Một số điểm mới của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật
1. Ngày 14/5/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
34/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Nghị định gồm 11 Chương
với 189 điều, quy định chi tiết 07 vấn đề được
Luật giao:
- Đánh giá tác động của
chính sách;
- Thể thức, kỹ thuật
trình bày văn bản quy phạm pháp luật;
- Công báo và niêm yết
văn bản quy phạm pháp luật;
- Dịch văn bản quy phạm
pháp luật ra tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài;
- Kiểm tra, xử lý văn
bản quy phạm pháp luật;
- Rà soát, hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật;
- Bảo đảm nguồn lực xây
dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Bên cạnh
đó, tuân thủ tinh thần của Luật năm 2015 là không ủy quyền tiếp việc ban hành
văn bản quy định chi tiết. Do đó, Nghị định đã quy định cụ thể đến mức cao nhất
các điều, khoản mà Luật giao để sau khi ban hành có thể thi hành được ngay, hạn
chế tối đa việc các bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản hướng dẫn tiếp. Đồng
thời, để bảo đảm thi hành có hiệu quả Luật năm 2015, Nghị định quy định một số
biện pháp thực sự cần thiết thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ như: quy
trình xây dựng chính sách trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật,
thẩm định đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, lập danh mục văn bản quy
định chi tiết, thẩm định dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật…
Ví dụ: Một số điểm mới cơ bản về thể
thức, kỷ thuật trình bày, hiệu lực; thủ tục hành chính; sửa đổi, bổ sung, thay
thế, bãi bỏ hoặc đình chỉnh văn bản QPPL
- Về địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản: Thực hiện
theo quy định tại Điều 59 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, theo đó địa danh ghi
trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là tên gọi chính thức của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
Địa danh ghi trên văn bản do các cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là tên
gọi chính thức của đơn vị hành chính của cơ quan ban hành văn bản đó, cụ thể văn
bản của UBND tỉnh Bình Dương và của các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh Bình
Dương thì địa danh ghi trên văn bản ghi là “Bình Dương”, không phải “Thủ Dầu Một”.
- Về thời điểm có hiệu lực pháp luật
của văn bản QPPL được xác định như sau: Ngày có hiệu lực của văn bản QPPL phải
được quy định ngay trong văn bản; Cơ quan chủ trì soạn thảo phải dự kiến cụ thể
ngày có hiệu lực trong dự thảo văn bản. Văn bản QPPL hết hiệu lực thì văn bản quy
định chi tiết thi hành các điều, khoản, điểm được giao quy định chi tiết thi
hành văn bản đó đồng thời hết hiệu lực. Trường hợp văn bản QPPL được quy định
chi tiết hết hiệu lực một phần thì các nội dung quy định chi tiết phần hết hiệu
lực sẽ hết hiệu lực đồng thời với phần hết hiệu lực của văn bản được quy định
chi tiết. Trường hợp một văn bản quy định chi tiết nhiều văn bản QPPL, trong đó
chỉ có một hoặc một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực thì nội dung
của văn bản quy định chi tiết thi hành sẽ hết hiệu lực đồng thời với một hoặc
một số văn bản được quy định chi tiết hết hiệu lực. Trường hợp không xác định
được nội dung hết hiệu lực của văn bản quy định chi tiết thi hành thì văn bản
đó hết hiệu lực toàn bộ.
- Về việc quy định thủ tục hành chính trong văn bản QPPL của
HĐND, UBND các cấp: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản
QPPL năm 2015 thì “Cấm quy định thủ tục
hành chính trong Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Quyết định của UBND cấp tỉnh;
Nghị quyết của HĐND cấp huyện, Quyết định của UBND cấp huyện, Nghị quyết của
HĐND cấp xã, Quyết định của UBND cấp xã, trừ trường hợp được giao trong luật”.
- Về việc sửa đổi, bổ sung, thay
thế, bãi bỏ hoặc đình chỉnh văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản
QPPL chỉ được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản QPPL của
chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc
bãi bỏ bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền. Văn bản sửa đổi,
bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành văn bản khác phải xác định
rõ tên văn
bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản bị sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành. Văn bản bãi bỏ văn bản QPPL
phải được đăng Công báo, niêm yết theo quy định.
Khi ban
hành văn bản QPPL, cơ quan ban hành văn bản phải sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản,
phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản QPPL do mình đã ban
hành trái với quy định của văn bản mới ngay trong văn bản mới đó; trường
hợp chưa thể sửa đổi, bổ sung ngay thì phải xác định rõ trong văn bản mới
danh mục văn bản, phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của văn bản
QPPL mà mình đã ban hành trái với quy định của văn bản QPPL mới và có trách nhiệm
sửa đổi, bổ sung trước khi văn bản QPPL mới có hiệu lực.
Một văn
bản QPPL có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ nội
dung trong nhiều văn bản QPPL do cùng cơ quan ban hành.
Nghị định có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/7/2016 (cùng thời điểm có hiệu lực của Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015).
-
Về việc quy định thủ tục hành chính trong văn bản QPPL: quy định
tại Khoản 4 Điều 14 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015: “Cấm quy định thủ tục hành chính trong Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh,
Quyết định của UBND cấp tỉnh; Nghị quyết của HĐND cấp huyện, Quyết định của
UBND cấp huyện, Nghị quyết của HĐND cấp xã, Quyết định của UBND cấp xã, trừ trường
hợp được giao trong luật”.
Kể từ ngày Nghị định có
hiệu lực thi hành, các văn bản quy phạm pháp luật sau đây sẽ hết hiệu lực:
Nghị định số
24/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và biện
pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Nghị định số
91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân;
Nghị định số
100/2010/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về Công báo;
Nghị định số
40/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý văn bản
quy phạm pháp luật;
Nghị định số
16/2013/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật.
2.
Trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày
22 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số
15/2016/QĐ-UBND ngày 21/6/2016 về việc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật. Theo
đó, bãi bỏ 06 văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương do
không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, cụ thể như sau:
- Quyết định
số 16/2011/QĐ-UBND ngày 28/7/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Quy định về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
- Quyết
định số 72/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban
hành Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn
bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
- Quyết
định số 19/2013/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban
hành Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh
Bình Dương.
- Quyết
định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban
hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình
Dương ban hành kèm theo Quyết định số 72/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Quyết
định số 40/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban
hành Quy chế phối hợp thực hiện rà soát, hệ thống hóa, cập nhật vào cơ sở dữ liệu
quốc gia về pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
- Chỉ thị
số 05/2014/CT-UBND ngày 22/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát
văn bản quy phạm pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm soát
thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.
Huỳnh
Hữu Tốt
15-2016-QD-UBND.PDF Tải về