Giám định tư pháp
 
​1. Lĩnh vực giám định tư pháp1.1. Về khái niệm giám định tư phápQuan niệm chung của các nước về giám định tư pháp là giám định được thực hiện bởi nhà chuyên môn (người am hiểu, tinh thông về lĩnh vực cần giám định) để làm sáng tỏ vấn đề có liên quan, theo trưng cầu của cơ quan điều tra, truy tố và xét xử đến vụ án dưới góc độ chuyên môn nhằm phục vụ cho việc giải quyết vụ án. Chẳng hạn ...
 
​Luật giám định tư pháp, Quyết định số 1549/QĐ-TTg ngày 16/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp và Đề án 258 có nhiều quy định về phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về ...
​​I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP, NGHỊ ĐỊNH 85/2013/NĐ-CP VÀ CÁC VĂN BẢN CÓ LIÊN QUAN - Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp, nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Giám định tư pháp đến cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân; thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ cho đội ngũ người làm giám định tư pháp, Ủy ...
 
​PHỤ LỤC BÁO CÁO.docx(Số liệu báo cáo từ ngày 01/10/2017 đến 30/9/2018)​
 
​Đề cương Báo cáo Tổng kết Luật Giám định tư pháp: Tải DE CUONG HUONG DAN BC TONG KET LGDTP.docxPhụ lục Báo cáo Tổng kết Luật Giám định tư pháp: Tải PHU LUC BC TONG KET LGDTP.docx
     ​Ngày 6/7/2018, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án “Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”. Chủ trì Hội nghị là Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại 64 điểm cầu trên cả nước.      Tại điểm cầu Bình Dương, Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp ...
 
​Luật giám định tư pháp, Quyết định số 1549/QĐ-TTg ngày 16/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai thi hành Luật giám định tư pháp, Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp và Đề án 258 có nhiều quy định về phối hợp giữa Bộ Tư pháp với các Bộ, ngành trong việc xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn về ...
 
Sau 05 năm thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” (Đề án 258), hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp đã được tổ chức thực hiện có kết quả trên thực tế, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc của hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu tố tụng trong thời gian qua. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm của Đề án 258 cũng như bổ sung, hoàn thiện các nhiệm vụ mới nhằm tăng cường hơn nữa hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám định tư pháp cũng như đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hoạt động tố tụng trong giai đoạn tiếp theo thì việc xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quyết định phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp là yêu cầu cần thiết, khách quan. Thực hiện Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2017, Bộ Tư pháp đã phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan xây dựng dự thảo Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp. Ngày 28/02/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 250/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250).
 
​27/04/2017Sáng 26/4, Bộ Tư pháp đã tổ chức tọa đàm về Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" đến năm 2022. Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp Đỗ Hoàng Yến chủ trì Tọa đàm.Phát biểu khai mạc Tọa đàm, bà Đỗ Hoàng Yến cho biết: Đề án "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số ...
 
 
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Phân loại
  
  
  
Tình hình tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023TinTình hình tổ chức và hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/13/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC

Về tổ chức

- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp là Trung tâm Pháp y tỉnh thuộc Sở Y tế, Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh và 01 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là Trung tâm quan trắc kỹ thuật môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường.

- So với năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã có tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, trên địa bàn tỉnh hiện chưa có Văn phòng giám định tư pháp.

Về số lượng người giám định tư pháp

- Trên địa bàn tỉnh có 141 người giám định tư pháp (trong đó có 115 giám định viên tư pháp, 26 người giám định tư pháp theo vụ việc). So với năm 2022, tăng 16 giám định viên tư pháp, tăng 03 người giám định tư pháp theo vụ việc.

- Đội ngũ người giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh hiện đang công tác tại các sở, ngành, trong đó có 23 người hoạt động chuyên trách, 92 người hoạt động kiêm nhiệm.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định.

a) Tại các tổ chức giám định tư pháp

- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định được các ngành quan tâm, cơ bản đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

- Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: Được trang bị đầy đủ các trang, thiết bị thực hiện giám định pháp y, tài liệu, đường vân, cơ học, định hóa (nồng độ cồn, ma túy…), giám định sinh học, số khung, số máy, cháy nổ… ngoài ra còn được trang bị thêm các thiết bị phục vụ công tác giám định ADN.

- Trung tâm Pháp y: Về cơ sở vật chất trang thiết bị mặc dù vẫn chưa đầy đủ theo quy định, nhưng cơ bản vẫn đáp ứng tốt công tác giám định. Trung tâm vẫn đang trình Sở Y tế xem xét mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhu cầu hoạt động đơn vị.

b) Tại các sở, ngành khác

Các sở, ngành đã được trang bị các trang thiết bị phục vụ công tác giám định tư pháp. Hiện có các giám định viên thuộc lĩnh vực văn hóa đã được trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác giám định như ti vi màu 21 inch, màn hình LCD, đầu đĩa kỹ thuật số 3 ngăn đĩa, máy cát-sét. Các giám định viên lĩnh vực khoa học và công nghệ được trang bị những thiết bị phục vụ công tác quản lý về an toàn bức xạ như: Máy đo bức xạ, các thiết bị ứng phó sự cố bức xạ, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Từ ngày 01/01/2023 đến 31/12/2023, đã thực hiện tổng số 6.764 vụ việc (gồm 5.789 vụ việc trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, 975 vụ việc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức khác), tăng 1.388 vụ việc so với năm 2022, trong đó:

- Trung tâm Pháp y: 732 vụ việc

- Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: 5.048 vụ việc

- Sở Công thương: 02 vụ việc;

- Sở Tài chính 01 vụ việc;

- Sở Thông tin và truyền thông: 02 vụ việc,

- Cục Hải quan tỉnh: 02 vụ việc,

- Cục Thuế tỉnh: 02 vụ việc.

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp, đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Thẩm định hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp của các sở, ngành một cách nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ cung cấp các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi nhất để công tác bổ nhiệm giám định viên tư pháp được nhanh chóng, đúng quy định.

- Trong năm 2023, Sở Tư pháp thẩm định 22 hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp, 01 hồ sơ công bố tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc của Sở Tài Nguyên và Môi trường, 02 hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp của Sở Y tế; 05 hồ sơ công bố người giám định tư pháp theo vụ việc của Sở Tài chính; Trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định cấp Thẻ giám định viên tư pháp cho  giám định viên thuộc các sở, ngành.

- Ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 467/STP-BTTP ngày 20/03/2023 về việc hướng dẫn bổ nhiệm nhằm tổng hợp, hệ thống các quy định pháp luật hướng dẫn các sở, ngành, tổ chức giám định tư pháp công lập về bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp, công bố tổ chức, người giám định tư pháp theo vụ việc.

- Về công tác tham mưu cho UBND tỉnh: Sở Tư pháp đã tiến hành rà soát, đánh giá và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2874/QĐ-UBND ngày 06/11/2023 về việc thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản cụ thể như sau: Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 26/9/2023 về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Đề án "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Kế hoạch số 4967/KH-UBND ngày 28/9/2023 và Báo cáo số 327/BC-UBND ngày 17/10/2023 Tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đồng thời, trong năm 2023, Sở Tư pháp cũng tham mưu UBND tỉnh khen thưởng các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong hoạt động giám định tư pháp giai đoạn 2018 -2023 cho 03 tập thể và 07 cá nhân.

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp: Sở Tư pháp thường xuyên đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật, các tin bài liên quan đến Luật Giám định tư pháp và các văn bản có liên quan trên Trang thông tin điện tử của Sở. Sở Tư pháp đã lồng ghép việc triển khai Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành vào chương trình, kế hoạch hoạt động chung hàng năm của Sở Tư pháp. Trong năm 2023, Sở Tư pháp xây dựng 9.000 tờ gấp pháp luật về giám định tư pháp, tuyên truyền rộng rãi đến người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn tỉnh.

- Về công tác bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho đội ngũ giám định tư pháp: Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 2117/STP-BTTP ngày 26/10/2023 về việc bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.

- Việc công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp: Sở Tư pháp đã hoàn thiện dự thảo Quyết định về việc công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 để tham mưu UBND tỉnh ban hành.

- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng. Trong năm 2023, không có phản ánh kiến nghị về giám định tư pháp.

ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

1. Thuận lợi

- Các tổ chức giám định tư pháp tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, phục vụ tích cực cho công tác điều tra, xét xử. Các giám định viên đều đã được đào tạo, tập huấn đầy đủ về mặt chuyên môn nghiệp vụ, từ đó phục vụ tốt công tác giám định thuộc lĩnh chuyên môn theo quy định pháp luật.

- Về cơ sở vật chất được trang bị, máy móc, phương tiện phục vụ công tác giám định ngày càng hiện đại.

2. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được tình hình hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh gặp phải những khó khăn, vướng mắc như sau:

- Giám định viên tại các sở, ngành đều là kiêm nhiệm, phải tập trung cho công tác chuyên môn nên không có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên sâu kỹ năng và kiến thức pháp luật về giám định tư pháp. Trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tại các sở, ngành chưa được trang bị đầy đủ.

- Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự, số lượng vụ việc nhiều nhưng số lượng đội ngũ giám định viên tư pháp còn ít nên áp lực công việc đối với giám định viên tư pháp ngày càng tăng. Vì vậy, các giám định viên ít có thời gian nghiên cứu sâu, đưa ra nhận định diễn biến tội phạm, cũng như thủ đoạn của các đối tượng phạm pháp để tham mưu biện pháp phòng ngừa.

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

- Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành chuyên môn tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp.

- Kiến nghị, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (ngoài việc miễn thuế của Trung ương thì có thể ưu đãi thêm các vấn đề khác như miễn thuế đất đai, tạo điều kiện vay tiền mua trang thiết bị, ...), mở rộng lĩnh vực thường phát sinh nhu cầu giám định tư pháp như giám định tài liệu, giám định chữ ký.​

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023TinDanh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 ban hành kèm theo Công văn số 241 ngày 31 tháng 01 năm 2024 của Sở Tư pháp
2/1/2024 11:00 AMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư phápBài viếtQuy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2024-03/TT09vegiamdinhtuphap_Key_13032024143816.png
1/16/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

TT09vegiamdinhtuphap.png


Ngày 29/12/2023, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BTP quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực Tư pháp. Thông tư gồm 04 Chương 24 Điều, quy định về phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháp; giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, Hội đồng giám định tư pháp; tiếp nhận, thực hiện giám định tư pháp; áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp; thời hạn giám định tư pháp; hồ sơ, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp.

Theo Thông tư, phạm vi các việc giám định tư pháp trong lĩnh vực tư pháplà việc giám định về nội dung chuyên môn thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.

1. Về tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp, công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được quy định tại Điều 4 của Thông tư số 09/2023/TT-BTP, cụ thể như sau:

"1. Tiêu chuẩn bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được thực hiện như sau:

a) Có trình độ đại học trở lên về ngành luật hoặc ngành đào tạo khác phù hợp với chức danh hoặc vị trí việc làm, do cơ sở giáo dục của Việt Nam đào tạo theo quy định của pháp luật hoặc do cơ sở giáo dục nước ngoài đào tạo và được công nhận để sử dụng tại Việt Nam.

b) Có thời gian hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên tính từ ngày được tuyển dụng hoặc tiếp nhận làm việc hoặc đăng ký hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, phù hợp với lĩnh vực giám định tư pháp mà người đó được bổ nhiệm.

2. Công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Căn cứ vào nhu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Cục Bổ trợ tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, lập hồ sơ đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc; Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp lựa chọn đơn vị chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, Điều 5 Thông tư này đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp công nhận tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

Căn cứ vào nhu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng ở địa phương, Giám đốc Sở Tư pháp rà soát, lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp, đơn vị chuyên môn có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp, Điều 5 Thông tư này đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc".

2. Về tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu giám định

- Sở Tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp hoặc cá nhân, tổ chức chuyên môn khác, tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận trưng cầu và thực hiện việc giám định ở địa phương mình do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ở cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương trưng cầu.

- Sở Tư pháp giao đơn vị thuộc Sở làm đầu mối xem xét, tham mưu tiếp nhận ban đầu việc trưng cầu giám định ở cơ quan mình; có văn bản tiếp nhận, cử người thực hiện giám định hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Khi được trưng cầu giám định, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp hoặc cá nhân, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực tư pháp, cơ quan thi hành án dân sự ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tham mưu tiếp nhận việc trưng cầu giám định ở tổ chức, đơn vị mình hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

- Trường hợp được yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp, cá nhân, tổ chức chuyên môn hoặc tổ chức hành nghề trong lĩnh vực tư pháp ở địa phương có trách nhiệm xem xét, tham mưu tiếp nhận việc yêu cầu giám định ở tổ chức, đơn vị mình hoặc từ chối thực hiện giám định trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu giám định của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 12 năm 2023.

 

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Thông tư số 11/2022/TT-BYT ngày 01/11/2022 của Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thầnThông tư số 11/2022/TT-BYT ngày 01/11/2022 của Bộ Y tế Quy định tiêu chuẩn, hồ sơ, thủ tục bổ nhiệm, cấp thẻ, miễn nhiệm và thu hồi thẻ giám định viên pháp y và giám định viên pháp y tâm thần/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/20/2023 6:00 PMNoĐã ban hành
Văn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủNghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/20/2023 5:00 PMNoĐã ban hành
Văn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tình hình triển khai, thực hiên Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình DươngBài viếtTình hình triển khai, thực hiên Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/30/2023 5:00 PMNoĐã ban hành

I. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Tổ chức triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp, Đề án
- Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng của công tác giám định tư pháp, UBND tỉnh đã quan tâm, chỉ đạo kịp thời các nội dung nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Giám định tư pháp và Đề án: ngay sau khi Luật Giám định tư pháp sửa đổi, bổ sung và Đề án "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp", Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành các kế hoạch triển khai thực hiện Đề án, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Tổ giúp việc thực hiện Đề án, ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Đề án, chỉ đạo Sở Tư pháp triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Luật, Đề án: UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Luật, Đề án sâu, rộng đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục "Pháp luật và cuộc sống"; đăng Website của Sở Tư pháp và Báo Bình Dương về những nội dung cơ bản của Luật Giám định tư pháp và Đề án; thực hiện chương trình Ngày Pháp luật, văn bản thông tin, phối hợp triển khai. Hằng năm, Sở Tư pháp in tờ gấp pháp luật phổ biến pháp luật về giám định tư pháp.
2. Hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp
- UBND tỉnh giao Sở Tư pháp thường xuyên rà soát, đánh giá các quy định của pháp luật về giám định tư pháp: tham gia góp ý Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp, thông tư quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh (sửa đổi, bổ sung bới Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/8/2019 Sửa đổi Điều 5 Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND).
- Ngay khi Luật Giám định tư pháp có hiệu lực pháp luật, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 5884/KH-UBND ngày 18/11/2019 triển khai thực hiện Quyết định số 250/QĐ-TTg ngày 28/02/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Ban hành Quyết định số 3412/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án "Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Quyết định số 21/QĐ-BCĐ ngày 27/02/2020 về việc thành lập Tổ Thư lý giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án, Quyết định số 162/QĐ-BCĐ ngày 23/9/2020 của Ban Chỉ đạo Đề án 250 về việc ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo và Tổ Thư ký giúp việc cho Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án. Trong năm 2022, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 5426/KH-UBND ngày 14/10/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022, theo đó Lớp học đã diễn ra vào ngày 17/11/2023 với sự tham gia của gần 90 giám định viên tư pháp, người làm công tác giám định trên địa bàn tỉnh. Năm 2023, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2473/QĐ-UBND ngày 26/9/2023 về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Đề án, Kế hoạch số 4967/KH-UBND ngày 28/9/2023 về việc tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật giám định tư pháp và Đề án.
- Về xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương: UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/8/2019 Sửa đổi Điều 5 Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh về việc Quy định chế độ hỗ trợ công tác giám định pháp y, tâm thần, kỹ thuật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quyết định được ban hành tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc giải quyết các chế độ cho đội ngũ người làm công tác giám định trên địa bàn tỉnh.
3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp
a) Về tổ chức
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp: Trung tâm Pháp y tỉnh thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh.
- Việc củng cố, kiện toàn và bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động, cở sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác:
+ Tại các tổ chức giám định tư pháp: Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định được các ngành quan tâm và đầu tư, cơ bản đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh và Trung tâm Pháp y đã có trụ sở riêng. Hiện nay, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh Bình Dương đã triển khai 10/11 lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự và pháp y (chưa triển khai giám định âm thanh), cơ sở vật chất, trang, thiết bị cơ bản hiện đại, đáp ứng tốt cho yêu cầu của các hoạt động giám định, tuy nhiên một số trang thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực giám định của Phòng Kỹ thuật hình sự đã cũ, xuống cấp, việc mua sắm trang thiết bị mới, hiện đại còn nhiều hạn chế gây khó khăn cho công tác giám định. Trung tâm Pháp y đã được trang bị các trang thiết bị cần thiết để phục vụ công tác như: Kính hiển vi 03 cực, 02 đầu thị kính có tích hợp máy chụp ảnh vi thể kỹ thuật số và máy vi tính, Máy đúc bệnh phẩm, Máy cắt tiêu bản tự động… cơ bản đáp ứng được yêu cầu chuyên môn.
+ Tại một số sở, ngành khác: Phần lớn đội ngũ làm công tác giám định tại sở, ngành chưa được trang bị các trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định chuyên môn.
- Tỉnh Bình Dương chưa có văn phòng giám định tư pháp và trong quý IV/2023, dự kiến công bố 01 tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc tromg lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
b) Xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp
Công tác xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ người giám định tư pháp được tỉnh quan tâm và thực hiện hằng năm
- Về giám định viên tư pháp:
+ Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp: Việc bổ nhiệm giám định viên tư pháp tại các sở, ngành được thực hiện thường xuyên, trình tự, thủ tục thực hiện đảm bảo theo đúng quy định của Luật Giám định tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Số lượng giám định viên tư pháp có xu hướng tăng, cơ bản đảm bảo nhu cầu giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
+ Hiện nay trên địa bàn tỉnh có: 99 người giám định tư pháp. Trong quý V/2023, dự kiến bổ nhiệm thêm 22 giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và lĩnh vực pháp y. Số lượng giám định viên tư pháp ở từng lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính – kế toán, xây dựng, văn hóa và các lĩnh vực khác được thể hiện tại Bảng 1.
+ Đánh giá chất lượng đội ngũ giám định tư pháp hiện: Giám định viên tại các sở, ngành đều có trình độ đại học trở lên, có thâm niên nhiều năm trong lĩnh vực giám định được bổ nhiệm, có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, đa số các giám định viên tại sở ngành đều là kiêm nhiệm, phải tập trung cho công tác chuyên môn nên còn kỹ năng trong công tác giám định tư pháp còn hạn chế.
- Về người giám định tư pháp theo vụ việc:
+ Hiện nay trên địa bàn tỉnh có: 23 người giám định tư pháp theo vụ việc. Số lượng người giám định tư pháp theo vụ việc theo Bảng 1.
+ Chất lượng hoạt động của đội ngũ người giám định tư pháp theo vụ việc: đội ngũ người giám định tư pháp theo vụ việc là các cá nhân có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm lâu năm công tác trong lĩnh vực chuyên môn, đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
- Các giải pháp và hoạt động cụ thể đã thực hiện từ năng 2018 đến nay nhằm tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ người giám định tư pháp: Từ năm 2018, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp, các cơ quan chuyên môn tích cực quan tâm phát triển đội ngũ làm công tác giám định. Sở Tư pháp thường xuyên bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho người giám định tư pháp; các sở, ngành thường xuyên cử cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ về giám định tư pháp trong lĩnh vực chuyên ngành của từng cơ quan, đơn vị.
- Thực hiện chế độ chính sách đối với người giám định tư pháp: Bình Dương thực hiện chế độ chính sách đặc thù cho đội ngũ làm công tác giám định theo Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh về việc Quy định chế độ hỗ trợ công tác giám định pháp y, tâm thần, kỹ thuật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sửa đổi, bổ sung bới Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/8/2019 Sửa đổi Điều 5 Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND).
4. Hoạt động giám định tư pháp
- Kết quả thực hiện hoạt động giám định tư pháp: Từ năm 2018 đến tháng 6 năm 2023, các cơ quan đã tiếp nhận và thực hiện tổng cộng 28.175 vụ việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự, tài chính – thuế, ngân hàng, tài nguyên môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, thông tin và truyền thông, văn hóa, nông nghiệp, hải quan, xây dựng (Kết quả cụ thể tại Bảng 2).
- Về việc đáp ứng kịp thời, đúng thời hạn giám định theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng:
+ Thời gian qua, đối với các quyết định trưng cầu giám định của TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương và cơ quan công an đã được đội ngũ làm công tác giám định tại các sở, ngành thực hiện và giao kết luận giám định kịp thời, đúng thời hạn, chất lượng kết luận giám định được đảm bảo, đúng yêu cầu, phục vụ hiệu quả và đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết các vụ, việc tại tòa án.
+ Các vụ giám định đều được tiếp nhận và thực hiện giám định trong thời gian nhanh nhất, kết quả trả lời trong thời hạn của quyết định trưng cầu. Tuy nhiên, một số ít vụ còn chậm do thời điểm số lượng vụ việc gửi giám định nhiều, một số thiết bị phương tiện được trang cấp đã lâu, hoặc bị hư hỏng không có thiết bị thay thế dẫn đến một số vụ phải kéo dài thời gian giám định.
+ Phòng Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Bình Dương thường xuyên hướng dẫn cơ quan điều tra các cấp áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và sử dụng kết luận giám định qua các hình thức trao đổi công văn giữa cơ quan điều tra các cấp và phòng Kỹ thuật hình sự, trao đổi trực tiếp, trao đổi trong các cuộc họp án giữa Phòng Kỹ thuật hình sự và Cơ quan điều tra các cấp trong các vụ, việc cụ thể trong thực tế cần thiết phải tiến hành giám định. Hoạt động hướng dẫn này đảm bảo cho sự thông suốt trong các hoạt động tố tụng qua đó đảm bảo cho việc giám định và sử dụng Kết luận giám định được thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật. Đối với các trưng cầu giám định ngoài lực lượng Công an nhân dân như giám định tâm thần, giám định tài chính ngân hàng, … thời gian trả lời kết luận thường kéo dài, một số nội dung kết luận còn chung chung cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động điều tra.
- Việc thu, chi trả, sử dụng phí, chi phí giám định tư pháp và thực hiện chế độ bồi dưỡng giám định cho các đối tượng là người giám định tư pháp, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán: Đối với tất cả các yêu cầu giám định trong các vụ, việc, TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương, Công an tỉnh luôn thực hiện việc thanh toán chi phí giám định đúng và đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan thực hiện giám định.
- Tình hình dự toán, cấp kinh phí, chi trả chi phí, bồi dưỡng giám định của cơ quan trưng cầu cụ thể tại Bảng số 4;
- Tình hình dự toán, cấp kinh phí, chi trả bồi dưỡng phiên toà, chi phí cần thiết cho người giám định tham dự phiên toà của các toà án: Hiện nay, đối với các vụ, việc có phát sinh việc Tòa án đề nghị người giám định đến tham gia phiên tòa, phiên họp thì TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương thực hiện việc chi trả bồi dưỡng phiên tòa, chi phí cần thiết cho người giám định tham dự phiên tòa theo đúng hướng dẫn tại Quyết định 41/2012/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ bồi dưỡng đối với người tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự. Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay, TAND 2 cấp tỉnh Bình Dương không phát sinh trường hợp triệu tập người giám định tư pháp đến dự phiên tòa nên không phát sinh việc chi trả bồi dưỡng phiên tòa, chi phí cần thiết cho người giám định tham gia phiên tòa.
5. Công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp
Với vai trò là cơ quan đầu mối, Sở Tư pháp đã thực tốt chức năng tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp tại địa phương, cụ thể:
- Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết như: thành lập Văn phòng giám định tư pháp; Đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp...đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Trong năm 2021, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh sửa đổi và công bố Bộ Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giám định tư pháp. Sở Tư pháp đã thẩm định hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp của các sở, ngành một cách nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ cung cấp các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi nhất để công tác bổ nhiệm giám định viên tư pháp được nhanh chóng, đúng quy định (Từ năm 2018 đến 2023, Sở Tư pháp đã thẩm định, cho ý kiến đối với 41 hồ sơ bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp, 03 hồ sơ miễn nhiệm giám định viên tư pháp).
- Việc tham mưu các văn bản triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành được kịp thời, đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương: Sở Tư pháp đã ban hành công văn triển khai Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành, ban hành công văn hướng dẫn nội dung bổ nhiệm, miễn nhiệm, công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho đội ngũ giám định tư pháp; hằng năm tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh rà soát, lập và công bố danh sách người, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đúng quy định; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp về tình hình tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương theo quy định; thường xuyên hỗ trợ, cung cấp thông tin cá nhân, tổ chức giám định tư pháp khi có yêu cầu từ phía cơ quan tiến hành tố tụng.
- Về sự phối hợp trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp: Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giám định tư pháp, Sở Tư pháp – cơ quan đầu mối và các sở, ngành chuyên môn đã có sự phối hợp nhịp nhàng và chặt chẽ qua các công tác tuyên truyền, lựa chọn người, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, bổ nhiệm giám định viên tư pháp, thực hiên chức năng giám định tư pháp khi có trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng.
- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị: được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng. Từ năm 2018 đến nay không phát sinh nội dung khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về giám định tư pháp.
- Về chế độ thông tin, báo cáo: UBND tỉnh thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của cơ quan trung ương, giao Sở Tư pháp thường xuyên đăng tải Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh lên trang thông tin điện tử. Các sở, ngành đa số thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.
II. NHỮNG HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ NGUYÊN NHÂN, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện thể chế, tổ chức, nhân lực, hoạt động, quản lý và đánh giá, sử dụng kết luận giám định giám định
- Về khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các văn bản: Quyết định số 01/2014/QĐ-TTg đã cụ thể hóa một phần chính sách đãi ngộ của Nhà nước nhằm động viên, khích lệ đối với đội ngũ người giám định tư pháp. Tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành, tổ chức giám định và thực tiễn áp dụng các chính sách nêu trên cho thấy: Chế độ bồi dưỡng đối với người giám định tư pháp và người giúp việc cho người giám định tư pháp vẫn còn thấp so với tính chất đặc thù công việc và điều kiện kinh tế xã hội hiện nay. Đây là một trong những lý do cơ bản dẫn đến tình trạng người làm giám định tư pháp chuyên trách không yên tâm gắn bó với công việc giám định cũng như không động viên được những người giám định tư pháp kiêm nhiệm tích cực tham gia hoạt động giám định tư pháp; đồng thời, các chuyên gia giỏi trong các ngành, lĩnh vực không muốn tham gia hoạt động giám định tư pháp.
- Số lượng giám định viên trong lĩnh vực pháp y còn ít. Tại Trung tâm Pháp y tỉnh, chưa có giám định viên về giải phẩu học, việc tuyển dụng bác sĩ còn gặp nhiều khó khăn do rào cản tâm lý về công tác giám định pháp y, người làm công tác giám định pháp y chịu nhiều áp lực từ gia đình, xã hội, không được tiếp xúc với chuyên môn, lâm sàng. Vì vậy, cần có chế độ ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực và người làm giám định pháp y yên tâm công tác.
- Khó khăn trong việc triển khai thực hiện quy định về thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong một số lĩnh vực theo quy định của Luật Giám định tư pháp: Theo Khoản 1 Điều 14 Luật Giám định tư pháp quy định: "Văn phòng giám định tư pháp là tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập, được thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả". Tuy nhiên, qua thực tiễn kết quả hoạt động tại địa phương, các vụ việc giám định tư pháp trong các lĩnh vực này rất hạn chế về số lượng, chủ yếu phát sinh trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Mặt khác, các giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh đa số là hoạt động kiêm nhiệm tại các sở, ngành, vì vậy chưa phát sinh nhu cầu thành lập Văn phòng giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.
2. Nguyên nhân
Các quy định của pháp luật về chế độ bồi dưỡng cho người giám định tư pháp, quy định về xã hội hóa lĩnh vực giám định tư pháp còn chưa phù hợp với thực tiễn.
3. Những bài học kinh nghiệm
Ngoài áp dụng các quy định pháp luật về chế độ bồi dưỡng cho người giám định tư pháp, tỉnh Bình Dưỡng đã ban hành chính sách đặc thù về chế độ hỗ trợ công tác giám định pháp y, tâm thần, kỹ thuật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh (sửa đổi, bổ sung bới Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 07/8/2019 Sửa đổi Điều 5 Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND). Qua đó, phần nào thể hiện sự quan tâm, chia sẻ và động viên của tỉnh đối với đội ngũ người làm công tác giám định tư pháp. Trong thời gian tới, cần mở rộng phạm vi hỗ trợ cho đội ngũ người làm công tác giám định không chỉ đặc thù trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự, pháp y, pháp y tâm thần; đồng thời tăng mức hỗ trợ, đặc biệt là là mức hỗ trợ cho người làm công tác giám định pháp y.
III. Giải pháp và kiến nghị
- Đề xuất điều chỉnh chế độ, mức hỗ trợ cho đội ngũ làm công tác giám định tư pháp tương xứng với công sức, thời gian và tình hình thực tiễn. Đặc biệt, chú trọng chính sách đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác giám định kỹ thuật hình sự, pháp y, pháp y tâm thần.

- Kiến nghị, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp phù hợp với tình hình thực tế: Xây dựng cơ chế ưu đãi riêng đối với các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (ngoài việc miễn thuế của Trung ương thì có thể ưu đãi thêm các vấn đề khác như miễn thuế đất đai, tạo điều kiện vay tiền mua trang thiết bị...), mở rộng lĩnh vực thường phát sinh nhu cầu giám định tư pháp như giám định tài liệu, giám định chữ ký. 

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Thông tư số Số: 32/2022/TT-BCA ngày 12/9/2022 quy định về giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự; tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự, pháp y trong công an nhân dân; công bố tổ chức, người giám định theo vụ việc trong Thông tư số Số: 32/2022/TT-BCA ngày 12/9/2022 quy định về giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự; tiêu chuẩn bổ nhiệm chức danh giám định viên lĩnh vực kỹ thuật hình sự, pháp y trong công an nhân dân; công bố tổ chức, người giám định theo vụ việc trong /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/30/2023 5:00 PMNoĐã ban hành
Văn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Ban hành Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023Ban hành Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
10/26/2023 5:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Khoản 2 Điều 43 Luật Giám định tư pháp quy định Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương triển khai nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023 với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện đúng quy định của Luật Giám định tư pháp đối với nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp;

  - Thực hiện có hiệu quả, đảm bảo các nội dung Chương trình khung bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp theo hướng dẫn của Cục Bổ trợ tư pháp tại Quyết định số 20/QĐ-BTTP ngày 22 tháng 3 năm 2022 của Cục Bổ trợ tư pháp về việc Ban hành tài liệu Bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp;

- Giúp đội ngũ người giám định tư pháp, người làm công tác giám định tư pháp nắm bắt đầy đủ, hệ thống các quy định của pháp luật về giám định tư pháp và pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động giám định tư pháp, bảo đảm người giám định tư pháp hiểu và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hoạt động giám định tư pháp. Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng của hoạt động tố tụng cũng như nhu cầu của xã hội về giám định tư pháp.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo cho đối tượng được bồi dưỡng nắm bắt được những kiến thức pháp luật về công tác giám định tư pháp;

- Nội dung chương trình bồi dưỡng phải bám sát hướng dẫn của Cục Bổ trợ tư pháp, đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức pháp luật có liên quan đến hoạt động giám định tư pháp, quyền, nghĩa vụ của người giám định tư pháp theo quy định của pháp luật và một số kỹ năng pháp lý cơ bản cần thiết trong hoạt động giám định tư pháp;

- Việc tổ chức bồi dưỡng phải được tổ chức nghiêm túc, thiết thực, tiết kiệm và tránh hình thức.

II. ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, NỘI DUNG BỒI DƯỠNG

1. Đối tượng bồi dưỡng

- Người giám định tư pháp bao gồm: giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh.

- Người được cơ quan, đơn vị phân công phụ trách lĩnh vực giám định tư pháp.

2. Hình thức bồi dưỡng

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã xây dựng Bộ Tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp, các tài liệu này được đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp theo địa chỉ: https://stp.binhduong.gov.vn/ mục Bổ trợ tư pháp/Giám định tư pháp/Hướng dẫn nghiệp vụ.

3. Nội dung bồi dưỡng

 

STTNội dung bồi dưỡng
01Chuyên đề 1: Giới thiệu nội dung Luật sửa đổi một số điều của Luật Giám định tư pháp
02

Chuyên đề 2: Một số nội dung cơ bản của Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ và Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

03Các văn bản quy phạm pháp luật quy định điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự về giám định tư pháp trong các lĩnh vực chuyên môn của một số sở, ngành

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch;

b) Xây dựng và đăng tải tài liệu bồi dưỡng đầy đủ trên Trang Thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

 

 

2. Các sở, ngành và tổ chức giám định tư pháp:

Các sở, ngành và tổ chức giám định tư pháp quan tâm, triển khai Bộ Tài liệu bồi dưỡng để đến cá nhân, tổ chức làm công tác giám định tư pháp tại cơ quan, đơn vị mình bằng hình thức phù hợp.

Hướng dẫn nghiệp vụFalseNguyễn Thị Vân Anh
Kế hoạch Tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp  trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinKế hoạch Tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp  trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/27/2023 5:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Quyết định số 2112/QĐ-BTP ngày 29/8/2023 của Bộ Tư pháp về việc ban hành kế hoạch tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp, Đề án "tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp" (sau đây gọi tắt là Đề án 250), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

 - Đánh giá đầy đủ, khách quan, toàn diện tình hình, kết quả triển khai và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án 250, qua đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, hoàn thiện thể chế để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống.

 - Kịp thời biểu dương, tôn vinh các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện Luật và Đề án.  

2. Yêu cầu

Việc tổng kết Luật Giám định tư pháp và Đề án 250 được thực hiện nghiêm túc, toàn diện, hiệu quả, tiết kiệm. Đảm bảo đúng nội dung, chất lượng, mục đích, tiến độ đề ra.

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng Báo cáo tổng kết thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

a) Nội dung báo cáo bao gồm:

- Những kết quả đạt được: Tổ chức triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp, Đề án; Hoàn thiện thể chế về giám định tư pháp; Hoàn thiện hệ thống tổ chức giám định tư pháp; Hoạt động giám định tư pháp; Công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp.

- Những hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc xây dựng, ban hành, hoàn thiện thể chế, tổ chức, nhân lực, hoạt động, quản lý, đánh giá, sử dụng kết luận giám định; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và giải pháp, kiến nghị.

b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

c) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành tỉnh có liên quan.

d) Sản phẩm đầu ra: Báo cáo tổng kết thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án 250.

đ) Thời gian hoàn thành: 30/9/2023.

2. Khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

2.1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xét khen thưởng (Kèm theo Phụ lục Tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng).

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành tỉnh có liên quan.

c) Chỉ tiêu khen thưởng: Tối đa 05 tập thể và 10 cá nhân.

c) Sản phẩm đầu ra: Quyết định khen thưởng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

d) Thời gian gửi đề nghị khen thưởng: Căn cứ vào Phụ Lục Tiêu chuẩn, đối tượng khen thưởng, các sở, ngành tỉnh gửi hồ sơ khen thưởng về Sở Tư pháp chậm nhất ngày 04/10/2023.

2.2. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tư pháp

a) Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xét khen thưởng

b) Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành tỉnh có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Khi có hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

3. Hình thức tổng kết

Tổng kết bằng văn bản thông qua Báo cáo Tổng kết tình hình triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN  

Kinh phí chi khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án được chi từ nguồn kinh phí thi đua, khen thưởng của tỉnh.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp chủ trì thực hiện các nội dung tại Kế hoạch này; tiếp nhận, thẩm định, tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng của các cơ quan, tổ chức có liên quan. Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai thực hiện Luật Giám định tư pháp và Đề án 250 theo quy định hiện hành.

2. Các sở, ngành tỉnh phối hợp thực hiện các mục II.1, II.2 của Kế hoạch. 

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư phápTinHội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2022-11/BOI DUONG KIEN THUC PHAP LY VE GIAM DINH TU PHAP_Key_23112022094936.PNG
11/23/2022 10:00 AMNoĐã ban hành
TTĐT - ​Ngày 17-11, tại TP.Thủ Dầu Một, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị bồi dưỡng kiến thức pháp lý về giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022 cho hơn 100 đại biểu là các giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, các cá nhân phụ trách công tác giám định tư pháp tại các sở, ngành trên địa bàn tỉnh.
​Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, giám định tư pháp là một loại hoạt động bổ trợ tư pháp, là công cụ quan trọng, phục vụ đắc lực cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và công tác thi hành án hình sự. Qua đó, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Giám định tư pháp đã được thể chế hóa trong Luật Giám định tư pháp năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 157/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, Thông tư số 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. Đây là cơ sở hoàn thiện pháp luật về tố tụng, đảm bảo sự liên thông, đồng bộ giữa quy định của pháp luật giám định tư pháp với quy định của pháp luật về tố tụng.
 
Bà Nguyễn Anh Hoa – Giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị​​


Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập là Phòng Kỹ thuật Hình sự, Công an tỉnh và Trung tâm Pháp y tỉnh, chưa có Văn phòng Giám định tư pháp. Tổng số người giám định tư pháp là 103 người, trong đó: 77 giám định viên tư pháp và 26 người giám định tư pháp theo vụ việc.
 
Báo cáo viên trình bày tại hội nghị​


Tại hội nghị, các đại biểu được nghe báo cáo viên trình bày 2 nội dung chính là các quy định pháp luật về giám định tư pháp và một số kỹ năng pháp lý cơ bản của người giám định tư pháp.
 

 ​
Đại biểu tham d​ự hội nghị
​Nguồn:www.binhduong.gov.vn 
Tin ngành tư pháp; Thông tinFalseVăn phòng Sở
Cấp Thẻ giám định viên tư pháp cho 45 cá nhânTinCấp Thẻ giám định viên tư pháp cho 45 cá nhân/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/7/2022 5:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 04/4/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 794/QĐ-UBND về việc cấp Thẻ giám định viên tư pháp. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh​ cấp Thẻ giám định viên tư pháp cho 45 cá nhân công tác tại các sở, ngành: Y tế, Giao thông vận tải, Công thương, Khoa học và công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh.

794-QD.signed.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Thông báo về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trườngTinThông báo về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/4/2022 5:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 31/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 3209/QĐ-UBND về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường đối với ông Vũ Dương Long, sinh năm 1960. 

Lý do miễn nhiệm: Đã nghỉ hưu.

3209-QD.signed.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021TinCông bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2022-01/bttp-2022-congboGDVTP_Key_28012022132455.jpg
1/4/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 31/12/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ​​ban hành Quyết định số 3210/QĐ-UBND về việc công bố danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021. Theo đó, tỉnh Bình Dương có 02 tổ chức giám định tư pháp công lập và 102 cá nhân: 76 giám định viên tư pháp, 26 người giám định tư pháp theo vụ việc./.

bttp-2022-congboGDVTP.jpg

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm 3210-QD.signed.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Thông báo về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trườngTinThông báo về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/4/2022 2:00 PMNoĐã ban hành

​Ngày 31/12/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 3209/QĐ-UBND về việc miễn nhiệm giám định viên tư pháp​ thuộc lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường. Theo đó, miễn nhiệm giám định viên tư pháp​ đối với ông Vũ Dương Long, sinh năm 1960 do đã nghỉ hưu./.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm 3209-QD.signed.pdf

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư phápTinSửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/12/2021 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp. Theo đó, Nghị định có một số điểm mới nổi bật như sau:

1. Sửa đổi phạm vi điều chỉnh của Nghị định

So với Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì phạm vi điều chỉnh của Nghị định cơ bản giữ nguyên. Nghị định số 157/2020/NĐ-CP chỉ bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thuộc Chính phủ; bổ sung nội dung quy định về việc quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để thay thế cho việc công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như đã thực hiện trước đây.

2. Sửa đổi, bổ sung Điều 23 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP về thời gian công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

"Điều 23. Công nhận và đăng tải, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

1. Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của hoạt động tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

2. Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và gửi cho Bộ Tư pháp.

3. Trường hợp có sự thay đổi về thông tin liên quan đến người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã dược công nhận thì bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm điều chỉnh danh sách và gửi cho Bộ Tư pháp.

4. Người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc đã dược lựa chọn, lập và công bố trước ngày 01 tháng 01 năm 2021, nếu còn đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì được công nhận là người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

5. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 18, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn có đủ điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật Giám định tư pháp".

3. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 về chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp

Ngoài việc giữ nguyên các quy định về chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp, Nghị định này đã bổ sung quy định chế độ phụ cấp đối với giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế, cụ thể như sau: "Giám định viên tư pháp và người tham gia giám định tư pháp thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y thuộc ngành y tế được hưởng chế độ phụ cấp thường trực."

4. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 27 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn "Rà soát đội ngũ người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để đăng tải danh sách trên Cổng Thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kỳ hàng năm; đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh trong danh sách chung". Quy định này đã được sửa đổi thành "Rà soát, đăng tải và cập nhật danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi danh sách cho Bộ Tư pháp".

5. Về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp

Bên cạnh việc kế thừa các quy định tại Nghị định số 85/2013/NĐ-CP thì Nghị định số 157/2020/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp, cụ thể:

- Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi thẻ giám định viên tư pháp;

- Phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp trong việc lựa chọn để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận, ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương

- Báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương theo quy định của pháp luật về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước và quy định về chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.

Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021./.

Thông tinFalse
Quy định về thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư phápTinQuy định về thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/12/2021 9:00 AMNoĐã ban hành

​Ngày 31/12/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 11/2020/TT-BTP quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp. Thẻ giám định viên tư pháp được cấp cho giám định viên tư pháp để sử dụng khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp.

1. Thủ tục cấp mới thẻ giám định viên tư pháp

1.1. Trường hợp cấp mới thẻ đối với người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp từ ngày 01 tháng 01 năm 2021

- Người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp kèm theo 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 6 tháng gần nhất) để phục vụ việc cấp thẻ. Thời hạn ra quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp thực hiện theo quy định tại Điều 9 Luật Giám định tư pháp.

Quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ được chuyển đến đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được phân công làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp, Sở Tư pháp.

- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ giám định viên tư pháp kèm theo hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư 11/2020/TT-BTP, Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được phân công làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện cấp thẻ giám định viên tư pháp; Giám đốc Sở Tư pháp giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện cấp thẻ giám định viên tư pháp.

1.2. Trường hợp cấp mới thẻ đối với giám định viên tư pháp được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 01 năm 2021

- Giám định viên tư pháp được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 và không thuộc các trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại Điều 10 Luật Giám định tư pháp thì được cấp thẻ giám định viên tư pháp.

- Hồ sơ đề nghị cấp thẻ giám định viên tư pháp đã được bổ nhiệm trước ngày 01 tháng 01 năm 2021 gồm:

+ Tờ trình của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được phân công làm đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp hoặc Tờ trình của Sở Tư pháp về việc cấp thẻ giám định viên tư pháp;

+ Danh sách giám định viên tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Thông tư 11/2020/TT-BTP;

+ 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của giám định viên tư pháp.

2. Thủ tục cấp lại thẻ giám định viên tư pháp

- Thẻ giám định viên tư pháp được cấp lại trong trường hợp thẻ đã được cấp bị mất, bị hỏng (rách, bẩn, mờ) không thể sử dụng được hoặc có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ.

- Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp gồm:

+ Đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Trường hợp thẻ bị mất hoặc có thay đổi nội dung ghi trên thẻ thì đơn đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị chủ quản.

+ Thẻ giám định viên tư pháp đang sử dụng trong trường hợp có sự thay đổi thông tin đã được ghi trên thẻ; thẻ giám định viên tư pháp trong trường hợp thẻ cũ bị hỏng;

+ 02 ảnh màu chân dung cỡ 2cm x 3cm (chụp trong thời gian 06 tháng gần nhất) của người đề nghị cấp lại thẻ giám định viên tư pháp.

Thẻ giám định viên tư pháp cấp lại trong trường hợp bị mất, bị hỏng được giữ nguyên số thẻ đã được cấp trước.

Thẻ giám định viên tư pháp cấp lại trong trường hợp thay đổi nội dung thông tin ghi trên thẻ được đánh số mới theo quy định tại Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BTP .

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký./.

Thông tinFalse
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư phápTinLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 10/6/2020, Quốc hội ban hành luật số 56/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
4/15/2021 11:00 AMNoĐã ban hànhVăn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Thông tư 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư phápTinThông tư 11/2020/TT-BTP ngày 31/12/2020 của Bộ Tư pháp quy định về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ giám định viên tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/15/2021 11:00 AMNoĐã ban hànhVăn bản Quy phạm Pháp luậtFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Tình hình tổ chức và hoạt động Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020Bài viếtTình hình tổ chức và hoạt động Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020/bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2021-07/Hinh 1_BC GIAM DINH 2021_Key_07072021100505.jpg
3/1/2021 10:00 AMNoĐã ban hành

Hinh 1_BC GIAM DINH 2021.jpg 

I. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁM ĐỊNH VIÊN TƯ PHÁP, NGƯỜI LÀM CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH

1. Về tổ chức:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp:

- Trung tâm Pháp Y thuộc Sở Y tế;

- Phòng Kỹ thuật Hình sự thuộc Công an tỉnh.

Trên địa bàn tỉnh chưa có văn phòng giám định tư pháp và chưa có tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.

2. Về số lượng người giám định tư pháp

Trên địa bàn tỉnh có 112 người giám định tư pháp (86 giám định viên tư pháp, 26 người giám định tư pháp theo vụ việc), giảm 10 người so với năm 2019, cụ thể:

2.1. Về giám định viên tư pháp

Số lượng giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh là: 86 người đang làm việc tại các tổ chức giám định và các sở, ngành giảm 09 người so với năm 2019 (trong đó có 9 giám định viên đã nghỉ hưu, nghỉ việc hoặc chuyển làm công tác khác nhưng chưa làm thủ tục miễn nhiệm).

2.2. Về người giám định tư pháp theo vụ việc

Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 26 người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực pháp y, thuế, mã số hàng hóa, trị giá hàng hóa, xây dựng giảm 01 người so với năm 2019.

3. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định.

3.1. Tại các tổ chức giám định tư pháp

- Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định được các ngành quan tâm, cơ bản đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

- Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: Ngoài các phương tiện, thiết bị đã được trang bị trước đây như máy sắc ký khí và sắc ký khí khối phổ, kính hiển vi kim tương giám định kim loại, máy giám định tài liệu, máy xét nghiệm làm giải phẩu bệnh, máy quang phổ Hitachi UV-Vis… thì đã được trang bị thêm các thiết bị phục vụ công tác giám định ADN.

- Trung tâm Pháp y: Các trang thiết bị đáp ứng khoảng 70% điều kiện làm việc.

3.2. Tại các sở, ngành khác

Các sở, ngành đã được trang bị các trang thiết bị phục vụ công tác giám định tư pháp, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ. Hiện có các giám định viên thuộc lĩnh vực văn hóa đã được trang bị các thiết bị phục vụ cho công tác giám định như ti vi màu 21 inch, màn hình LCD, đầu đĩa kỹ thuật số 3 ngăn đĩa, máy cát-sét. Các giám định viên lĩnh vực khoa học và công nghệ được trang bị những thiết bị phục vụ công tác quản lý về an toàn bức xạ như: Máy đo bức xạ, các thiết bị ứng phó sự cố.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH.

Từ ngày 01/01/2020 đến 15/11/2020, đã thực hiện tổng số 4057 vụ việc (gồm 4053 vụ việc trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, 4 vụ việc theo yêu cầu của cá nhận, tổ chức khác), giảm 234 vụ việc so với năm 2019, trong đó:

- Trung tâm Pháp y: 519 vụ việc (giám định thương tích: 452 ca, tình dục: 47 ca, giám định tử thi: 1 ca, giám định hồ sơ: 19 ca);

- Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an tỉnh: 3533 vụ việc (Giám định cơ học: 236 vụ, giám định cháy: 60 vụ, sự cố kỹ thuật: 55 vụ, tài liệu: 389 vụ, đường vân: 100 vụ, giám định hóa (ma túy): 726 vụ, giám định hóa (nồng độ cồn trong máu) 253 vụ, sinh vật:14 vụ, giám định vụ nổ: 03 vụ, giám định pháp y: 930 vụ, giám định số khung, số máy: 767 vụ);

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 01 vụ việc;

- Sở Giao thông vận tải: 01 vụ việc;

- Cục Thuế tỉnh: 02 vụ việc;

- Cục Hải quan tỉnh: 01 vụ việc.

III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP

Sở Tư pháp với vai trò là cơ quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp, đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục công khai và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp thuộc phạm vi, thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp như: thành lập văn phòng giám định tư pháp; Đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp... đúng pháp luật cho các cá nhân, tổ chức đến liên hệ thực hiện thủ tục. Thẩm định hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp của các sở, ngành một cách nhanh chóng, kịp thời, hỗ trợ cung cấp các căn cứ pháp lý tạo thuận lợi nhất để công tác bổ nhiệm giám định viên tư pháp được nhanh chóng, đúng quy định. Trong năm 2020, Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ bổ nhiệm cho 05 giám định viên tư pháp thuộc Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính để hoàn thiện hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp theo quy định pháp luật.

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giám định tư pháp: Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức điểm cầu trực tuyến về Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp. Kết thúc hội nghị, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương và các sở, ngành đã có những trao đổi, thảo luận và đề ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động giám định tư pháp của tỉnh; đồng thời tiếp tục có những phương hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới nhằm ngày càng nâng cao chất lượng hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

- Về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị được Sở Tư pháp quan tâm, chú trọng. Trong năm 2020, không có phản ánh kiến nghị về giám định tư pháp.

- Về chế độ thông tin, báo cáo: Sở Tư pháp đăng tải công khai Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh lên Trang thông tin điện tử của Sở. Các sở, ngành đa số thực hiện tốt chế độ báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh về công tác tổ chức và hoạt động giám định tư pháp.

IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP.

1. Thuận lợi:

- Các tổ chức giám định tư pháp tiếp nhận trưng cầu và thực hiện giám định đã đáp ứng kịp thời yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng, phục vụ tích cực cho công tác điều tra, xét xử. Các giám định viên đều đã được đào tạo, tập huấn đầy đủ về mặt chuyên môn nghiệp vụ, từ đó phục vụ tốt công tác giám định thuộc lĩnh chuyên môn theo quy định pháp luật.

- Về cơ sở vật chất được trang bị, máy móc, phương tiện phục vụ công tác giám định ngày càng hiện đại.

2. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được tình hình hoạt động giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh gặp phải những khó khăn, vướng mắc như sau:

- Giám định viên tại các sở, ngành đều là kiêm nhiệm, phải tập trung cho công tác chuyên môn nên không có nhiều thời gian nghiên cứu chuyên sâu kỹ năng và kiến thức pháp luật về giám định tư pháp. Trang thiết bị phục vụ cho công tác giám định tại các sở, ngành chưa được trang bị đầy đủ. Trong lĩnh vực giao thông, vận tải các giám định viên phải tự trang bị phương tiện hoạt động.

- Số lượng đội ngũ giám định viên tư pháp tuy được bổ sung hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ cho quá trình tố tụng.

V. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ:

- Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành chuyên môn tiếp tục tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho người giám định tư pháp và tổ chức giám định tư pháp.

- Kiến nghị, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa hoạt động giám định tư pháp phù hợp với tình hình thực tế. Xây dựng cơ chế ưu đãi đối với các tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập (ngoài việc miễn thuế của Trung ương thì có thể ưu đãi thêm các vấn đề khác như miễn thuế đất đai, tạo điều kiện vay tiền mua trang thiết bị, ...), mở rộng lĩnh vực thường phát sinh nhu cầu giám định tư pháp như giám định tài liệu, giám định chữ ký.

Hinh 2_BC GIAM DINH 2021.jpgHinh 3_BC GIAM DINH 2021.jpgHinh 4_BC GIAM DINH 2021.jpg

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
 Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tin Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương /bo-tro-tu-phap/PublishingImages/2021-07/Hinh 1_KH Giam dinh 2020_Key_07072021102120.jpg
2/15/2021 11:00 AMNoĐã ban hành

Thực hiện Quyết định số 1450/QĐ-TTg ngày 24/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp, ngày 05/2/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh.

​Kế hoạch đã đề ra các nội dung trọng tâm chính như sau:

1. Phổ biến, quán triệt nội dung và việc thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

Nội dung: Thực hiện giới thiệu, tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật bằng hình thức đăng tải trên Cổng/Trang thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức và địa phương.

2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến giám định tư pháp; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.

3. Rà soát cập nhật, củng cố, phát triển đội ngũ cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo hướng gắn với nhu cầu giám định thực tế của hoạt động tố tụng và theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.  

4. Phân công phòng, đơn vị làm đầu mối trong việc quản lý chung công tác giám định tư pháp ở từng lĩnh vực giám định tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (làm đầu mối tham mưu, thống kê về giám định tư pháp).

5. Công an tỉnh phối hợp làm đầu mối trong việc quản lý chung công tác giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng (làm đầu mối tham mưu, thống kê về giám định tư pháp trong hoạt động tố tụng). 

6. Tổ chức tập huấn về kiến thức pháp lý cho đội ngũ làm giám định tư pháp tại địa phương. 

7. Tăng cường kiểm tra, thanh tra tình hình tổ chức, hoạt động, quản lý giám định tư pháp ở địa phương; kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm về giám định tư pháp của các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra tình hình tổ chức, hoạt động giám định ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.

8. Đánh giá công tác giám định tư pháp thuộc thẩm quyền quản lý; tôn vinh, khen thưởng tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động giám định tư pháp.

Hinh 1_KH Giam dinh 2020.jpgHinh 2_KH Giam dinh 2020.jpgHinh 3_KH Giam dinh 2020.jpg


Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Danh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020TinDanh sách cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/15/2021 10:00 AMNoĐã ban hànhDanh sách; Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
TÀI LIỆU HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TRIỂN KHAI LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁPTinTÀI LIỆU HỘI NGHỊ TRỰC TUYẾN TRIỂN KHAI LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/17/2020 11:00 AMNoĐã ban hànhThông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Một số nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư phápBài viếtMột số nội dung mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg

Sau hơn 7 năm thi hành Luật giám định tư pháp, công tác giám định tư pháp đã đạt được nhiều kết quả. Tuy nhiên, Luật này cũng đã bộc lộ nhiều bất cập trước những yêu cầu mới của đời sống xã hội, của hoạt động tố tụng. Trước yêu cầu thực tiễn của công tác giám định tư pháp và đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tham nhũng trong tình hình mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giám định tư pháp đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 10 tháng 6 năm 2020 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/1/2021.
6/12/2020 7:00 PMNoĐã ban hành

Dự án Luật đã sửa đổi, bổ sung các điều, khoản cụ thể như sau:

- Bổ sung 01 điều (Điều 26a về thời hạn giám định);

- Sửa đổi, bổ sung 08 điều (Điều 10; Điều 20; Điều 24; Điều 25; Điều 31; Điều 32; Điều 36; Điều 41);

- Bổ sung 04 khoản; sửa đổi, bổ sung 22 khoản; bổ sung 04 điểm và sửa đổi, bổ sung 09 điểm.

Những nội dung cơ bản được sửa đổi, bổ sung

1. Phạm vi của giám định tư pháp

Để bảo đảm tính thống nhất với quy định của pháp luật tố tụng và đáp ứng nhu cầu giám định của hoạt động tố tụng, phạm vi giám định tư pháp đã được sửa đổi theo hướng mở rộng đến cả giám định được trưng cầu, thực hiện ngay từ giai đoạn "khởi tố", thay vì từ giai đoạn điều tra vụ án hình sự như quy định hiện hành (khoản 1 Điều 2).

2. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp gắn với việc cấp, thu thẻ giám định viên tư pháp

Để khắc phục tình trạng bất cập, rườm rà về thủ tục hành chính trong quá trình làm hồ sơ bổ nhiệm giám định viên tư pháp đối với người đang là công chức, viên chức, sĩ quan trong lực lượng vũ trang, Luật sửa đổi, bổ sung đã bổ sung quy định: "Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp đang là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì không cần có Phiếu lý lịch tư pháp." (khoản 3 Điều 8).
Do có bổ sung tổ chức giám định công lập là Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nên Luật có quy định Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn để đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc cơ quan mình và tương tự như vậy, Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên tư pháp thuộc cơ quan mình cho bảo đảm nguyên tắc thẩm quyền quản lý về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự của Bộ Công an (khoản 2 Điều 9 và khoản 3 Điều 10). 

Để góp phần bảo đảm điều kiện thuận lợi cho giám định viên trong quá trình hoạt động giám định, nhất là tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp, Luật đã bổ sung quy định về cấp thẻ cho người được bổ nhiệm giám định viên tư pháp và thu hồi thẻ khi miễn nhiệm với nguyên tắc: người có thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp thì thẩm quyền cấp (cấp mới, cấp lại) thẻ giám định viên tư pháp; việc cấp thẻ giám định viên tư pháp được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về mẫu thẻ, trình tự, thủ tục cụ thể (khoản 4 Điều 9).

Luật đã bổ sung một số trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp trong trường hợp: (1) có quyết định nghỉ hưu hoặc quyết định thôi việc, trừ trường hợp có văn bản thể hiện nguyện vọng tiếp tục tham gia hoạt động giám định tư pháp và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có nhu cầu sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật; (2) chuyển đổi vị trí công tác hoặc chuyển công tác sang cơ quan, tổ chức khác mà không còn điều kiện phù hợp để tiếp tục thực hiện giám định tư pháp; (3) theo đề nghị của giám định viên tư pháp, nhưng đối với giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng thì phải được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; (4) giám định viên tư pháp được bổ nhiệm để thành lập Văn phòng giám định tư pháp nhưng không thành lập Văn phòng hoặc thành lập Văn phòng rồi mà không đăng ký hoạt động, cho cụ thể, đầy đủ và sát thực tế hơn (điểm đ, điểm e, điểm g và điểm h khoản 1 Điều 10).

3. Bổ sung tổ chức giám định công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự
Để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời yêu cầu giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử được thu thập ngày càng tăng mạnh trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án nói chung và các vụ án tham nhũng, kinh tế nói riêng, Luật đã có quy định về "Phòng giám định hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao" (tại khoản 5 Điều 12). Đây là tổ chức giám định tư pháp công lập mới có tính chất đặc thù, được bổ sung vào hệ thống tổ chức giám định kỹ thuật hình sự. Do đó, Luật cũng đã có quy định "Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn" (khoản 7 Điều 12).

4. Công nhận và đăng tải danh sách người, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

Để khắc phục bất cập của quy định hiện hành và phát huy vai trò, trách nhiệm của Cơ quan thuộc Chính phủ trong việc bảo đảm đáp ứng yêu cầu giám định của thực tiễn hoạt động tố tụng, Luật đã bổ sung Cơ quan thuộc Chính phủ trong việc lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật (Điều 18 và Điều 19) để ra quyết định công nhận, đăng tải, rà soát, cập nhật danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trên cổng thông tin điện tử của cơ quan mình, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung, tương tự như các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Luật cũng đã bổ sung quy định: trong trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì Cơ quan thuộc Chính phủ, Kiểm toán nhà nước, cơ quan trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện (quy định tại Điều 18 và Điều 19 của Luật này) thực hiện giám định ngoài danh sách đã được công bố ((khoản 2 Điều 20). Đây là quy định mới nhằm huy động các chuyên gia giỏi ở các cơ quan này tham gia hoạt động giám định tư pháp để góp phần bảo đảm đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu của hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án nói chung, án tham nhũng kinh tế nói riêng.

5. Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; người giám định tư pháp khi thực hiện giám định

Để bảo đảm điều kiện cho người giám định tư pháp có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ giám định của mình, Luật đã: (1) bổ sung quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp khi từ chối tiếp nhận trưng cầu, yêu cầu thực hiện giám định trong trường hợp nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định không phù hợp với phạm vi chuyên môn hoặc không có đủ năng lực, điều kiện cần thiết cho việc thực hiện giám định; đối tượng giám định, tài liệu liên quan được cung cấp không đầy đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định sau khi đã đề nghị người trưng cầu, người yêu cầu giám định bổ sung, làm rõ nhưng không được đáp ứng; thời gian không đủ để thực hiện giám định; tính độc lập, khách quan của việc thực hiện giám định không được bảo đảm (khoản 2 Điều 11). Tương ứng, người giám định tư pháp theo vụ việc cũng được bổ sung thêm các quyền và nghĩa vụ này vì khoản 3 Điều 18 đã dẫn chiếu quy định này; (2) bổ sung quyền của người giám định tư pháp khi thực hiện giám định như đề nghị người trưng cầu giám định hoặc cơ quan có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật khi có dấu hiệu bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của bản thân hoặc người thân thích do việc thực hiện giám định, tham gia vụ án, vụ việc với tư cách là người giám định; từ chối thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 11 nêu trên và quyền được bố trí vị trí phù hợp khi tham gia tố tụng tại phiên tòa (điểm d, điểm đ, điểm e khoản 1 Điều 23).

Ngoài ra, Luật còn sửa đổi, bổ sung các nội dung về

- Nghĩa vụ của người trưng cầu giám định;

- Trưng cầu giám định tư pháp;

- Thời hạn giám định;

- Kết luận giám định;

- Hồ sơ giám định;

- Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công tác giám định tư pháp;

- Trách nhiệm của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với công tác giám định tư pháp.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp được thông qua đã khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giám định tư pháp năm 2013, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động giám định tư pháp, một trong nhưng công tác quan trọng trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm và hoạt động tố tụng trong thời gian tới.

Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư phápTinQuốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/10/2020 7:00 PMNoĐã ban hành

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp
Thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, chiều 10/6, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp (GĐTP) được 449 đại biểu tán thành, tương đương 92,96% tổng số đại biểu Quốc hội.
Trước đó, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua 3 điều trong dự án Luật gồm: Điều 12, 25, 26A với tỷ lệ tán thành cao. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP sửa đổi, bổ sung 26 điều, chỉnh lý kỹ thuật 3 điều, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.
Trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GĐTP trình Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết: nhiều ý kiến tán thành việc bổ sung quy định "Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao" tại Điều 12 dự thảo Luật; một số ý kiến đề nghị giữ quy định Điều 12 như Luật hiện hành.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho tiếp thu theo đa số ý kiến các vị đại biểu Quốc hội. Theo đó, bổ sung "Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao" là tổ chức GĐTP công lập về kỹ thuật hình sự với nhiệm vụ giám định về âm thanh, hình ảnh từ các dữ liệu điện tử (tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 dự thảo Luật). 
Vấn đề này đã được cân nhắc kỹ trên cơ sở thực tiễn hoạt động tố tụng, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác điều tra, xử lý tội phạm về tham nhũng, tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp. Đồng thời, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý các nội dung liên quan tại khoản 2 Điều 9, khoản 3 Điều 10, khoản 7 Điều 12 và khoản 6 Điều 44 của dự thảo Luật. 
Về trưng cầu giám định trong trường hợp cần có sự phối hợp giữa nhiều cơ quan, tổ chức giám định (Điều 25), có ý kiến tán thành với quy định tại khoản 4 Điều 25 về giao trách nhiệm cho một cơ quan, tổ chức chuyên môn về GĐTP chủ trì việc thực hiện giám định; có ý kiến đề nghị chỉnh lý giao trách nhiệm này cho người trưng cầu GĐTP.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, GĐTP là hoạt động chuyên môn, khoa học, do đó, quá trình tiến hành giám định phải do chính cơ quan, tổ chức chuyên môn trong lĩnh vực GĐTP thực hiện. Nếu giao cho cơ quan trưng cầu giám định (cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng) chủ trì, phối hợp việc thực hiện GĐTP sẽ không bảo đảm tính độc lập, khách quan và không phù hợp với tính chất của hoạt động này. 
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ quy định về giao trách nhiệm cho một trong các cơ quan, tổ chức thực hiện GĐTP làm đầu mối tổ chức việc giám định như dự thảo Luật.
Về thời hạn giám định (Điều 26a), có ý kiến cho rằng, thời hạn giám định quy định tại khoản 3 (thời hạn tối đa 3 tháng, trường hợp đặc biệt là 4 tháng) chưa rõ ràng, cần quy định cụ thể để bảo đảm sự thống nhất. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, đối với trường hợp giám định theo vụ việc thì ở từng lĩnh vực giám định như đầu tư, tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông, khoa học và công nghệ... do quy chuẩn chuyên môn và quy trình thực hiện hoàn toàn khác nhau nên thời hạn giám định cũng không thể giống nhau. 
Để bảo đảm tính khả thi, Luật GĐTP chỉ quy định thời hạn tối đa, còn thời hạn ở từng lĩnh vực chuyên môn được giao cho bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực quy định cụ thể. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ quy định thời hạn GĐTP như dự thảo Luật.
H.Thư
                                                                                         (Trích từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp)

 

Thông tinFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách Giám định viên tư pháp bổ nhiệm trong năm 2020 (Cập nhật đến ngày 20/5/2020)TinDanh sách Giám định viên tư pháp bổ nhiệm trong năm 2020 (Cập nhật đến ngày 20/5/2020)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/20/2020 4:00 PMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách Tổ chức Giám định tư pháp năm 2020Danh sách Tổ chức Giám định tư pháp năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2020 4:00 PMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách Giám định viên tư pháp (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)Danh sách Giám định viên tư pháp (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2020 4:00 PMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Danh sách Người Giám định tư pháp theo vụ việc (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)Danh sách Người Giám định tư pháp theo vụ việc (Cập nhật đến ngày 20/4/2020)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/20/2020 4:00 PMNoĐã ban hành
Danh sáchFalsePhòng Bổ trợ Tư pháp
Sở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 222/QĐ-SYT về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh Bình DươngTinSở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 222/QĐ-SYT về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/15/2020 9:00 AMNoĐã ban hành

Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Dương được thành lập bởi Quyết định số 4455/QĐ-UBND ngày 30/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Trung tâm pháp y tỉnh Bình Dương.

Qua quá trình hoạt động, ngày 09/3/2020, Sở Y tế tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 222/QĐ-SYT về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Pháp y tỉnh Bình Dương, thay thế Quyết định số 1132/QĐ-SYT ngày 09/11/2016 của Sở Y tế tỉnh Bình Dương.

Theo nội dung Quyết định, Trung tâm Pháp y có cơ cấu tổ chức gồm 01 Phòng Tổ chức hành chính – Kế toán và 01 Khoa chuyên môn là Khoa Pháp y. Mỗi phòng gồm 01 trưởng phòng, 01 phó trưởng phòng. Mỗi Khoa gồm 01 trưởng khoa, 01 Phó trưởng khoa.

Về chức năng: Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện giám định pháp y trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu khoa học và tham gia đào tạo, đào tạo bồi dưỡng trong lĩnh vực pháp y.

Trung tâm có 9 nhiệm vụ, trong đó có các nhiệm vụ chính là: Thực hiện công tác giám định pháp y trên địa bàn tỉnh, nghiên cứu và tham gia nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật về chuyên ngành pháp y.​


Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Một số định hướng lớn của dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp”TinỦy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức Hội thảo “Một số định hướng lớn của dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp”/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/20/2019 1:00 PMNoĐã ban hành

Trong 02 ngày 12-13/8/2019, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo “Một số định hướng lớn của dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp”. Ông Nguyễn Công Hồng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo còn có các vị Đại biểu của Quốc hội, các luật gia, chuyên gia, đại biểu đến từ các bộ, ngành ở Trung ương và đại diện Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, lãnh đạo sở, ngành của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Tại Hội thảo, sau khi nghe báo cáo thực tiễn công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp từ năm 2013 đến nay và định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Giám định tư pháp của Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận về những hạn chế, khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách, pháp luật và nguyên nhân; đồng thời kiến nghị những giải pháp đối với hoạt động giám định pháp và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Pháp y Quốc gia, Viện Pháp y tâm thần Trung ương từ năm 2013 đến nay; công tác trưng cầu giám định tư pháp trong quá trình điều tra các vụ án tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; công tác quản lý nhà nước về giám định tư pháp và hoạt động giám định tư pháp của các bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền cấp tỉnh; công tác trưng cầu giám định tư pháp trong hoạt động điều tra của cơ quan Công an các cấp…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Công Hồng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh: “Hội thảo có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thiện dự án Luật trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào tháng 9 tới. Hội thảo sẽ là diễn đàn để các vị đại biểu Quốc hội, đại diện các cơ quan tư pháp, các chuyên gia, nhà khoa học và cán bộ làm công tác thực tiễn trao đổi, phân tích, đánh giá, góp ý trực tiếp vào các nội dung cụ thể của dự án Luật. Trong đó, có nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung cần đặt trong tổng thể Chiến lược cải cách tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về tố tụng, đáp ứng yêu cầu cấp thiết hiện nay trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, phòng, chống tham nhũng”.
Luật Giám định tư pháp số 13/2012/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012.  Theo Nghị quyết số 78/2019/QH14 ngày 11/6/2019 của Quốc hội khóa XIV về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, dự án Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp đã được Quốc hội bổ sung vào Chương trình năm 2019 và sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2019)./.
                                                                                              Mỹ Cẩm
(Nguồn Cổng Thông tin điện tử Bộ Tư pháp: http://bttp.moj.gov.vn/qt/gdtp/Pages/tin-nong.aspx?ItemID=191​)
Thông tinFalseNguyễn Thị Vân Anh
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio