Thừa phát lại
 
Tính đến ngày 08/12/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 05 Văn phòng Thừa phát lại và 12 Thừa phát lại đang hành nghề
 
 
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Phân loại
  
  
  
Thông tin về việc xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ thừa phát lại của bà Nguyễn Thị Nhuần tại Văn phòng Thừa phát lại thành phố Thủ Dầu Một TinThông tin về việc xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ thừa phát lại của bà Nguyễn Thị Nhuần tại Văn phòng Thừa phát lại thành phố Thủ Dầu Một /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/13/2023 5:00 PMNoĐã ban hành
Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thành Phố Thủ Dầu MộtThông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thành Phố Thủ Dầu Một/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/13/2023 5:00 PMNoĐã ban hành
Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 08/12/2023)TinDanh sách Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 08/12/2023)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Tính đến ngày 08/12/2023, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 05 Văn phòng Thừa phát lại và 12 Thừa phát lại đang hành nghề
12/8/2023 11:00 AMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Thông tin về việc xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ thừa phát lại của ông Ngô Văn Thuần tại Văn phòng Thừa phát lại Bình DươngTinThông tin về việc xóa đăng ký hành nghề và thu hồi Thẻ thừa phát lại của ông Ngô Văn Thuần tại Văn phòng Thừa phát lại Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/9/2023 11:00 AMNoĐã ban hànhThông tinFalse
Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Bình DươngTinThông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/9/2023 11:00 AMNoĐã ban hànhThông tinFalse
Danh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 09/6/2023)TinDanh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 09/6/2023)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/9/2023 11:00 AMNoĐã ban hànhDanh sáchFalse
Danh sách tập sự hành nghề thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 01/6/2023)TinDanh sách tập sự hành nghề thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 01/6/2023)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/1/2023 4:00 PMNoĐã ban hànhDanh sáchFalse
Danh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 07/4/2023)TinDanh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến ngày 07/4/2023)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/11/2023 4:00 PMNoĐã ban hànhDanh sáchFalse
Thông tin về việc đăng ký hành nghề và cấp Thẻ thừa phát lại cho bà Nguyễn Thị Nhuần tại Văn phòng Thừa phát lại Thủ Dầu MộtTinThông tin về việc đăng ký hành nghề và cấp Thẻ thừa phát lại cho bà Nguyễn Thị Nhuần tại Văn phòng Thừa phát lại Thủ Dầu Một/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/11/2023 4:00 PMNoĐã ban hànhThông tinFalse
Thông tin về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thủ Dầu MộtTinThông tin về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thủ Dầu Một/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/11/2023 4:00 PMNoĐã ban hànhThông tinFalse
Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương ký kết Quy chế phối hợp công tácTinSở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương ký kết Quy chế phối hợp công tác/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/10/2022 10:00 AMNoĐã ban hành

​Ngày 04/11/2021, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương đã ký kết Quy chế số 1513 QCPH/STP-THSDS về phối hợp công tác giữa Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương, thay thế Quy chế phối hợp ký kết ngày 10/10/2016. Trên cơ sở kế thừa các nội dung của Quy chế cũ, Quy chế số 1513 có sửa đổi, bổ sung một số nội dung mới để phù hợp hơn với các quy định pháp luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của hai cơ quan.

QCPH-STP-THADS.jpg


Về trợ giúp pháp lý về thi hành án dân sự, Quy chế số 1513 đã bổ sung thêm nhiệm vụ của Cục Thi hành án dân sự: chỉ đạo, quán triệt các Chi Cục thi hành án dân sự cấp huyện, công chức thuộc Cục Thi hành án dân sự tỉnh: Trong quá trình xử lý, giải quyết vụ việc liên quan đến công dân, nếu công dân thuộc diện người được trợ giúp pháp lý, có trách nhiệm giải thích quyền được trợ giúp pháp lý và giới thiệu đến tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý (nếu họ có nhu cầu trợ giúp pháp lý); Tạo điều kiện thuận lợi cho người người thực hiện trợ giúp pháp lý trong quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý trong lĩnh vực thi hành án dân sự; Xác nhận về thời gian hoặc công việc của người thực hiện trợ giúp pháp lý khi làm việc với cơ quan thi hành án.

Về theo dõi thi hành pháp luật về thi hành án dân sự, Quy chế số 1513 bổ sung thêm cụm từ "tình hình" vào tiêu đề Điều 12 và khoản 1 Điều 12 của Quy chế.

Về thực hiện công tác quản lý Quản tài viên, Quy chế số 1513 sửa đổi khoản 1 Điều 13 Quy chế theo hướng định kỳ hàng năm Sở Tư pháp phối hợp cung cấp danh sách cá nhân, tổ chức hành nghề Quản tài viên đến Cục Thi hành án dân sự tỉnh; Cục Thi hành án dân sự cung cấp cho Sở Tư pháp kết quả giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản (thay vì định kỳ sáu tháng và hàng năm như trước đây).

Về trao đổi, cung cấp thông tin, Quy chế số 1513 sửa đổi khoản 2 Điều 16 Quy chế theo hướng Cục Thi hành án dân sự tỉnh chủ động thực hiện và chỉ đạo các Chi cục Thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh cung cấp, trao đổi thông tin kịp thời các quyết định ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn đương sự, tài sản để Sở Tư pháp nhập thông tin ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn đương sự, tài sản này trong cơ sở dữ liệu công chứng được quy định tại Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của UBND tỉnh ban hành Quy chế khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Về giao ban định kỳ, Sở Tư pháp và Cục Thi hành án dân sự tỉnh thống nhất định kỳ Quý IV hàng năm tổ chức hội nghị giao ban về công tác tư pháp và công tác thi hành án dân sự (theo Quy chế cũ, định kỳ Quý II và Quý IV hàng năm tổ chức hội nghị giao ban)./.

Thông tin
Danh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Tính đến ngày 30/6/2022)TinDanh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Tính đến ngày 30/6/2022)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/30/2022 10:00 AMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
DANH SÁCH CÁC VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG  (Tính đến Ngày 20/5/2022)DANH SÁCH CÁC VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG  (Tính đến Ngày 20/5/2022)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/20/2022 9:00 AMNoĐã ban hành
Danh sáchFalseNguyễn Thị Vân Anh
DANH SÁCH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Tính đến ngày 15/6/2021)TinDANH SÁCH THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Tính đến ngày 15/6/2021)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/15/2021 5:00 PMNoĐã ban hànhDanh sáchFalseNguyễn Thị Vân Anh
DANH SÁCH CÁC VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG  (Tính đến Ngày 15/6/2021)TinDANH SÁCH CÁC VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG  (Tính đến Ngày 15/6/2021)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/15/2021 5:00 PMNoĐã ban hànhDanh sáchFalseNguyễn Thị Vân Anh
Danh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)TinDanh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/28/2021 3:00 PMNoĐã ban hànhDanh sáchFalseNgô Hoàng Nam
Tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2021Bài viếtTình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương 6 tháng đầu năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/26/2021 11:00 AMNoĐã ban hành

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỪA PHÁT LẠI

1. Về tổ chức 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 05 Văn phòng Thừa phát lại được thành lập tại địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát, (thành lập và đi vào hoạt động sớm nhất là VPTPL Dĩ An, thành lập ngày 17/01/2014 và muộn nhất là VPTPL Bến Cát thành lập ngày 26/12/2017).

Từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 14 Thừa phát lại đang hành nghề tại 05 Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các Thừa phát lại được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong các mảng hoạt động hành nghề Thừa phát lại như tống đạt văn bản, thi hành án…Các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh đều có trụ sở thuận lợi, trang thiết bị và cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo đáp ứng quá trình hoạt động.

2. Kết quả hoạt động

Kết quả hoạt động của các Văn phòng Thừa phát lại từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021 như sau:

- Số lượng các vụ việc:

+ Lập vi bằng: 2.638 vi bằng;

+ Tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự: 12.069 văn bản (trong đó tống đạt văn bản, giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan Tòa án là 27.688 văn bản và cơ quan Thi hành án 402 văn bản). Tống đạt cho Tòa án nhân dân tỉnh và Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Tòa án nhân dân và Chi cục Thi hành án dân sự các địa bàn: thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Thuận An, thành phố Dĩ An, thị xã Tân Uyên, thị xã Bến Cát.

+ Xác minh điều kiện thi hành án và Tổ chức thi hành bản án, quyết định: chưa phát sinh

- Doanh thu: Các Văn phòng Thừa phát lại đã thu được: 4.469.458.000 đồng, trong đó: chi phí lập vi bằng: 3.322.581.000 đồng; chi phí tống đạt: 1.146.877.000 đồng.

 

II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỪA PHÁT LẠI

Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về Thừa phát lại, cụ thể:

Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: Cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, chuyển hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại, cấp thẻ Thừa phát lại…một cách nhanh chóng, kịp thời, đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Sở Tư pháp đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung bộ thủ tục hành chính chuẩn hoa về Thừa phát lại; đồng thời đăng tải đầy đủ, kịp thời lên trang dịch vụ công của tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở.

Từ ngày 01/10/2020 đến ngày 31/3/2021, Sở đã thực hiện 06 thủ tục hành chính về Thừa phát lại. Tất cả các thủ tục hành chính đều được tiếp nhận và giải quyết đúng trình tự, thủ tục và thời gian theo quy định.

Trong năm 6 tháng đầu năm 2021, Sở Tư pháp đã ban hành công văn triển khai nội dung Thông tư số 05/2020/TT-BTP về thừa phát lại đến tất các văn phòng Thừa phát lại và đội ngũ Thừa phát lại trên phạm vi toàn tỉnh. Đồng thời, trong quá trình quản lý, thường xuyên giải đáp các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định pháp luật của các Thừa phát lại kịp thời.

Sở Tư pháp cũng đã bước đầu xây dựng và đi vào vận hành phần mềm quản lý vi bằng, giúp quản lý dữ liệu về vi bằng một cách đầy đủ và tiết kiệm thời gian hơn trong công tác này.

Công tác giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo: Trong 6 tháng đầu năm 2021, không có phản ánh, kiến nghị hay khiếu nại, tố cáo về Thừa phát lại.

III. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

1. Khó khăn, vướng mắc

- Các mảng hoạt động của Thừa phát lại phát triển chưa đều, chủ yếu hoạt động ở hai mảng là lập vi bằng và tống đạt văn bản. Trong đó, hoạt động tống đạt văn bản chỉ thực hiện của Tòa án, việc tống đạt giấy tờ, văn bản của cơ quan thi hành án còn ít. Hoạt động xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án không phát sinh trong 6 tháng đầu năm 2021.

- Do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh Covid – 19, nên chưa có thể tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về Thừa phát lại theo quy định mới của pháp luật.

2. Đề xuất, kiến nghị

- Đề nghị Bộ Tư pháp có những chỉ đạo, định hướng giúp các văn phòng Thừa phát lại tăng số lượng tống đạt giấy tờ, văn bản của cơ quan thi hành án dân sự .

- Đề xuất Bộ Tư pháp tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về xác minh điều kiện thi hành án và trực tiếp tổ chức thi hành án để trang bị các kiến thức pháp luật và kinh nghiệm cho Thừa phát lại trong các hoạt động này.

Hinh 1_BC 6 THANG THUA PHAT LAI 2021.jpgHinh 2_BC 6 THANG THUA PHAT LAI 2021.jpgHinh 3_BC 6 THANG THUA PHAT LAI 2021.jpg

Thông tin
Báo cáo thống kê vi bằng năm 2021 (Excel online)TinBáo cáo thống kê vi bằng năm 2021 (Excel online)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/7/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

​Đường dẫn truy cập báo cáo thống kê vi bằng năm 2021: Báo cáo thống kê vi bằng năm 2021​

Hướng dẫn nghiệp vụFalseVăn phòng Sở
Hướng dẫn sử dụng phần mềm Quản lý vi bằngTinHướng dẫn sử dụng phần mềm Quản lý vi bằng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/7/2021 9:00 AMNoĐã ban hành

 
Hướng dẫn nghiệp vụFalseVăn phòng Sở
Thông báo về việc thay đổi thông tin tài khoản thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bổ trợ tư phápTinThông báo về việc thay đổi thông tin tài khoản thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp/CMSImageNew/2020-11/bttp-TB 961-2020_Key_24112020094204.jpg
9/30/2020 10:00 AMNoĐã ban hành

Ngày 24/9/2020, Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp đã ban hành Thông báo số 961/TB-BTTP về việc thay đổi thông tin tài khoản thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp. Theo đó, kể từ ngày 18/9/2020 thông tin tài khoản thu phí, lệ phí trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp của Cục Bổ trợ tư pháp được thay đổi như sau:

1. Tên tài khoản: Cục Bổ trợ tư pháp

2. Số tài khoản: 3511.0.1118188

3. Mở tại Kho bạc nhà nước quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

4. Ngân hàng ủy nhiệm thu: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), chi nhánh Ba Đình./.

Đính kèm Thong bao so 961-TB-BTTP.pdf

bttp-TB961.jpg

Thông tinFalse
Quy định chi tiết về bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm và tập sự hành nghề Thừa phát lạiTinQuy định chi tiết về bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm và tập sự hành nghề Thừa phát lại/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/25/2020 10:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Vừa qua, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, trong đó có quy định chi tiết về bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm và tập sự hành nghề Thừa phát lại.

1. Về bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm

Một trong những nghĩa vụ của Thừa phát lại đó là tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm. Điều 6 Thông tư số 05/2020/TT-BTP quy định thời gian tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ tối thiểu là 02 ngày làm việc/năm (16 giờ/năm). Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại bao gồm một hoặc một số vấn đề sau: cập nhật, bổ sung kiến thức về Thừa phát lại, thi hành án dân sự, tố tụng và pháp luật có liên quan; bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; cách thức giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình hành nghề Thừa phát lại.

Đơn vị thực hiện việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thừa phát lại: Học viện Tư pháp hoặc Sở Tư pháp.

Các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ: Thừa phát lại nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi;  Thừa phát lại đang điều trị dài ngày tại cơ sở khám chữa bệnh đối với những bệnh thuộc danh mục chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế từ 03 tháng trở lên có giấy chứng nhận của cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.

2. Về tập sự hành nghề Thừa phát lại

Người có Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài nộp hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở. Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại, 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại, kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.

Người tập sự phải lập nhật ký tập sự tập sự hành nghề Thừa phát lại để ghi chép các công việc thuộc nội dung tập sự mà mình thực hiện trong suốt thời gian tập sự. Khi kết thúc tập sự, người tập sự phải gửi nhật ký tập sự, báo cáo kết quả tập sự đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự để xem xét công nhận hoàn thành tập sự.

Thông tư số 05/2020/TT-BTP còn quy định rõ điều kiện nhận, hướng dẫn tập sự hành nghề Thừa phát lại; quyền và nghĩa vụ của người tập sự; trách nhiệm của Thừa phát lại hướng dẫn tập sự; quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự,…

Thông tư số 05/2020/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 12/10/2020./.

Thông tinFalse
Thu hồi Thẻ thừa phát lại của ông Đoàn Sinh ViênTinThu hồi Thẻ thừa phát lại của ông Đoàn Sinh Viên/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/12/2020 6:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 11/8/2020, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 100/QĐ-STP về việc thu hồi Thẻ thừa phát​. Theo đó, Sở Tư pháp thu hồi Thẻ thừa phát lại số 122/BTP của ông Đoàn Sinh Viên do Bộ Tư pháp cấp ngày 05/7/2016 (Lý do: ông Đoàn Sinh Viên chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, chấm dứt hành nghề thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên theo Công văn số 12/VPTPLTU ngày 31/7/2020 của Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên)./.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm QD_100_STP-BTTP.signed.pdf

bttp-QD100.jpg

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Công tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020TinCông tác thi hành án dân sự theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/22/2020 3:00 PMNoĐã ban hành
Tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta trong thời gian qua luôn song hành và gắn liền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện. Cùng với đó, là yêu cầu về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, lấy thượng tôn pháp luật làm nguyên tắc nền tảng cho các hoạt động tổ chức, quản lý xã hội; bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành.
Như vậy, một trong những yêu cầu cụ thể mà cải cách tư pháp hướng đến chính là khẳng định vị trí, vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thi hành án nói chung và thi hành án dân sự nói riêng - đây là công đoạn cuối cùng, liên tục của quá trình tố tụng nhằm hiện thực hóa bản án, quyết định của Tòa án; thực thi công lý, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, công dân; góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
1. Lần đầu tiên Đảng ta ban hành văn kiện chuyên đề, ghi nhận một cách toàn diện về công tác cải cách tư pháp, trong đó có lĩnh vực thi hành án dân sự
Từ những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, chính thức khẳng định vị trí, tầm quan trọng của công tác này, ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 49-NQ/TW), với một vị thế và tầm nhìn mới, dài lâu hơn; đặt mục tiêu “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao”. 
Liên quan trực tiếp đến công tác thi hành án, Nghị quyết yêu cầu: (i) Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án; (ii) Từng bước thực hiện việc xã hội hóa và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án; (iii) Nghiên cứu chế định thừa phát lại (thừa hành viên); trước mắt, có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bước đi tiếp theo.
Nghị quyết cũng đã đề ra những nhiệm vụ, giải pháp thực hiện gồm: (i) Hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh; hoàn thiện chế định hợp đồng, bồi thường, bồi hoàn…; xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành; (ii) Chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án; nghiên cứu mô hình tổ chức để phù hợp với định hướng tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính; (iii) Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh; (iv) Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc.
Để phù hợp với tình hình thực tế, ngày 12/3/2014, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 92-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW và điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết, trong đó: “Dừng việc thực hiện chủ trương chuẩn bị điều kiện về cán bộ, cơ sở vật chất để giao Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý công tác thi hành án. Tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức các cơ quan thi hành án như hiện nay…” và không thực hiện việc “xây dựng Bộ luật Thi hành án điều chỉnh tất cả các lĩnh vực thi hành án…” theo tinh thần Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
2. Một số kết quả nổi bật đã đạt được trong việc triển khai thực hiện chủ trương cải cách tư pháp đối với công tác thi hành án dân sự thời gian qua
Thứ nhất, chính sách pháp luật và hành lang pháp lý về thi hành án dân sự ngày càng được hoàn thiện, đồng bộ tạo cơ sở vững chắc, ổn định và điều kiện thuận lợi cho hoạt động thi hành án dân sự.
Đến nay, pháp luật về thi hành án dân sự (THADS) đã tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ, gồm: Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), 03 nghị định, 02 chỉ thị, 10 thông tư liên tịch và 17 thông tư hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự. Cùng với đó, các quy định pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động THADS cũng từng bước được hoàn thiện, đồng bộ, thống nhất như Luật Giá năm 2012, Luật Phá sản năm 2014, Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2019 và năm 2017, Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng...
Thứ hai, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức được kiện toàn, chuyên nghiệp hóa, từng bước ngang tầm với nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao.
Từ năm 2008 đến nay, cơ quan THADS được tổ chức thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. Cơ cấu ngạch công chức đã được quan tâm, bổ sung tăng tỷ lệ công chức giữ chức danh tư pháp để đảm bảo nguồn lực tổ chức thi hành án. Đến nay, số lượng công chức giữ chức danh tư pháp, trực tiếp làm công tác THADS trong toàn hệ thống là 9.088 biên chế, trong đó có 4.214 chấp hành viên; 788 thẩm tra viên; 1.702 thư ký, còn lại chuyên viên và các ngạch công chức khác. Công tác thi tuyển, thi nâng ngạch, chuyển ngạch được thực hiện theo hình thức tập trung, đảm bảo tính chất cạnh tranh, chuẩn hóa cán bộ, chú trọng tuyển dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao. Công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục được quan tâm với nội dung, chương trình phù hợp hơn với từng đối tượng và thực tiễn công tác thi hành án, theo đúng yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn từng vị trí việc làm. Chế độ chính sách, đãi ngộ đối công chức, người lao động từng bước được quan tâm thực hiện, góp phần khuyến khích, động viên công chức yên tâm công tác, gắn bó với nghề. Kỷ luật, kỷ cương hành chính được tăng cường, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất trong quản lý ngành dọc, đề cao trách nhiệm người đứng đầu.
Thứ ba, các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, công cụ hỗ trợ và công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành cơ bản được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự.
Đến hết năm 2019, Bộ Tư pháp đã đầu tư xây dựng được 770/773 trụ sở làm việc cơ quan THADS gồm: 63/63 trụ sở cơ quan cấp tỉnh; 707/710 trụ sở cơ quan cấp huyện. Đối với trụ sở kho vật chứng, đã đầu tư 318/773 trụ sở kho vật chứng, trong đó có 61/63 trụ sở kho vật chứng cấp tỉnh và 257/710 trụ sở kho vật chứng cấp huyện, bước đầu bảo đảm cơ sở vật chất cho hoạt động của cơ quan THADS theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW. Ðể hiện đại hóa hoạt động quản lý, từ năm 2018, Tổng cục Thi hành án dân sự đã tích cực triển khai trên toàn quốc phần mềm về quản lý nghiệp vụ THADS. Bộ Tư pháp đã xây dựng và đang tiếp tục phát triển hệ thống truyền hình trực tuyến đa phương tiện đến 63 địa phương, tiến tới đang nghiên cứu phương án chuẩn bị điều kiện để tổ chức giao ban, hội nghị trực tuyến đến cấp Chi cục trên toàn quốc.
Thứ tư, cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn nghiệp vụ được đẩy mạnh, góp phần tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động thi hành án.
Thực hiện chủ trương về hiện đại hóa điều kiện, phương tiện làm việc đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, Bộ Tư pháp, hệ thống THADS đã tập trung triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức thi hành án, coi đây là giải pháp đột phá trong công tác THADS; vận hành hiệu quả cổng, trang thông tin điện tử, đăng tải công khai danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành án, rà soát, công bố các thủ tục hành chính, phần mềm quản lý quá trình thụ lý, tổ chức thi hành án và báo cáo thống kê THADS. Từ ngày 01/6/2017, đã thống nhất trên toàn quốc thực hiện cơ chế một cửa, hỗ trợ trực tuyến và tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; qua đó góp phần rút ngắn thời gian thi hành án, nêu cao tinh thần phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Thứ năm, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị thi hành án về việc, về tiền ngày càng cao, có xu hướng bền vững và cơ bản đạt, vượt các chỉ tiêu Quốc hội giao.
Có thể khẳng định rằng, phản ánh trực tiếp và rõ nét nhất về thực hiện các chủ trương về cải cách tư pháp trong lĩnh vực THADS phải kể đến đó chính là kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao; thu về cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, theo báo cáo thống kê trong những năm gần đây cho thấy: Năm 2011, thi hành xong 379.990 việc và trên 10.167 tỷ đồng; năm 2012, thi hành xong 395.284 việc và trên 10.344 tỷ đồng; năm 2013, thi hành xong 492.975 việc và trên 28.965 tỷ đồng; năm 2014, thi hành xong 531.095 việc và trên 38.981 tỷ đồng; năm 2015, thi hành xong 533.985 việc và trên 42.819 tỷ đồng; năm 2016, thi hành xong 530.428 việc và trên 29.097 tỷ đồng; năm 2017, thi hành xong 549.415 việc và trên 35.242 tỷ đồng; năm 2018, thi hành xong 571.708 việc và trên 34.520 tỷ đồng; năm 2019, thi hành xong  579.256 việc và trên 52.715 tỷ đồng.
Việc kiên quyết thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án tham nhũng, kinh tế trong thời gian qua đã và đang nhận được nhiều sự đồng tình, ủng hộ của dư luận xã hội (năm 2017 thu hồi trên 07 nghìn tỷ đồng, năm 2018 là gần 03 nghìn tỷ đồng, năm 2019 là trên 16.504 tỷ đồng). Công tác THADS cũng trực tiếp góp phần tích cực xử lý nợ xấu, giải phóng các nguồn lực “đóng băng” trong tranh chấp (năm 2017 đã giải phóng trên 27 nghìn tỷ đồng, năm 2018 là trên 24 nghìn tỷ đồng, năm 2019 và sáu tháng đầu năm 2020 là trên 24.250).
3. Những vấn đề đang đặt ra - thách thức đối với công tác thi hành án dân sự
Mặc dù đã được hoàn thiện một bước, song thể chế, pháp luật về THADS và một số lĩnh vực có liên quan (đất đai, tín dụng, đấu giá tài sản...) còn thiếu đồng bộ, khả thi. Chính sách pháp luật về công khai, minh bạch, đăng ký và quản lý tài sản, quản lý dòng tiền đang trong quá trình hoàn thiện; công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước còn một số kẽ hở; hoạt động tín dụng phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh của một số tổ chức tín dụng còn thiếu chặt chẽ; còn thiếu quy định về chính sách đãi ngộ, cơ chế bảo vệ cho chấp hành viên, công chức thi hành án khi thi hành công vụ; chế tài xử lý đối với việc trốn tránh, chống đối việc thi hành án chưa đủ mạnh, nhất là trong lĩnh vực thi hành án hành chính… Một số chủ trương lớn về cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW chưa được hiện thực hóa đồng bộ.
Thực tế cho thấy, số việc và tiền thụ lý tại các cơ quan THADS ngày càng nhiều và tiếp tục tăng cao qua các năm; tính chất, quy mô các vụ việc đa dạng và phức tạp, đặc biệt là các tranh chấp có yếu tố nước ngoài có xu hướng gia tăng, các loại tội phạm tham nhũng, kinh tế ngày càng tinh vi, quy mô lớn, ở diện rộng. Tổng số việc còn phải thi hành chuyển sang kỳ sau qua các năm tuy có giảm nhưng vẫn cao. Một số lượng án có điều kiện nhưng chưa tổ chức thi hành xong; số không có điều kiện thi hành án, nhất là về tiền vẫn chiếm tỷ lệ cao so với tổng số tiền phải thi hành. Nhiều vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản cho Nhà nước, giá trị phải thi hành lớn nhưng khả năng thi hành thấp. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban ngành chưa thật sự nhịp nhàng, hiệu quả. Nhiều vụ việc đương sự lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu nại nhiều lần, vượt cấp, gửi đơn đến nhiều cơ quan, ban ngành với nội dung không chính xác để kéo dài tiến độ giải quyết án, nhưng chưa có biện pháp xử lý dứt điểm. Hoạt động thừa phát lại còn nhiều lúng túng, hiệu quả  công tác THADS chưa cao. Vẫn còn có tình trạng chấp hành viên, lãnh đạo quản lý chưa sát sao công việc, còn để xảy ra sai sót, vi phạm trong thực hiện trình tự, thủ tục thi hành án. Ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án còn chưa cao. Cơ sở vật chất của các cơ quan THADS còn khó khăn, nhất là tình trạng thiếu kho vật chứng, trụ sở làm việc…
4. Hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững hơn, trong thời gian tới, công tác thi hành án dân sự cần tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau:
Một là, triển khai nhất quán việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong công tác thi hành án dân sự.
Tiếp tục quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả những chủ trương, chính sách lớn trong hoạt động THADS, đặc biệt là các nghị quyết về tăng cường, xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Nghị quyết về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, gắn với chỉ thị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, qua đó tiếp tục xây dựng các cơ quan THADS trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao mức độ tín nhiệm của nền kinh tế.
Tập trung nghiên cứu sâu sắc, tham mưu hiệu quả, chất lượng về công tác cải cách tư pháp gắn với việc tổng kết 15 năm (2005 - 2020) thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò của công tác THADS trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền công dân; đề xuất hoàn thiện đường lối lãnh đạo của Đảng đối với công tác THADS nói chung và cơ chế thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự, các vụ án tham nhũng, kinh tế.
Hai là, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành hiệu quả các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự.
Tập trung nghiên cứu, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật về THADS để kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ  những vướng mắc từ thực tiễn; đồng thời tham mưu kịp thời sửa đổi, bổ sung Luật Thi hành án dân sự, bảo đảm hiệu quả, rút ngắn thời gian, quy trình thủ tục thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế nhằm bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, nâng cao hiệu quả công tác THADS như các quy định về xử lý nợ xấu; sử dụng tiền mặt; kiểm soát tài sản, thu nhập cá nhân; thẩm định giá tài sản, bán đấu giá tài sản; áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình tố tụng; xử lý nợ xấu; phòng, chống tham nhũng; đăng ký tài sản; quản lý dòng tiền; giá; giám định tư pháp; phá sản; tương trợ tư pháp...
Ba là, đẩy mạnh việc hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ thi hành án dân sự.
Tập trung chỉ đạo quyết liệt việc tổ chức thi hành án, nhất là đối với những vụ việc trọng điểm, phức tạp, những vụ án liên quan đến tham nhũng, tín dụng, ngân hàng, những địa bàn, địa phương có lượng án lớn. Có giải pháp cụ thể, hữu hiệu thu hẹp dần lượng án tồn đọng hằng năm, chú trọng nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS được Quốc hội giao tại Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019 về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác của Viện kiểm sát nhân dân, của Tòa án nhân dân và công tác thi hành án.
Bốn là, công tác tổ chức cán bộ.
Tiếp tục quán triệt triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban cán sự Đảng Bộ Tư pháp... về kỷ luật, kỷ cương hành chính, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp; Quy định số 55-QĐ/TW ngày 19/12/2016 của Bộ Chính trị về một số vấn đề cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc và Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 25/3/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp không uống rượu, bia trong ngày làm việc.
Bám sát các nhiệm vụ, giải pháp theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW liên quan đến cải cách hành chính; sắp xếp, thu gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống THADS; tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống THADS, bảo đảm thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao. Chú trọng công tác bố trí, sử dụng cán bộ ở các khâu, các bước: Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; tuyển dụng, sắp xếp vị trí việc làm, bổ nhiệm, quy hoạch, đào tạo, điều động, luân chuyển, biệt phái; chính sách thu hút nhân tài… Nghiên cứu mô hình tổ chức cơ quan THADS khu vực sau khi có chủ trương thành lập các Tòa án khu vực. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất mô hình thống nhất đầu mối cơ quan quản lý nhà nước về công tác vào thời điểm thích hợp.
Năm là, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và công tác phối hợp liên ngành.
 Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn công tác phối hợp THADS ở cấp trung ương và cấp địa phương, đặc biệt là phối hợp trong hướng dẫn nghiệp vụ, cưỡng chế thi hành án và thống kê liên ngành. Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của Đảng trong hoạt động THADS; kịp thời uốn nắn các tổ chức cơ sở Đảng tại các Cục, Chi cục có biểu hiện vi phạm Điều lệ Đảng, thiếu ổn định, đoàn kết. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiểm tra, giám sát việc tu dưỡng rèn luyện của công chức đảng viên trên địa bàn. Chỉ đạo công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn và tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Sáu là, nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành.
Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi hành án dân sự theo phương châm “hướng về cơ sở”. Củng cố và tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và lề lối làm việc đáp ứng yêu cầu của mô hình quản lý tập trung thống nhất theo hệ thống ngành dọc. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ tại đơn vị. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Bố trí dự toán ngân sách hợp lý cho hoạt động THADS; đảm bảo điều kiện cần thiết, tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, trụ sở và kho vật chứng; hướng dẫn, điều hành dự toán thu chi ngân sách hàng năm bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Tiếp tục tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động, tích cực, tranh thủ hiệu quả kinh nghiệm của một số quốc gia có hệ thống pháp luật phát triển và các chuẩn mực quốc tế góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về THADS trong thời gian tới. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và quản lý, chỉ đạo, điều hành, góp phần rút ngắn thời gian thi hành án; xây dựng, đưa vào ứng dụng nền hành chính điện tử thông suốt, hiệu quả./.
Mai Lương Khôi
Ủy viên Ban cán sự, Thứ trưởng Bộ Tư pháp
(Nguồn từ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật: https://tcdcpl.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thi-hanh-phap-luat.aspx)
Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Tân UyênTinThông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/3/2020 11:00 AMNoĐã ban hành

  Ngày 02/6/2020, Sở Tư pháp đã cấp lại Giấy đăng ký hoạt động số 04/TP-ĐKHĐ-TPL cho Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên. Sở Tư pháp thông báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên, cụ thể như sau:

TB TPLTU HINH 1.jpgTB TPLTU HINH 2.jpg

1. Tên gọi Văn phòng Thừa phát lại:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TÂN UYÊN

2. Địa chỉ trụ sở: Số 280, Khu phố 4, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: 02743.639.393               Fax:

Email: thuaphatlaitanuyen@gmail.com

Website: thuaphatlaitanuyen.com

3. Quyết định cho phép thành lập số: 2545/QĐ-UBND ngày 05/10/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương

4. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại:

Họ và tên: Đoàn Sinh Viên     Nam/Nữ: Nam            Sinh ngày: 19/9/1986

Chứng minh nhân dân số: 025438791

Ngày cấp: 29/9/2014                  Nơi cấp: Công an Thành phố Hồ Chí Minh

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 27/3, Khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỗ ở hiện nay: Tổ 8, Khu phố 4, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

5. Danh sách Thừa phát lại (trừ Trưởng Văn phòng):

STT

Họ và tên 

Chỗ ở hiện nay

Thừa phát lại hợp danh/Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng

01

Nguyễn Hà

Căn hộ chung cư số 7.1, Lầu 7, Khối D1, Chung cư Tam Phú, đường Cây Keo, Tổ 6, Khu phố 1, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Thừa phát lại hợp danh

02

Nguyễn Thị Phương Hà

Số 15/87/1 Phạm Ngọc Thạch, phường Hiệp Thành, thành phố Thủ Dầu Một, tình Bình Dương

Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng

03

Hoàng Thị Nguyệt Nga

Tổ 8, khu phố 4, phường Tân Định, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng

04

Ngô Văn Thuần

Tổ 10, ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai

Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng


Nội dung thay đổi là việc bổ sung thêm 01 Thừa phát lại theo chế độ hợp đồng là ông Ngô Văn Thuần vào danh sách Thừa phát lại của Văn phòng.

Nội dung thông báo đã được gửi đến các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp quản lý.

TB TPLTU HINH 3.jpgTB TPLTU HINH 4.jpg



Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Quyết định về việc cấp Thẻ Thừa phát lại cho ông Ngô Văn Thuần hành nghề Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại Tân UyênTinQuyết định về việc cấp Thẻ Thừa phát lại cho ông Ngô Văn Thuần hành nghề Thừa phát lại tại Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/3/2020 11:00 AMNoĐã ban hành

Căn cứ vào Điều 15 Nghị định số 08/2020/NĐ- CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về Tổ chức và hoạt động Thừa Phát lại, ngày 04/6/2020, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 61/QĐ-STP về việc Cấp thẻ Thừa phát lại số 01/TPL cho ông Ngô Văn Thuần.

Nội dung quyết định cấp Thẻ Thừa phát lại cho ông Ngô Văn Thuần với nội dung như sau:

- Họ và tên: Ngô Văn Thuần

- Sinh ngày: 06 tháng 4 năm 1991

- Nơi hành nghề: Văn phòng Thừa phát lại Tân Uyên

- QĐ bổ nhiệm số: 73/QĐ-BTP ngày 14/01/2020

- Số thẻ Thừa phát lại: 01/TPL ngày 03/6/2020

Thong Tin cap the TPL hinh 1.jpg

Sở Tư pháp đã đăng tải danh sách người hành nghề Thừa phát lại lên trang thông tin điện tử của Sở và thông báo đến các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp quản lý theo quy định của pháp luật./.

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thuận AnTinThông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thuận An/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/13/2020 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 13/05/2020, Sở Tư pháp đã cấp lại Giấy đăng ký hoạt động số 03/TP-ĐKHĐ cho Văn phòng Thừa phát lại Thuận An. Sở Tư pháp thông báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại Thuận An, cụ thể như sau:

TB TPL THUAN AN  HINH1.jpg

1. Tên đầy đủ của Văn phòng Thừa phát lại: VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THUẬN AN

Tên giao dịch tiếng Anh:

Tên viết tắt:

2. Địa chỉ trụ sở:

- Trước khi thay đổi: Số 96, đường Ngô Quyền, khu phố Long Thới, phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

- Sau khi thay đổi: Số 96, đường Ngô Quyền, khu phố Long Thới, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Điện thoại: 02743.754.155              Fax:

Email: NgocQuang302@yahoo.com.vn Website:

3. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại:

Họ và tên: Trần Thị Ngọc Quang     Nam, nữ: Nữ

Sinh ngày: 20/11/1956

Chứng minh nhân dân số: 280325123 Ngày cấp: 05/8/2016

Nơi cấp: Công an tỉnh Bình Dương.

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Số 96, đường Ngô Quyền, khu phố Long Thới, phường Lái Thiêu, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại số: 2885/QĐ-BTP ngày 21/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại số: 347/QĐ-UBND ngày 13/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương.

Nội dung thay đổi: Thay đổi địa chỉ trụ sở Văn phòng Thừa phát lại Dĩ An từ thị xã Dĩ An sang thành phố Dĩ An do thay đổi địa giới hành chính. Thông báo thay đổi đã được gửi đến các cơ quan chức năng có liên quan để phối hợp quản lý theo quy định của pháp luật.

TB TPL THUAN AN  HINH 2.jpgTB TPL THUAN AN  HINH 3.jpg

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinUỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 20/4/2020, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1901/KH-UBND Triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
4/21/2020 6:00 PMNoĐã ban hành

​Nhằm bảo đảm triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả và nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức triển khai và thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 1901/KH-UBND Triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương với các nội dung cụ thể sau: 

KH TRIEN KHAI THUA PHAT LAI TINH BD Hinh 1.jpgKH TRIEN KHAI THUA PHAT LAI TINH BD Hinh 2.jpg

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

1.1. Phổ biến, quán triệt nội dung Nghị định số 08/2020/NĐ-CP bằng nhiều hình thức: xây dựng tờ gấp pháp luật, cập nhật thông tin về Thừa phát lại lên trang thông tin điện tử, thực hiện các chương trình pháp luật trên báo, đài, thực hiện chương trình ngày pháp luật, văn bản thông tin, phối hợp triển khai… đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan.

1.1.1 Ở cấp tỉnh

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông (Cổng thông tin điện tử của tỉnh), Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương và các sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

1.1.2. Ở cấp huyện

- Cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện: Phòng Tư pháp.

- Thời gian thực hiện: hàng năm.

1.2. Hướng dẫn, quán triệt các Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trong việc thực hiện các quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, và các sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

1.3. Rà soát các văn bản pháp luật của địa phương đã ban hành liên quan đến lĩnh vực Thừa phát lại để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, và các sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2020.

2. Rà soát, cập nhật và công bố danh sách Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại trên Trang Thông tin điện tử

- Cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

3. Xây dựng, Phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương phù hợp với tiêu chí được quy định trong Nghị định và tình hình thực tiễn tại địa phương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định pháp luật

- Cơ quan tham mưu xây dựng: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phê duyệt Đề án: Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020 và các năm tiếp theo.

4. Xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng và quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2020 -2021.

5. Rà soát, công bố thủ tục hành chính

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Sau khi Bộ Tư pháp công bố thủ tục hành chính về lĩnh vực Thừa phát lại.

6. Theo dõi, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức và thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP

- Cơ quan chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, và các sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

7. Kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức và hoạt động Thừa phát lại

- Nội dung thực hiện: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động Thừa phát lại tại các Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, và các sở, ngành có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

8. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị định

- Nội dung thực hiện: Sơ kết, tổng kết việc thực hiện theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Dự kiến Sơ kết vào năm 2023, tổng kết vào năm 2025 theo Kế hoạch của Bộ Tư pháp.

KH TRIEN KHAI THUA PHAT LAI TINH BD Hinh 3.jpg



Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Thừa phát lạiTinSở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Sau khi Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2020 (Thay thế nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP); để việc triển khai các quy định của Nghị định đạt hiệu quả, đồng thời đảm bảo việc áp dụng các quy định pháp luật về Thừa phát lại được đồng bộ, thống nhất, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 245/BTTP-STP ngày 21/4/2020 về việc triển khai Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động Thừa phát lại.
4/21/2020 2:00 PMNoĐã ban hành

Sở Tư pháp yêu cầu các Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, trong đó chú ý các nội dung sau:

1. Về đăng ký hành nghề, trang phục và Thẻ Thừa phát lại

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP:"Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hành nghề và cấp Thẻ cho Thừa phát lại của Văn phòng mình đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở.""Thẻ Thừa phát lại là căn cứ chứng minh tư cách hành nghề của Thừa phát lại. Thừa phát lại chỉ được hành nghề sau khi được đăng ký hành nghề và cấp Thẻ."

Để thực hiện nghiêm túc quy định trên, đề nghị các Văn phòng Thừa phát lại tiến hành rà soát Thẻ Thừa phát lại của các Thừa phát lại đang hành nghề tại Văn phòng. Trong trường hợp các Thừa phát lại đang hành nghề chưa làm hồ sơ cấp Thẻ hoặc Thẻ Thừa phát lại bị mất, bị hỏng thì kịp thời báo cáo bằng văn bản đến Sở Tư pháp để được hướng dẫn.

Các Thừa phát lại lưu ý khi hành nghề phải mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

2. Về việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại

Các Văn phòng Thừa phát lại tiến hành rà soát và thực hiện việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Đây là quy định bắt buộc, đề nghị các Văn phòng Thừa phát lại nghiêm túc thực hiện.

3. Về tống đạt​

Tại Khoản 1 Điều 33 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định:

"Thừa phát lại tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân trong việc giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo; tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.

Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể.".

Các Văn phòng Thừa phát lại căn cứ vào quy định nêu trên chủ động liên hệ thực hiện việc ký hợp động với các cơ quan tòa án, viện kiểm sát, thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nếu có nhu cầu; đồng thời gửi thông báo về Sở Tư pháp để biết và quản lý theo quy định.

4. Về việc lập vi bằng

- Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

- Trong quá trình lập vi bằng, đề nghị các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện nghiêm túc việc lập vi bằng theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, không được lập vi bằng trong các trường hợp theo quy định tại Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, trong đó lưu ý các trường hợp không được lập vi bằng.

- Hình thức và nội dung của vi bằng: Các Văn phòng Thừa phát lại nghiên cứu, điều chỉnh cách thức trình bày nội dung vi bằng, phải đảm bảo theo Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

- Trong quá trình lập vi bằng, tiếp tục giải thích cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng quy định tại Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Trong đó lưu ý nội dung giải thích "Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác."

- Các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp theo quy định tại Khoản 4 Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP: "Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào s đăng ký vi bng."

- Về xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng: Trước mắt, các Văn phòng vẫn tiếp tục "Nhập dữ liệu tóm tắt nội dung vi bằng qua ứng dụng Excel trực tuyến của Google" theo Công văn 1875/STP-BTTP ngày 10/10/2019, Sở Tư pháp sẽ thông tin và triển khai thực hiện đến các Văn phòng Thừa phát lại ngay sau khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

5. Về chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại

- Chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại bao gồm chi phí tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án, tổ chức thi hành án dân sự phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.

- Chi phí thực hiện các công việc của Thừa phát lại phải đảm bảo theo đúng quy định tại Điều 62, Điều 63, Điều 64 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP. Trong đó lưu ý phải thực hiện việc niêm yết công khai đúng quy định của pháp luật, nội dung niêm yết phải xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu  và nguyên tắc tính.

6. Về chế độ thông tin, báo cáo

Các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện chế độ thông tin, báo cáo bao gồm: báo cáo định kỳ (06 tháng và hàng năm), báo cáo đột xuất và các báo cáo khác theo quy định tại Điều 20 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.

7. Về các quy định khác

Đối với các nội dung còn lại của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, đề nghị các Văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo đúng quy định.

STP BD TRIEN KHAI NGHI DINH 08 HINH 1.jpgSTP BD TRIEN KHAI NGHI DINH 08 HINH 2.jpg

STP BD TRIEN KHAI NGHI DINH 08 HINH 3.jpg

Hướng dẫn nghiệp vụFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)Danh sách Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2020 3:00 PMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020Danh sách các văn phòng thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2020 3:00 PMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio