Giám định tư pháp
Thứ 5, Ngày 22/01/2015, 10:40
Một số kết quả đạt được trong việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
22/01/2015
Một số kết quả đạt được trong việc thực hiện Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” và Luật Giám định tư pháp trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
 

Thứ nhất, về công quán triệt, phổ biến Luật Giám định tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành
Nhằm tuyên truyền, phổ biến Luật Giám định tư pháp đến cán bộ, công chức, các tầng lớp nhân dân, Sở Tư pháp đã thường xuyên phổ biến quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đăng Web site của Sở Tư pháp và Báo Bình Dương về những nội dung cơ bản của Luật Giám định tư pháp; phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh thực hiện chuyên mục “Pháp luật và cuộc sống”. Ngoài ra, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng và các sở, ngành có liên quan tổ chức Hội thảo “Trao đổi, rút kinh nghiệm trong hoạt động giám định tư pháp” trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Qua đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp.
Thứ hai, về củng cố tổ chức bộ máy, năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức giám định tư pháp
Năm 2014, trên địa bàn tỉnh có 02 tổ chức giám định tư pháp, gồm: Trung tâm Giám định Y khoa-Pháp y thuộc Sở Y tế và Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an tỉnh.
Trung tâm Giám định Y khoa-Pháp y có Giám đốc, Phó giám đốc và các nhân viên. Biên chế của của Trung tâm là 23 người, trong đo có 04 giám định viên chuyên trách, 19 nhân viên; ngoài ra, còn có 31 giám định viên kiêm nhiệm (đang làm việc tại Bệnh viện đa khoa tỉnh) thực hiện công tác giám định pháp y
Ngày 30/12/2014, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 4455/QĐ-UBND thành lập Trung tâm pháp y tỉnh Bình Dương theo quy định của Luật Giám định tư pháp.
Phòng Kỹ thuật hình sự hiện nay có 25 đồng chí, trong đó có 08 giám định viên, các giám định viên đều đáp ứng trình độ theo quy định pháp luật.
Thứ ba, về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định
Trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giám định được các ngành quan tâm và đầu tư, cơ bản đáp ứng kịp thời các trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và yêu cầu của cá nhân, tổ chức.
Trung tâm Giám định Y khoa-Pháp y được trang bị các trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho công tác giám định.
 Phòng Kỹ thuật hình sự được UBND tỉnh đầu tư một số thiệt bị hiện đại phục vụ cho công tác giám định như: 01 máy sắc ký khí phối phổi dùng giám định ma túy và hợp chất hữu cơ, 01 máy sắc ký hồng ngoại, 01 máy UV, 01 kính hiển vi kim tương phục vụ giám định cháy, va ly giám định pháp y tử thi.
Thứ tư, về đội ngũ giám định viên tư pháp
Số lượng giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh hiện là 107 người (trong đó có 19 giám định viên đã nghỉ hưu hoặc chuyển làm công tác khác nhưng chưa làm thủ tục miễn nhiệm giám định viên tư pháp), hiện số lượng giám định viên đang làm việc tại các tổ chức giám định và các sở, ngành là 88, trong đó: đối với lĩnh vực pháp y có 37 giám định viên; đối với lĩnh vực kỹ thuật hình sự có 08 giám định viên; các lĩnh vực khác có 43 giám định viên.
So với năm 2010, số lượng giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh tăng lên 21 người, tuy nhiên từ khi Luật Giám định tư pháp có hiệu lực đến nay chỉ có 02 giám định viên thuộc lĩnh vực kỹ thuật hình sự được bổ nhiệm; độ tuổi trung bình của các giám định viên là 48,5 tuổi. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 04 người giám định tư pháp theo vụ việc thuộc lĩnh vực tài liệu (trước năm 2010 không có).
Danh sách giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc trên địa bàn tỉnh Bình Dương được công bố theo đúng quy định.
Thứ năm, về chế độ, chính sách để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp
Nhằm để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua kỳ họp cuối năm Nghị quyết về chế độ hỗ trợ cho đội ngũ giám định viên tư pháp và người làm công tác giám giám định trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Vừa qua, tại kỳ họp lần thứ 13-HĐND tỉnh khóa VIII đã thông qua Nghị quyết số 35/2014/NQ-HĐDN ngày 10/12/2014 về chế độ hỗ trợ công tác giám định pháp y, tâm thần, kỹ thuật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương và Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 65/2014/QĐ-UBND ngày 22/12/2014 quy định về chế độ hỗ trợ công tác giám định pháp y, tâm thần, kỹ thuật hình sự trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Chế độ này sẽ được thực hiện vào ngày 01/7/2015.
Thứ sáu, về hoạt động giám định tư pháp
Trong năm 2014, các tổ chức giám định tư pháp và các giám định viên tư pháp đã thực hiện 1.825 vụ giám định, trong đó: theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng là 1.781 vụ (gồm: Pháp y: 803 vụ (592 tử thi); Kỹ thuật hình sự: 969 vụ; khác 09 vụ) và theo yêu cầu của đương sự là 44 vụ.
Nhìn chung, công tác phổ biến, triển khai Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả giám định tư pháp” và Luật Giám định tư pháp đã được Sở Tư pháp và các sở, ngành chuyên môn quan tâm và tích cực tuyên truyền, phổ biến sâu, rộng đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng nhiều hình thức. Đến nay, nhiều sở, ngành đã có Giám định viên tư pháp, tạo một bước chuyển biến trong nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân về vị trí vi trò và nội dung giám định tư pháp; Hầu hết lãnh đạo các ngành, các cấp và đặc biệt là các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đều rất quan tâm và xem trọng công tác giám định, mối quan hệ tốt giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở địa phương đã góp phần vào việc xác định nguyên nhân và thủ phạm gây án, chứng cứ buộc tội, gỡ tội trong các vụ án. Ban chỉ đạo thực hiện Đề án được tổ chức họp định kỳ qua đó đã kịp thời chỉ đạo thực hiện các nội dung theo kế hoạch đề ra và giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai thực hiện tại địa phương.
Các công tác như: rà soát, thống kê số lượng giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh; lựa chọn người bổ nhiệm làm giám định viên hoặc lập danh sách những người giám định theo vụ việc; công bố danh sách giám định viên tư pháp trên địa bàn tỉnh được các sở, ngành có liên quan tích cực thực hiện.
Hoạt động giám định tư pháp luôn nhận được sự quan tâm một số lãnh đạo Sở chuyên môn quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp như: Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông-Vận tải, qua đó, giúp công tác triển khai Luật Giám định tư pháp, quy định của pháp luật về giám định tư pháp và Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp” trên địa bàn tỉnh được hiệu quả hơn./.
Lượt người xem:  Views:   1421
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio