Quốc tịch
Thứ 3, Ngày 11/08/2020, 14:00
Các điều kiện xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn giữ quốc tịch nước ngoài
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/08/2020 | Phòng HCTP&QLXLVPHC
Tại khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam quy định: Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này (Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép.

Trong thời gian qua, do chưa có hướng dẫn chi tiết nên có một số trường hợp công dân liên hệ Sở Tư pháp để làm thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài với lý do người xin nhập quốc tịch Việt Nam có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam. Khi tiếp nhận yêu cầu trên, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp giải thích cho người dân về việc họ phải thôi quốc tịch nước ngoài vì họ không thuộc trường hợp đặc biệt thì người dân có phản ứng đối với cách giải thích của cán bộ tiếp nhận hồ sơ, bởi lẽ, họ nghĩ rằng nếu họ thuộc diện có vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam thì đương nhiên sẽ được nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam.


hinh bia Luat.jpg

Để thống nhất cách hiểu và áp dụng các quy định về trường hợp đặc biệt xin nhập quốc tịch Việt Nam đồng thời xin giữ quốc tịch nước ngoài, thì từ ngày 20 tháng 3 năm 2020 (ngày có hiệu lực của Nghị định số 16/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam) đã quy định rõ hơn về các điều kiện được coi là trường hợp đặc biệt, cụ thể là:

          - Có đủ điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam;

          - Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam và việc nhập quốc tịch đồng thời giữ quốc tịch nước ngoài là có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

           - Việc xin giữ quốc tịch nước ngoài của người đó khi nhập quốc tịch Việt Nam là phù hợp với pháp luật của nước ngoài đó;

          - Việc thôi quốc tịch nước ngoài dẫn đến quyền lợi của người đó ở nước ngoài bị ảnh hưởng;

        - Không sử dụng quốc tịch nước ngoài để gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; xâm hại an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   Như vậy, theo quy định trên, thì người xin nhập quốc tịch Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam (Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam; Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam; Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam), nếu đáp ứng đủ 05 điều kiện nêu trên thì được coi là trường hợp đặc biệt và được trình Chủ tịch nước xem xét việc cho nhập quốc tịch Việt Nam mà không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

Lượt người xem:  Views:   2115
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio