Đối tượng, phạm vi, tỉ lệ và thời gian thực hiện
a) Đối tượng: Vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng và vụ việc đại diện ngoài tố tụng được đánh giá là những vụ việc đã kết thúc của Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý được xác định theo Điều 10 Thông tư số 12/2018/TT-BTP.
b) Phạm vi đánh giá:
+ Vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng trong lĩnh vực hình sự, dân sự và vụ việc đại diện ngoài tố tụng của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã kết thúc được tính từ ngày 01/09/2024 đến ngày 31/08/2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Một vụ việc trợ giúp pháp lý không được đánh giá hai lần.
c) Tỉ lệ vụ việc được đánh giá:
+ 100% vụ việc trợ giúp pháp lý đã được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý thẩm định chất lượng, đánh giá hiệu quả bị phản ánh, kiến nghị với Sở Tư pháp vì cho rằng vụ việc trợ giúp pháp lý chưa đảm bảo chất lượng hiệu quả;
+ 100% vụ việc trợ giúp pháp lý do tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện;
+ 50% vụ việc trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước hoàn thành trong thời gian nêu trên đã được Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước thực hiện, đồng thời thẩm định chất lượng và đánh giá hiệu quả.
Thời gian thực hiện: Từ Quý I/2025 đến Quý III/2025 (hoàn thành trước ngày 30/09/2025).
2. Đánh giá chất lượng trợ giúp pháp lý
2.1. Đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
Việc đánh giá chất vụ việc trợ giúp pháp lý dựa trên các tiêu chí tính điểm theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP, được sửa đổi tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP; Xếp loại chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2018/TT-BTP.
- Phương pháp đánh giá:
+ Trực tiếp đánh giá qua hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý: Người được phân công đánh giá trực tiếp nghiên cứu, xem xét toàn diện hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
+ Lấy ý kiến hoặc xem xét các ý kiến phản hồi, kiến nghị hoặc ý kiến phản ánh của người được trợ giúp pháp lý, người đại diện hợp pháp của họ và cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân tổ chức khác có liên quan (nếu có);
+ Văn bản lấy ý kiến của luật sư hoặc luật gia có kinh nghiệm đối với từng lĩnh vực pháp luật (nếu cần thiết).
+ Trực tiếp chấm điểm vào Phiếu Đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý.
- Nguyên tắc đánh giá: Một vụ việc trợ giúp pháp lý do một người được phân công đánh giá thực hiện, trừ vụ việc trợ giúp pháp lý do mình thực hiện.
- Cách thức đánh giá: được tiến hành như sau:
+ Bước 1: Thành lập Tổ đánh giá;
+ Bước 2: Lập danh sách vụ việc trợ giúp pháp lý cần đánh giá;
+ Bước 3: Họp Tổ đánh giá và phân công nhiệm vụ, Tổ trưởng Tổ đánh giá tổ chức họp Tổ đánh giá và phân công hồ sơ cụ thể cho từng thành viên để tiến hành đánh giá.
+ Bước 4. Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý: Tổ đánh giá phải báo cáo cho Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá.
2.2. Đánh giá vụ việc trợ giúp pháp pháp lý thành công
Việc đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý thành công được tiến hành cùng với việc đánh giá chất lượng của từng vụ việc trợ giúp pháp lý. Căn cứ vào Quyết định số 1179/QĐ-BTP ngày 16/5/2022 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Tiêu chí xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, người đánh giá ghi kết quả đánh giá vụ việc trợ giúp pháp lý thành công vào Phiếu đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng Bổ trợ tư pháp: chủ trì, phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp thành lập Tổ đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; Ban hành Tiêu chí, bảng điểm đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và phiếu thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý; Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện đánh giá chất lượng, hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định; Phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý triển khai thực hiện Kế hoạch này.
2. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước: lập danh sách, cung cấp hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện đã được thẩm định chất lượng, đánh giá hiệu quả cho Tổ đánh giá.
3. Tổ chức hành nghề luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý có trách nhiệm lập danh sách, cung cấp hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý.
4. Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 59/2020/TT-BTC ngày 18/6/2020 của Bộ Tài chính.