Công tác xây dựng
 Huỳnh Hữu TốtĐính kèm Quyết định số 18/2017/QĐ-UBND ngày 21/8/2017QD 18 2017 UBND TINH BD.PDF​Quy định mới về định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng VBQPPL của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương     Ngày 20 tháng 7 năm 2017, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐND về việc quy định định mức phân bổ kinh phí đảm bảo cho ...
 
Sẽ hướng dẫn áp dụng thống nhất Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) năm 2015 tuy đã qua 01 năm triển khai thi hành nhưng do có nhiều quy định mới, mang tính đột phá nên nhiều bộ, ngành, địa phương vẫn lúng túng trong việc hiểu và áp dụng một số quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đây là nhận định của Vụ trưởng Vụ Các vấn đề ...
 
Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật – những vấn đề phát sinh trong thực tiễn20/07/2017Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng của chính quyền địa phương nhằm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đảm bảo việc quản lý xã hội hiệu quả. Thực hiện công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật sẽ có các trường hợp xây dựng, ban ...
​        Ngày 31/5/2017, Ủy ban nhân dân huyện Bắc Tân Uyên phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức hội nghị tập huấn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ các cơ quan, đơn vị, các xã trong huyện. Đồng ...
 
Bãi bỏ một số văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Ngày 05/5/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 11/2017/QĐ-UBND về việc bãi bỏ một số văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh bãi bỏ toàn bộ 93 văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gồm: 66 Chỉ ...
Sáng ngày 23/3/2017, tại HĐND tỉnh, Ban Pháp chế HĐND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Tọa đàm về thực hiện quy trình xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tham dự có lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và các sở, ban ngành tỉnh.Bà Nguyễn Trường Nhật Phượng - Phó Trưởng Ban Pháp chế HĐND tỉnh cho biết, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội khóa XIII thông qua ...
​​Thực hiện Văn bản số 44/HĐND-VP ngày 10/02/2017 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về xây dựng, ban hành nghị quyết năm 2017, đồng thời, trên cơ sở Công văn số 4844/UBND-NC ngày 19/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh  hướng dẫn thực hiện quy trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngày 22/02/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 530/UBND-TH về ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định nội dung chi và mức chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình DươngVăn bản QPPLTinUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định nội dung chi và mức chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/4/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 20/11/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND Quy định nội dung chi và mức chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương.

Quy định này quy định về nội dung chi và mức chi của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương.

Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống, hoạt động hoặc tham gia phòng, chống thiên tai tại Bình Dương.

9c8b87c1aced16b34ffc.jpg546a45216e0dd4538d1c.jpg 

Theo đó, quy định nội dung chi và mức chi Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh Bình Dương như sau:

1. Chi hỗ trợ các hoạt động ứng phó thiên tai

a) Hỗ trợ sơ tán dân khỏi nơi nguy hiểm; chăm sóc y tế, thực phẩm, nước uống cho người dân nơi sơ tán: Căn cứ tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp thống kê chi phí thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định;

b) Hỗ trợ cho lực lượng tuần tra, kiểm tra phát hiện khu vực có nguy cơ xảy ra rủi ro thiên tai, sự cố công trình phòng, chống thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng được huy động tham gia ứng phó thiên tai; hỗ trợ cho lực lượng thường trực trực ban, chỉ huy, chỉ đạo ứng phó thiên tai:

Đối với người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Hỗ trợ 360.000 đồng/người/ngày; nếu làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được tính gấp đôi. Khi làm nhiệm vụ cách xa nơi cư trú, không có điều kiện đi, về hàng ngày thì được bố trí nơi ăn, nghỉ, hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi và về như cán bộ, công chức cấp xã; được hỗ trợ tiền ăn 84.000 đồng/người/ngày.

2. Chi cứu trợ, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai

a) Cứu trợ khẩn cấp về lương thực: Thực hiện theo khoản 1 Điều 12 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

b) Cứu trợ khẩn cấp về nước uống, thuốc chữa bệnh và các nhu cầu cấp thiết khác cho đối tượng bị thiệt hại do thiên tai: Căn cứ tình hình thực tế, Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các cấp thống kê chi phí thực tế, báo cáo Ủy ban nhân dân cùng cấp xem xét quyết định;

c) Hỗ trợ sách vở, phương tiện học tập: Hỗ trợ cho học sinh bị thiên tai làm hư hỏng, mất sách vở, phương tiện học tập, mức hỗ trợ 600.000 đồng/một học sinh;

d) Hỗ trợ tu sửa nhà ở như sau:

STTMức độ thiệt hại nhà ởĐịnh mức hỗ trợ (đồng/hộ)
1Hộ gia đình có nhà bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai 40.000.000
2Hộ gia đình phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ thiên tai30.000.000
3Hộ gia đình có nhà bị hư hỏng nặng do thiên tai mà không ở được20.000.000
4Hộ gia đình có nhà bị tốc mái do thiên tai 
4.1Nhà bị tốc mái dưới 20m2 1.000.000
4.2Nhà bị tốc mái từ 20 ÷ 40m2 2.000.000
4.3Nhà bị tốc mái từ trên 40÷ 60m2 3.000.000
4.4Nhà bị tốc mái trên 60m2 4.000.000
5Hộ gia đình có nhà bị hư hỏng nhẹ, nhà tạm, công trình phụ (mái hiên, tường rào xung quanh nhà, cổng nhà), chuồng trại chăn nuôi bị thiệt hạiKhông quá 3.000.000

đ) Hỗ trợ tu sửa cơ sở y tế, trường học, tu sửa nhà kết hợp làm địa điểm sơ tán phòng tránh thiên tai; hỗ trợ xử lý đảm bảo giao thông thông suốt cho những đoạn tuyến giao thông đường bộ, đường sắt quan trọng trên địa bàn bị sụt trượt, sạt lở; hỗ trợ kinh phí tu sửa, xử lý và xây dựng khẩn cấp công trình phòng, chống thiên tai: Mức hỗ trợ không quá 03 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư 01 công trình và trong khả năng cân đối nguồn kinh phí của Quỹ; trình tự, thủ tục quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện theo quy định tại Điều 130 Luật Xây dựng được sửa đổi, bổ sung tại khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng, khoản 6 Điều 18, Điều 42 Luật Đầu tư công; khoản 1, khoản 2 Điều 23 Luật Đấu thầu, Điều 58 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan;

e) Hỗ trợ tháo bỏ hạng mục, vật cản gây nguy cơ rủi ro thiên tai; hỗ trợ xử lý vệ sinh môi trường vùng thiên tai: Mức hỗ trợ căn cứ theo thực tế, dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ;

g) Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh: Mức chi hỗ trợ theo Quyết định số 12/2018/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương;

h) Hỗ trợ cho người bị thương nặng do thiên tai: Thực hiện theo Điều 13 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

i) Hỗ trợ chi phí mai táng cho hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết do thiên tai mà không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng: Thực hiện theo Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ Quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

3. Chi hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa

a) Hỗ trợ các hoạt động thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai; phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng: Mức hỗ trợ căn cứ theo thực tế, dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ;

b) Hỗ trợ lập, rà soát kế hoạch phòng, chống thiên tai và phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai; hỗ trợ mua bảo hiểm rủi ro thiên tai cho đối tượng tham gia lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã; hỗ trợ duy trì hoạt động cho các đối tượng tham gia hộ đê, lực lượng quản lý đê nhân dân; hỗ trợ xây dựng công cụ, phần mềm, quan trắc, thông tin, dự báo, cảnh báo thiên tai tại cộng đồng: Mức hỗ trợ căn cứ theo thực tế, dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ;

c) Hỗ trợ mua sắm, đầu tư phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng, chống thiên tai theo quy định: Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai các cấp căn cứ nhu cầu thực tế, kinh phí giữ lại của cấp mình; Quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn, tham mưu Ủy ban nhân dân cùng cấp mua sắm theo Danh mục vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai được quy định tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03/06/2021 của Thủ tướng Chính phủ;

d) Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Căn cứ dự toán thực tế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ;

đ) Hỗ trợ duy trì hoạt động cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã, tình nguyện viên phòng, chống thiên tai: Người không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong thời gian được huy động tập huấn, huấn luyện, diễn tập và làm nhiệm vụ phòng, chống thiên tai thì được hỗ trợ như quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;

e) Hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình phòng, chống thiên tai; nạo vét, khai thông dòng chảy; gia cố bờ các tuyến kênh, mương, sông, suối, rạch bị bồi lắng, sạt lở có nguy cơ xảy ra thiệt hại về người, tài sản của tổ chức, cá nhân trong mùa mưa lũ, bão để phục vụ công tác phòng, chống thiên tai: Trong trường hợp nguồn ngân sách nhà nước chưa cân đối, bố trí được, mà cần thiết phải xử lý ngay trong năm, để tăng khả năng thoát nước, chống ngập lụt, chống sạt lở, giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản có thể xảy ra khi có thiên tai; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp cân đối nguồn Quỹ, xem xét quyết định hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai để xử lý, khắc phục theo đề nghị của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cùng cấp.  

4. Phân bổ nguồn thu Quỹ phòng, chống thiên tai cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã theo khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 78/2021/NĐ-CP như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp xã được giữ lại 28% số thu quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn các xã, phường, thị trấn để hỗ trợ chi thù lao cho lực lượng trực tiếp thu tại cấp xã là 5%; chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ phòng, chống thiên tai tại cấp xã là 3%; chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp xã là 20%; 72% số tiền thu quỹ phòng, chống thiên tai tại cấp xã còn lại nộp vào tài khoản quỹ ở cấp huyện do Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện được giữ lại 23% số thu quỹ phòng, chống thiên tai trên địa bàn cấp huyện (bao gồm 72% số tiền thu quỹ phòng, chống thiên tai tại cấp xã) để chi thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện là 20% và chi phí hành chính phát sinh liên quan đến công tác thu quỹ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện là 3%; 77% số tiền thu quỹ phòng, chống thiên tai còn lại nộp vào tài khoản của Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh;

c) Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã đã sử dụng hết ngân sách và nguồn Quỹ phòng, chống thiên tai được giữ lại của mình nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã lập hồ sơ kèm theo tờ trình đề nghị gửi Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp trên để tổng hợp, rà soát trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên quyết định;

d) Sau khi các cấp có báo cáo quyết toán kinh phí, Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thu hồi khoản phân bổ nếu không sử dụng hết hoặc quyết định phân bổ khi nguồn kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tại cấp huyện, xã đã sử dụng hết.

5. Chi phí quản lý, điều hành hoạt động của Quỹ cấp tỉnh không vượt quá 3% tổng số thu của Quỹ cấp tỉnh, bao gồm:

a) Các khoản chi thanh toán cho cá nhân: Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản đóng góp theo lương, tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản thanh toán khác cho cá nhân theo quy định;

b) Chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn, chi vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc;

c) Chi hội nghị, hội thảo, tập huấn, họp, công tác phí;

d) Chi mua sắm, nâng cấp, sửa chữa tài sản, phương tiện làm việc; chi đầu tư phần mềm, các công nghệ khác để hỗ trợ quản lý và điều hành Quỹ;

đ) Chi khen thưởng;

e) Chi phí liên quan đến kiểm toán;

g) Các khoản chi khác nhằm phục vụ công tác chỉ đạo điều hành và quản lý Quỹ: Thành phần hồ sơ, hóa đơn, chứng từ thanh toán phải đảm bảo đầy đủ tính hợp lý, hợp pháp và thực hiện trong phạm vi nguồn kinh phí được phân bổ.

Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 02 háng 12 năm 2024. /.

(Tại đây: 56-2024-QD_signed.pdfĐính kèm Quyết định số 55/2024/QĐ-UBND)​


FalsePhòng VB-TT
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các  cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản QPPLTinUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các  cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/4/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 20/11/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 56/2024/QĐ-UBND ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quyết định này quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

b2333c8824a49efac7b5.jpg

Theo đó, quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

Tiêu chuẩn, định mức vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai

1. Tiêu chuẩn, định mức vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Quyết định này.

2. Số lượng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai quy định tại Quyết định này là số lượng tối đa được trang bị, mua sắm.

3. Tiêu chuẩn, định mức vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai quy định tại Khoản 1 Điều này là căn cứ để lập kế hoạch mua sắm theo nhu cầu sử dụng thực tế của cơ quan, tổ chức; đồng thời việc mua sắm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về Quản lý, sử dụng tài sản công.

4. Trường hợp phát sinh nhu cầu trang bị thêm vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai (chủng loại, số lượng) để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự tỉnh) tổng hợp đề xuất nhu cầu vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai của các cơ quan, tổ chức báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

Quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

Việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Quyết định số 20/2021/QĐ-TTg ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục và quy định việc quản lý, sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai.

Quyết định số 56/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 02 tháng 12 năm 2024. /.

(Tại đây: 56-2024-QD_signed.pdfĐính kèm Quyết định số 56/2024/QĐ-UBND)​


FalsePhòng VB-TT
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định áp dụng các hệ số K thành phần để làm cơ sở tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương           Tin ngành tư phápTinUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định áp dụng các hệ số K thành phần để làm cơ sở tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương           /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/22/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

​Ngày 15/11/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND Quy định áp dụng các hệ số K thành phần để làm cơ sở tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

1261f9f7d6736d2d3462.jpg

Quyết định này quy định áp dụng các hệ số K thành phần để làm cơ sở tính toán mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, quy định áp dụng các hệ số K thành phần như sau:

1. Hệ số K được xác định cho từng lô rừng, làm cơ sở để tính toán mức chi trả dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Hệ số K bằng tích số của các hệ số K thành phần, cụ thể hệ số K được tính theo công thức: K = K­1  x  K­2  x  K­3  x  K4

2. Các hệ số K thành phần

- Hệ số K­1: Điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng. Hệ số K­1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo, rừng nghèo kiệt, rừng chưa có trữ lượng, rừng tre nứa, rừng không phân chia trữ lượng và rừng trồng. Tiêu chí trữ lượng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Hệ số K­2: Điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mục đích sử dụng rừng được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, gồm: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Hệ số K­2 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng đặc dụng; 0,95 đối với rừng phòng hộ; 0,90 đối với rừng sản xuất.

- Hệ số K­3: Điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo nguồn gốc hình thành rừng, gồm rừng tự nhiên và rừng trồng. Hệ số K3 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng tự nhiên; 0,90 đối với rừng trồng.

- Hệ số K4: Điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo mức độ khó khăn được quy định đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng nằm trên địa bàn các xã khu vực I, II, III theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hệ số K4 có giá trị bằng: 1,00 đối với xã thuộc khu vực III; 0,95 đối với xã thuộc khu vực II; 0,90 đối với xã thuộc khu vực I và các xã chưa được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 01 háng 12 năm 2024. /.

(Đính kèm: Quyết định số 52/2024/QĐ-UBND 52-2024-QD.signed.pdf)​


FalsePhòng VB-TT
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương           Tin ngành tư phápTinUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương           /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/22/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

  Ngày 15/11/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 51/2024/QĐ-UBND Quy định đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quyết định này quy định về đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

b184d236dbb260ec39a3.jpg 

c44babf9a27d1923406c.jpg

Theo đó, đơn giá trồng rừng thay thế áp dụng cho 01 ha trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng trồng sang mục đích khác: 154.298.000 đồng/ha (Bằng chữ: Một trăm năm mươi bốn triệu, hai trăm chín mươi tám nghìn đồng).

Việc tổ chức thực hiện quy định đơn giá trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:        

1. Đơn giá trồng rừng thay thế quy định tại Điều 2 Quyết định này là căn cứ để các Chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh, không có điều kiện tự tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế được nộp tiền vào Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh để trồng rừng thay thế.

2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý tiền trồng rừng thay thế do các Chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng nộp theo quy định; kiểm soát thanh toán các khoản chi trồng rừng thay thế và giải ngân tiền trồng rừng thay thế theo khối lượng, tiến độ thực hiện; giám sát việc thực hiện trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng thay thế theo đúng quy định.

3. Các tổ chức, đơn vị được giao làm Chủ đầu tư trồng rừng thay thế có trách nhiệm lập, thực hiện thủ tục trình thẩm định, phê duyệt dự toán, thiết kế trồng rừng và tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế theo quy định. Tùy thuộc loài cây, đơn giá vật tư, nhân công tại thời điểm trồng rừng để tính toán, xây dựng thiết kế, dự toán trồng rừng phù hợp với từng địa điểm thực hiện trồng rừng, nhưng đảm bảo đơn giá trồng rừng không vượt đơn giá được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, tham mưu tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.

5. Trong quá trình thực hiện có thay đổi về chính sách, định mức, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp các Sở, ngành có liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh đơn giá trồng rừng thay thế trên địa bàn tỉnh cho phù hợp.

Quyết định số 51/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 02 háng 12 năm 2024. /.

(Đính kèm: Quyết định số 51/2024/QĐ-UBND51-2024-QD.signed.pdf)​


FalsePhòng VB-TT
Quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố, ấp văn hóa” và “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinQuy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Khu phố, ấp văn hóa” và “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/1/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 25/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 48/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Gia đình văn hóa", "Khu phố, ấp văn hóa" và "Xã, phường, thị trấn tiêu biểu" trên địa bàn tỉnh Bình Dương với các chi tiết tiêu chuẩn, đơn cử như sau:

1. Chi tiết tiêu chuẩn gia đình văn hóa

Screenshot (120).png

2. Chi tiết tiêu chuẩn danh hiệu khu phố, ấp văn hóa

Screenshot (121).png

3. Chi tiết tiêu chuẩn danh hiệu xã, phường, thị trấn tiêu biểu

Screenshot (122).png

Quyết định số 48/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/11/2024.

FalsePhòng VB-TT
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình DươngTin ngành tư phápUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/30/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

   Ngày 18/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND Quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

   Quyết định này quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng cho cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo quy định tại Khoản 5 Điều 176 Luật Đất đai ngày 18 tháng 01 năm 2024.

0107b55f59d9e287bbc8.jpg 

Theo đó, quy định hạn mức giao đất chưa sử dụng như sau:

1. Hạn mức giao đất để sử dụng trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản không quá 03 ha đối với mỗi loại đất.

2. Hạn mức giao đất để sử dụng trồng cây lâu năm không quá 10 ha.

3. Hạn mức giao đất để sử dụng trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất không quá 30 ha đối với mỗi loại đất.

4. Trường hợp cá nhân được giao nhiều loại đất trong các loại đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản thì tổng hạn mức giao đất không quá 05 ha; trường hợp được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn mức đất trồng cây lâu năm không quá 05 ha; trường hợp được giao thêm đất rừng sản xuất là rừng trồng thì hạn mức giao đất rừng sản xuất không quá 25 ha.

5. Hạn mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều này không tính vào hạn mức giao đất nông nghiệp cho cá nhân quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 176 của Luật Đất đai.

Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2024. /.

(Đính kèm Quyết định số 40/2024/QĐ-UBND tại đây 40-2024-QD.signed.pdf)

​ 


FalsePhòng VB-TT
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụngTin ngành tư phápUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/30/2024 10:00 AMNoĐã ban hành

     Ngày 18/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 43/2024/QĐ-UBND Quy định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

     Quyết định này quy định các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 ngoài các loại giấy tờ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l, m khoản 1 Điều 137 của Luật Đất đai, làm căn cứ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất và không phải nộp tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

a8b146e537628c3cd573.jpg

Theo đó, quy định Giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 như sau

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất có trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

1. Giấy tờ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất; cấp phép sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân.

2. Giấy tờ về việc chứng nhận đất, nhà của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho hộ gia đình, cá nhân.

3. Đơn xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và biên bản đo đạc thực tế được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.

4. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (màu trắng) do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp cho hộ gia đình, cá nhân.

5. Sơ đồ địa chính, bản đồ địa chính qua các thời kỳ có tên người sử dụng đất và danh sách người được cấp Giấy chứng nhận được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

6. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng tặng cho đất hoặc nhà ở được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện xác nhận.

Quyết định số 43/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 01 tháng 11 năm 2024./.

(Đính kèm Quyết định số 43/2024/QĐ-UBND tại đây43-2024-QD.signed.pdf)

​ 


FalsePhòng VB-TT
Bình Dương quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnhThông tinTinBình Dương quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/28/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 18/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn, đô thị trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, hạn mức giao đất ở trên địa bàn tỉnh được quy định cụ thể như sau:

1. Các phường trong thành phố: Hạn mức không quá 160m2.

2. Các thị trấn trong huyện: Hạn mức không quá 200m2.

3. Các xã còn lại: Hạn mức không quá 300m2.

Quyết định số 36/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2024.

Screenshot (116).png 

FalsePhòng VB-TT
Bình Dương quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnhThông tinTinBình Dương quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/28/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 18/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 37/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, hạn mức diện tích đất giao cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc để xây dựng cơ sở tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và công trình tôn giáo hợp pháp khác như sau:

1. Không quá 5.000 m2 đối với các phường.

2. Không quá 8.000 m2 đối với các xã, thị trấn.

Quyết định số 37/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2024.

Screenshot (117).png

FalsePhòng VB-TT
Bình Dương quy định hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trên địa bàn tỉnhThông tinTinBình Dương quy định hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trên địa bàn tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/28/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 18/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận đất ở đối với trường hợp sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, hạn mức công nhận đất ở được quy định cụ thể như sau:

1. Trường hợp sử dụng đất trước ngày 18 tháng 12 năm 1980

a) Tại các phường: Hạn mức không quá 160m2;

b) Tại các thị trấn: Hạn mức không quá 200m2;

c) Tại các xã: Hạn mức không quá 300m2.

2. Trường hợp sử dụng đất từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 15 tháng 10 năm 1993

a) Tại các phường: Hạn mức không quá 160m2;

b) Tại các thị trấn: Hạn mức không quá 200m2;

c) Tại các xã: Hạn mức không quá 300m2.

Quyết định số 41/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2024.

Screenshot (118).png 

FalsePhòng VB-TT
Quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinQuy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/28/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Để kịp thời hỗ trợ và đảm bảo quyền lợi cho người thuộc hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ theo quy định Luật Đất đai năm 2024. Ngày 24/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND quy định mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm cho hộ gia đình, cá nhân có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh với mức hỗ trợ cụ thể về đào tạo nghề; giải quyết việc làm trong nước; đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên; vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Quyết định số 47/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2024.

Screenshot (119).png

FalsePhòng VB-TT
Hồ sơ dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinHồ sơ dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/16/2024 9:00 AMYesĐã ban hành

​Hồ sơ dự thảo Nghị quyết quy định nội dung, mức chi đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Bình Dương​, bao gồm: Dự thảo Tờ trình của Sở Tư pháp; Dự thảo Tờ trình UBND tỉnh trình HĐND tỉnh; Bảng thuyết minh các nội dung chi trong dự thảo Nghị quyết; Dự thảo Nghị quyết (kèm theo các Phụ lục).

TTr STP_Du thao Nghi quyet.docx

DT TTr STP trinh UBND tinh.docx

Bang thuyet minh xay dung Nghi quyet.xlsx

DT 2_NQ muc chi cong tac PBGDPL, HGCS.doc

Phu luc 1_kem theo NQ.doc

Phu luc 2_kem theo NQ.doc

Phu luc 3_kem theo NQ.doc


FalsePhòng VB-TT
Bình Dương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Thông tinTinBình Dương ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/14/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 07/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND quy định định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, định mức kinh tế - kỹ thuật về khuyến nông, gồm:

1. Định mức kinh tế - kỹ thuật về xây dựng và nhân rộng mô hình đối với cây trồng, vật nuôi, thủy sản.

2. Định mức kinh tế - kỹ thuật về thông tin tuyên truyền.

3. Định mức kinh tế - kỹ thuật về bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo.

4. Định mức kinh tế - kỹ thuật về tư vấn và dịch vụ.

Đối với các chương trình, dự án, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện theo các định mức kinh tế - kỹ thuật đã ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục thực hiện theo Quyết định đã được phê duyệt.

Quyết định số 29/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2024. 

Screenshot (115).png

FalsePhòng VB-TT
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế quản lý các công trình  ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Bình Dương           Văn bản QPPLTinUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quy chế quản lý các công trình  ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Bình Dương           /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/18/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 10/9/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban Quyết định 26/2024/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý các công trình  ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quyết định có bố cục và nội dung như sau:

1. Bố cục của dự thảo Quyết định: gồm 3 Điều

- Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý các công

trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

- Điều 2. Hiệu lực thi hành.

- Điều 3. Tổ chức thực hiện.

2. Nội dung cơ bản của dự thảo Quy chế: gồm 3 Chương - 13 Điều

- Chương I: Quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 3).

- Chương II: Quản lý công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ (từ Điều 4 đến Điều 6).

- Chương III: Tổ chức thực hiện (từ Điều 7 đến Điều 13).

54f0fb19d06876362f79.jpgc54978a153d0f58eacc1.jpg

 3. Nội dung Quy chế:

Nội dung quản lý các công trình ghi công liệt sĩ, mộ liệt sĩ

1. Nội dung quản lý đối với Nghĩa trang liệt sĩ

a) Xây dựng nội quy, quy chế quản lý, xác lập sơ đồ vị trí mộ, hồ sơ quản lý mộ.

b) Tiếp nhận, tổ chức an táng liệt sĩ, cải táng hài cốt liệt sĩ do các đơn vị quy tập bàn giao, xây vỏ mộ và khắc bia ghi tên trên mộ liệt sĩ theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Quản lý, bảo vệ, chăm sóc phần mộ liệt sĩ, vườn hoa, cây cảnh, khuôn viên và các công trình khác của nghĩa trang, bảo đảm luôn sạch đẹp và trang nghiêm; thể hiện là công trình văn hóa lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.

d) Tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ đến thăm viếng mộ liệt sĩ; xác nhận và đề nghị thanh toán chế độ thăm viếng mộ theo quy định cho thân nhân liệt sĩ.

đ) Phục vụ chu đáo lễ viếng nghĩa trang liệt sĩ; tổ chức đón tiếp, hướng dẫn thân nhân liệt sĩ, người thờ cúng liệt sĩ và Nhân dân đến thăm viếng, dâng hương mộ liệt sĩ.

e) Thực hiện nguyện vọng di chuyển hài cốt liệt sĩ của thân nhân hoặc người thờ cúng liệt sĩ theo quy định tại khoản 2 Điều 157 và Điều 159 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

g) Xây dựng kế hoạch nâng cấp, tu bổ các phần mộ, nghĩa trang liệt sĩ hằng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

h) Đối với các phần mộ đã di chuyển hài cốt, được sửa chữa lại vỏ mộ và trong danh sách quản lý phải ghi rõ hài cốt đã di chuyển về quê quán; lập biên bản bàn giao hài cốt cho thân nhân liệt sĩ và lưu giữ hồ sơ di chuyển.

i) Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, các đoàn thể, các Sở, ban ngành làm tốt công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.

2. Nội dung quản lý đối với mộ liệt sĩ

a) Mộ liệt sĩ phải được quản lý, sửa chữa, tu bổ, thường xuyên chăm sóc.

b) Mộ liệt sĩ trong cùng một nghĩa trang liệt sĩ được xây dựng thống nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 152 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

c) Quy trình, thủ tục đính chính thông tin bia mộ được thực hiện theo quy định tại Điều 154 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP.

3. Nội dung quản lý đối với các công trình Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ

a) Quản lý, bảo vệ, chăm sóc vườn hoa, cây cảnh và các hạng mục khác của công trình Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ bảo đảm luôn trang nghiêm và sạch đẹp.

b) Đón tiếp và hướng dẫn các tổ chức và nhân dân đến thăm viếng.

c) Phục vụ chu đáo lễ viếng tại Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ; tổ chức đoán tiếp, hướng dẫn các tổ chức và Nhân dân đến thăm viếng, dâng hương.

d) Xây dựng kế hoạch cải tạo, nâng cấp, sửa chữa các hạng mục Đài tưởng niệm liệt sĩ, Đền thờ liệt sĩ, Nhà bia ghi tên liệt sĩ, hằng năm báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Kinh phí đảm bảo xây dựng, tu bổ sửa chữa và quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, di chuyển hài cốt liệt sĩ

Kinh phí xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, chăm sóc, quản lý các công trình ghi công liệt sĩ thực hiện theo quy định của Luật đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và sự đóng góp của tổ chức, cá nhân.

Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 20/9/2024. /.

(Đính kèm Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND tại đây26-2024-QD.signed.pdf)

​ 

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tin; Văn bản QPPLTinQuy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2024-09/qd25_Key_19092024110205.png
9/16/2024 12:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 10 tháng 9 năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

qd25.png

Quy chế này quy định quy trình phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và việc quản lý người nghiện ma túy trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo đó, Nội dung phối hợp chủ yếu được quy định tại Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND bảo gồm:

- Quy trình phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên.

- Quy trình phối hợp lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi

- Trách nhiệm thi hành cụ thể của các cơ quan, tổ chức có liên quan.

Quyết định số 25/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 16 tháng 9 năm 2024./.

25-2024-QD.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tin; Văn bản QPPLTinUBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2024-09/qd24_Key_19092024105939.png
9/10/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 30 tháng 8 năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND quy chế phối hợp về bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

qd24.png

Quy chế này quy định trách nhiệm phối hợp giữa Ban Quản lý các Khu công nghiệp Bình Dương với các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Nội dung phối hợp trong công tác bảo vệ môi trường trong KCN giữa Ban Quản lý và các cơ quan chuyên môn bao gồm:

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn, kiểm tra chủ đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp trong KCN trong việc thực hiện các quy định bảo vệ môi trường.

- Giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền đối với các dự án trong KCN.

- Kiểm tra, thanh tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của doanh nghiệp trong KCN; xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong KCN.

- Phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra trong phạm vi KCN.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp, kiến nghị, phản ánh về lĩnh vực bảo vệ môi trường giữa các doanh nghiệp hoạt động trong KCN hoặc với các tổ chức, cá nhân ngoài phạm vi KCN theo quy định của Luật Bảo vệ Môi trường. Trường hợp có ý kiến khác nhau về giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và kiến nghị, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại KCN phải báo cáo lãnh đạo cùng cấp của ngành mình xem xét, giải quyết. Đối với những vấn đề chưa thống nhất, cơ quan thụ lý có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.

- Chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường, công khai, trao đổi, chia sẻ thông tin về bảo vệ môi trường tại KCN.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Quyết định số 24/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 10 tháng 9 năm 2024./.

24-2024-QD.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tin; Văn bản QPPLTinQuy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2024-09/nq12_Key_19092024145109.png
9/1/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Để có cơ sở tiếp tục triển khai mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và các cơ sở giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương kịp thời trong năm học 2024-2025 và các năm tiếp theo; cùng việc hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập. Ngày 23 tháng 8 năm 2024, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND Quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

nq12.png

 Theo đó, Nghị quyết về cơ bản giữ ổn định học phí của cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp công lập từ năm học 2024-2025 so với năm học trước.

nq12 2.png

Nghị quyết số 12/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 01/9/2024./.

Nghị quyết về thu học phí năm học 2024 - 2025.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện Dự án Camera giám sát an ninh, an toàn giao thông từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợThông tin; Văn bản QPPLTinQuy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện Dự án Camera giám sát an ninh, an toàn giao thông từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ/CMSImageNew/2024-09/nq13_Key_19092024145359.png
9/1/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện Dự án Camera giám sát an ninh, an toàn giao thông từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ. Ngày 23 tháng 8 năm 2024, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 13/2024/NQ-HĐND Quy định thẩm quyền quyết định mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện Dự án Camera giám sát an ninh, an toàn giao thông từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ.

nq13.png

Theo đó, Nghị quyết phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền quyết định trong quá trình mua sắm, thuê tài sản, hàng hóa, dịch vụ thực hiện Dự án Camera giám sát an ninh, an toàn giao thông từ nguồn ngân sách địa phương hỗ trợ.

Nghị quyết số 13/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 01/9/2024./.

NQ THAM QUYEN QĐ MUA SAM TAI SAN DU AN CAMERA.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Bình Dương ban hành Quyết định quy định một số yếu tố ước tính doanh thu phát triển, chi phí phát triển của thửa đất, khu đất cần định giá theo phương pháp thặng dư và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong việc xác định giáThông tin; Văn bản QPPLTinBình Dương ban hành Quyết định quy định một số yếu tố ước tính doanh thu phát triển, chi phí phát triển của thửa đất, khu đất cần định giá theo phương pháp thặng dư và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong việc xác định giá/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/13/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 02/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 22/2024/QĐ-UBND quy định một số yếu tố ước tính doanh thu phát triển, chi phí phát triển của thửa đất, khu đất cần định giá theo phương pháp thặng dư và các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong việc xác định giá đất cụ thể.

Screenshot (95).png

(Ảnh minh họa một phần nội dung của Quyết định số 22/2024/QĐ-UBND)

Theo đó:

- Thời gian bán hàng, thời điểm bắt đầu bán hàng, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ; thời gian xây dựng, tiến độ xây dựng được căn cứ vào tiến độ đã được xác định trong chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ mời thầu thực hiện dự án đầu tư hoặc quyết định phê duyệt, chấp thuận dự án đầu tư để ước tính doanh thu phát triển và chi phí phát triển của dự án (trừ trường hợp theo quy định).

- Xác định giá đất cụ thể đối với dự án khu phức hợp gồm nhiều loại hình đầu tư: căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 71/2024/NĐ-CP ngày 27 ngày 6 tháng 2024 của Chính phủ và khoản 2 Điều 1 Quyết định này để thực hiện ước tính doanh thu phát triển, chi phí phát triển của từng phần diện tích được giao đất, cho thuê đất.

- Quy định các yếu tố ảnh hưởng đến giá đất trong việc xác định giá đất cụ thể.

Quyết định số 22/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 Chi tiết xem tại đây: 22-2024-QD_signed.pdf

FalseNguyễn Thị Linh
Bình Dương ban hành danh mục mua sắm tập trung và đơn vị mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh Thông tin; Văn bản QPPLTinBình Dương ban hành danh mục mua sắm tập trung và đơn vị mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/9/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 01/8/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND ban hành danh mục mua sắm tập trung và đơn vị mua sắm tập trung trên địa bàn tỉnh. Theo đó:

Screenshot (94).png

(trích một phần nội dung của Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND)

1. Danh mục mua sắm tập trung, gồm:​

- Máy vi tính xách tay, máy vi tính để bàn trang bị cho các chức danh;

- Vắc xin, hóa chất dùng trong thú y;

- Trang thiết bị y tế.

2.  Đơn vị mua sắm tập trung, gồm:

- Sở Thông tin và Truyền thông;

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Quyết định số 21/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/7/2024./. 

Chi tiết xem tại đây: 21-2024-QD_signed.pdf

FalseNguyễn Thị Linh
Quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình DươngThông tin; Văn bản QPPLTinQuy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2024-09/nq8_Key_19092024144512.png
8/2/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Trong thời gian qua, việc mua sắm tài sản công, hàng hóa, dịch vụ nguồn ngân sách nhà nước, tỉnh đang áp dụng Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương; Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND ngày 26 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định phân cấp thẩm quyền quản lý tài sản công; mua sắm hàng hóa, dịch vụ, sửa chữa tài sản công của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Nghị quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Nghị quyết số 18/2023/NQ-HĐND ngày 01 tháng 11 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 08/2023/NQ-HĐND.

nq8.png

Đến thời điểm hiện nay, để triển khai thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính liên tục, kịp thời và để Sở Khoa học và Công nghệ, các sở, ban, ngành, tổ chức và cá nhân có liên quan có quy định về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước đối với nguồn kinh phí thuộc phạm vi quản lý của tỉnh và thẩm quyền quyết định việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh, phù hợp với tình hình thực tế địa phương và quy định pháp luật hiện hành. Ngày 24 tháng 7 năm 2024, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND Quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương.

 Theo đó, Nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản của các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước và hàng hóa, dịch vụ đối với nguồn kinh phí khoa học và công nghệ thuộc phạm vi quản lý của tỉnh Bình Dương.

Nghị quyết số 08/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 02/8/2024./.

NQ08-2024-PHAN CAP MUA SAM TAI SAN NHIEM VU KHCN-24.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Bãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương Thông tin; Văn bản QPPLTinBãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương /CMSImageNew/2024-09/nq10_Key_19092024144803.png
8/2/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 24 tháng 7 năm 2024, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 10/2024/NQ-HĐND bãi bỏ một số Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương.

nq10.png

Theo đó, Nghị quyết bãi bỏ toàn bộ 04 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh sau đây:

1. Nghị quyết số 08/2015/NQ-HĐND ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phân cấp sử dụng Quỹ Bảo trì đường bộ tỉnh Bình Dương.

2. Nghị quyết số 01/2018/NQ-HĐND ngày 13 tháng 6 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định về mức trích từ khoản thu hồi phát hiện qua công tác thanh tra đã thực nộp vào ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

3. Nghị quyết số 03/2021/NQ-HĐND ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh chế độ hỗ trợ đối với Tổ Covid cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

4. Nghị quyết số 05/2021/NQ-HĐND ngày 06 tháng 8 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc hỗ trợ thêm tiền ăn đối với người phải điều trị nhiễm Covid-19 (f0) và cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế do Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Nghị quyết số 10/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 02 tháng 8 năm 2024./.

 NQ10-2024- BAI BO MOT SO NQ HDND-24.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Quy định hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thông tin; Văn bản QPPLTinQuy định hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương /CMSImageNew/2024-09/qd16_Key_19092024105818.png
8/1/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 05 tháng 7 năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 16/2024/QĐ-UBND Về việc quy định hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

qd16.png

Theo đó, Quyết định Quy định việc hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau:

1. Đối tượng được hỗ trợ tiền điện 

- Hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo được cấp có thẩm quyền ra quyết định công nhận.

- Hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 1 Quyết định số 60/20214/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định tiêu chí hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện.

2. Định mức hỗ trợ

- Mỗi hộ được hỗ trợ tiền điện sử dụng tương đương 30KWh mỗi tháng, tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 được quy định bởi cấp có thẩm quyền.

- Trường hợp hộ có nhiều thành viên hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng hoặc thuộc diện được hỗ trợ tiền điện theo các chính sách khác nhau thì chỉ được hưởng một mức hỗ trợ tiền điện cao nhất.

3. Phương thức hỗ trợ: chi trả trực tiếp theo hình thức hỗ trợ bằng tiền từng quý đến hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ chính sách xã hội.

Quyết định số 16/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2024./.

 16-2024-QD.signed.pdf

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản QPPLTinHội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/31/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

      Ngày 24/7/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 07/2024/NQ-HĐND Quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

        Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024 và  thay thế Nghị quyết số 04/2018/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương về mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bình Dương

Screenshot 2024-07-31 090720.png

I. Theo đó, mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí đăng ký kinh doanh được quy định như:

1. Mức thu lệ phí

Đơn vị tính: đồng/lần cấp

STTNội dungCấp mới Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhCấp thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanhCấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
1Hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Hợp tác xã100.00050.00030.000
2Liên hiệp hợp tác xã, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của Liên hiệp Hợp tác xã100.00050.00030.000
3Hộ kinh doanh100.00050.00030.000

    2. Quy định mức thu lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng

    Mức thu lệ phí đối với dịch vụ công trực tuyến khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường mạng bằng 50% mức thu quy định tại Điều 2 Nghị quyết này.

     3. Chế độ thu, nộp lệ phí

     1. Các cơ quan thu lệ phí nộp 100% số tiền lệ phí thu được vào Ngân sách Nhà nước.

     2. Các nội dung khác không quy định tại Nghị quyết này được thực hiện theo quy định của Luật phí và lệ phí và các quy định pháp luật có liên quan. /.

Tại đây: (Đính kèm Nghị quyết 07/2024/NQ-HĐND)NQ07-2024-QUY DINH MUC THU PHI DANG KY KINH DOANH-24.pdf

FalseNguyễn Thị Thúy Diễm
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 25 Điều 3 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương Văn bản QPPLTinUỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 25 Điều 3 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định Sửa đổi, bổ sung khoản 25 Điều 3 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 15/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
7/25/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

         12b805bb1640b21eeb51.jpg64656566769dd2c38b8c.jpg

          Ngày 19/7/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban Quyết định 18/2024/QĐ-UBND Sửa đổi, bổ sung khoản 25 Điều 3 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 15/3/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Nội dung sửa đổi, bổ sung như sau:

         Sửa đổi, bổ sung khoản 25 Điều 3 của Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 06/2023/QĐ-UBND ngày 15 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, như sau:

"Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng, Thanh tra và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở".

Quyết định số 18/2024/QĐ-UBND có hiệu lực ngày 01/8/2024. /.

Tại đây: 18-2024-QD_signed.pdf(Đính kèm Quyết định số 18/2024/QĐ-UBND)

FalsePhòng VB-TT
Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hànhThông tinTinBãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành/CMSImageNew/2024-09/qd13_Key_19092024105503.png
6/26/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 26 tháng 6 năm 2024, UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 13/2024/QĐ-UBND Bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành.

qd13.png

Theo đó, Quyết định bãi bỏ toàn bộ các Quyết định, Chỉ thị sau đây:

  1. Quyết định số 29/1998/QĐ-UB ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.
  2. Quyết định số 12/1999/QĐ-CT ngày 06 tháng 02 năm 1999 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh nội dung tại Điều 1 Quyết định số 29/1998/QĐ-UB ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia.
  3. Quyết định số 66/2004/QĐ-UB ngày 21 tháng 6 năm 2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Sở Bưu chính - Viễn thông tỉnh Bình Dương.
  4. Quyết định số 29/2005/QĐ-UB ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh Bình Dương.
  5. Quyết định số 44/2006/QĐ-UBND 16 tháng 02 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời về chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với Thanh tra viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  6. Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam – Singapore thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ môi trường.
  7. Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định trình tự thủ tục xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  8. Quyết định số 33/2011/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế tuyển dụng công chức trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  9. Quyết định số 60/2011/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về bãi bỏ Khoản 1 Điều 1 của Quyết định số 09/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 3 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ủy quyền cho Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực xây dựng và bảo vệ môi trường.
  10. Quyết định số 33/2012/QĐ-UBND ngày 03 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định chính sách, chế độ hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tỉnh Bình Dương.
  11. Quyết định số 34/2012/QĐ-UBND ngày 16 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về quy trình thanh tra công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của các dự án trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  12. Quyết định số 48/2012/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định nội dung và mức chi phí hỗ trợ hoạt động khuyến nông sử dụng ngân sách nhà nước cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  13. Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  14. Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 25 tháng 5 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân cấp sử dụng Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh Bình Dương.
  15. Quyết định số 29/2015/QĐ-UBND ngày 17 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  16. Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2014.
  17. Chỉ thị số 34/2005/CT-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện các biện pháp xử lý nợ đọng thuế và chống thất thu Ngân sách Nhà nước.
  18. Chỉ thị số 21/2006/CT-UBND ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân.
  19. Chỉ thị số 04/2010/CT-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức thực hiện "Ngày pháp luật" trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
  20. Chỉ thị số 03/2014/CT-UBND ngày 28 tháng 2 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc trích nộp kinh phí Công đoàn 2%.
  21. Chỉ thị số 06/2014/CT-UBND ngày 03 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Quyết định số 13/2024/QĐ-UBND có hiệu lực từ ngày ký./.

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Tỉnh Bình Dương ban hành quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản QPPLTinTỉnh Bình Dương ban hành quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương
6/18/2024 3:00 PMYesĐã ban hành

       Ngày 07/06/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND quy định nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


      I. Theo đó, nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như:

       * Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương;

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương (gồm: kiểm tra, giám sát việc phân loại rác tại nguồn; bao bì, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại và thu gom…).

c) Hỗ trợ xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương, bao gồm: nước thải đô thị (công trình xử lý nước thải do Nhà nước đầu tư) và các loại chất thải khác.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm: điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao thuộc trách nhiệm xử lý (không bao gồm dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).

3. Trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường, bao gồm:

a) Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

b) Hoạt động của hệ thống quan trắc môi trường gồm:

- Quan trắc và phân tích các thành phần môi trường (không khí xung quanh, nước mặt lục địa, trầm tích đáy, đất, nước dưới đất và nước mưa axit…);

- Vận hành hệ thống quan trắc tự động liên tục (nước thải, nước mặt, nước dưới đất, không khí, khí thải, trạm điều hành trung tâm…);

- Vận hành hệ thống giám sát hình ảnh (camera) trực tuyến (nước thải, nước mặt, nước dưới đất, không khí, khí thải, hoạt động khai thác tài nguyên, trạm điều hành trung tâm…);

- Giám định chất thải; đo đạc nguồn thải (chất thải rắn, nước thải, khí thải, bụi và phóng xạ…) phục vụ công tác quản lý về tài nguyên và môi trường;

- Quan trắc tài nguyên nước dưới đất (quan trắc động thái nước đưới đất định kỳ, quan trắc động thái nước dưới đất tự động, quan trắc chất lượng nước dưới đất).

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của tỉnh và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, bao gồm:

a) Điều tra, khảo sát, đánh giá, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; xác lập, thẩm định và công nhận di sản thiên nhiên thuộc nhiệm vụ của tỉnh theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e, h khoản 3 Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học.

b) Hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo quy định thuộc trách nhiệm của tỉnh tại theo quy định tại điểm a, b, c, đ, e, h khoản 3 Điều 73 của Luật Đa dạng sinh học (trừ lập, thẩm định quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học).

c) Điều tra, khảo sát, thống kê số liệu hoạt động phục vụ kiểm kê khí nhà kính cấp quốc gia, cấp ngành; cập nhật danh mục cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính; thẩm định kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở; xây dựng và vận hành hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp tỉnh.

d) Hoạt động phát triển thị trường các-bon trong nước trên địa bàn tỉnh.

đ) Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu cấp tỉnh; xây dựng báo cáo đánh giá tác động, tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu cấp tỉnh.

e) Điều tra, thống kê, giám sát, đánh giá, lập danh mục chất làm suy giảm tầng ô-dôn, chất gây hiệu ứng nhà kính thuộc nhiệm vụ tại địa bàn tỉnh.

6. Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, phân loại rác tại nguồn cho tổ chức, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; tổ chức và trao giải thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng theo quy định của pháp luật.

7. Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường (đối ứng các dự án vốn viện trợ thuộc nguồn sự nghiệp môi trường), bao gồm:

a) Phối hợp trong việc ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên theo đề xuất của cơ quan trung ương có thẩm quyền; ký kết, thực hiện các thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.

b) Vốn đối ứng chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA, viện trợ về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn theo quy định của pháp luật.

8. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của tỉnh theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Đánh giá việc thực hiện phương án bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh.

c) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn.

d) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

đ) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

e) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường.

g) Xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;

h) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

i) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.

       * Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp huyện

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương.

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương (gồm: giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý; kiểm tra, giám sát việc phân loại rác tại nguồn; quản lý và vận hành các trạm trung chuyển; bao bì, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại và thu gom...).

c) Hỗ trợ xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương, bao gồm: chất thải rắn cồng kềnh; chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình; nước thải đô thị (công trình xử lý nước thải do Nhà nước đầu tư) và các loại chất thải khác.

2. Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường, bao gồm: điều tra, khảo sát, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, xử lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đối với khu vực ô nhiễm môi trường đất do lịch sử để lại hoặc không xác định được tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, gồm: khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất trong chiến tranh; khu vực bị ô nhiễm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật; khu vực đất bị ô nhiễm khác trên địa bàn thuộc trách nhiệm xử lý; xử lý ô nhiễm môi trường nước mặt sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao thuộc trách nhiệm xử lý (không bao gồm dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công).

3. Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường.

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của huyện và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

5. Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, về phân loại rác tại nguồn cho tổ chức, cộng đồng dân cư và Doanh nghiệp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; chi khen thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học cho cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật; thực hiện các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phòng ban chuyên môn và các Hội, Đoàn thể do cấp huyện tiến hành.

6. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của huyện theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Đánh giá, dự báo chất lượng môi trường nước mặt, trầm tích, khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ trên địa bàn; kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao trên địa bàn; đánh giá, dự báo chất lượng môi trường không khí trên địa bàn; điều tra, đánh giá, xác định và khoanh vùng các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, khu vực ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn.

b) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

c) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

d) Quản lý, công bố thông tin về môi trường; vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu (bao gồm cả thu nhận, xử lý, trao đổi thông tin, bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế thiết bị lưu trữ hệ thống thông tin, dữ liệu); cập nhật, đánh giá chỉ tiêu thống kê, giám sát đánh giá, và xây dựng báo cáo về môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá, xếp hạng kết quả bảo vệ môi trường.

đ) Xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình về bảo vệ môi trường (mô hình xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh - đô thị; tổ tự quản giữ gìn vệ sinh môi trường…), ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Hoạt động đánh giá phục vụ việc xác nhận về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

g) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.

       * Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã

1. Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm:

a) Điều tra, thống kê, đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường, lập danh mục chất ô nhiễm, chất thải rắn, nguồn ô nhiễm; đánh giá, dự báo tình hình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt thuộc trách nhiệm của địa phương.

b) Hỗ trợ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương (gồm: giá dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý; kiểm tra, giám sát việc phân loại rác tại nguồn; quản lý và vận hành các điểm tập kết; bao bì, trang thiết bị phục vụ cho việc phân loại và thu gom...).

c) Hỗ trợ xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương, bao gồm: chất thải rắn cồng kềnh; chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình và các loại chất thải khác.

2. Mua sắm trang thiết bị thay thế; duy trì, vận hành trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ môi trường;

3. Kiểm tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm của xã và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, ý thức, kiến thức về bảo vệ môi trường, về phân loại rác tại nguồn cho tổ chức, cộng đồng dân cư và Doanh nghiệp; phổ biến, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; chi khen thưởng về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cho tập thể, cá nhân theo quy định của pháp luật; thực hiện các Chương trình liên tịch về bảo vệ môi trường giữa ngành tài nguyên và môi trường với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các phòng ban chuyên môn và các Hội, Đoàn thể do cấp xã tiến hành.

5. Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của xã theo quy định của pháp luật, bao gồm:

a) Kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm sông, hồ sông, suối, kênh, rạch, hồ, đầm, ao.

b) Tiếp nhận, xác minh, xử lý phản ảnh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường; hội thảo phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

c) Phòng ngừa, ứng phó khắc phục sự cố môi trường.

d) Tổ chức thu thập thông tin về môi trường, báo cáo môi trường theo quy định của pháp luật.

đ) Xây dựng và duy trì hoạt động các mô hình về bảo vệ môi trường (mô hình xây dựng nếp sống văn hóa - văn minh - đô thị; tổ tự quản giữ gìn vệ sinh môi trường…), ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Hoạt động của Ban điều hành, Văn phòng thường trực về bảo vệ môi trường được cấp có thẩm quyền quyết định.

        II. Chính sách hỗ trợ cho người thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương được quy định như sau:

1. Đối tượng hỗ trợ: người làm việc được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã căn cứ vào công việc bảo vệ môi trường trên địa bàn huy động hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ khoản 6 Điều 4 và điểm a, điểm b khoản 1; khoản 2; khoản 3, khoản 4; điểm a, điểm b, điểm đ khoản 5 Điều 5 của Quy định này. Số lượng người hỗ trợ cụ thể như sau: không quá 10 người/thành phố; không quá 05 người/huyện; không quá 02 người/xã, phường, thị trấn.

2. Nội dung hỗ trợ:

a) Hỗ trợ ngày công làm việc: 220.000 đồng/người/ngày.

b) Hỗ trợ tiền ăn trưa: 40.000 đồng/người/ngày.

           Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khóa X, kỳ họp thứ 15 (chuyên đề) thông qua ngày 06 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024; thay thế Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nhiệm vụ chi bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. /.


(Đính kèm Nghị quyết 03/2024/NQ-HĐND)

Tại đây: 1.NQ NHIEM VU CHI BVMT VÀ CS HO TRO BVMT CAP HUYEN, XA.signed.pdf

False
Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinQuy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2024-06/Screenshot 2024-06-18 155059_Key_18062024155136.png
6/14/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Trong thời gian qua, việc thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương.


Screenshot 2024-06-18 155059.png

Đến thời điểm hiện nay, để mức thu phí phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo sự tương đồng và đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân, Ngày 07 tháng 6 năm 2024, HĐND tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương thay thế Nghị quyết số 02/2020/NQ-HĐND.

Screenshot 2024-06-18 152256.png


Theo đó, Nghị quyết quy định mức thu phí thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các nhóm: Dự án xử lý chất thải và cải thiện môi trường; Dự án công trình dân dụng; Dự án hạ tầng kỹ thuật; Dự án nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; Dự án Giao thông; Dự án Công nghiệp; Dự án về khai khác, chế biến khoáng sản; Dự án khác và mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với Dự án về thăm dò, khai khác, chế biến khoáng sản.

NQ PHI THAM DINH BC DANH GIA TAC DONG MOI TRUONG.signed.pdf

Nghị quyết số 05/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 01/7/2024./.

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức chi cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương Thông tinTinQuy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức chi cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương /CMSImageNew/2024-06/Screenshot 2024-06-18 154554_Key_18062024154716.png
6/14/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

Để triển khai thi hành kịp thời, thống nhất, hiệu quả Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 14 tháng 02 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; ngày 07 tháng 6 năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND quy định tiêu chí thành lập, số lượng thành viên; mức chi cho Tổ bảo vệ an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


Screenshot 2024-06-18 154554.png

Theo đó, Nghị quyết quy định các chính sách hỗ trợ như:

1. Hỗ trợ hàng tháng

a) Tổ trưởng: 5.000.000 đồng/người/tháng.

b) Tổ phó: 4.700.000 đồng/người/tháng.

c) Tổ viên: 4.500.000 đồng/người/tháng.

2. Hỗ trợ bồi dưỡng khi được cấp có thẩm quyền triệu tập, điều động

a) Hỗ trợ 150.000 đồng/người/đêm khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ, khi thực hiện công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật về lao động nhưng không quá 10 đêm/người/tháng.

b) Khi làm nhiệm vụ tại những nơi thuộc đơn vị hành chính cấp xã trọng điểm về quốc phòng được bồi dưỡng ngày công lao động tăng thêm: 70.000 đồng/ngày/người.

Ngoài ra, Nghị quyết còn quy định các chế hộ hỗ trợ đối với: Hỗ trợ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế; Hỗ trợ trang phục cá nhân, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận; Hỗ trợ cho người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà chưa đủ điều kiện để quỹ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế chi trả khi bị ốm đau, bị tai nạn, bị thương, bị chết khi làm nhiệm vụ; Hỗ trợ kinh phí hoạt động của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự.

Nghị quyết số 06/2024/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 01/7/2024./.

FalseNguyễn Thị Bảo Khuyên
Bình Dương ban hành Quy định phân cấp, phối hợp quản lý nhà nước về hành nghề Y, Dược tư nhân trên địa bàn tỉnhThông tinTinBình Dương ban hành Quy định phân cấp, phối hợp quản lý nhà nước về hành nghề Y, Dược tư nhân trên địa bàn tỉnh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/14/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 10/6/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND Quy định phân cấp, phối hợp quản lý nhà nước về hành nghề Y, Dược tư nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương, với các nội dung phân cấp như sau:

1. Sở Y tế trực tiếp quản lý; thanh tra, kiểm tra; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các cơ sở sau:

a) Cơ sở hành nghề y:

- Bệnh viện (bao gồm Bệnh viện đa khoa; Bệnh viện y học cổ truyền; Bệnh viện răng hàm mặt; Bệnh viện chuyên khoa).

- Phòng khám đa khoa.

- Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám bác sỹ y khoa, Phòng khám y học cổ truyền, Phòng khám răng hàm mặt theo hình thức doanh nghiệp.

- Phòng khám liên chuyên khoa.

- Phòng khám dinh dưỡng.

- Nhà hộ sinh.

- Cơ sở xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh.

- Cơ sở tâm lý lâm sàng.

- Cơ sở cấp cứu ngoại viện.

- Cơ sở lọc máu.

- Các hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác chưa phân cấp cho cấp huyện.

b) Cơ sở hành nghề dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế:

- Cơ sở sản xuất: Dược phẩm, thuốc Y học cổ truyền, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, thiết bị y tế.

- Cơ sở kinh doanh tổ chức theo loại hình doanh nghiệp, Công ty, chi nhánh bán buôn hoặc có vốn đầu tư nước ngoài (thuốc, dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, mỹ phẩm, thiết bị y tế...).

- Nhà thuốc bệnh viện.

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm, bảo quản và xuất nhập khẩu thuốc; vắc xin, sinh phẩm y tế.

c) Cơ sở dịch vụ tiêm chủng.

d) Phúc tra khi cần thiết hoặc khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Y tế tại một số cơ sở HNYDTN thuộc phạm vi phân cấp của cấp huyện quản lý.

2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp quản lý; kiểm tra; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đối với các cơ sở sau:

a) Cơ sở hành nghề y:

- Phòng khám chuyên khoa, Phòng khám bác sỹ y khoa, Phòng khám y học cổ truyền, Phòng khám răng hàm mặt theo hình thức hộ kinh doanh.

- Phòng chẩn trị y học cổ truyền.

- Phòng khám y sỹ đa khoa.

- Cơ sở dịch vụ cận lâm sàng bao gồm các hình thức sau đây: Cơ sở xét nghiệm; Cơ sở chẩn đoán hình ảnh.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình.

- Cơ sở kỹ thuật phục hình răng.

- Cơ sở kỹ thuật phục hồi chức năng.

- Cơ sở dịch vụ điều dưỡng.

- Cơ sở dịch vụ hộ sinh.

- Cơ sở chăm sóc giảm nhẹ.

- Cơ sở kính thuốc có thực hiện việc đo, kiểm tra tật khúc xạ.

b) Cơ sở hành nghề dược, mỹ phẩm, thiết bị y tế:

- Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm: nhà thuốc, quầy thuốc, cơ sở bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền; thuốc thành phẩm y học cổ truyền.

- Cơ sở bán lẻ mỹ phẩm.

- Đại lý bán vắc xin, sinh phẩm y tế cho doanh nghiệp kinh doanh vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Cơ sở bán lẻ thiết bị y tế.

c) Phúc tra khi cần thiết hoặc khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Bộ Y tế,… tại một số cơ sở HNYDTN thuộc phạm vi phân cấp.

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra các cơ sở HNYDTN thuộc phạm vi phân cấp. 

Quyết định số 11/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024./.

Screenshot (83).png

Chi tiết xem tại đây: 11-2024-QD_signed.pdf

FalsePhòng VB-TT
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio