Tư vấn pháp luật
Thứ 6, Ngày 12/03/2021, 15:00
Tình hình tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/03/2021 | Nguyễn Thị Vân Anh

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG

Trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 04 trung tâm tư vấn pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bình Dương, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương và Trung tâm Tư vấn pháp luật tại Bình Dương – Hội Phổ biến và Tham vấn pháp luật Việt Nam

- Về cơ cấu tổ chức: Tại thời điểm đăng ký hoạt động, các Trung tâm đáp ứng đủ điều kiện về cơ cấu tổ chức theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP là "có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật hoặc một tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động". Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 04 tư vấn viên pháp luật, 02 luật sư hành nghề với tư cách cá nhân. Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương chưa đáp ứng điều kiện về cơ cấu tổ chức theo quy định pháp luật (Chỉ có 01 luật sư làm việc với tư cách cá nhân).

- Về kết quả hoạt động tư vấn pháp luật: Từ ngày 01/10/2019 đến 30/9/2020 đã tư vấn miễn phí 9.225 vụ việc với hơn 18.686 lượt người tư vấn pháp luật. So với năm 2019, tăng 7.212 vụ việc và 11.451 lượt người tư vấn pháp luật

Ngoài hình thức tư vấn pháp luật trực tiếp tại trung tâm, các trung tâm còn thực hiện tư vấn qua nhiều hình thức đa dạng như tư vấn qua điện thoại, tư vấn qua mạng xã hội, hộp thư điện tử, trang thông tin điện tử, tư vấn lưu động, tư vấn qua chuyên mục trên báo (Báo Bình Dương, tạp chí Lao động Bình Dương), Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Bình Dương… Nội dung tư vấn trong các lĩnh vực pháp luật về công đoàn, lao động, hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình…Đối tượng tư vấn gồm nhiều thành phần khác nhau, chủ yếu là công đoàn viên, người lao động, người nghèo.

- Tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật: 01 vụ việc.

- Hoạt động hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động thông qua khiếu nại, tố cáo, hòa giải viên: 80 vụ việc với tổng tiền bồi thường 533 triệu đồng.

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Trung tâm Tư vấn pháp luật Công đoàn tỉnh Bình Dương phối hợp Đài Phát thanh truyền hình tỉnh tư vấn trên sóng phát thanh trong chương trình "Đồng hành cùng Công nhân" được 104 cuộc, tư vấn cho 202 lượt người với hơn 300 vấn đề; Phối hợp với 26 lượt công đoàn cấp trên cơ sở,  nắm tình hình và tư vấn cho công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên, CNLĐ trong việc giải quyết tranh chấp lao động tại các CĐCS có dấu hiệu bất ổn.

  • Nhìn chung, các Trung tâm Tư vấn pháp luật đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, góp phần trong việc nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đặc biệt là các đối tượng nghèo, không có điều kiện thụ hưởng các dịch vụ pháp lý có thu thù lao. Bình Dương với đặc điểm là tỉnh công nghiệp, lực lượng công nhân đến và làm việc với số lượng lớn, hoạt động tư vấn pháp luật, đặc biệt là pháp luật về công đoàn, việc làm đã góp phần trong việc giảm tải các tranh chấp về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về tư vấn pháp luật, cụ thể:

- Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chấm dứt nội dung đăng ký hoạt động cho trung tâm tư vấn pháp luật, cấp giấy đăng ký trợ giúp pháp lý, cấp thẻ tư vấn viên pháp luật…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong năm 2020, Sở đã tiếp nhận và giải quyết 02 thủ tục hành chính về tư vấn pháp luật.

- Công tác thanh tra, kiểm tra: Thường xuyên rà soát, kiểm tra để kịp thời phát hiện trung tâm tư vấn pháp luật không còn đủ điều kiện hoạt động và có biện pháp giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương, Sở Tư pháp đã đôn đốc, nhắc nhở hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo đúng quy định pháp luật.

- Về công tác phối hợp với các cơ quan chủ quản: Tổ chức cuộc họp với các cơ quan, tổ chức chủ quản của các trung tâm tư vấn pháp luật nhằm nâng cao hoạt động tư vấn pháp luật trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

Bên cạnh các kết quả đạt được, còn những hạn chế, tồn tại sau:

Kinh phí hoạt động còn hạn hẹp do hoạt động của các Trung tâm chủ yếu là tư vấn không có thù lao.

Trụ sở tuy đáp ứng yêu cầu hoạt động nhưng ở vị trí chưa thuận lợi, gây khó khăn trong việc liên hệ tư vấn của người dân. Nhân lực tại các Trung tâm còn mỏng, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hoạt động trong các công việc đòi hỏi có nhiều nhân lực như công tác tư vấn pháp luật lưu động, cấp phát tài liệu miễn phí.

Hiện nay, Trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương vẫn chưa hoàn thiện cơ cấu tổ chức (Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 1145/STP-BTTP ngày 22/8/2017 về việc kiện toàn nhân sự, cơ sở vật chất tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật và đôn đốc nhắc nhở qua hộp thư điện tử, các cuộc họp với Đoàn Luật sư tỉnh)

IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Đề nghị các tổ chức chủ quản quan tâm, hỗ trợ thêm về nguồn kinh phí và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động; đối với trung tâm Tư vấn pháp luật Đoàn Luật sư tỉnh Bình Dương không đủ số lượng nhân sự theo Điều 5 Nghị định 77/2008/NĐ-CP đề nghị khẩn trương bổ sung tư vấn viên pháp luật hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân để đáp ứng điều kiện theo đúng quy định pháp luật.

- Kiến nghị Bộ Tư pháp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ người thực hiện tư vấn pháp luật.

- Kiến nghị Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật của Nghị định 77/2008/NĐ-CP theo đó điều chỉnh các điều kiện, tiêu chuẩn của tư vấn viên pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thu hút đội ngũ này tham gia vào các trung tâm tư vấn pháp luật; sửa đổi, bổ sung một số quy định về cấp lại Giấy Đăng ký hoạt động của trung tâm; đồng thời có các định hướng để phát triển trung tâm tư vấn pháp luật phù hợp với xu hướng trong thời gian tới về kinh phí, tổ chức nhân sự.​

Hinh 1_BC Tu van phap Luat 2020.jpgHinh 2_BC Tu van phap Luat 2020.jpgHinh 3_BC Tu van phap Luat 2020.jpg

Lượt người xem:  Views:   902
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio