Hỗ trợ pháp lý
Thứ 2, Ngày 01/06/2020, 15:00
Tổng quan về chế định hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/06/2020

      Nghiên cứu văn bản của Nhà nước về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa từ giai đoạn trước năm 2017, chúng ta thấy, trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 05/5/2010 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP nhằm triển khai thực hiện tích cực, đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển và phát huy mọi khả năng và nguồn lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV.

Ngày 07/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1231/QĐ-TTg về phê duyệt Kế hoạch phát triển DNNVV giai đoạn 2011- 2015, xác định quan điểm, mục tiêu, giải pháp hỗ trợ DNNVV: mục tiêu tổng quát của kế hoạch là đẩy nhanh tốc độ phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh của DNNVV, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và lành mạnh để các DNNVV đóng góp ngày càng cao vào phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.

     Để thực hiện mục tiêu tổng quát đó, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp thực hiện kế hoạch, gồm: 1) hoàn thiện khung pháp lý về gia nhập, hoạt động và rút lui khỏi thị trường của doanh nghiệp; 2) hỗ trợ tiếp cận tài chính, tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho DNNVV; 3) hỗ trợ đổi mới công nghệ và áp dụng công nghệ mới trong các DNNVV; 4) phát triển nguồn nhân lực cho các DNNVV, tập trung vào nâng cao năng lực quản trị cho các DNNVV; 5) đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp cận đất đai cho các DNNVV; 6) cung cấp thông tin hỗ trợ DNNVV và xúc tiến mở rộng thị trường cho DNNVV; 7) xây dựng hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV; 8) quản lý thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV.

     Mặc dù các giải pháp hỗ trợ DNNVV giai đoạn 2011-2015, Chính phủ không quy định riêng giải pháp hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Chính phủ đã ban hành một nghị định riêng về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Theo đó, Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28/5/2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp được ban hành, Chương trình hỗ trợ pháp lý liên ngành dành cho doanh nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm theo Quyết định số 585/QĐ-TTg ngày 05/5/2010 (giai đoạn 2010-2014) và Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 28/11/2014 (giai đoạn 2015-2020). Những văn bản đó đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với vấn đề hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, để thực hiện mục tiêu nâng cao nhận thức pháp luật của doanh nghiệp, từng bước hình thành thói quen tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

      Qua 11 năm thi hành Nghị định số 66/2008/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp cho thấy, công tác hỗ trợ bước đầu góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật và sử dụng tư vấn pháp luật của doanh nghiệp. Đã tạo nên cách hiểu thống nhất trong cơ quan hành pháp từ trung ương đến địa phương về vị trí, vai trò của hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Nhiều bộ ngành, địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch, bố trí nguồn lực tài chính, tổ chức, cán bộ cho công tác hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp, gắn việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp với cải thiện môi trường đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, cải thiện chỉ số chi phí tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp.

      Từ những tác động và hiệu quả của Nghị định số 66/2008/NĐ-CP và Chương trình 585, các cơ quan chủ trì soạn thảo và thẩm định Luật Hỗ trợ DNNVV nhận thấy, cần thiết phải đưa chế định hỗ trợ pháp lý cho DNNVV vào trong Luật, để tạo hành lang pháp lý cao hơn cho hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Ngày 12/6/2017, Quốc hội đã thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV, trong đó tại khoản 3 Điều 14 Luật này quy định: "Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các hoạt động sau đây để hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa: a) Xây dựng, quản lý, duy trì, cập nhật, khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu về pháp luật; b) Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình hỗ trợ pháp lý để cung cấp thông tin, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tư vấn pháp luật".

      Cho đến nay, các chính sách hỗ trợ DNNVV đã được Chính phủ hướng dẫn đầy đủ, cụ thể tại nghị định về hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, riêng vấn đề hỗ trợ pháp lý cho DNNVV được quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định số 55/2019/NĐ-CP về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

     Có thể nói, hành lang pháp lý để thực hiện hỗ trợ pháp lý cho DNNVV đã được ban hành đầy đủ từ góc độ luật, nghị định; tới đây Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan sẽ tiếp tục hướng dẫn và chỉ đạo việc triển khai tại các bộ ngành, địa phương và các tổ chức đai diện doanh nghiệp./.

Nguồn: Tạp chí Luật sư Việt Nam số 11 (tháng 11/2019) – Chuyên trang về hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

​ 

Lượt người xem:  Views:   594
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio