Phòng, chống tham nhũng
 
luat_sua_doi_luat_phong_chong_tham_nhung_2007.doc
 
luat_phong_chong_tham_nhung_2005.doc
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
HÀNH VI THAM NHŨNG, VIỆC TẶNG QUÀ VÀ NHẬN QUÀ TẶNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNGThông tinTinHÀNH VI THAM NHŨNG, VIỆC TẶNG QUÀ VÀ NHẬN QUÀ TẶNG THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/24/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

​I. Khái niệm về tham nhũng và các hành vi tham nhũng:

1. Tham nhũng là gì?

"Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi."

Hành vi tham nhũng phải đồng thời có 3 dấu hiệu đặc trưng:

Thứ nhất tham nhũng phải được thực hiện bởi người có chức vụ quyền hạn

- Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm 4 nhóm chính:

Nhóm 1 - Cán bộ, công chức, viên chức;

Nhóm 2 - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

Nhóm 3 - Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức và Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

Nhóm 4- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

Thứ hai, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ được giao như thông qua thẩm quyền chuyên môn mà người đó đảm nhận hoặc chức năng tổ chức, lãnh đạo…

Thứ ba, người thực hiện hành vi tham nhũng phải có mục đích vụ lợi, thực hiện hành vi nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.

Nếu thiếu một trong ba dấu hiệu đặc trưng trên thì thì không bị coi là hành vi tham nhũng mà bị coi là hành vi vi phạm pháp luật khác.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước

Căn cứ Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định về các hành vi tham nhũng thì có 12 hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện. Trong đó, có 07 loại tội phạm tham nhũng nằm trong nhóm tội phạm về chức vụ theo Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định gồm:

1) Tham ô tài sản;

2) Nhận hối lộ;

3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

Đối với hành vi 8. "Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi" cũng được BLHS quy định nằm trong nhóm tội phạm khác về chức vụ đó là: Tội đưa hối lộ, Tội môi giới hối lộ.

Đối với 4 hành vi còn lại trong nhóm 12 hành vi:

9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

11) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

II. Quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng tại cơ quan nhà nướ

​1. Quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng tại cơ quan nhà nước

Quy định về việc tặng quà và nhận quà tặng tại cơ quan nhà nước nằm trong nhóm biện pháp phòng ngừa tham nhũng về thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định tại Điều 22 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 và được quy định chi tiết tại Điều 24, Điều 25 Nghị định 59/2019/NĐ-CP  về việc tặng quà và nhận quà tặng.

Theo đó:

  • Đối với việc tặng quà: cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ quyền hạn, ngoài trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại hoặc các trường hợp cần thiết khác thì không được phép sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng. Ngoài ra, đối với những trường hợp được phép tặng quà, việc tặng quà phải được diễn ra theo đúng quy định của pháp luật.
  • Đối với việc nhận quà: Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. Trường hợp không từ chối được thì cơ quan, tổ chức, đơn vị phải tổ chức quản lý, xử lý quà tặng theo quy định tại Điều 27 của Nghị định này.

Như vậy, đối với trường hợp tặng quà cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác. Tuy nhiên, Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức.

2. Quy định cách thức xử lý quà tặng

Ngày 11/9/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Quyết định 457/QĐ-TTCP về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra Chính phủ. Trong đó, có ban kèm theo quy định là thủ tục xử lý quà tặng nhu sau:

a) Trình tự thực hiện:

- Bước 1:

+ Đối với quà tặng bằng tiền, giấy tờ có giá thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức tiếp nhận, bảo quản và làm thủ tục nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Đối với quà tặng bằng hiện vật, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, bảo quản và xử lý như sau:

Xác định giá trị của quà tặng trên cơ sở giá của quà tặng do cơ quan, đơn vị, cá nhân tặng quà cung cấp (nếu có) hoặc giá trị của quà tặng tương tự được bán trên thị trường. Trong trường hợp không xác định được giá trị của quà tặng bằng hiện vật thì có thể đề nghị cơ quan có chức năng xác định giá;

Quyết định bán quà tặng và tổ chức công khai bán quà tặng theo quy định của pháp luật;

Nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu được sau khi trừ đi chi phí liên quan đến việc xử lý quà tặng trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày bán quà tặng.

+ Đối với quà tặng là dịch vụ thăm quan, du lịch, y tế, giáo dục - đào tạo, thực tập, bồi dưỡng trong nước hoặc ngoài nước, dịch vụ khác thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thông báo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ về việc không sử dụng dịch vụ đó.

+ Đối với quà tặng là động vật, thực vật, thực phẩm tươi, sống và hiện vật khác khó bảo quản thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ tình hình cụ thể và quy định của pháp luật về xử lý tang vật trong các vụ việc vi phạm hành chính để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo Cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xử lý.

- Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày xử lý quà tặng, cơ quan, tổ chức, đơn vị xử lý quà tặng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý người tặng quà hoặc Cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tặng quà để xem xét, xử lý theo thẩm quyền.

b) Cách thức thực hiện: Tại cơ quan, đơn vị.

c) Thành phần, số lượng hồ sơ: Không quy định.

d) Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.

e) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Thủ trưởng Cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước, bao gồm: cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước và tổ chức, đơn vị khác do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý; người có chức vụ, quyền hạn công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong phòng, chống tham nhũng.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản thông báo.

h) Phí, lệ phí: Không.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không quy định.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật PCTN.

3. Vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng bị xử lý thế nào?

Tại Điều 28 Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định hình thức xử lý trong trường hợp có vi phạm quy định về tặng quà và nhận quà tặng như sau:

Về tặng quà:

- Đối với cơ quan tổ chức, đơn vị sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng cho Nhà nước.

- Đối với cá nhân sử dụng tài chính công, tài sản công tặng quà không đúng thẩm quyền, không đúng quy định thì phải bồi hoàn giá trị quà tặng và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.

Về nhận quà: 

- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm quy định về nhận quà tặng, xử lý quà tặng, người có chức vụ, quyền hạn vi phạm quy định về nhận quà tặng, báo cáo, nộp lại quà tặng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài nhà nước.

                                                                                                                                                     ​Phạm Thị Sơn Trà - Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặtThông tinTinNghị định quy định về thanh toán không dùng tiền mặt/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/18/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

​        Ngày 15/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2024/NĐ-CP Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, Nghị định quy định về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, bao gồm: mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán.

        Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Nghị định này thay thế cho Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt; Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt và bãi bỏ Điều 3 của Nghị định số 16/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

        Tải về Nghi dinh 52.pdf

​​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Kế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Sở Tư phápThông tinTinKế hoạch công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/25/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

​        Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các văn bản hướng dẫn thi hành và một số Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành, ngày 23/02/2024, Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 357/KH-STP về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.

         Theo đó, Kế hoạch xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm, thời gian thực hiện trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác góp ý, thẩm định, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; công tác tự kiểm tra nội bộ, thanh tra, kiểm tra gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; thực hiện các chương trình, kế hoạch và những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan cấp trên; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN.

           Kế hoạch xác định rõ trách nhiệm tổ chức, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cụ thể như sau:

          1. Đối với Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

        - Quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở nếu để lãnh đạo phòng, đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý vi phạm pháp luật, tham ô, tham nhũng, lãng phí, vi phạm Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị, vi phạm Quy tắc ứng xử, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp; đồng thời xử lý nghiêm hoặc tham mưu xử lý khi phát hiện có sai phạm.

          - Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc lĩnh vực mình phụ trách, thực hiện có hiệu quả trong phòng, chống tham nhũng.

         2. Đối với các tổ chức đoàn thể

        Phối hợp chặt chẽ trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh và giám sát các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật; kịp thời đề xuất khen thưởng những tập thể, công chức, viên chức, người lao động có thành tích trong việc phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng; trường hợp có vi phạm sẽ tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật.

         3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động

        Thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, những nội dung của Kế hoạch này và các Quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị./.

        Kế hoạch phòng chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024.pdf                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             ​Thanh tra Sở Tư pháp

FalseThanh Tra Sở
Tổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/01/2014  của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sảnThông tinTinTổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/01/2014  của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng  đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/3/2023 6:00 PMNoĐã ban hành

      Theo Công văn số 100/TTr-PCTN ngày 23/3/2023 của Thanh tra tỉnh Bình Dương về yêu cầu báo cáo thực hiện tổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 30/01/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản , ngày 29/3/2023 Sở Tư pháp đã có Văn bản số  39/BC-STP báo cáo tổng kết Chỉ thị số 33-CT/TW. 

      Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; hòa giải ở cơ sở; pháp chế; chứng thực; nuôi con nuôi; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; bồi thường nhà nước; trợ giúp pháp lý; luật sư, tư vấn pháp luật; công chứng; giám định tư pháp; đấu giá tài sản; trọng tài thương mại; hòa giải thương mại; thừa phát lại; quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản; đăng ký biện pháp bảo đảm; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; công tác tư pháp khác và dịch vụ sự nghiệp công thuộc ngành, lĩnh vực theo quy định pháp luật. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Giám đốc và 01 Phó Giám đốc; 05 tổ chức tham mưu, tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ; 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc (trong đó Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản hiện đang thực hiện thủ tục giải thể). Biên chế giao năm 2023 gồm biên chế công chức hành chính 25 chuyên môn, 01 Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP; viên chức của đơn vị sự nghiệp nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước được giao 18 viên chức chuyên môn; các đơn vị sự nghiệp Phòng Công chứng số 1, Phòng Công chứng số 2 và Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản không được giao biên chế do đã thực hiện tự chủ chi thường xuyên).

     Tại Báo cáo số 39/BC-STP, Sở Tư pháp đã đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị số 33-CT/TW từ ngày 03/01/2014 đến ngày 30/3/2023 về các mặt: 1) công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về kê khai tài sản; 2) kết quả thực hiện việc kê khai và công khai bản kê khai tài sản; 3) kết quả kiểm tra, xác minh tài sản, thu nhập và xử lý vi phạm về kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập; 4) kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập. 

      Nhìn chung, công tác kê khai tài sản của Sở Tư pháp được triển khai thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. Đảng ủy, lãnh đạo Sở thường xuyên quán triệt tư tưởng, nhắc nhở công chức, viên chức, người lao động không ngừng trau dồi phẩm chất chính trị, ý thức được trách nhiệm, vai trò của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng. Kết quả đến nay Sở Tư pháp và các đơn vị trực thuộc chưa phát hiện nào về việc vi phạm kê tài tài sản, thu nhập./.

BC_39_TTR.signed.pdf

False
Một số quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cựcThông tinMột số quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/6/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

​I. Một số văn bản quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

1. Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019;

2. Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2019;

3. Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02/2022;

4. Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2020.

5. Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

II. Khái niệm về tham nhũng, tiêu cực và các hành vi tham nhũng, tiêu cực

1. Khái niệm tham nhũng

Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.

Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:

- Cán bộ, công chức, viên chức;

- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;

- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

- Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;

- Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước

Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

        1) Tham ô tài sản;

        2) Nhận hối lộ;

        3) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

        4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

        5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

        6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

        7) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

        8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

        9) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

       10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

       11) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

      12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

3. Khái niệm tiêu cực

Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, tiêu cực của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức là những hành vi trái với Điều lệ, Cương lĩnh, nghị quyết, quy chế, quy định, chỉ thị, kết luận,... của Đảng (gọi chung là chủ trương, đường lối, quy định của Đảng), pháp luật của Nhà nước, Điều lệ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức Hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ; các chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước, làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, cản trở quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, biểu hiện rõ nét nhất của tiêu cực là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.

4. Các hành vi tiêu cực

Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW đưa ra 19 hành vi tiêu cực cần tập trung chỉ đạo phòng, chống bao gồm:

         1) Nói, viết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

        2) Không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình; đoàn kết xuôi chiều, nể nang, né tránh, ngại va chạm, im lặng, không đấu tranh hoặc phụ họa theo ý kiến, quan điểm sai trái, lệch lạc; bao che, giấu giếm vi phạm, khuyết điểm của bản thân, của người khác hoặc của tổ chức; thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ, dân chủ hình thức, không tôn trọng ý kiến của tập thể; không chấp hành sự phân công của tổ chức, kén chọn chức danh, vị trí công tác;...

         3) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng.

        4) Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết để trục lợi. Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng, Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, phát tán hoặc xúi giục người khác tàng trữ, phát tán thông tin, tài liệu trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vu cáo, bịa đặt những nội dung liên quan đến vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực hoặc tùy tiện quy kết về tội danh, mức án trước khi tòa án ra phán quyết; đả kích, vu cáo, xúc phạm đối với tổ chức, cá nhân, kích động bạo lực, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

        5) "Tư duy nhiệm kỳ", cơ hội, vụ lợi, nhất là hành vi lạm quyền, lộng quyền, lấy danh nghĩa tập thể để áp đặt, hợp thức hóa quyết định sai trái của cá nhân; chủ nghĩa cá nhân, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể; chạy theo mục tiêu trước mắt, trong ngắn hạn để thu vén lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợi ích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng và đất nước; cấu kết với doanh nghiệp, đối tượng khác để trục lợi.

         6) Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.

         7) Chủ trì ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiều sơ hở, bị lợi dụng gây thiệt hại cho nhà nước, tổ chức, cá nhân; "lợi ích nhóm", "tư duy nhiệm kỳ" trong xây dựng chính sách, pháp luật.

         8) Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, tiêu cực; không báo cáo, phản ánh, không xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp quản lý.

        9) Thực hiện không đúng, không đầy đủ quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý đầu tư, xây dựng, ngân hàng, y tế, bảo hiểm, đấu thầu, đấu giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phần hóa, sử dụng nhà, đất, tài nguyên, khoáng sản, tài chính, tài sản của Đảng, Nhà nước,... Không thực hành tiết kiệm để xảy ra thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, tài sản của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đóng góp, tài trợ trái quy định.

         10) Tặng quà, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định có lợi riêng cho bản thân, gia đình hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp.

        11) Lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hành vi hoặc bao che hành vi tham nhũng, tiêu cực. Tiết lộ thông tin, đe dọa, trả thù, trù dập người phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực.

         12) Có hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay, can thiệp, tác động đến tổ chức, cá nhân để bản thân hoặc người khác được tiếp nhận, tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, khen thưởng, kỷ luật, phong tặng danh hiệu, đi học, đi nước ngoài, thực hiện chế độ, chính sách cán bộ trái quy định.

        13) Can thiệp, tác động hoặc để người nhà, người thân, người quen lợi dụng chức vụ, vị trí công tác của mình để trục lợi. Gây khó khăn, phiền hà, vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc cho người dân, doanh nghiệp.

        14) Can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.

        15) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực; giải trình không trung thực về nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm; tẩu tán, che dấu tài sản có được do tham nhũng, tiêu cực. Không chỉ đạo và tổ chức thu hồi hoặc cản trở hoạt động thu hồi tài sản tham nhũng, tiêu cực.

        16) Nhập quốc tịch nước ngoài; dùng giấy tờ giả, không hợp pháp, khai báo gian dối về quốc tịch.

       17) Tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật; chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định.

       18) Tổ chức việc cưới, việc tang và các sự kiện khác của cá nhân, gia đình (ngày lễ, tết, sinh nhật, lên chức, mừng nhà mới, mừng thọ, luân chuyển, chuyển công tác,...) một cách phô trương hình thức, lãng phí, gây phản cảm, bức xúc trong xã hội. Lợi dụng việc cưới, việc tang và các sự kiện khác để vụ lợi hoặc đem lại lợi ích riêng cho bản thân, gia đình hoặc cho người khác.

       19) Các hành vi tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp khác do Ban Chỉ đạo Trung ương xem xét, quyết định.

III. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng

Luật Phòng, chống tham nhũng quy định 6 biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bao gồm:

1. Công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

2. Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

5. Cải cách hành chính, ứng dụng khoa học, công nghệ trong quản lý và thanh toán không dùng tiền mặt.

6. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

IV. Xử lý tham nhũng

1. Xử lý người có hành vi tham nhũng

1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.

2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.

4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

4.2. Xử lý tài sản tham nhũng

1. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.

2. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật./.

False
Nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nayThông tinTinNâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/31/2023 2:00 PMNoĐã ban hành
Tóm tắt: Bài viết khái quát quá trình hình thành pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, đánh giá thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong thời gian qua, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng ở Việt Nam trong thời gian tới.
 
Abstract: The article outlines the process of formation of the law on anti-corruption in Vietnam from 1945 to the present, assesses the reality of the fight against corruption in the past time, from which, proposes solutions to prevent and repel corruption in Vietnam in the coming time.
 
1. Sự ra đời và phát triển của pháp luật phòng, chống tham nhũng
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta chủ trương vừa đẩy mạnh sản xuất, tăng cường bảo vệ Tổ quốc, vừa từng bước hoàn thiện các chính sách quản lý kinh tế, quản lý xã hội, bảo đảm an ninh trật tự quốc gia. Ngay tại thời điểm đó, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi phòng, chống tham nhũng là công việc quan trọng của công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền nhà nước[1].
Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64 thành lập Ban Thanh tra đặc biệt với nhiệm vụ: Giám sát tất cả công việc và nhân viên của các Ủy ban nhân dân (UBND) và các cơ quan của Chính phủ. Ngày 27/11/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 223 về việc xử phạt tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quỹ hay của công dân. Sắc lệnh số 223 được coi là đạo luật chống tham nhũng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong sắc lệnh này ghi rõ: Tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 05 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật nhận hối lộ...
Trải qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam ngày càng được bổ sung, hoàn thiện. Trong những năm qua, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng như:
- Pháp lệnh Chống tham nhũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành ngày 26/02/1998, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/1998, gồm 5 chương, 38 điều, trong đó chương III gồm 10 điều, từ điều 21 đến điều 30 quy định về xử lý các hành vi tham nhũng đã quy định khá chi tiết, cụ thể đối với các hình thức, biện pháp và mức xử lý đối với các hành vi tham nhũng.
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Chống tham nhũng được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành ngày 28/04/2000, có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2000, sửa đổi, bổ sung Điều 3, Điều 13, Điều 21 của Pháp lệnh Chống tham nhũng năm 1998, trong đó, quy định rõ hơn các hành vi tham nhũng, những việc người có chức vụ, quyền hạn không được làm và các hành vi tham nhũng bị xử lý hình sự; đồng thời giao Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này. Việc ban hành Pháp lệnh này đánh dấu bước ngoặt quan trọng về cơ sở pháp lý cho công tác phòng, chống tham nhũng. Thời điểm đó, các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ việc tham nhũng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Pháp lệnh trên đã bộc lộ nhiều hạn chế về nội dung vì chưa có nhiều quy định về phòng ngừa tham nhũng.
Với sự vận động không ngừng của các quan hệ xã hội, hành vi tham nhũng ngày càng đa dạng, phức tạp diễn ra ở nhiều nơi, nhiều ngành, ở nhiều lĩnh vực. Để kịp thời điều chỉnh, từ năm 2005 đến nay, Luật Phòng, chống tham nhũng đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, cụ thể:
- Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2006; Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 gồm có 08 chương, 92 điều. So với Pháp lệnh chống tham nhũng năm 1998, Luật Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã nâng cao tính pháp lý, bổ sung toàn diện hơn quy định về công tác phòng, chống tham nhũng. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào đời sống, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 đã bộc lộ một số hạn chế dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung vào năm 2007.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 04/8/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày công bố, gồm có 02 điều, sửa đổi, bổ sung là: Điều 73 về Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng và Điều 74 về giám sát công tác phòng, chống tham nhũng.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 23/11/2012; có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2013, gồm có 02 điều, sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản, điểm. Đồng thời, Luật cũng quy định Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành những điều, khoản được giao trong Luật. Trên cơ sở đó, nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2007, 2012), Chính phủ đã ban hành Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17/6/2013 quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
- Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 20/11/2018 có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2019, gồm có 10 chương, 96 điều. Luật bổ sung các quy định mới: Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập; thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai; biến động tài sản từ 300 triệu đồng trở lên trong năm phải kê khai bổ sung; thời điểm kê khai tài sản, thu nhập hàng năm trước ngày 31 tháng 12; bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai; kê khai không trung thực có thể bị buộc thôi việc; quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu và người liên đới trách nhiệm nếu xảy ra tham nhũng tại cơ quan, đơn vị. Việc bổ sung các quy định điều chỉnh của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 nhằm bao quát hết các hoạt động ngày càng phong phú trong thực tiễn, đặc biệt là đề cao trách nhiệm của cá nhân người kê khai tài sản, thu nhập, vai trò trách nhiệm của người đứng đầu nhằm phòng ngừa tham nhũng.
Cùng với đó, Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, đã áp dụng đối với các hành vi tham nhũng ngoài nhà nước. Chính vì thế, hoạt động phòng, chống tham nhũng được mở rộng hơn và áp dụng có chiều sâu trên nhiều lĩnh vực. Song song với việc hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Quốc hội và Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến phòng, chống tham nhũng như: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005; Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật Thanh tra năm 2010; Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tố cáo năm 2011; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều tại Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2012; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013; Luật Tiếp công dân năm 2013; Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); Luật Tiếp cận thông tin năm 2016; Luật Báo chí năm 2016… và các nghị quyết của Quốc hội, nghị định hướng dẫn thi hành của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, các thông tư hướng dẫn của các bộ, ngành đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đối toàn diện về phòng, chống tham nhũng. Những quy định này đã thể hiện mức độ tuân thủ cao Công ước Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng của Việt Nam.
2. Thực tiễn công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Trong những năm qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng không những được sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân mà còn được quốc tế đánh giá cao. Với phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh, xử lý các vụ án tham nhũng, thời gian qua các “đại án” tham nhũng đã được xử lý nghiêm minh, bước đầu tạo được niềm tin trong quần chúng nhân dân, thu hồi được nhiều tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Tuy nhiên, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là chặng đường còn dài, đầy khó khăn, thử thách. Hành vi tham nhũng ngày càng tinh vi dưới nhiều hình thức, xảy ra ở nhiều nơi, nhiều ngành, nhiều địa phương. Nhiệm vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngày càng nặng nề. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước đã đề ra, vẫn còn một số hạn chế, bất cập:
Một là, quy định về công khai, minh bạch còn chưa mang tính bao quát và thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là chưa làm rõ về nguyên tắc, hình thức, nội dung, thời gian, trách nhiệm thực hiện công khai, minh bạch; nội dung công khai, minh bạch theo ngành, lĩnh vực trùng lặp với quy định về công khai trong nhiều văn bản pháp luật chuyên ngành; chế độ thông tin, báo cáo, đo lường, đánh giá về thực trạng tham nhũng và công tác phòng, chống tham nhũng chưa cụ thể.
Hai là, quy định về trách nhiệm giải trình chưa phù hợp, chưa toàn diện; trình tự, thủ tục và nội dung thực hiện trách nhiệm giải trình còn chưa rõ ràng, chưa mang tính khả thi, chưa gắn với việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác, đặc biệt là biện pháp về công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Ba là, chưa quy định một cách đầy đủ, toàn diện về kiểm soát xung đột lợi ích đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; một số biện pháp hiệu quả còn hạn chế như: Thiếu cơ chế giám sát, tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh vi phạm về nhận, tặng quà; thiếu biện pháp xử lý cụ thể; chưa khắc phục được việc tặng và nhận quà đối với người thân thích của người có chức vụ, quyền hạn liên quan đến công vụ; chưa kiểm soát được hoạt động và thu nhập ngoài công vụ của người có chức vụ, quyền hạn….
Bốn là, các quy định về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình còn chưa cụ thể, chưa rõ ràng và không khuyến khích được tính chủ động của người đứng đầu trong phòng ngừa, phát hiện hành vi tham nhũng; cơ chế xác định người đứng đầu và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu còn thiếu cụ thể…
Năm là, các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập; còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; chưa quy định rõ việc sử dụng bản kê khai tài sản vào mục đích phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng; thiếu quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý và thời hạn người kê khai tài sản, thu nhập có nghĩa vụ giải trình về tài sản, thu nhập…
Sáu là, các quy định về cơ chế phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chưa phù hợp, đặc biệt là cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán với cơ quan điều tra trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng chưa phát huy vai trò của mỗi cơ quan trong xử lý vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
Bảy là, các quy định về tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng còn thiếu các biện pháp bảo đảm thực hiện, đặc biệt là các biện pháp bảo vệ người tố cáo, khen thưởng người có thành tích trong tố cáo tham nhũng, các quy định chưa bao quát được hết các tình huống phát sinh trên thực tế như việc tiếp nhận và xử lý thông tin, phản ánh về hành vi có dấu hiệu tham nhũng.
Tám là, chưa xác định rõ vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản khác trong hệ thống pháp luật dẫn đến cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất, đặc biệt là với các quy định của Bộ luật Hình sự; thiếu quy định về các biện pháp xử lý phi hình sự đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hành vi tham nhũng và thiếu quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền để xử lý các hành vi vi phạm Luật Phòng, chống tham nhũng.
Theo như đánh giá tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng (từ năm 2012 đến năm 2022) chúng ta đã gặt hái được những thành quả nhất định: “đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần củng cố, nâng cao ý chí, niềm tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm cho đất nước ta ngày càng giàu mạnh, ngày càng phát triển, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế”[2]. Bên cạnh những kết quả đạt được, thì công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực vẫn còn những hạn chế, tồn tại như: “Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh... Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những “kẻ thù hung ác”, nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”[3].
Cho đến thời điểm hiện tại, tham nhũng không chỉ diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, tài chính… mà còn diễn ra ngay cả ở những lĩnh vực an sinh - xã hội, tưởng như là vùng cấm không thể tham nhũng, đó là: Y tế, giáo dục, khoa học,… nhất là trong bối cảnh toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã và đang phải gồng mình chống đại dịch Covid-19 và nhiều dịch bệnh khác. Đây thật sự là điều rất đáng lo ngại, ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, gây bất bình trong nhân dân.
Trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, chúng ta cũng không chủ quan nóng vội, cũng không được né tránh, cầm chừng; mà phải “rất kiên trì”, không “ngừng” không “nghỉ”; vừa phải kiên quyết phát hiện, xử lý tham nhũng, vừa phải kiên trì giáo dục, quản lý, ngăn ngừa, răn đe, không để xảy ra tham nhũng; đồng thời “cảnh giác, đấu tranh với những âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, phần tử xấu lợi dụng đấu tranh phòng, chống tham nhũng để kích động, chia rẽ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta[4]. Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ, vì vậy, đòi hỏi phải được thực hiện thận trọng, tỉnh táo, bài bản, không gây hoang mang, dao động, không thể thỏa hiệp, xuôi chiều.
3. Một số kiến nghị, đề xuất
Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời, tiếp tục thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về phòng, chống tham nhũng. Từng bước mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước, kiểm soát có hiệu quả về tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, tăng cường trách nhiệm người đứng đầu, bảo đảm tính đồng bộ với quy định liên quan đến phòng, chống tham nhũng trong các đạo luật được Quốc hội thông qua và nâng cao mức độ tuân thủ Công ước Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng,… trong thời gian tới, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, sâu rộng các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc tuyên truyền tới từng người dân, từng địa phương, các cấp, các ngành sẽ thúc đẩy sự tự giác, thống nhất cao về nhận thức và hành động trong cán bộ công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, từ đó nêu cao tinh thần gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương. Hình thành và xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Tư tưởng này cần phải được quán triệt, phổ biến rộng rãi và phải đi vào thực chất, từ đó, tạo bước chuyển biến tích cực, căn bản về nhận thức, thống nhất trong hành động.
Hai là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh; phải trung thực, liêm chính. Để cán bộ công chức chuyên tâm và nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nỗ lực phấn đấu, toàn tâm, toàn ý với công việc.
Ba là, nghiêm túc thực hiện phương châm “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” và sử dụng đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế, hình sự trong đấu tranh, phát hiện và xử lý tham nhũng. Chỉ khi tiến hành triệt để, kiên quyết, đồng bộ thì công tác phòng, chống tham nhũng mới đạt kết quả cuối cùng và bảo đảm tính răn đe trong thực tế.
Bốn là, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm, xử lý nghiêm các vụ việc, vụ án tham nhũng, tiêu cực. Công tác thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử phải được thực hiện một cách hiệu quả, bảo đảm tính khách quan, công khai, minh bạch; kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng góp phần khắc phục, hạn chế hậu quả của tham nhũng, đồng thời thể hiện tính răn đe của pháp luật.
Năm là, cần xây dựng cơ chế bảo vệ, khen thưởng, động viên kịp thời những người tích cực, dũng cảm phát giác, đấu tranh chống tham nhũng.
                                                                                                  ThS. Hoàng Thị Thùy Linh
                                                                                           Tòa án nhân dân Thành phố Hòa Bình
 
 
[1]. Vụ án Trần Dụ Châu là ví dụ điển hình: Sau khi Tòa án binh Tối cao mở phiên tòa đặc biệt tuyên án: Đại tá Trần Dụ Châu, Cục trưởng Cục Quân nhu (Bộ Quốc phòng) tử hình về tội tham nhũng; bị cáo đã gửi đơn xin ân giảm lên Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hồ Chủ tịch đã bác đơn xin tha tội chết của Trần Dụ Châu. Vụ án đã xảy ra hơn nửa thế kỷ trước đây vẫn là bài học quý cho việc chống tham nhũng, lãng phí hiện nay.
[2]. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng giai đoạn 2012 - 2022 và những định hướng hoạt động trong giai đoạn tới: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Nhìn lại 10 năm qua; định ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới”, https://www.qdnd.vn/chinh-tri/tin-tuc/dau-tranh-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-nhin-lai-10-nam-qua-dinh-ra-phuong-huong-nhiem-vu-cho-thoi-gian-toi-69861 , truy cập ngày 03/12/2022.
[3]. Tlđd.
[4]. Tlđd..

                                                                                               Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật
FalseThanh Tra Sở
Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023Thông tinTinKế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/16/2023 4:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 6661/KH-UBND ngày 19/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023, ngày 11/01/2023 Sở Tư pháp ban hành Kế hoạch số 68/KH-STP về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023.

Kế hoạch đã đề ra mục đích, yêu cầu và xác định 08 nhóm nội dung thực hiện Kế hoạch, bao gồm: 1) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo; 2) Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; 3) Thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; 4) Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; 5) Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; 6) Thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng; 7) Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực; 8) Thực hiện các chương trình, kế hoạch và những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan cấp trên​.

​Bên cạnh đó, Kế hoạch số 68/KH-STP đã nêu rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Sở Tư pháp./.

Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm KH_68_TTR.signed.pdf


Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo Thông tinTinTriển khai các nhiệm vụ, giải pháp về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/4/2023 1:00 PMNoĐã ban hành

​Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 6038/UBND-NC ngày 16/11/2022 về phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; Công văn số 6325/UBND-BTCD ngày 01/12/2022 về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngày 04/01/2023 Giám đốc Sở Tư pháp đã có Văn bản số 10/STP-TTr yêu cầu các Trưởng phòng chuyên môn và Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp thuộc Sở triển khai, thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

1. Triển khai thực hiện Công văn số 6038/UBND-NC ngày 16/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về phối hợp triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian tới; Kế hoạch số 1839/KH-STP ngày 21/12/2021 của Giám đốc sở Tư pháp về triển khai, thực hiện Chỉ thị số 04-CT/TW ngày 02/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế; tiếp tục triển khai, thực hiện các nội dung tại Công văn số 652/STP-TTr ngày 24/5/2017 của Giám đốc Sở Tư pháp về nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo và các văn bản của ngành cấp trên. Tổ chức quán triệt, tuyên truyền lồng ghép các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong một số cuộc họp sinh hoạt cơ quan, Ngày pháp luật trong năm.

2. Phòng Văn bản và Tuyên truyền: phối hợp rà soát các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, về quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo thẩm quyền; phối hợp lựa chọn nội dung xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả, hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú.

3. Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp:

- Tiếp tục nâng cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, nhất là trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của người đứng đầu đảm bảo theo đúng quy định; bố trí người làm công tác tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo theo quy định pháp luật; phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung.

- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực, nhất là các quy định về công khai, minh bạch; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý.

Định kỳ hàng tháng, quý, 06 tháng, 09 tháng, năm báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng; công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về Sở Tư pháp thông qua Thanh tra Sở.

3. Phòng Bổ trợ tư pháp, Phòng Hành chính tư pháp và Quản lý xử lý vi phạm hành chính nâng cao hiệu quả tham mưu về công tác quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực theo thẩm quyền nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh khiếu nại, tố cáo; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

4. Văn phòng Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tham mưu Giám đốc Sở: cử đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn đối với công chức làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại Sở; việc xử lý đối với công chức có vi phạm được phát hiện qua công tác giải quyết tố cáo; kiện toàn tổ chức, bộ máy đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các nhiệm vụ khác về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chỉ đạo của Giám đốc.

5. Thanh tra Sở chủ trì, phối hợp với các phòng, đơn vị có liên quan tham mưu Giám đốc Sở:

- Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận giải quyết tố cáo; công tác phối hợp với các cơ quan có liên quan về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tham nhũng, phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

- Tiếp công dân định kỳ, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; chủ động thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

- Theo dõi việc triển khai, thực hiện các nội dung về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản  ánh; báo cáo kết quả theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền./.

CV_10_TTR.signed.pdf

FalseThanh Tra Sở
Kế hoạch phòng, chống tham nhũng 2021Thông tinTinKế hoạch phòng, chống tham nhũng 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
4/6/2021 9:00 AMNoĐã ban hành

             Ngày 06/01/2021, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 16/KH-STP về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021.

           Theo đó, việc ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021 nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành và các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng theo quy định, kế hoạch của tỉnh, ngành Tư pháp. Tiếp tục tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; tạo ra sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức về công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng; tự giác chấp hành và thực hiện có hiệu quả các quy định về phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tình trạng "tham nhũng vặt"; phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

            Yêu cầu, việc ban hành Kế hoạch công tác phòng , chống tham nhũng năm 2021 cũng đã  xác định công tác phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, lâu dài. Trong quá trình triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải xác định cụ thể nội dung công việc, trách nhiệm, thời gian thực hiện. Thường xuyên theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao, đặc biệt là đối với phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc dễ phát sinh tham nhũng; trên cơ sở đó có những biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đối với công tác này. Từng công chức, viên chức, người lao động, các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc chủ động nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

          Kế hoạch gồm các nội dung về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng; công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; thực hiện các chương trình, kế hoạch và những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan cấp trên.

Bên cạnh đó, Kế hoạch quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp.

Thanh tra Sở Tư pháp

False
MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT PHÒNG,  CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018Thông tinTinMỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT PHÒNG,  CHỐNG THAM NHŨNG NĂM 2018/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/13/2020 2:00 PMNoĐã ban hành

             Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 20/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2019. Luật Phòng, chống tham nhũng tiếp tục quy định 06 nhóm biện pháp phòng ngừa tham nhũng, một trong các nhóm biện pháp đó là thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

              Theo đó, người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ và trong quan hệ xã hội phải thực hiện quy tắc ứng xử, bao gồm các chuẩn mực xử sự là những việc phải làm hoặc không được làm phù hợp với pháp luật và đặc thù nghề nghiệp nhằm bảo đảm liêm chính, trách nhiệm, đạo đức công vụ.

             Luật quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:

- Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;

- Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;

- Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;

- Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính Phủ;

- Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;

- Những việc khác mà người có chức vụ, quyền hạn không được làm theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Doanh nghiệp và luật khác có liên quan.

            Ngoài ra, trong Luật này cũng quy định rõ việc phản ánh, tố cáo của cá nhân, tổ chức và việc xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng; bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng; khen thưởng cho những người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham những. Đồng thời, Luật cũng nêu rõ trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng.

                                                                                                                                ​Thanh tra Sở

FalsePhan Thị Phượng
Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Sở Tư phápTin ngành tư phápTinKế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Sở Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/13/2020 3:00 PMNoĐã ban hành

                   Ngày 05/3/2020, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 356/KH-STP về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020.

                 Theo đó, việc ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành và các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng theo quy định, kế hoạch của tỉnh, ngành Tư pháp. Tiếp tục tăng cường vai trò trách nhiệm của người đứng đầu; tạo ra sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, công chức, viên chức về công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, có năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng; tự giác chấp hành và thực hiện có hiệu quả các quy định về phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác phát hiện, xử lý tình trạng "tham nhũng vặt"; phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện tiêu cực, hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

                 Kế hoạch gồm các nội dung về công tác lãnh đạo, chỉ đạo; công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thanh tra trách nhiệm về phòng, chống tham nhũng; công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; thực hiện các chương trình, kế hoạch và những nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Ban Nội chính Tỉnh ủy và các cơ quan cấp trên.

                Bên cạnh đó, Kế hoạch quy định rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; các tổ chức đoàn thể và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Sở Tư pháp.

Thanh tra Sở


FalsePhan Thị Phượng
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanhThông tinTinChia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/22/2016 9:00 AMNoĐã ban hành

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh


Trong khuôn khổ triển khai thực hiện Dự án do Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam tài trợ, ngày 15/12/2016, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh doanh và một số kiến nghị cho Việt Nam. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn chủ trì với sự tham gia của đại diện Đại sứ quán Vương quốc Anh tại Việt Nam; đại diện một số bộ, ngành, cơ quan TW, một số doanh nghiệp cùng các tổ chức và hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước, một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các chuyên gia tư vấn.

Tại Hội thảo các chuyên gia trong và ngoài nước đã giới thiệu một số nội dung nghiên cứu, tổng hợp như: Kết quả rà soát kinh nghiệm quốc tế về PCTN trong hoạt động kinh doanh và một số gợi mở về hoàn thiện pháp luật PCTN; kinh nghiệm quốc tế về nâng cao liêm chính trong hoạt động kinh doanh và những vấn đề đặt ra với Việt Nam; nhận diện nguy cơ tham nhũng đất đai trong một số dự án hợp tác công tư..

 Qua nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế về PCTN cho thấy, bên cạnh các quy định về xử lý hành vi tham nhũng trong kinh doanh, pháp luật của các quốc gia còn quan tâm đến tạo dựng và duy trì một môi trường kinh danh lành mạnh, liêm chính, phi tham nhũng bằng việc thiết lập các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn về xây dựng các chính sách, biện pháp phòng ngừa và xử lý tham nhũng. Các diễn giả cũng đưa ra nhiều khuyến cáo đáng lưu ý như: Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đang quá mệt mỏi vì tham nhũng và khát khao có một môi trường kinh doanh liêm chính, trong sạch; thiếu kiến thức về biện pháp phòng ngừa và đối phó với tham nhũng; thiếu niềm tin vào khả năng tham gia phòng, chống tham nhũng…

IMG_3766.JPG 


Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn cũng như kinh nghiệm lập pháp của một số quốc gia về  phòng, chống tham nhũng trong kinh doanh cũng như nhận diện nguy cơ tham nhũng trong kinh doanh ở Việt Nam, các chuyên gia, các đại biểu tham dự hội thảo đã đưa ra và bình luận nhiều kiến nghị về việc cần thiết phải mở rộng  phạm vi của Luật Phòng, chống tham nhũng sang khu vực tư.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp của các chuyên gia phản biện cũng như của các đại biểu đại diện cho một số ngành, lĩnh vực, nhóm nghiên cứu sẽ tổng hợp để hoàn chính dự thảo báo cáo nhằm xây dựng được một báo cáo nghiên cứu có chất lượng giúp Thanh tra Chính phủ xây dựng, hoàn chỉnh Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.
IMG_3767.JPG
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ
FalseThanh Tra Sở
Tham vấn về vai trò và nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũngThông tinTinTham vấn về vai trò và nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/22/2016 9:00 AMNoĐã ban hành

Tham vấn về vai trò và nâng cao vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Trong khuôn khổ triển khai thực hiện Dự án do UNDP tài trợ, ngày 08/12/2016, tại Hải Phòng, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội thảo tham vấn vai trò và nâng cao vai trò của xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội; ông Nguyễn Văn Kim, Q. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, TTCP đồng chủ trì hội nghị. Tham dự có đại diện Uỷ ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn đại biểu Quốc hội và Mặt trận Tổ quốc một số tỉnh, thành phố, một số cơ quan báo chí và một số tổ chức dân sự khác.Theo ông Nguyễn Quang Minh, Trưởng ban Dân chủ và pháp luật, Uỷ ban TW MTTQ Việt Nam, trong những năm qua, MTTQ Việt Nam đã thường xuyên tham gia tích cực vào hoạt động phòng, chống tham nhũng với nhiều phương thức, biện pháp khác nhau và đã có những kết quả nhất định, nhất là ở cấp cơ sở. Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực hoạt động còn nhiều hạn chế, còn mang nặng tính hình thức và hiệu quả chưa cao do còn nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Quy định về nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm cũng như quy trình giám sát, phản biện của MTTQ VN, các biện pháp bảo đảm cho MTTQ VN và nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội còn chưa đấy đủ, cụ thể…Từ thực tiễn đó, MTTQVN đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao vai trò và hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của MTTQ Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã đề cập một số bất cập về vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong giám sát, phản biện xã hội về chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng, nhất là việc phản biện các dự án kinh tế-xã hội lớn thì mặt trận không đủ khả năng để tổ chức phản biện, càng lên cao thì vai trò phản biện, giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên càng hạn chế. Trên cơ đó, để nâng cao vai trò của MTTQ VN và các tổ chức thành viên trong vai trò giám sát, phản biện xã hội về chính sách, pháp luật và việc thực hiện chính sách, pháp luật phòng, chống tham nhũng tác giả đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể trong Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi và bổ sung sắp tới. 
Về vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng, tham luận của đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đã nêu rõ vai trò và đóng góp tích cực của báo chí trong công cuộc phòng, chống tham nhũng đồng thời cũng chỉ ra nhưng khó khăn, hạn chế của hoạt động báo chí trong công tác phòng, chống tham nhũng. Xuất phát từ thực tiến, Hội Nhà báo đã đề xuất, kiến nghị một số vấn đề cụ thể để báo chí có thể tham gia tốt hơn trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng như: Cần xây dựng cơ chế bảo vệ hiệu quả với người đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực nói chung, nhà báo chống tham nhũng nói riêng; bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp lý nhằm tạo điều kiện và đảm bảo môi trường thuận lợi cho báo chí hoạt động; mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan phòng, chống tham nhũng và cơ quan báo chí…
Đối với các tổ chức  xã hội có tư cách pháp nhân, đại diện Bộ Nội vụ đã nêu ra một số nguy cơ phát sinh tham nhũng đối với những tổ chức này cũng như kiến nghị một số giải pháp để ngăn chặn nguy cơ này.
IMG_3711.JPG 


Trong phần phản biện và tham gia bình luận của các đại biểu, các chuyên gia tham dự hội nghị​ như: TS Trần Đức Lượng, nguyên Phó Tổng Thanh tra Chính phủ; TS Đỗ Gia Thư, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế TTCP; PGS TS Bùi Xuân Đức, Ủy viên Hội đồng tư vấn về Dân chủ pháp luật…đã phân tích sâu thêm vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên trong công cuộc phòng, chống tham nhũng; cụ thể hóa một số kiến nghị, đề những điểm cần bổ sung, sửa đổi một số quy định cụ thể của luật Phòng, chống tham nhũng.
Trên cơ sở những báo cáo tham luận và ý kiến đóng góp của các chuyên gia phản biện, ý kiến tham gia của các đại biểu tham dự hội thảo Ban tổ chức sẽ tiếp thu, hoàn chỉnh để xây dựng được một báo cáo nghiên cứu có chất lượng giúp Thanh tra Chính phủ xây dựng, hoàn chỉnh Dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi.
IMG_3708.JPG
​Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ
FalseThanh Tra Sở
Hội nghị bàn tròn chu trình Đánh giá thứ haiThông tinTinHội nghị bàn tròn chu trình Đánh giá thứ hai/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/22/2016 8:00 AMNoĐã ban hành

Hội nghị bàn tròn chu trình Đánh giá thứ hai

Ngày 8/12, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Văn phòng Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) tổ chức hội nghị bàn tròn chu trình đánh giá thứ hai về thực thi công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).
Chu trình thứ hai tập trung đánh giá việc thực hiện Chương II về các biện pháp phòng ngừa và Chương V về thu hồi tài sản tham nhũng.
Năm 2017, Việt Nam được lựa chọn là quốc gia được đánh giá. Theo đó, Việt Nam sẽ tiến hành đánh giá việc thực thi UNCAC của Quốc gia Solomon và Cộng hòa dân chủ Công- Gô.








Tại hội nghị, các chuyên gia đánh giá, thời gian qua Việt Nam đã có những tiến triển đáng kể trong công tác phòng, chống tham nhũng, nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm. Bởi vì tham nhũng là trở ngại lớn nhất đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Ở các nước đang phát triển, theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc, ước tính số tiền bị thất thoát do tham nhũng bằng khoảng 10 lần số ngân sách dành cho viện trợ phát triển chính thức.

IMG_6042.JPG
Giai đoạn 2006 - 2016, Việt Nam không ngừng hoàn thiện thể chế, tăng cường chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm người đứng đầu để PCTN hiệuquả, trong đó xác định phòng ngừa là căn bản, thu hồi tài sản tham nhũng là mục tiêu.

Từ kinh nghiệm thế giới, ông Shervin Majlessi, cố vấn pháp luật cao cấp của Ngân hàng Thế giới/Sáng kiến về thu hồi tài sản bị đánh cắp của UNODC cho biết, nhiều nước trên thế giới đang áp dụng tịch thu tài sản theo thủ tục dân sự mà “không cần tuyên án” (NCB).

Cũng theo ông Shervin Majlessi, tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng quốc gia lựa chọn áp dụng thủ tục dân sự hay thủ tục hình sự để thu hồi tài sản tham nhũng. Quan trọng là khi phát hiện có hành vi vi phạm phải tiến hành phong tỏa tài sản để tránh tình trạng tẩu tán. Đến khi có bị kết tội, có bằng chứng thì tiến hành tịch thu tài sản./.​

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ

False
Hội đàm với Đoàn đại biểu cơ quan Chống tham nhũng Liên bang NgaThông tinTinHội đàm với Đoàn đại biểu cơ quan Chống tham nhũng Liên bang Nga/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/22/2016 8:00 AMNoĐã ban hành

Hội đàm với Đoàn đại biểu cơ quan Chống tham nhũng Liên bang Nga

Chiều ngày 8/12, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu đã chủ trì buổi Hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao cơ quan Chống tham nhũng Liên bang Nga do Ngài Anikin Aleksander- Phó Chủ tịch Cơ quan Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga làm Trưởng đoàn. Cùng dự có Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh và đại diện lãnh đạo Văn phòng, Vụ Hợp tác Quốc tế và Cục Chống tham nhũng thuộc cơ quan Thanh tra Chính phủ.
Phát biểu tại buổi Hội đàm, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu đã nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu cấp cao cơ quan Chống tham nhũng Liên bang Nga đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Đoàn đã bố trí thời gian làm việc với Thanh tra Chính phủ để trao đổi kinh nghiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) giữa 2 quốc gia.  Quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa TTCP và Cục Chống tham nhũng Liên bang Nga sẽ góp phần thiết thực để hiện thực hóa quan hệ hợp tác “Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga”. Đồng thời, bày tỏ tin tưởng rằng chuyến thăm Việt Nam lần này của Đoàn là cơ hội quý báu để 2 bên đi sâu thảo luận, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong chỉ đạo, điều hành công tác PCTN góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ ở mỗi quốc gia.

Thay mặt Đoàn đại biểu cấp cao Cơ quan Chống tham nhũng Liên bang Nga, ngài Anikin Aleksander, Trưởng đoàn đã cảm ơn Việt Nam nói chung và cơ quan TTCP  đã tổ chức đón tiếp trọng thể cũng như giúp đỡ khi Đoàn thăm và làm việc tại Việt Nam.

IMG_6311.JPG

Ngài Anikin Aleksander đã chuyển lời chào trân trọng nhất từ ngài Plokhoi Oleg Anatolevich, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga. Trong 2 năm qua, Việt Nam và Liên bang Nga đã có nhiều hoạt động hợp tác song phương. Ngài Anikin Aleksander nhấn mạnh, đây sẽ là cơ hội để thúc đẩy mối quan hệ giữa 2 cơ quan trong công tác PCTN trong thời gian tới. Hy vọng, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần này, Đoàn sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ phía Việt Nam trong việc thành lập các cơ quan chống tham nhũng cấp cơ sở.

Tại buổi Hội đàm, hai cơ quan đã giới thiệu khái quát về bộ máy chỉ đạo của cơ quan PCTN tại 2 nước; về kết quả công tác PCTN thời gian qua và định hướng chiến lược của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời, chia sẻ một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành về PCTN.          

​​Nguồn: Cổng thông tin điện tử Thanh tra Chính phủ
FalseThanh Tra Sở
Hội thảo kinh nghiệm, mô hình phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũngThông tinTinHội thảo kinh nghiệm, mô hình phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng/ThanhTra/PublishingImages/2016-12/8_Key_21122016142555.12 hoi thao pctn_Key_21122016142555.jpg
12/21/2016 2:00 PMNoĐã ban hành

Hội thảo kinh nghiệm, mô hình phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng

 

Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, ngày 07/12/2016, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội thảo "Kinh nghiệm, mô hình phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng có hiệu quả". Chủ trì Hội thảo là đồng chí Đỗ Xuân Lân, Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Ngoại giao, Hải quan, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Mặt trận tổ quốc, Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Bắc Giang...

Tại Hội thảo, đồng chí Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật cho biết trong thời gian qua, ở nước ta nạn tham nhũng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tiền của, công sức của nhân dân, làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mức đạo đức xã hội, tha hóa đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Chính vì tác hội của tham nhũng, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác phòng, chống tham nhũng và đã đề ra nhiều giải pháp phòng, chống tham nhũng, trong đó có phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
Ông Nguyên cho biết thêm: Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Công ước của Liên hiệp quốc về chống tham nhũng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, Bộ Tư pháp đã lựa chọn 23 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng mô hình điểm về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Tại các mô hình, các địa phương đã tổ chức nhiều hình thức phổ biến, tuyên truyền đa dạng, từ nói chuyện chuyên đề đến sân khấu hóa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu các nội dung liên quan đến pháp luật phòng, chống tham nhũng. Trong năm 2015, trên cơ sở kết quả triển khai mô hình điểm của các địa phương, Ban Điều hành Đề án đã hướng dẫn 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng mô hình điểm tuyên truyền, phố biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng trên đại bàn tỉnh, thành phố mình.
Bên cạnh các kết quả đạt được, Ban Điều hành Đề án đã nêu lên những tồn tại, hạn chế trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đó là tài liệu pháp luật về phòng, chống tham nhũng được phát hành còn hạn chế về số lượng, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng có lúc, có nơi chưa thực sự chặt chẽ và gắn kết. Nhiều báo cáo viên pháp luật chưa chủ động, tích cực trong phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Đa số các Bộ, ngành, địa phương chưa bố trí nguồn lực, kinh phí để tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, do đó, ở nhiều địa phương, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả chưa cao.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã sôi nổi thảo luận, đánh giá tình hình tham nhũng, nhiều ý kiến đã đưa ra các giải pháp, mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng hiệu quả, thiết thực.
Kết luận Hội thảo, đồng chí Đỗ Xuân Lân, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật khẳng định một trong những giải pháp quan trọng hiện nay là đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng hướng tới mục tiêu mọi người đều biết các quy định pháp luật để tự giác chấp hành. Thời gian vừa qua đã có nhiều mô hình hay, cách làm mới nhưng hiệu quả chưa đạt được theo mục tiêu đề ra. Trong thời gian tới đòi hỏi pháp luật về phòng, chống tham nhũng phải thực thi nghiêm, tránh hiện tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Các đại biểu thống nhất cần ban hành bộ tài liệu chuẩn phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; phải phối hợp giữa giáo dục trong nhà trường, giáo dục tại gia đình, giáo dục về chính trị, đạo đức, lối sống, đề cao tính liêm sỉ, sự nêu gương.

 

Tác giả: Nguyễn Lan Hương

                                                                                                                         ​Nguồn: Thanh tra Bộ​

FalseThanh Tra Sở
Quyết định phê duyệt "Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh"Văn bản QPPLQuyết định phê duyệt "Bộ chỉ số đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh"/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/21/2016 9:00 AMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Thông tư quy định lập, quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũngVăn bản QPPLThông tư quy định lập, quản lý và sử dụng quỹ khen thưởng về phòng, chống tham nhũng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/21/2016 8:00 AMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Thông tư quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũngVăn bản QPPLThông tư quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:35 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Nghị quyết ban hành chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020Văn bản QPPLNghị quyết ban hành chiến lược quốc gia phòng chống tham nhũng đến năm 2020/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Thông tư liên tịch quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũngVăn bản QPPLThông tư liên tịch quy định chế độ phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Thông tư liên tịch quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũngVăn bản QPPLThông tư liên tịch quy định việc trao đổi, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu về phòng, chống tham nhũng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
nghị định quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phíVăn bản QPPLnghị định quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ tráchVăn bản QPPLNghị định quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Thông tư hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phíVăn bản QPPLThông tư hướng dẫn việc bồi thường thiệt hại và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũngVăn bản QPPLNghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phíVăn bản QPPLNghị định quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 2:00 PMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Luật Cán bộ, công chứcVăn bản QPPLLuật Cán bộ, công chức/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 9:00 AMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Luật Viên chứcVăn bản QPPLLuật Viên chức/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 9:00 AMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
Quyết định ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và cán bộ, công chức, viên chứcVăn bản QPPLQuyết định ban hành Quy chế về việc tặng quà, nhận quà và nộp lại quà tặng của cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/15/2016 9:00 AMNoĐã ban hànhFalseThanh Tra Sở
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio