà soát phát hiện 06 văn bản (11 nội dung) có bất cập, vướng mắc. Trong đó có 02 luật, nghị quyết của Quốc hội, 03 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và  01  văn bản khác do các cơ quan trung ương ban hành.

- Thực hiện Công văn số 5380/BTP-KTrVB ngày 25/9/2024 của Bộ Tư pháp về việc tiếp tục thực hiện rà soát văn bản QPPL để tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Các sở, ban, ngành đã tiếp tục thực hiện rà soát văn bản; kết quả tổng số văn bản được rà soát: 68 văn bản, thuộc 07 lĩnh vực, gồm: Thuế, Thương mại, Tài nguyên và Môi trường, Hải quan, Tài chính, Xử phạt vi phạm hành chính, Kế hoạch và Đầu tư. Qua rà soát phát hiện 08 văn bản (13 nội dung) có bất cập, vướng mắc. Trong đó có 05 luật, nghị quyết của Quốc hội, 03 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

- Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành còn hiệu lực chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương: thực hiện Công văn số 7429/BTP-KTrVB ngày 25/12/2024 của Bộ Tư pháp về việc rà soát văn bản chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, tỉnh đã tập hợp rà soát: 518 văn bản (166 Nghị quyết, 352 Quyết định). Trong đó, số văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành còn hiệu lực chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương: 67 văn bản (04 Nghị quyết; 63 Quyết định) và số văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố ban hành còn hiệu lực chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương: 72 văn bản (72 Quyết định).

d) Tình hình xử lý văn bản không còn phù hợp sau rà soát

Qua kết quả công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2023, có 59 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hiện không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ. Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã xử lý xong 52/59 văn bản; 05/59 văn bản đang trong quá trình xử lý, còn 02/59 văn bản sau khi rà soát không xử lý bãi bỏ do văn bản có nội dung bãi bỏ một văn bản quy phạm pháp luật khác (Có Phụ lục 2 kèm theo).

Trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ban, ngành tỉnh, có 07 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hiện không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ trong năm 2025, gồm: 05 văn bản từ năm 2024 chuyển sang và 02 văn bản đề xuất mới (Có Phụ lục 3 kèm theo).

3. Công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần

- Việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023: Căn cứ Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy định pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 34 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP). Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 03/01/2024 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023, gồm: 48 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 11 văn bản hết hiệu lực một phần.

- Việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2024: Để đảm bảo việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2024 đảm bảo thời gian theo quy định; ngày 18/12/2024, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 3246/STP-VBTT gửi các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố về việc lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Sở Tư pháp đã có Tờ trình số 01/TTr-STP ngày 02/01/2025 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2024.

4. Cập nhật văn bản QPPL vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật

Nguồn cơ sở dữ liệu chủ yếu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản được sử dụng từ nguồn Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Công báo Chính phủ, Công báo Ủy ban nhân dân tỉnh, Website tỉnh và Danh mục cập nhật văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành từ trước đến nay còn hiệu lực để làm nguồn phục vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản. Thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện cập nhật văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đúng theo quy định. Trong năm 2024, Sở Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật kịp thời, đầy đủ 105 văn bản QPPL (74 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và 31 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh) vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (tăng 27 văn bản so với năm 2023).

5. Tổ chức tập huấn, nghiệp vụ

- Đối với cấp tỉnh: Để triển khai "Kế hoạch số 581/KH-UBND ngày 02/02/2024 về kiểm tra, rà soát và xử lý văn bản QPPL năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Dương"; Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tư pháp chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác này cũng như chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản của địa phương. Trong năm 2024, tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, pháp chế cho cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh; công chức Phòng Tư pháp cấp huyện và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã với khoảng 170 lượt người tham dự.

- Đối với cấp huyện: 09/09 Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã tổ chức và tham dự đầy đủ, đúng thành phần các Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của cấp trên cho cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo triển khai đầy đủ các nội dung về kiểm tra, rà soát, thực hiện có hiệu quả công tác văn bản QPPL trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm:

Trong năm 2024, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản tại các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương nhìn chung tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nâng cao về chất lượng, hiệu quả. Cụ thể:

- Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hàng năm; công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh ngày càng hoàn thiện.

- Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh được triển khai tốt; các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Công tác rà soát văn bản QPPL luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện các hoạt động liên quan đến việc rà soát văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, bao gồm rà soát văn bản QPPL thường xuyên và rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực đảm bảo tiến độ theo quy định pháp luật và yêu cầu của Bộ Tư pháp. Kết quả rà soát cho thấy, hầu hết các văn bản QPPL được địa phương khi ban hành đều đảm bảo về nội dung, thẩm quyền, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị của địa phương. Qua đó nhằm phát hiện và kịp thời xử lý nhiều văn bản, quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng thường xuyên, kịp thời phát hiện xử lý những nội dung trái quy định pháp luật.

- Việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực hàng năm và cập nhật văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kịp thời, đúng theo quy định góp phần công khai, minh bạch nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh.

- Công tác tập huấn nghiệp vụ luôn được tỉnh đề cao, chú trọng nhằm đưa những thông tin mới, kịp thời đến những người làm công tác kiểm tra, rà soát; giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện công tác văn bản.

- Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp chủ động, thường xuyên dôn đốc, hướng dẫn việc kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

2. Hạn chế và nguyên nhân

a) Hạn chế

- Việc xử lý một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp sau rà soát chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu (đến nay còn 05/59 văn bản đang xử lý).

- Việc thống kê, báo cáo số liệu về kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản tại một số ít sở, ngành, địa phương chưa đảm bảo chính xác về nội dung và thời hạn.      

b) Nguyên nhân

Khối lượng việc trong công tác kiểm tra, rà soát nhiều, trong khi đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, rà soát ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu, chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên có sự biến động dẫn đến công tác kiểm tra, rà soát đôi lúc chưa kịp thời, chất lượng cao. ​

Lượt người xem:  Views:   7
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio