Phòng, chống tham nhũng
Thứ 5, Ngày 07/07/2016, 03:00
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện L​uật PCTN
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
07/07/2016 | Ngô Hoàng Nam
Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện L​uật PCTN


Sáng 04/3/2016, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện của Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ, Cục THADS Hà Nội, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Bắc Giang, Hải Phòng, Hà Nam và các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp.

Trình bày báo cáo tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Hồng Diện - Quyền Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp cho biết, giai đoạn 2005 - 2015, toàn ngành Tư pháp đã đẩy mạnh việc thực hiện tốt hoạt động tự kiểm tra nội bộ, nhất là trong lĩnh vực thi hành án dân sự (THADS); tăng cường đôn đốc, kiểm tra và tự kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của mỗi công chức nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng.

 

Thời gian quan, Bộ Tư pháp đã tập trung thanh tra vào một số lĩnh vực công tác dễ dẫn đến có những sơ hở hoặc nhũng nhiễu làm nảy sinh hành vi tham nhũng như: công tác tổ chức cán bộ, quản lý ngân sách, tài sản, đầu tư xây dựng cơ bản, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cường công tác thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực công chứng, bán đấu giá tài sản… nhằm chấn chỉnh, khắc phục nghiêm túc, kịp thời những hạn chế, tồn tại. Qua công tác thanh tra, Chánh thanh tra Bộ đã ban hành 33 quyết định thu hồi tiền với tổng số tiền trên 1,5 tỉ đồng.
Qua công tác tự kiểm tra nội bộ tại các cơ quan, tổ chức đơn vị quản lý của Bộ Tư pháp, phát hiện và xử lý 22 trường hợp vi phạm pháp luật (thuộc các cơ quan THADS địa phương).
Bộ Tư pháp đã rất chú trọng đến công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu  nại, tố cáo. Các đơn tố cáo cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng đều được Bộ Tư pháp xác minh làm rõ, qua thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng đã góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, ổn định trật tự, kỷ cương của ngành Tư pháp, hạn chế các biểu hiện tham nhũng, lãng phí.
Đánh giá về những bất cập trong thực hiện Luật PCTN hiện nay, đồng chí Nguyễn Hồng Diện cho rằng, công tác phát hiện và xử lý tham nhũng hiện nay còn nhiều hạn chế, yếu kém. Một trong những nguyên nhân chủ quan là do một số cơ quan, đơn vị và người đứng đầu chưa quyết liệt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác PCTN; nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình có nơi chưa được chú trọng… Ngoài ra, công tác thu hồi tài sản tham nhũng trong thi hành án dân sự còn gặp khó khăn, vướng mắc do tài sản để bảo đảm thi hành án có giá trị rất nhỏ, không đủ bảo đảm thi hành án; khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác ngoài các tài sản đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế, kê biên vì tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp lý hóa tài sản, trong khi quyền hạn của Chấp hành viên, cơ quan THADS rất giới hạn; một số tổ chức chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Hoàn thiện quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng, Bộ Tư pháp đề xuất việc sửa đổi Luật PCTN cần mở rộng khái niệm quà tặng bao gồm cả lợi ích vật chất và các các lợi ích khác, đồng thời quy định rõ về định mức quà tặng tối đa và trách nhiệm kê khai, thông báo việc nhận quà tặng. Bên cạnh đó phải hoàn thiện quy định về bảo vệ người tố cáo, người cung cấp thông tin vụ việc tham nhũng nhằm tạo điều kiện để người dân, cán bộ, công chức mạnh dạn tố cáo tham nhũng.

 

Hiện nay, việc khó phát hiện tham nhũng đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng. Dẫn chứng được đồng chí Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) đưa ra là trong đợt Tết vừa qua, mặc dù các bộ ngành địa phương đều gửi báo cáo nói không với với việc tặng quà, nhận quà Tết trái quy định, tuy nhiên, Cục Chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ đã tiếp nhận được 56 nguồn tin tố cáo về việc tặng quà Tết, trong đó có 16 nguồn tin kiểm tra có cơ sở, song đến nay chưa có chế tài hình sự để xử lý vấn đề này. Đại diện của Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra thực trạng về việc kê khai tài sản hiện nay chỉ mang tính hình thức, nhưng quy định là không sửa đổi, nguyên nhân là do kê khai nhưng không công khai, lại không “truy nguyên”, nên chưa mang lại hiệu quả.
Tại Hội nghị, ông Phan Anh Tuấn - Phó Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp nêu thực tế, thu nhập cán bộ công chức hiện rất thấp nhưng các khoảng ngoài lương rất nhiều từ hội họp, viết đề tài... Vì vậy việc kiểm soát tài sản, thu nhập qua tài khoản ATM không chỉ là từ tiền lương mà phải kiểm soát tất cả thu nhập được gửi vào tài khoản đó.
Theo ông Nguyễn Quang Thái - Phó Cục trưởng Cục Thi THADS Hà Nội cho rằng dù thi hành án là lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng nhưng nhờ “phòng là chính” nên thời gian qua Hà Nội không phát sinh trường hợp tham nhũng nào. Việc đầu tiên để phòng chống tham nhũng, theo ông Thái, là xác định đúng vấn đề dễ phát sinh tham nhũng tiêu cực và nhận diện rõ. Thi hành án liên quan đến người dân nên phải lắng nghe người dân để phát hiện và ngăn chặn tiêu cực, nhũng nhiễu.

 

Theo đó, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính Trần Văn Dũng nêu thực trạng xung quanh việc thi hành án dân sự đối với các vụ án tham nhũng chỉ dựa trên bản án đã tuyên, trong khi trước khi có bản án đã trải qua nhiều giai đoạn nên tài sản dễ bị tẩu tán, hiện không có cơ chế đăng ký tài sản của cán bộ nên phải xây dựng cơ chế liên hoàn để thu hồi tài sản tham nhũng hiệu quả.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã ghi nhận, đánh giá cao kết quả công tác phòng chống tham nhũng của Bộ, trong đó đầu mối là Thanh tra Bộ đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chỉ ra những khó khăn rất đặc thù của công tác phòng chống tham nhũng, Thứ trưởng yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy chế đã ban hành; tăng cường kiểm tra hoạt động tại các Chi cục Thi hành án dân sự; Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ cần tiếp tục chú trọng vấn đề đạo đức công chức, cải thiện đời sống hợp pháp cho cán bộ, công chức. Bộ Tư pháp cũng sẽ cố gắng trong việc nghiên cứu, đề xuất các quy định của pháp luật phù hợp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới.

 

Nhân dịp này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đã thay mặt Bộ trưởng tặng Bằng khen cho 7 tập thể, 5 cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Luật PCTN.

 
Nguồn: Thanh tra Bộ​
Lượt người xem:  Views:   1483
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio