Công tác xây dựng
Thứ 3, Ngày 27/08/2019, 14:00
Hội nghị góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
27/08/2019 | Phòng VB-TT


1.jpg 

       Sáng 22-8, tại Trung tâm Hành chính tỉnh, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị.

      Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội thông qua vào năm 2015. Trong 4 năm qua, Luật đã phát huy hiệu quả, tạo cơ sở pháp lý, tăng cường chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là chưa đảm bảo tính đồng bộ, còn chồng chéo, quá trình ban hành chưa đáp ứng được yêu cầu về tiến độ, chất lượng.

     Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do có bất cập lớn liên quan đến cơ quan chủ trì, tiếp thu dự thảo luật; quy trình xem xét, thông qua đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; quy trình rút gọn trong ban hành văn bản…


2.jpg

Bà Nguyễn Anh Hoa - Giám đốc Sở Tư pháp góp ý dự thảo Luật

        Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung 44 điều về nội dung và 6 điều về kỹ thuật. Cụ thể, về trách nhiệm và sự phối hợp của các cơ quan trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Luật đưa ra 2 phương án.

        Theo phương án 1, việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết được chuyển từ cơ quan chủ trì thẩm tra sang cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết. Còn phương án 2 giữ như quy định hiện hành, tức là cơ quan thẩm tra của Quốc hội vẫn chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết. Đồng thời, dự án Luật bổ sung một số quy định nhằm tăng cường trách nhiệm, nâng cao hiệu quả phối hợp của cơ quan chủ trì thẩm tra và cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội trình dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý.

       Tại hội nghị, các đại biểu cơ bản tán thành việc cần thiết phải sửa đổi Luật này. Đồng thời tập trung phân tích, chỉ rõ những hạn chế cần sửa đổi nội dung một số điều cho bảo đảm tính liên tục, thống nhất trong quá trình xây dựng dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết từ khi nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, đề xuất chính sách, soạn thảo, trình đến giai đoạn chỉnh lý dự thảo; bảo đảm sự phù hợp giữa nội dung của dự thảo với các chính sách đã được thông qua, tạo sự liền mạch hơn trong việc tổ chức thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết sau khi được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, đại biểu cũng cho ý kiến những nội dung liên quan đến việc bỏ quy trình lập đề nghị xây dựng đối với một số nghị định; thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, vấn đề lấy ý kiến người dân, đối tượng chịu sự tác động…

3.jpg

Ông Phạm Trọng Nhân - Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh phát biểu tại hội nghị

      Kết luận hội nghị, ông Phạm Trọng Nhân ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến góp ý của các đại biểu, thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc đóng góp xây dựng dự thảo luật. Các ý kiến góp ý sẽ được Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổng hợp chuyển đến Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội sắp tới./.


(Nguồn: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

 

Lượt người xem:  Views:   1543
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio