Công tác thanh tra
Thứ 5, Ngày 01/06/2023, 18:00
Tìm hiểu một số quy định mới của Luật Thanh tra năm 2022 về kết luận thanh tra
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/06/2023

    Ngày 14/11/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Thanh tra năm 2022 thay thế Luật Thanh tra năm 2010. Liên quan đến kết luận thanh tra, Luật Thanh tra năm 2022 có một số q​uy định mới như sau:

     1. Về việc xây dựng dự thảo kết luận thanh tra

     Theo khoản 1 Điều 75 Luật Thanh tra năm 2022, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanh tra, người ra quyết định thanh tra giao Trưởng đoàn thanh tra xây dựng dự thảo kết luận thanh tra. Thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra được tính từ ngày người ra quyết định thanh tra giao xây dựng dự thảo kết luận thanh tra và được quy định như sau:

     a) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày;

      b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục, Thanh tra tỉnh tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 20 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày;

     c) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành, thời gian xây dựng dự thảo kết luận thanh tra không quá 15 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 20 ngày.

      So với trước đây thì Luật Thanh tra năm 2022 đã quy định cụ thể thời hạn xây dựng dự thảo kết luận thanh tra.

       2. Về thẩm định dự thảo kết luận thanh tra

      Theo Thông tư số 06/2021/TT-TTCP, khi nhận được dự thảo kết luận thanh tra, Người ra quyết định thanh tra tổ chức việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra để bảo đảm việc ban hành Kết luận thanh tra chính xác, khách quan. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra của Đoàn thanh tra do thanh tra huyện, thanh tra sở tiến hành được thực hiện khi cần thiết.

     Đến Luật Thanh tra năm 2022, tại Điều 77 quy định dự thảo kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ, dự thảo kết luận thanh tra hành chính của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh phải được thẩm định trước khi ký ban hành. Việc thẩm định dự thảo kết luận thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ và Thanh tra tỉnh, dự thảo kết luận thanh tra của các cơ quan thanh tra khác được thực hiện khi cần thiết.

     3. Về ban hành kết luận thanh tra

     Theo quy định tại Điều 78 Luật Thanh tra năm 2022, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận thanh tra, người ra quyết định thanh tra ký ban hành kết luận thanh tra và chịu trách nhiệm về kết luận, kiến nghị của mình. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra để bảo đảm việc ban hành kết luận thanh tra đúng thời hạn theo quy định.

     Đối với dự thảo kết luận thanh tra về vụ việc liên quan đến an ninh, quốc phòng, vụ việc quan trọng, phức tạp thuộc diện chỉ đạo, theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh hoặc có yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp thì người ra quyết định thanh tra phải có văn bản báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

     Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản báo cáo, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung được báo cáo; trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước không trả lời hoặc không có ý kiến khác với dự thảo kết luận thanh tra thì người ra quyết định thanh tra ban hành ngay kết luận thanh tra. Trường hợp Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp có ý kiến bằng văn bản yêu cầu bổ sung, làm rõ về nội dung dự thảo kết luận thanh tra thì chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đó, người ra quyết định thanh tra phải hoàn thiện, ban hành kết luận thanh tra.

     4. Về công khai kết luận thanh tra

     Điều 79 Luật Thanh tra năm 2022 quy định rõ kết luận thanh tra phải được công khai toàn văn, trừ nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc bí mật khác theo quy định của luật. Về các hình thức công khai kết luận thanh tra cũng có điểm mới so với trước đây.

    Theo Điều 39 Luật Thanh tra năm 2010, có 05 hình thức công khai bao gồm: a) Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo; b) Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng; c) Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra; đ) Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo hình thức công bố tại cuộc họp và lựa chọn ít nhất một trong các hình thức công khai còn lại.

     Luật Thanh tra năm 2022 quy định chỉ còn 04 hình thức công khai: a) Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp; b) Tổ chức cuộc họp công bố kết luận thanh tra với thành phần bao gồm người ra quyết định thanh tra, Đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo; c) Thông báo trên ít nhất một phương tiện thông tin đại chúng. Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra Tổng cục, Cục tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở trung ương; đối với cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra sở, Thanh tra huyện tiến hành thì thông báo trên một phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương; d) Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra.

     Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra theo hình thức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan thanh tra hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp và một trong các hình thức công khai còn lại.

     Như vậy, Luật Thanh tra năm 2022 cơ bản kế thừa các quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Thông tư số 06/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động của Đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra và có sửa đổi, bổ sung một số quy định mới, cụ thể hơn, chặt chẽ hơn nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có liên quan, qua đó khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra./.

Lượt người xem:  Views:   442
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio