Quốc tịch
Thứ 4, Ngày 28/02/2018, 10:00
Những khó khăn, bất cập trong việc thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
28/02/2018 | Phòng HCTP&QLXLVPHC

Những khó khăn, bất cập trong việc thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam

Sau gần 10 năm thực hiện Luật quốc tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thấy, pháp luật về quốc tịch cơ bản đã đánh dấu bước quan trọng trong lĩnh vực quốc tịch, bảo đảm quyền có quốc tịch Việt Nam của công dân Việt Nam; tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xác định quốc tịch Việt Nam; giải quyết kịp thời các yêu cầu xin nhập, xin thôi quốc tịch Việt Nam, qua đó, góp phần quan trọng trong việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân.

Tuy nhiên, trong bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng; Hiến pháp năm 2013 đã quy định đầy đủ quyền con người, quyền công dân; tiếp đó nhiều luật mới liên quan đến quyền con người, quyền công dân cũng được ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung. Bên cạnh đó, tình hình di cư của một bộ phận người dân từ nước này sang nước khác, tình hình di dân tự do từ Việt Nam sang các nước khác và ngược lại…Chính vì vậy, việc thi hành Luật Quốc tịch năm 2008 đã phát sinh một số vướng mắc, bất cập sau đây:

- Một số quy định còn mang tính nguyên tắc, chung chung, dẫn đến lùng túng, khó khăn khi áp dụng, thực hiện:

+ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa quy định rõ "thế nào là trường hợp đặc biệt" để được Chủ tịch nước cho phép giữ quốc tịch nước ngoài khi xin nhập quốc tịch, xin trở lại quốc tịch Việt Nam. Cụ thể:

Tại Khoản 3 Điều 19 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định "Người nhập quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người quy định tại khoản 2 Điều này, trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép gồm:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

 b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Khoản 5 Điều 23 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 quy định: "Người được trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải thôi quốc tịch nước ngoài, trừ những người sau đây trong trường hợp đặc biệt, nếu được Chủ tịch nước cho phép:

a) Là vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam;

b) Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam;

c) Có lợi cho Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"

Do chưa có quy định, hướng dẫn rõ thế nào là "trường hợp đặc biệt", nên đã gây khó khăn trong việc áp dụng điều luật này, dẫn đến nhầm tưởng là nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì khi xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam sẽ được coi là "trường hợp đặc biệt" để xin Chủ tịch nước cho giữ quốc tịch nước ngoài. Do đó, hầu hết hồ sơ xin nhập/xin trở lại quốc tịch Việt Nam đều ghi nguyện vọng được giữ quốc tịch nước ngoài đang có. Trong khi đó, các hồ sơ trên đều bị Bộ Tư pháp từ chối giải quyết theo nguyện vọng giữ lại quốc tịch nước ngoài và buộc người yêu cầu người xin nhập/người xin trở lại quốc tịch Việt Nam phải thôi quốc tịch nước ngoài.

+ Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 và các văn bản quy định chi tiết thi hành chưa xác định rõ về "nơi cư trú" để làm căn cứ xác định thẩm quyền thụ lý hồ sơ quốc tịch

Theo quy định người xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, người yêu cầu cấp Giấy xác nhận có quốc tịch Việt Nam, Giấy xác nhận gốc Việt Nam nếu cư trú ở trong nước thì nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú, nếu cư trú ở nước ngoài thì nộp hồ sơ cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đối với trường hợp xin nhập quốc tịch Việt Nam thì nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp nơi cư trú. Quy định này chưa rõ ràng, chưa xác định rõ người yêu cầu các thủ tục trên là người cư trú ổn định hay người yêu cầu chỉ đăng ký tạm trú theo diện lưu trú ở trong nước khi về thăm thân nhân, hay trường nước thăm thân nhân, du lịch… Dẫn đến một số trường hợp, Sở Tư pháp gặp khó khăn khi đề nghị cơ quan liên quan xác minh về tình trạng nhân thân và quá trình cư trú của người yêu cầu.

- Về những giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch

Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, Luật Căn cước công dân có hiệu lực thi hành, theo đó tại Khoản 1 Điều 20 Luật căn cước công dân quy định "Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam". Tuy nhiên, Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam chưa quy định loại giấy tờ này là một trong những loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam.

- Về thủ tục hành chính trong giải quyết các việc về quốc tịch

+ Về phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Theo quy định  tại điểm d khoản 1 Điều 20 và điểm d Khoản 1 Điều 24 thì một trong giấy tờ phải có trong hồ sơ của người xin nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài là Phiếu lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp. Yêu cầu này, rất khó cho người dân, và trong nhiều trường hợp là không thể thực hiện được vì:

Người có thời gian cư trú ở nước ngoài nhưng hiện nay đã về Việt Nam cư trú và xin trở lại quốc tịch Việt Nam, nếu yêu cầu đương sự quay lại nước trước kia cư trú để xin cấp Phiếu Lý lịch tư pháp thì họ không có điều kiện để quay lại nước trước kia.

Người xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài, hiện nay vẫn đang cư trú ở nước ngoài, nay họ xin trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng họ không thể bổ sung được Phiếu Lý lịch tư pháp của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài vì cơ quan có thẩm quyền nước sở tại từ chối cấp Phiếu do họ không phải là công dân của nước sở tại…

+ Về Thẻ thường trú trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam: Theo quy định tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam, Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 của Chính phủ quy định "Người xin nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam phải là người đang thường trú tại Việt Nam và được cơ quan công an có thẩm quyền của Việt Nam cấp thẻ thường trú". Đây là quy định rất khó khăn cho người xin nhập quốc tịch là người không quốc tịch, bởi lẽ để được cấp thẻ thường trú thì họ phải bảo đảm điều kiện theo quy định của Luật xuất nhập cảnh và các văn bản hướng dẫn thi hành (Khoản 4 Điều 39; khoản 1 Điều 42  Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh). Với quy định của Luật xuất nhập cảnh và các văn bản hướng dẫn thi hành thì đối với những người không quốc tịch đã cư trú ổn định trên lãnh thổ Việt Nam từ trước năm 2000 mà chưa nhập quốc tịch Việt Nam theo Điều 22 Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 sẽ không đủ điều kiện để được cấp Thẻ thường trú vì đa số người không quốc tịch không có giấy tờ chứng minh có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam. Điều đó, đồng nghĩa với việc họ sẽ không được nhập quốc tịch Việt Nam bởi sự ràng buộc trong hồ sơ nhập quốc tịch Việt Nam phải có Thẻ thường trú.

- Về văn bản thỏa thuận của cha, mẹ trong trường hợp con chưa thành niên nhập/thôi quốc tịch cùng cha hoặc mẹ

Tại Khoản 2 Điều 35 Luật quốc tịch năm 2008 quy định: Khi chỉ cha hoặc mẹ được nhập, trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam thì con chưa thành niên sinh sống cùng với người đó cũng có quốc tịch Việt Nam hoặc mất quốc tịch Việt Nam, nếu có sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ.... Quy định này chỉ thực hiện được khi cha mẹ trẻ đang trong thời kỳ hôn nhân và sống cùng với nhau. Còn trong trường hợp cha mẹ trẻ đã ly hôn (thậm chí mới ly thân nhưng không còn chung sống), không liên hệ với nhau, không biết nơi ở của nhau... thì việc yêu cầu sự thỏa thuận bằng văn bản của cha mẹ trẻ em về việc trẻ em được nhập/trở lại hoặc thôi quốc tịch Việt Nam trong nhiều trường hợp không thể giải quyết được. Vì vậy, dẫn đến nhiều trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ trẻ có quốc tịch Việt Nam, còn đứa trẻ vẫn mang quốc tịch nước ngoài do không có ý kiến nhập quốc tịch Việt Nam của cha hoặc mẹ trong hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam.

Trên đây là những khó khăn, bất cập trong quy định của pháp luật quốc tịch Việt Nam. Hiện tại, Bộ Tư pháp đã có Kế hoạch tổng kết thi hành Luật quốc tịch Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. Trên cơ sở kết quả tổng kết đánh giá thì sắp tới Luật Quốc tịch Việt Nam sẽ được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng tình hình trong nước và quốc tế như hiện nay.

Đ.T.N - Phòng HCTP

Lượt người xem:  Views:   13198
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio