Hỗ trợ pháp lý
Thứ 3, Ngày 02/06/2020, 15:00
Nâng cao hiệu quả hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua mạng lưới tư vấn viên
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
02/06/2020

     Thứ nhất: Hình thành và phát triển mạng lưới tư vấn viên chuyên nghiệp trong lĩnh vực pháp lý

     Thời gian qua, cơ chế cho hoạt động thiết lập, duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp được dựa trên căn cứ pháp lý là Quyết định 585/QĐ-TTg. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì các quy định pháp lý để tạo cơ sở hình thành và phát triển mạng lưới tư vấn viên nói chung và mạng lưới tư vấn viên pháp lý nói riêng đã khá đầy đủ. Vấn đề này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 14 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể: "Các bộ, cơ quan ngang bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xây dựng mạng lưới tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi là mạng lưới tư vấn viên). Doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn, giảm chi phí tư vấn khi sử dụng dịch vụ tư vấn thuộc mạng lưới tư vấn viên". Nội dung này tiếp tục được quy định chi tiết tại Điều 13 Nghị định 39/2018/NĐ-CP, theo đó "Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên trên Cổng thông tin quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trang thông tin điện tử của các bộ, cơ quan ngang bộ để lựa chọn tư vấn viên hoặc tổ chức tư vấn và dịch vụ tư vấn phù hợp nhu cầu của doanh nghiệp". Trên cơ sở quy định nêu trên, ngày 29/3/2019 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 06/2019/TTBKHĐT hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của mạng lưới tư vấn viên; hỗ trợ tư vấn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua mạng lưới tư vấn. Các văn bản nêu trên đã quy định các tiêu chí cụ thể để hình thành mạng lưới tư vấn viên, quy trình, điều kiện để doanh nghiệp được hỗ trợ tư vấn thông qua mạng lưới tư vấn.

     Đối với hoạt động hỗ trợ pháp lý thông qua mạng lưới tư vấn viên còn được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp (thay thế Nghị định số 66/2008/NĐ-CP), cụ thể:

"1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo lĩnh vực quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ thông qua danh sách tư vấn viên pháp luật được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ đó.

2. Sau khi thỏa thuận dịch vụ tư vấn pháp luật với tư vấn viên pháp luật phù hợp thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc bằng phương thức điện tử đến bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị hỗ trợ chi phí tư vấn pháp luật về vụ việc, vướng mắc".

     Nghị định số 55/2019/NĐ-CP cũng quy định cụ thể điều kiện, thời gian, thủ tục, hồ sơ để được tư vấn pháp luật và mức chi phí hỗ trợ đối với từng doanh nghiệp. Như vậy, tính đến thời điểm hiện tại, hành lang pháp lý để hình thành và phát triển mạng lưới tư vấn viên pháp luật đã tương đối đồng bộ và đầy đủ. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thông qua mạng lưới tư vấn viên thì trong thời gian tới, các bộ, ngành Trung ương cần sớm xây dựng và công bố danh sách các tư vấn thuộc bộ, ngành quản lý. Để có thể làm được điều này cần phải đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể rõ ràng và có cơ chế thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia mạng lưới tư vấn viên, đặc biệt là những tổ chức hỗ trợ, tư vấn pháp lý chuyên nghiệp và các tư vấn viên (luật sư, luật gia, chuyên gia pháp lý) có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn sâu trong lĩnh vực tư vấn. Các bộ, ngành Trung ương và các cơ quan, ban ngành ở địa phương cần sớm công bố danh sách các tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn và chủ động truyền thông rộng rãi tới cộng đồng doanh nghiệp để doanh nghiệp biết và tiếp cận sử dụng dịch vụ hỗ trợ tư vấn thông qua hệ thống mạng lưới này.

     Thực tế đã chứng minh những nhân tố và điều kiện ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ mạng lưới nào cũng như những giá trị tích cực của mạng lưới mang lại, đều bắt nguồn từ những yếu tố cơ bản sau đây: mạng lưới có mục tiêu, quy chế rõ ràng; phải mang tính thực tế, có tác dụng tích cực cho đối tượng thụ hưởng. Mạng lưới phải ổn định về tổ chức, có sự phân công, phân quyền, chia sẻ bổn phận một cách hợp lý; có cơ chế pháp lý để hoạt động ổn định. Nguồn lực hoạt động của mạng lưới phải đảm bảo mặc dù lợi ích vật chất không phải là động lực chính, tuy nhiên, việc tham gia mạng lưới cũng phải đảm bảo mang lại lợi ích vật chất, tinh thần cho các cộng tác viên tham gia, đảm bảo duy trì ổn định của mạng lưới. Đồng thời mạng lưới phải có cơ chế giám sát, công khai minh bạch.

     Đây là những nhân tố cơ bản để hình thành, duy trì và phát triển của mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp. Thực tế mô hình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp đã và đang rất phát triển và hoạt động rất có hiệu quả tại các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc thông qua việc liên kết giữa Bộ Tư pháp với đội ngũ luật sư, luật gia, các hiệp hội doanh nghiệp tại các địa phương. Cần tham khảo kinh nghiệm mô hình các nước này để tổ chức xây dựng và vận hành mạng lưới tư vấn viên nói chung và tư vấn viên pháp luật nói riêng.

     Thứ hai: Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trong quá trình vận hành mạng lưới tư vấn

     Việc triển khai hoạt động mang lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp là một hoạt động rất khó khăn, vì thực tế thói quen sử dụng dịch vụ tư vấn của doanh nghiệp chưa nhiều, nhất là các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa cơ hội tiếp cận dịch vụ pháp lý còn ít hơn nhiều so với các doanh nghiệp ở thành phố lớn. Thực tế, có nhiều vấn đề pháp lý phức tạp mang tính chất liên ngành, đòi hỏi các ngành phải cùng nhau phối hợp giải quyết, vì vậy trong quá trình vận hàng mạng lưới tư vấn nói chung và tư vấn pháp lý nói riêng cần có sự tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các hiệp hội, các tổ chức hành nghề luật sư từ trung ương xuống địa phương trong công tác hỗ trợ tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thông qua mạng lới tư vấn viên.

     Thứ ba: Tăng cường công tác bồi dưỡng kỹ năng và chuyên môn cho mạng lới tư vấn viên

     Hiện nay các tổ chức tư vấn pháp lý và các cộng tác viên tư vấn giỏi tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn, đội ngũ cộng tác viên tư vấn ở các địa phương, đặc biệt là các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn còn ít về số lượng và hạn chế hơn về chuyên môn, vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục có cơ chế để tổ chức thường xuyên các lớp bồi dưỡng chuyên sâu, các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm giữa các các cộng tác viên trong quá trình vận hành mạng lưới tư vấn, giúp các cộng tác viên nâng cao kỹ năng và kiến thức pháp lý trong quá trình hỗ trợ, tư vấn cho doanh nghiệp.

     Thứ tư: Tổ chức các buổi tư vấn, tọa đàm theo chuyên pháp lý đề giữa mạng lưới tư vấn viên pháp luật và doanh nghiệp

     Trong những năm gần đây, việc tổ chức đối thoại giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp đã được quan tâm tổ chức thường xuyên hàng năm, có những tỉnh còn quan tâm tổ chức đối thoại định kỳ hàng quý giữa các cơ quan ban ngành và doanh nghiệp. Thông qua các buổi đối thoại này, đã có không ít doanh nghiệp giải tỏa được các bức xúc, vướng mắc pháp lý trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, thời gian tới, sau khi danh sách mạng lưới tư vấn được công bố trên website các bộ ngành; thiết nghĩ hàng năm các cơ quan nhà nước cùng cần phải hỗ trợ tổ chức các buổi tư vấn, tọa đàm chuyên đề pháp lý giữa một bên là các tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn và một bên là doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn. Nhà nước đóng vai trò như là trung gian để kết nối hệ thống mạng lưới tư vấn viên tới cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua buổi tư vấn, tọa đàm đối thoại trực tiếp giữa các bên, một mặt sẽ giúp doanh nghiệp được trực tiếp tư vấn, giải đáp các vướng mắc pháp lý, mặt khác sẽ giúp ngày càng nhiều doanh nghiệp biết đến và sử dụng nhiều hơn các dịch vụ tư vấn pháp lý từ hệ thống mạng lưới tư vấn viên, qua đó sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới tư vấn viên pháp luật.

     Thứ năm: Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động hỗ trợ của mạng lưới tư vấn pháp luật

     Trong giai đoạn hiện nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc kết nối internet, xây dựng các phần mềm ứng dụng để tập huấn, trao đổi, chia sẻ giữa cộng tác viên với cộng đồng doanh nghiệp là vô cùng qua trọng. Điều đó sẽ làm gia tăng khả năng tác động đến cộng đồng doanh nghiệp, đồng thời giảm thiểu chi phí cho các hoạt động tư vấn, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Vì vậy, trong việc triển khai duy trì mạng lưới tư vấn pháp luật cho doanh nghiệp thời gian tới, cần đưa các ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các thiết kế của chương trình hỗ trợ pháp lý.

Kết luận: Nhu cầu hỗ trợ pháp lý thì nhiều, đối tượng có nhu cầu hỗ trợ pháp lý đa dạng, mà nguồn lực Nhà nước thì có hạn. Hơn nữa, việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ pháp lý mang tính truyền thống như hội thảo, tọa đàm, tập huấn về pháp luật kinh doanh đã có nhiều thay đổi thông qua việc ứng dụng các kỹ thuật truyền thông như phát thanh, truyền hình. Vì vậy, việc tổ chức hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo mô hình mạng lưới tư vấn viên sẽ đem nhiều hiệu quả, tác động trực tiếp./.

Nguồn: Tạp chí Luật sư Việt Nam số 11 (tháng 11/2019) – Chuyên trang về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa​

Lượt người xem:  Views:   762
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio