| Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023 | Thông tin | Tin | Kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 3/11/2024 5:00 PM | No | Đã ban hành | | 1. Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023 Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa do Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tham mưu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 513/QĐ-UBND ngày 28/02/2024 về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023, với kết quả: - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh được tập hợp để hệ thống hóa kỳ 2014-2018: 786 văn bản; - Tổng số văn bản văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh thuộc đối tượng hệ thống hóa (tổng số văn bản còn hiệu lực) kỳ 2019 - 2023: 494 văn bản; - Tổng số văn bản văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 292 văn bản; - Tổng số văn bản văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 39 văn bản; - Tổng số văn bản văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 59 văn bản. 2. Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023 Căn cứ Kế hoạch của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tư pháp, 09/09 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện rà soát, hệ thống hóa kịp thời và đầy đủ. UBND cấp huyện đã ban hành các Quyết định công bố và báo cáo kết quả thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019 – 2023 với kết quả như sau: - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện được tập hợp để hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023: 390 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện thuộc đối tượng hệ thống hóa (tổng số văn bản còn hiệu lực) kỳ 2019 - 2023: 161 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 229 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 00 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 20 văn bản. 3. Kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023 - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã được tập hợp để hệ thống hóa kỳ 2019 - 2023: 268 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã thuộc đối tượng hệ thống hóa (tổng số văn bản còn hiệu lực) kỳ 2019 - 2023: 82 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 186 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 01 văn bản; - Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp xã cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023: 02 văn bản. | False | Nguyễn Thị Bảo Khuyên | | Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Thông tin | Bài viết | Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 1/10/2024 5:00 PM | No | Đã ban hành | | I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL a) Công tác tự kiểm tra - Cấp tỉnh: Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra 47 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2023 (đạt 100% văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành), tăng 7 văn bản so với năm 2022 (có Phụ lục 1 kèm theo). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót, do đó, địa phương không thực hiện việc lập danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung. - Cấp huyện: Trong năm 2023, Phòng Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra 42 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành (tăng 12 văn bản so với năm 2022). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định. b) Công tác kiểm tra theo thẩm quyền - Cấp tỉnh: Sở Tư pháp nhận được 27 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành, gửi về Sở Tư pháp (tăng 11 văn bản so với năm 2022); thực hiện kiểm tra 27/27 văn bản, qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót. - Cấp huyện: Trong năm 2023, Phòng Tư pháp đã nhận và thực hiện kiểm tra 25 văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ban hành (tăng 23 văn bản so với năm 2022). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định. c) Xử lý văn bản QPPL do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được kiến nghị xử lý 01 Quyết định[1] do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thông qua kiểm tra của Bộ Nội vụ (Kết luận số 6619/KL-BNV ngày 23/12/2022). Hiện nay, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã có văn bản chỉ đạo giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp với quy định pháp luật. Trong năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận được kiến nghị xử lý 03 Quyết định[2] do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thông qua kiểm tra của Bộ Nội vụ liên quan lĩnh vực nội vụ chưa phù hợp với quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07/10/2020 quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập và Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Kết luận số 7715/KL-BNV ngày 28/12/2023 của Bộ Nội vụ). Kết luận số 7715/KL-BNV của Bộ Nội vụ ký ban hành vào ngày cuối năm 2023, tỉnh Bình Dương nhận được văn bản vào tháng 01 năm 2024, Uỷ ban nhân dân đang chỉ đạo xử lý theo quy định, đã đưa vào nhiệm vụ thực hiện năm 2024. 2. Về công tác rà soát văn bản QPPL a) Rà soát thường xuyên Công tác rà soát văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022 được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP). Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành rà soát 541 văn bản QPPL (gồm: 153 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; 379 Quyết định của Ủy ban nhân dân; 09 Chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân) để rà soát văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi rà soát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành "Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2022", gồm: 66 văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ (12 Nghị quyết; 54 Quyết định); 05 văn bản hết hiệu lực một phần (01 Nghị quyết; 04 Quyết định). Nhìn chung, công tác rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đúng theo quy định, qua đó kịp thời phát hiện văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc không còn phù hợp với văn bản mới được ban hành. b) Rà soát theo chuyên đề, địa bàn, ngành, lĩnh vực Trong năm 2023, thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền khác, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thực hiện các đợt rà soát theo chuyên đề, cụ thể như sau: - Thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06: Thực hiện yêu cầu của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật phục vụ triển khai Đề án 06; kết quả: có 464 văn bản được tập hợp rà soát; qua rà soát đề xuất sửa đổi, bổ sung 02 văn bản. - Thực hiện rà soát văn bản theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ tại Công văn số 7705/VPCP-PL và Công văn số 854/VPCP-PL; Tuy nhiên, qua rà soát Ủy ban nhân dân tỉnh chưa phát hiện trường hợp văn bản hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành có nội dung chứa quy phạm pháp luật nhưng hình thức không phải văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có nội dung không còn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành; văn bản có nội dung không còn phù hợp với thực tiễn. Do vậy, tạm thời Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương chưa có kiến nghị, đề xuất xử lý. - Thực hiện Công văn số 689/TTg-PL ngày 29/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật hiện hành; Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập, những vấn đề vướng mắc trong các luật hiện hành. Qua rà soát, đề xuất xử lý 65 vấn đề có vướng mắc, bất cập trong quy định của các văn bản QPPL Trung ương thuộc các lĩnh vực như công thương, tài nguyên và môi trường, đầu tư… - Thực hiện Công văn số 5449/VPCP-PL ngày 19/7/2023 của Văn phòng Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV về rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Qua rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là pháp luật về đấu thầu, đấu giá, quy hoạch, đầu tư công, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, ngân sách nhà nước, tài chính công, hợp tác công tư, xã hội hóa các dịch vụ công, đầu tư môi trường, xây dựng, kinh doanh bất động sản, ngân hàng, tài chính, tự chủ tài chính, chứng khoán, trái phiếu, doanh nghiệp, giám định, định giá; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đề xuất sửa đổi, bổ sung 12 nội dung liên quan đến các quy định tại Luật Đấu giá tài sản năm 2016, Luật Đất đai năm 2013, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Đầu tư năm 2020, Luật Đầu tư công năm 2019, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020 và một số Nghị định, Thông tư liên quan đến đất đai. - Ngoài ra, để có cơ sở cung cấp thông tin cho Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15, Sở Tư pháp tiến hành rà soát liên quan đến các lĩnh vực trọng tâm theo yêu cầu tại Nghị quyết số 101/2023/QH15. Qua rà soát, đề xuất xử lý 02 vấn đề có vướng mắc, bất cập trong quy định của các văn bản QPPL Trung ương thuộc lĩnh vực đấu giá tài sản. c) Tình hình xử lý văn bản không còn phù hợp sau rà soát Qua kết quả công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2022, có 13[3] văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hiện không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ. Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã xử lý 12/13 văn bản, còn 01/13 văn bản đang trong quá trình xử lý (Có Phụ lục 2 kèm theo). Trong năm 2023, trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ban, ngành tỉnh, có 10 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hiện không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ trong năm 2024, gồm: 01 văn bản từ năm 2023 chuyển sang và 09 văn bản đề xuất mới (Có Phụ lục 3 kèm theo). 3. Công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần - Việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022: Căn cứ Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy định pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 34 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP). Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 05/QĐ-UBND ngày 04/01/2023 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2022[4], gồm: 66 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 05 văn bản hết hiệu lực một phần. - Việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023: Để đảm bảo việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2023 đảm bảo thời gian theo quy định; ngày 18/12/2023, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 2530/STP-VBTT gửi các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố về việc lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Sở Tư pháp đã có Tờ trình số 06/TTr-STP ngày 02/01/2024 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023. 4. Cập nhật văn bản QPPL vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật Nguồn cơ sở dữ liệu chủ yếu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản được sử dụng từ nguồn Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Công báo Chính phủ, Công báo Ủy ban nhân dân tỉnh, Website tỉnh và Danh mục cập nhật văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành từ trước đến nay còn hiệu lực để làm nguồn phục vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản. Thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện cập nhật văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đúng theo quy định. Trong năm 2023, Sở Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật kịp thời, đầy đủ 75 văn bản QPPL (47 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và 28 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh) vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (tăng 12 văn bản so với năm 2022). 5. Tổ chức tập huấn, nghiệp vụ - Đối với cấp tỉnh: Để triển khai "Kế hoạch số 384/KH-UBND ngày 03/02/2023 về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản QPPL năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương"; Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tư pháp chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác này cũng như chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản của địa phương. Trong năm 2023, tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, pháp chế và 01 Hội nghị Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ hệ thống hóa văn bản kỳ 2019 – 2023 cho cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh; công chức Phòng Tư pháp cấp huyện và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã với khoảng 300 lượt người tham dự. - Đối với cấp huyện: 09/09 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức và tham dự đầy đủ, đúng thành phần các Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của cấp trên cho cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo triển khai đầy đủ các nội dung về kiểm tra, rà soát, thực hiện có hiệu quả công tác văn bản QPPL trên địa bàn theo quy định của pháp luật. II. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm: Trong năm 2023, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản tại các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương nhìn chung tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nâng cao về chất lượng, hiệu quả. Cụ thể: - Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hàng năm; công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện. - Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh được triển khai tốt; các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Công tác rà soát văn bản QPPL luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện các hoạt động liên quan đến việc rà soát văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, bao gồm rà soát văn bản QPPL thường xuyên và rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực đảm bảo tiến độ theo quy định pháp luật và yêu cầu của Bộ Tư pháp. Kết quả rà soát cho thấy, hầu hết các văn bản QPPL được địa phương khi ban hành đều đảm bảo về nội dung, thẩm quyền, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị của địa phương. Qua đó nhằm phát hiện và kịp thời xử lý nhiều văn bản, quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng thường xuyên, kịp thời phát hiện xử lý những nội dung trái quy định pháp luật. - Việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực hàng năm và cập nhật văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kịp thời, đúng theo quy định góp phần công khai, minh bạch nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh. - Công tác tập huấn nghiệp vụ luôn được tỉnh đề cao, chú trọng nhằm đưa những thông tin mới, kịp thời đến những người làm công tác kiểm tra, rà soát; giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện công tác văn bản. 2. Hạn chế và nguyên nhân a) Hạn chế - Việc xử lý một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp sau rà soát chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu (đến nay vẫn còn 01/13 văn bản không còn phù hợp chưa hoàn thành việc xử lý). - Một số cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu, chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên có sự biến động dẫn đến công tác kiểm tra, rà soát đôi lúc chưa kịp thời, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu. - Việc thống kê, báo cáo số liệu về kiểm tra, xử lý văn bản tại một số ít sở, ngành, địa phương chưa đảm bảo chính xác; việc thực hiện quy định về chế độ báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản của một số cơ quan chưa đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn. b) Nguyên nhân - Một số ít sở, ngành chưa nhận thức thật sự đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản; do đó, chưa xác định đúng đắn nội dung, yêu cầu đối với công tác này, chưa kịp thời xử lý văn bản không còn phù hợp sau rà soát. - Đa phần công chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ yếu là kiêm nhiệm; đồng thời, khối lượng công việc trong công tác kiểm tra, rà soát tương đối lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian thực hiện. III. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC Hiện tại, Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nên các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không thành lập phòng pháp chế; đồng thời, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giao UBND cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thực tế hiện nay, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh không thành lập phòng pháp chế, cũng như không có đội ngũ pháp chế chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản nói riêng và công tác pháp chế nói chung. | False | Nguyễn Thị Bảo Khuyên | | Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023 | Thông tin | Tin | Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 1/3/2024 5:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngày 03/01/2024, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 12/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2023, theo đó: - Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ năm 2023: 48 văn bản (9 Nghị quyết, 39 Quyết định) - Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần năm 2023: 11 văn bản (06 Nghị quyết, 05 Quyết định) - Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trước ngày 01 tháng 01 năm 2023: không có./. (chi tiết xem tại đây: 12-QD.signed.pdf )
| False | Nguyễn Thị Bảo Khuyên | | KẾ HOẠCH HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT KỲ 2019-2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG | Chương trình, kế hoạch công tác; Thông tin | Tin | KẾ HOẠCH HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT KỲ 2019-2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 3/13/2023 10:00 PM | No | Đã ban hành | | Nhằm xác định cụ thể nội dung các công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản trên địa bàn tỉnh, đảm bảo công bố đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực, giúp công tác xây dựng, áp dụng, thi hành pháp luật được hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật; đồng thời, xác định cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản; ngày 08/3/2023, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Kế hoạch số 960/KH-UBND).
Kế hoạch yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện hệ thống hóa xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác năm 2023; nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và cơ quan có trách nhiệm thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản; phối hợp tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản phải đảm bảo thường xuyên, hiệu quả giữa Sở Tư pháp với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể thời gian hoàn thành công việc và Thủ trưởng các cơ quan có trách nhiệm hệ thống hóa văn bản tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc theo đúng kế hoạch. Các nội dung công việc trong kế hoạch bao gồm: Xây dựng tài liệu hướng dẫn xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023; Xây dựng Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023; Thành lập Tổ Hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát, hệ thống hóa văn bản phục vụ hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023; Tổ chức thực hiện hệ thống hóa văn bản kỳ 2019-2023, lập các Danh mục văn bản, sắp xếp các văn bản còn hiệu lực thành Tập hệ thống hóa văn bản; Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản và Báo cáo kết quả hệ thống hóa văn bản. Trong đó, từng nội dung công việc đều xác định rõ cơ quan thực hiện/tham mưu, cơ quan phối hợp và thời gian hoàn thành. Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã khẩn trương tổ chức thực hiện theo nội dung Kế hoạch đã được giao./. 960-_KH.signed.pdf
| False | | | Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật | Thông tin; Văn bản nghiệp vụ | Tin | Quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 2/13/2023 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Ngày 08 tháng 02 năm 2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 09/2023/TT-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật (thay thế Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17 tháng 8 năm 2011).
Theo đó, Thông tư số 09/2023/TT-BTP bổ sung một số nội dung chi cho hoạt động kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật như: chi kiểm tra văn bản quy định tại khoản 2 Điều 106 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; chi kiểm tra lại kết quả hệ thống hóa văn bản theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP; chi chỉnh lý các loại dự thảo báo cáo (trừ báo cáo đánh giá về văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp); chi thù lao cộng tác viên rà soát, hệ thống hóa văn bản; … Đồng thời, nhiều mức chi trong công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp cũng được quy định theo hướng tăng lên so với quy định của Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP, như: chi lấy ý kiến chuyên gia; chi soạn thảo, viết báo cáo kết quả kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; chi rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn; rà soát, hệ thống hóa văn bản để thực hiện hệ thống hóa văn bản định kỳ (5 năm); rà soát văn bản khi thực hiện tổng rà soát hệ thống văn bản theo quyết định của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chi thù lao cộng tác viên kiểm tra văn bản; chi xây dựng hệ cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản; … Thông tư số 09/2023/TT-BTP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 4 năm 2023./. Thong tu 09_2023_TT-BTC.pdf
| False | | | Tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 | Chương trình, kế hoạch công tác; Thông tin | | Tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 2/8/2023 5:00 PM | No | Đã ban hành | | Nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật, có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành của cơ quan nhà nước cấp trên; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Ngày 03/02/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 384/KH-UBND về kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo Kế hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phải bám sát các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan; Công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và nội dung theo quy định. Đồng thời, Kế hoạch cũng đã xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ, thời hạn thực hiện đối với các công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật; rà soát văn bản quy phạm pháp luật; Công tác hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2019-2023; Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2023 và Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị thực hiện; đồng thời tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật theo định kỳ, kế hoạch hoặc đột xuất khi có chỉ đạo, yêu cầu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Tư pháp./. 384-KH.signed.pdf
| False | | | Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Thông tin | | Kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 1/9/2023 4:00 PM | No | Đã ban hành | | I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL a) Công tác tự kiểm tra - Cấp tỉnh: Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra 40 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2022 (đạt 100% văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành), tăng 16 văn bản so với năm 2021 (có Phụ lục 1 kèm theo). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót, do đó, địa phương không thực hiện việc lập danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung. - Cấp huyện: Trong năm 2022, Phòng Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra 30 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành (giảm 08 văn bản so với năm 2021). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định. b) Công tác kiểm tra theo thẩm quyền - Cấp tỉnh: Sở Tư pháp nhận được 16 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành, gửi về Sở Tư pháp (giảm 05 văn bản so với năm 2021); thực hiện kiểm tra 16/16 văn bản, qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót. - Cấp huyện: Trong năm 2022, Phòng Tư pháp đã nhận và thực hiện kiểm tra 02 văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ban hành (giảm 01 văn bản so với năm 2021). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định. c) Xử lý văn bản QPPL do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra Trong năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh không nhận được kiến nghị xử lý văn bản trái pháp luật, văn bản có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thông qua kiểm tra, phát hiện của Bộ Tư pháp hoặc cơ quan có thẩm quyền. 2. Về công tác rà soát văn bản QPPL a) Rà soát thường xuyên Công tác rà soát văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2021 được thực hiện đúng theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 34 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP). Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp tiến hành rà soát 527 văn bản QPPL (gồm: 148 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; 370 Quyết định của Ủy ban nhân dân; 09 Chỉ thị của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân) để rà soát văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh. Sau khi rà soát, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành "Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 19/01/2021 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2021", gồm: 48 văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ (18 Nghị quyết; 30 Quyết định); 03 văn bản hết hiệu lực một phần (02 Nghị quyết; 01 Quyết định). Nhìn chung, công tác rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên, kịp thời và đúng theo quy định, qua đó kịp thời phát hiện văn bản hết hiệu lực thi hành hoặc không còn phù hợp với văn bản mới được ban hành. b) Rà soát theo yêu cầu, kế hoạch Trong năm 2022, thực hiện yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền khác, Sở Tư pháp tham mưu Ủy ban nhân dân thực hiện các đợt rà soát theo chuyên đề, cụ thể như sau: - Thực hiện rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề về "việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch covid-19 giai đoạn 2020-2022" và "việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế dự phòng, y tế cơ sở"; kết quả: có 04 văn bản được tập hợp rà soát; qua rà soát phát hiện 02 văn bản không còn phù hợp. - Thực hiện rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề về "Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới", "Việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững" và "Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi". Tuy nhiên, qua rà soát Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương không ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc chuyên đề yêu cầu. Đồng thời, cũng không phát sinh trường hợp văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có chứa quy phạm pháp luật hoặc có thể thức như văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan, người không có thẩm quyền ban hành liên quan đến lĩnh vực này. - Thực hiện rà soát vướng mắc của các thông tư: Thực hiện Công văn số 1045/TTg-PL ngày 07/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát vướng mắc của các Thông tư; địa phương đã thực hiện rà soát và kiến nghị xử lý đối với 30 nội dung vướng mắc quy định trong Thông tư của các Bộ, Ngành Trung ương. - Thực hiện rà soát, khắc phục sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Thực hiện yêu cầu của Bộ Tư pháp về việc rà soát, khắc phục sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; địa phương xác định có 27 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành thuộc đối tượng rà soát. Qua rà soát, không phát hiện trường hợp văn bản quy phạm pháp luật có sở hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. - Ngoài ra, để có cơ sở cung cấp thông tin cho Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương phục vụ kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tiến hành rà soát, báo cáo các khó khăn, tồn tại, hạn chế và kiến nghị hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong quá trình chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện ở địa phương. Qua rà soát, đề xuất xử lý 15 vấn đề có vướng mắc, bất cập trong quy định của các văn bản QPPL Trung ương thuộc các lĩnh vực như công thương, tài nguyên và môi trường, đầu tư… c) Tình hình xử lý văn bản không còn phù hợp sau rà soát Qua kết quả công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2021, có 35 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hiện không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ. Đến thời điểm hiện tại, địa phương đã xử lý 25/35 văn bản, còn 10/35 văn bản đang trong quá trình xử lý (Có Phụ lục 2 kèm theo). Trong năm 2022, trên cơ sở kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các sở, ban, ngành tỉnh, có 13 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hiện không còn phù hợp, cần phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ trong năm 2023, gồm: 10 văn bản từ năm 2022 chuyển sang và 03 văn bản đề xuất mới (Có Phụ lục 3 kèm theo). 3. Công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần - Việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2021: Căn cứ Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy định pháp luật (được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 34 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP). Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 233/QĐ-UBND ngày 19/01/2022 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2021, gồm: 48 văn bản hết hiệu lực toàn bộ và 03 văn bản hết hiệu lực một phần. - Việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022: Để đảm bảo việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2022 đảm bảo thời gian theo quy định; ngày 13/12/2022, Sở Tư pháp đã có Công văn số 2367/STP-VBTT gửi các sở, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị phối hợp lập danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực. Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Sở Tư pháp đã có Tờ trình số 08/TTr-STP ngày 04/01/2023 trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2022. 4. Cập nhật văn bản QPPL vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật Nguồn cơ sở dữ liệu chủ yếu phục vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản được sử dụng từ nguồn Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về pháp luật, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Công báo Chính phủ, Công báo Ủy ban nhân dân tỉnh, Website tỉnh và Danh mục cập nhật văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành từ trước đến nay còn hiệu lực để làm nguồn phục vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản. Thực hiện Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28/5/2015 của Chính phủ quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện cập nhật văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành đúng theo quy định. Trong năm 2022, Sở Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật kịp thời, đầy đủ 63 văn bản QPPL (40 Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh và 23 Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh) vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (tăng 15 văn bản so với năm 2021). 5. Tổ chức tập huấn, nghiệp vụ - Đối với cấp tỉnh: Để triển khai "Kế hoạch số 513/KH-UBND ngày 28/01/2022 về kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản QPPL năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương"; Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở Tư pháp chủ động chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn bản cho cán bộ, công chức, viên chức; công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, công chức tư pháp cấp huyện, cấp xã được thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức làm công tác này cũng như chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản của địa phương. Trong năm 2022, tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật, pháp chế cho cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh; công chức Phòng Tư pháp cấp huyện và cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã với khoảng 150 người tham dự. - Đối với cấp huyện: 09/09 Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức và tham dự đầy đủ, đúng thành phần các Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL của cấp trên cho cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhằm đảm bảo triển khai đầy đủ các nội dung về kiểm tra, rà soát, thực hiện có hiệu quả công tác văn bản QPPL trên địa bàn theo quy định của pháp luật. II. ĐÁNH GIÁ 1. Ưu điểm: Trong năm 2022, thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với việc xây dựng, rà soát, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản tại các sở, ban, ngành tỉnh và địa phương nhìn chung tiếp tục có những chuyển biến tích cực, nâng cao về chất lượng, hiệu quả. Cụ thể: - Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện đã quan tâm chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch hàng năm; công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện. - Công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh được triển khai tốt; các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về công tác kiểm tra, xử lý văn bản theo quy định của pháp luật và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh. - Công tác rà soát văn bản QPPL luôn được Ủy ban nhân dân tỉnh thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thực hiện các hoạt động liên quan đến việc rà soát văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, bao gồm rà soát văn bản QPPL thường xuyên và rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực đảm bảo tiến độ theo quy định pháp luật và yêu cầu của Bộ Tư pháp. Kết quả rà soát cho thấy, hầu hết các văn bản QPPL được địa phương khi ban hành đều đảm bảo về nội dung, thẩm quyền, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị của địa phương. Qua đó nhằm phát hiện và kịp thời xử lý nhiều văn bản, quy định chồng chéo, mâu thuẫn hoặc không còn phù hợp, góp phần bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; chú trọng thường xuyên, kịp thời phát hiện xử lý những nội dung trái quy định pháp luật. - Việc công bố danh mục văn bản hết hiệu lực hàng năm và cập nhật văn bản vào hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia kịp thời, đúng theo quy định góp phần công khai, minh bạch nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh. - Công tác tập huấn nghiệp vụ luôn được tỉnh đề cao, chú trọng nhằm đưa những thông tin mới, kịp thời đến những người làm công tác kiểm tra, rà soát; giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình thực hiện công tác văn bản. 2. Hạn chế và nguyên nhân a) Hạn chế - Việc xử lý một số văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp sau rà soát chưa đảm bảo tiến độ theo yêu cầu (đến nay vẫn còn 10/35 văn bản không còn phù hợp chưa hoàn thành việc xử lý). - Một số cán bộ, công chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát ở một số cơ quan, đơn vị còn thiếu và yếu, chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên có sự biến động dẫn đến công tác kiểm tra, rà soát đôi lúc chưa kịp thời, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu. - Việc thống kê, báo cáo số liệu về kiểm tra, xử lý văn bản tại một số ít sở, ngành, địa phương chưa đảm bảo chính xác; việc thực hiện quy định về chế độ báo cáo công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản của một số cơ quan chưa đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn. b) Nguyên nhân - Một số ít sở, ngành chưa nhận thức thật sự đầy đủ, chưa quan tâm đúng mức về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản; do đó, chưa xác định đúng đắn nội dung, yêu cầu đối với công tác này, chưa kịp thời xử lý văn bản không còn phù hợp sau rà soát. - Đa phần công chức thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ yếu là kiêm nhiệm; đồng thời, khối lượng công việc trong công tác kiểm tra, rà soát tương đối lớn, làm ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian thực hiện. III. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC - Hiện tại, Thông tư của các Bộ chuyên ngành không quy định về việc thành lập phòng pháp chế tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh nên các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh không thành lập phòng pháp chế; đồng thời, Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã giao UBND cấp tỉnh quyết định cơ cấu tổ chức của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Thực tế hiện nay, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nên các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh không thành lập phòng pháp chế, cũng như không có đội ngũ pháp chế chuyên trách thực hiện công tác kiểm tra, rà soát văn bản nói riêng và công tác pháp chế nói chung. - Việc hỗ trợ kinh phí cho công tác kiểm tra, rà soát văn bản được thực hiện theo "Thông tư liên tịch số 122/2011/TTLT-BTC-BTP ngày 17/8/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí đảm bảo cho công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL" chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ công việc, chưa tạo động lực, khuyến khích cho đội ngũ công chức làm công tác văn bản./. | False | | | Tài liệu liên quan đến việc đề xuất bãi bỏ các văn bản QPPL không còn phù hợp | Thông tin | Tin | Tài liệu liên quan đến việc đề xuất bãi bỏ các văn bản QPPL không còn phù hợp | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 6/16/2022 3:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | | | Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục là công tác trọng tâm | Chương trình, kế hoạch công tác; Văn bản QPPL; Văn bản nghiệp vụ; Thông tin | Tin | Nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục là công tác trọng tâm | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 5/27/2021 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Ngày 10/5/2021, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 78/BC-BTP báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2021. Căn cứ thực tiễn công tác, yêu cầu, nhiệm vụ nâng cao chất lượng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật để phục vụ sự phát triển của đất nước, Báo cáo số 78/BC-BTP ngày 10/5/2021 của Bộ Tư pháp xác định phương hướng, nhiệm vụ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2021, như sau: 1. Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh xác định việc nâng cao chất lượng xây dựng, ban hành và kiểm tra, rà soát văn bản QPPL tiếp tục là công tác trọng tâm, ưu tiên nguồn lực thực hiện; gắn với công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản QPPL theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 16/4/2021 của Chính phủ về phiên họp triển khai công việc của Chính phủ sau khi được kiện toàn tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV, nhất là trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với công tác xây dựng pháp luật. Quán triệt, thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật. Thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản; chú trọng việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực, địa bàn quản lý để kịp thời giải quyết, chấn chỉnh vướng mắc, bất cập, hạn chế. Tăng cường kiểm tra, rà soát văn bản theo lĩnh vực, địa bàn gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, giai đoạn 2021-2026 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực; kịp thời phát hiện, tự xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý triệt để các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp thực tiễn nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển, nhất là những trường hợp có quy định tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp, xã hội. Thực hiện nghiêm việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với đơn vị, cá nhân liên quan đến việc ban hành văn bản trái pháp luật theo quy định. 2. Đề cao tính chịu trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ban hành văn bản và xử lý văn bản trái pháp luật. Tăng cường vai trò đầu mối tham mưu, tổ chức thực hiện của tổ chức pháp chế cơ quan cấp bộ, Sở Tư pháp cấp tỉnh và sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, rà soát văn bản QPPL; gắn kết các hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật. 3. Quan tâm củng cố, bố trí các nguồn lực, nâng cao năng lực và chế độ, chính sách cho công chức làm công tác xây dựng pháp luật nói chung, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL nói riêng gắn với việc đổi mới cách thức tổ chức công việc để không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác này. Tăng cường cơ chế, phương thức tiếp nhận, xử lý các thông tin báo chí, dư luận, người dân, doanh nghiệp phản ánh về văn bản QPPL trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp. 4. Các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục tham mưu, phối hợp thực hiện hiệu quả việc rà soát văn bản QPPL theo Kế hoạch hoạt động năm 2021 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL; tập trung thực hiện việc xử lý văn bản trên cơ sở kết quả rà soát văn bản QPPL thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước trong năm 2020 (tại Báo cáo số 442/BC-CP ngày 01/10/2020 của Chính phủ trình Quốc hội) theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 5. Chú trọng tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL, nhất là các quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./. | False | | | 05 nội dung chính cần triển khai, thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Thông tin; Tin ngành tư pháp; Chương trình, kế hoạch công tác | Tin | 05 nội dung chính cần triển khai, thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2021-03/QĐ 1_Key_09032021082914.jpg | | 3/9/2021 9:00 AM | Yes | Đã ban hành | | Ngày 26/02/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 545/QĐ-UBND về Kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Mục đích của Kế hoạch này nhằm tổ chức thực hiện tốt công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản QPPL, nhằm kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý đối với các văn bản trái pháp luật, có mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành của cơ quan nhà nước cấp trên; đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương; tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền, xử lý, kiến nghị xử lý, rà soát văn bản QPPL. Theo Kế hoạch có 05 nội dung chính cần triển khai thực hiện trong năm 2021, bao gồm: 1. Công tác kiểm tra văn bản QPPL - Về tự kiểm tra văn bản QPPL: Thực hiện tự kiểm tra 100% các văn bản QPPL do Ủy ban nhân các cấp ban hành trong năm ngay sau khi văn bản được ban hành hoặc khi nhận được thông báo, yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các phương tiện thông tin đại chúng. - Về kiểm tra văn bản theo thẩm quyền: Thực hiện kiểm tra 100% các văn bản QPPL nhận được thuộc thẩm quyền kiểm tra của cơ quan tư pháp theo quy định tại Điều 114 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP. - Công tác xử lý văn bản qua kiểm tra: Kịp thời xử lý hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý các văn bản QPPL do địa phương ban hành có nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật thông qua kiểm tra phát hiện hoặc khi nhận được thông báo kiểm tra văn bản của cơ quan có thẩm quyền; Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị xử lý kịp thời, triệt để đối với những văn bản có dấu hiệu trái pháp luật đã được thông báo. 2. Công tác rà soát văn bản QPPL - Thực hiện rà soát thường xuyên các văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ngay sau khi văn bản làm căn cứ pháp lý để rà soát được ban hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có sự thay đổi làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp. - Rà soát theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn: Thực hiện rà soát các văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn. - Xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL: Căn cứ kết quả các đợt rà soát, các đơn vị, địa phương kịp thời xử lý (sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ) theo thẩm quyền hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền xử lý đối với các văn bản QPPL của địa phương ban hành không còn phù hợp. 3. Công bố danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2021: Rà soát, lập Danh mục các văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành đã hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021 để thực hiện công bố theo quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Khoản 34 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Thời gian hoàn thành việc công bố chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm 2022. 4. Cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật: Tổ chức cập nhật và kiểm tra kết quả cập nhật văn bản QPPL trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Thời gian thực hiện thường xuyên. 5. Công tác báo cáo, thống kê: Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo năm về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát văn bản QPPL năm 2021 của cơ quan, đơn vị mình gửi về Sở Tư pháp tổng hợp (trước ngày 15 tháng 01 năm 2022); Sở Tư pháp tổng hợp kết quả báo cáo năm về công tác kiểm tra, xử lý và rà soát văn bản QPPL năm 2021 trong toàn tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp (trước ngày 30 tháng 01 năm 2022). Ngoài ra, Ủy ban nhân dân yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này./. (Chi tiết Quyết định xem tại đây 545-QD.signed.pdf )
| False | Phòng VB-TT | | Nhiều kết quả nổi bật trong công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Thông tin; Văn bản QPPL; Văn bản nghiệp vụ | Tin | Nhiều kết quả nổi bật trong công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 2/23/2021 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL); Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL; Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản QPPL. Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Báo cáo số 29/BC-UBND ngày 08 tháng 02 năm 2021về kết quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bình Dương, qua đó, công tác này có nhiều kết quả nổi bật, cụ thể: 1. Về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL - Công tác tự kiểm tra: Sở Tư pháp đã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra 37 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2020 (đạt 100% văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành), giảm 10 văn bản so với năm 2019 (có Phụ lục Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành trong năm 2020 kèm theo). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót, do đó, địa phương không thực hiện việc lập danh mục văn bản trái pháp luật về thẩm quyền, nội dung. Phòng Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện kiểm tra 19 văn bản QPPL do Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành (giảm 10 văn bản so với năm 2019). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định. - Công tác kiểm tra theo thẩm quyền: Sở Tư pháp nhận được 06 văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành, gửi về Sở Tư pháp, giảm 02 văn bản so với năm 2019; thực hiện kiểm tra 06/06 văn bản, qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót. Phòng Tư pháp đã nhận và thực hiện kiểm tra 06 văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn ban hành (đạt 100% văn bản, giảm 07 văn bản so với năm 2019). Qua kiểm tra không phát hiện văn bản nào có sai sót về thẩm quyền, hình thức, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định. 2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL - Rà soát thường xuyên theo văn bản làm căn cứ pháp lý: Trong năm 2020, các cơ quan, đơn vị thực hiện thường xuyên việc rà soát các văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ngay sau khi văn bản làm căn cứ pháp lý để rà soát được ban hành hoặc tình hình kinh tế - xã hội liên quan đến đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản có sự thay đổi làm cho nội dung của văn bản không còn phù hợp. - Rà soát theo yêu cầu, kế hoạch: Theo yêu cầu của Bộ Tư pháp tại Công văn số 540/BTP-KTrVB ngày 19/02/2020 về việc đề nghị rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề giá, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành thực hiện rà soát văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn để thực hiện kiểm tra văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giá và đã có văn bản gửi Bộ Tư pháp về kết quả rà soát các văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giá đang còn hiệu lực thi hành. Qua rà soát các văn bản QPPL do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giá đang còn hiệu lực thi hành, gồm 17 văn bản QPPL (05 Nghị quyết và 12 Quyết định) được ban hành phù hợp về thẩm quyền, nội dung và đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản liên quan tại thời điểm ban hành. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện do sự thay đổi của văn bản cấp trên nên có 03 văn bản liên quan đến lĩnh vực giá không còn phù hợp với quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản trên phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Đến thời điểm hiện tại đã có 02 văn bản được xử lý và 01 văn bản đang xử lý. - Công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 277/QĐ-UBND ngày 27/01/2021 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2020, gồm: - Văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ: 47 văn bản (15 Nghị quyết; 31 Quyết định, 01 Chỉ thị). - Văn bản QPPL hết hiệu lực một phần: 06 văn bản (01 Nghị quyết; 05 Quyết định). - Văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trước ngày 01/01/2020: không có. - Tình hình xử lý văn bản trái pháp luật theo kiến nghị của Bộ Tư pháp: Tình hình xử lý văn bản trái pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra tại Kết luận số 51/KL-KTrVB ngày 20/5/2020 của Cục Kiểm tra văn bản QPPL - Bộ tư pháp đối với "Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND ngày 20/12/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc ban hành đơn giá dịch vụ đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (dạng riêng lẻ) trên địa bàn tỉnh Bình Dương". Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Báo cáo về tình hình xử lý đối với Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND, theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 09/7/2020 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 34/2018/QĐ-UBND. - Hệ thống hóa văn bản QPPL: Trong năm 2020, tỉnh Bình Dương ban hành 56 văn bản QPPL (19 Nghị quyết QPPL của Hội đồng nhân dân, 37 Quyết định QPPL của Ủy ban nhân dân). Các văn bản QPPL này tiếp tục được cập nhật vào các Danh mục và Tập hệ thống hóa văn bản QPPL đang còn hiệu lực đã được công bố trong kỳ hệ thống hóa lần 2 (2014 - 2018) để làm cơ sở cho kỳ hệ thống hóa tiếp theo. 3. Cập nhật văn bản QPPL vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật Trong năm 2020, Sở Tư pháp đã giúp Ủy ban nhân dân tỉnh cập nhật kịp thời, đầy đủ 56 văn bản QPPL vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật (giảm 17 văn bản so với năm 2019). 4. Tổ chức tập huấn, nghiệp vụ Trong năm 2020, tỉnh đã tổ chức tham dự 02 cuộc hội nghị trực tuyến với hơn 400 người tham dự do Bộ Tư pháp và Chính phủ chủ trì. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn triển khai Luật Sửa đổi bổ sung một số điều Luật Ban hành văn bản QPPL và một số nghiệp vụ công tác văn bản cho 09 huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã cử cán bộ làm công tác pháp chế ở cơ quan, đơn vị và Sở Tư pháp tham gia tất cả các Hội thảo, Hội nghị tập huấn nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL do Bộ Tư pháp, Cục Kiểm tra văn bản QPPL, Cục Công tác phía Nam tổ chức, ...Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh còn chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, báo đài và các đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện phổ biến nội dung mới của Luật Ban hành văn bản QPPL như: đăng tin, bài viết có nội dung liên quan đến Luật Ban hành văn bản QPPL trên website của tỉnh, trang thông tin điện tử của Sở Tư pháp, trên Báo Bình Dương, chạy chữ chân chương trình thời sự của Đài Phát thanh và truyền hình Bình Dương,… Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cũng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL cho gần 750 cán bộ, công chức các phòng, ban chuyên môn và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đảm bảo triển khai đầy đủ các nội dung về kiểm tra, rà soát, thực hiện có hiệu quả công tác văn bản QPPL trên địa bàn theo quy định của pháp luật./. (Chi tiết xem tại đây 29-BC.signed.pdf)
| False | | | Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2020 | Chương trình, kế hoạch công tác; Thông tin; Văn bản nghiệp vụ | Tin | Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2020 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 2/5/2021 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Ngày 27/01/2021, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định 277/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2020, theo đó: - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ: 47 văn bản (15 Nghị quyết; 31 Quyết định, 01 Chỉ thị). - Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần: 06 văn bản (01 Nghị quyết; 05 Quyết định). - Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trước ngày 01 tháng 01 năm 2020: không có./. (chi tiết xem tại đây: 277-QD.signed.pdf)
| | | | Triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật | Thông tin | Tin | Triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản quy phạm pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Sáng nay (01/7), Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đã chủ trì buổi làm việc với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và các đơn vị thuộc bộ về tình hình triển khai nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL theo Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/20202 và Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ tại Bộ Tư pháp. | 7/6/2020 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Để triển khai Quyết định số 209/QĐ-TTg và Quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL theo Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 (kèm theo Quyết định số 677/QĐ-BTP ngày 26/3/2020) và Quyết định số 844/QĐ-BTP ngày 15/4/2020 của Bộ Tư pháp theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 về việc thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL, trong đó, Kế hoạch xác định cụ thể nội dung các công việc; phạm vi văn bản được rà soát; trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các đơn vị thuộc Bộ; thời hạn hoàn thành. | | Trên cơ sở tiếp nhận các phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, Cục Kiểm tra văn bản đã chủ động tổng hợp, phân loại và xây dựng Công văn gửi các bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ về tổng hợp, chỉ dẫn phản ánh kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân để phục vụ việc rà soát văn bản QPPL. Tính đến 30/6/2020, Cục đã tiếp nhận 4.162 nội dung kiến nghị, phản ánh của 109 cơ quan, tổ chức, cá nhân.Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Chí Hiếu đề nghị trong thời gian tới Cục Kiểm tra văn bản QPPL cần thực hiện tốt vai trò đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL theo Quyết định số 209/QĐ-TTg và Quyết định số 236/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan xây dựng, trình Tổ công tác dự thảo văn bản cho ý kiến độc lập về các Báo cáo kết quả rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và Báo cáo của Chính phủ về rà soát văn bản thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước theo Quyết định số 209/QĐ-TTg. Tổng hợp, tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc bộ, bộ, cơ quan ngang bộ, các Nhóm rà soát của Tổ công tác để xây dựng trình lãnh đạo Bộ các Báo cáo, dự thảo Báo cáo./. Nguồn: Bộ Tư pháp | False | Huỳnh Hữu Tốt | | Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL | Thông tin | Tin | Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 6/12/2020 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL, góp phần đưa hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL thực sự trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ trong việc đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các văn bản QPPL, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN hiện nay, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 1. Nâng cao nhận thức về công tác quản lý nhà nước về kiểm tra văn bản QPPL; Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về kiểm tra văn bản QPPL Lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền tại các cấp, các ngành cũng như các cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện công tác kiểm tra văn bản OPPL cần có sự đánh giá thỏa đáng đối với công tác này, qua đó nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra văn bản trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, công dân, trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, có sự quan tâm thích đáng đối với công tác này tại địa phương mình, giúp cho công tác xây dựng, ban hành văn bản, kiểm tra văn bản QPPL ngày càng thực chất và đi vào chiều sâu. Bên cạnh đó, cần nhận thức đầy đủ, sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác kiểm tra văn bản QPPL, theo đó, các cơ quan thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước của mình đối với công tác này. Đồng thời, tăng cường đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các cơ quan thuộc phạm vi quản lý thực hiện nghiêm các quy định về quản lý nhà nước trong kiểm tra văn bản QPPL. Theo đó, bên cạnh việc đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra các mặt hoạt động khác của kiểm tra văn bản QPPL, các cơ quan có thẩm quyền cần coi đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý nhà nước đối với kiểm tra văn bản QPPL là một nội dung trọng tâm khi tổ chức triển khai công việc nhất là trong hoạt động kiểm tra công tác này tại các cơ quan thuộc thẩm quyền quản lý. 2. Sắp xếp lại cách thức tổ chức công việc; Tăng cường kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác Yếu tố quan trọng nhất tạo nên nguồn lực kiểm tra văn bản là con người. Trên cơ sở năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi công chức, cần thực hiện sắp xếp, bố trí nhân sự theo hình thức "chuyên quản" tới từng cá nhân công chức. Mỗi công chức làm công tác kiểm tra văn bản được giao phụ trách một mảng lĩnh vực chuyên môn nhất định. Qua đó, theo thời gian, từng người sẽ tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vốn hiểu biết, phục vụ trở lại cho công tác kiểm tra văn bản theo lĩnh vực mà mình chuyên quản. Ngoài ra, các công chức này được giao "theo sát" văn bản từ quá trình góp ý, thầm định để có thể nắm bắt đầy đủ, xuyên suốt tinh thần cũng như từng quy định cụ thể của văn bản. Mặt khác, tham gia vào quá trình góp ý, thẩm định văn bản, các công chức có thể kịp thời đưa ra ý kiến về tính hợp Hiến, hợp pháp, tính hợp lý, khả thi của văn bản, giảm thiếu được những nội dung trái pháp luật sau ban hành... Trên cơ sở quy định pháp luật hiện hành, cơ quan, người có thẩm quyền cần quan tâm, bố trí kinh phí và các điều kiện bảo đảm khác đáp ứng yêu cầu công tác kiểm tra văn bản QPPL. 3. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ; Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về công tác kiếm tra văn bản QPPL cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu về kiểm tra, xử lý văn bản để nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; quan tâm cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bôi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công tác kiếm tra văn bản, nhất là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần quan tâm và tăng cường mở các lớp tập huân, hướng dẫn nghiệp vụ cho đội ngũ pháp chế của ngành mình. Trong đó, cần chú trọng tập huấn về nội dung, kỹ năng, kinh nghiệm... quản lý nhà nước về công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL; giúp các lãnh đạo, công chức tại các cơ quan kiểm tra văn bản QPPL nhận thức rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, xử lý văn bản, công tác quản lý nhà nước về công tác kiểm tra văn bản... 4. Tăng cường xem xét, xử lý trách nhiệm cơ quan, người đã tham mưu, trình, ký ban hành văn bản trái pháp luật Đối với hoạt động kiểm tra văn bản, trong thời gian tới, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, người đã tham mưu, trình, ký ban hành văn bản trái pháp luật. Theo đó, việc xử lý trách nhiệm không chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở, kiểm điểm, rút kinh nghiệm... mà cần có những hình thức và biện pháp nghiêm khắc hơn. Đây có thể coi là một nội dung khi xem xét đề bạt, bố nhiệm. cán bộ. Ngoài ra, cần tăng cường công tác truyền thông, công khai thông tin về hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản QPPL: Các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan thông tấn báo chí nhằm tuyên truyền rộng rãi trong xã hội các quy định pháp luật về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL. Qua đó, giúp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn nữa về các hoạt động này, từ đó đồng hành cùng cơ quan nhà nước trong kiểm tra văn bản QPPL, quan tâm, phát hiện và kiến nghị về văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, văn bản, bảo vệ quyền lợi của mình và của các chủ thể khác có liên quan. Đây là những kênh thông tin hữu hiệu giúp cơ quan thực hiện kiểm tra văn bản một cách kịp thời./. Nguồn: Cục Kiểm tra văn bản QPPL | False | | | Kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành liên quan đến lĩnh vực giá | Thông tin | Tin | Kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành liên quan đến lĩnh vực giá | /xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2020-06/Capture_Key_10062020105209.PNG | | 6/10/2020 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Thực hiện Công văn số 540/BTP-KTrVB ngày 19 tháng 02 năm 2020 của Bộ Tư pháp về việc đề nghị rà soát, lập danh mục và tự kiểm tra văn bản theo chuyên đề giá, ngày 05 tháng 6 năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Báo cáo 121/BC-UBND về kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giá. Theo đó, qua rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giá đang còn hiệu lực thi hành, gồm 17 văn bản quy phạm pháp luật (05 Nghị quyết và 12 Quyết định) và đã báo cáo kết quả rà soát, lập danh mục về Bộ Tư pháp tại Công văn số 1310/UBND-KT ngày 24 tháng 3 năm 2020. Trên cơ sở 17 văn bản đã được rà soát, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiến hành tự kiểm tra các văn bản trên và kết quả tự kiểm tra cụ thể như sau: 1. Về thẩm quyền ban hành văn bản Tất cả các văn bản được tự kiểm tra đều đúng thẩm quyền về thể thức và đúng thẩm quyền về nội dung. 2. Về nội dung văn bản Qua kiểm tra 17 văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nhân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giá đang còn hiệu lực thi hành, Ủy ban nhân dân tỉnh nhận thấy 17 văn bản quy phạm pháp luật nêu trên được ban hành phù hợp về thẩm quyền, nội dung và đảm bảo trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản liên quan tại thời điểm ban hành. Tuy nhiên, qua thời gian thực hiện do sự thay đổi của văn bản cấp trên nên có 03 văn bản liên quan đến lĩnh vực giá không còn phù hợp với quy định hiện hành, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tham mưu Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung, thay thế các văn bản trên phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (có file đính kèm). BC_121_UBND_TINH_BD.pdf 3. Về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản Tất cả các văn bản tự kiểm tra về căn cứ ban hành, thể thức, kỹ thuật trình bày và trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản đều thực hiện theo đúng quy định Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. | False | | | Kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật | Thông tin | | Kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | (PLVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình vừa ký Công văn số 4333/VPCP-PL về việc báo cáo công tác kiểm tra, rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật năm 2019. | 6/8/2020 4:00 PM | No | Đã ban hành | | Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2020 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 7/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ và nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật... Phó Thủ tướng giao Bộ Tư pháp tiếp tục hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý và xử lý dứt điểm các văn bản trái pháp luật... T.Tấn Nguồn: https://baophapluat.vn/tu-phap/kiem-tra-ra-soat-he-thong-van-ban-quy-pham-phap-luat-521142.html | False | Đào Thị Quyên | | Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 tác động tích cực nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật | Tin ngành tư pháp | | Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 tác động tích cực nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 5/11/2020 2:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngày 29/4/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Báo cáo số 98/BC-BTP báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020 Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, trong năm 2019, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cả nước tiếp tục chuyển biến tích cực, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Nhiều cơ quan cấp bộ và địa phương đã quan tâm bố trí nguồn lực, khắc phục hạn chế, khó khăn, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để kịp thời phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. Công tác quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp tiếp tục được tập trung thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn ban hành văn bản QPPL của các cơ quan cấp bộ, địa phương; đảm bảo được sự chủ động của Bộ trong phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp. Năm 2019, các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương đã tổ chức thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 13.391 văn bản QPPL, cụ thể: các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra 7.632 văn bản (gồm 936 văn bản cấp bộ, 6.696 văn bản cấp tỉnh, trong đó có 4.086 văn bản ban hành trong năm 2019); các địa phương kiểm tra 5.759 văn bản (gồm 2.249 văn bản cấp huyện, 3.510 văn bản cấp xã; trong đó có 4.481 văn bản ban hành trong năm 2019); qua đó đã kết luận, kiến nghị xử lý đối với 531 văn bản, trong đó có 409 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành (gồm 10 văn bản cấp bộ; 295 văn bản cấp tỉnh; 104 văn bản cấp huyện, xã) và 122 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Riêng Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) đã kiểm tra 4.885 văn bản QPPL do cơ quan cấp bộ và chính quyền cấp tỉnh ban hành; kết luận, kiến nghị xử lý đối với 165 văn bản có quy định trái pháp luật (gồm 13 văn bản của cơ quan cấp bộ và 152 văn bản của chính quyền cấp tỉnh). Việc xử lý văn bản trái pháp luật tiếp tục được thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời hơn trên tinh thần cầu thị, vì lợi ích chung của xã hội, qua đó hạn chế, ngăn ngừa được tác động tiêu cực của văn bản, đồng thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng, thực thi pháp luật để nâng cao chất lượng văn bản QPPL, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Trong công tác rà soát VBQPPL, cả nước đã thực hiện rà soát 44.376 văn bản trong tổng số văn bản 44.447 văn bản cần phảỉ rà soát (trong đó các cơ quan cấp bộ rà soát được 6.762/6.762 văn bản, đạt 100%; các địa phương rà soát được 37.614/37.685 văn bản, đạt 99,8%); qua đó đã xử lý 5.907 văn bản QPPL hết hiệu lực, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 48 văn bản và bãi bỏ một phần 02 văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ xác định hết hiệu lực[1]. Trên cơ sở kết quả rà soát, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã hoàn thành việc hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2 (2014 - 2018) qua đó xác định đầy đủ, chính xác các văn bản QPPL còn hiệu lực trong cả nước từ cấp Trung ương đến cấp xã tính đến thời điểm 31/12/2018, đồng thời tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các văn bản cần phải xử lý đã được phát hiện trong kỳ hệ thống hóa để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất của hệ thống pháp luật. Kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018 kết hợp với việc rà soát, công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thi hành hằng năm của các cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh theo quy định đã góp phần giúp hệ thống pháp luật được minh bạch, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong áp dụng. Về phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trong năm 2020, trên cơ sở quán triệt yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật, Báo cáo của Bộ Tư pháp xác định: Việc bảo đảm chất lượng của các văn bản QPPL là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, cơ quan ngang bộ và HĐND, UBND cấp tỉnh. Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh tiếp tục quan tâm củng cố, bố trí các nguồn lực, nâng cao năng lực công chức làm công tác xây dựng pháp luật nói chung, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL nói riêng; tập trung thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực, địa bàn; gắn kết các hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để phát hiện, ngăn ngừa việc ban hành văn bản không phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh công tác xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận theo đúng quy định, nhất là những trường hợp văn bản có quy định tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp. Trong năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình theo Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/12/2019 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng (theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ) để xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh; kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật./.
[1] Cụ thể là: Nghị định số 12/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 về bãi bỏ toàn bộ 09 Nghị định của Chính phủ, bãi bỏ một phần 01 Nghị định của Chính phủ; Quyết định số 05/2019/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 bãi bỏ toàn bộ 39 Quyết định và bãi bỏ một phần 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Hồ Hoàng Hà Nguồn: https://ktvb.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-o-trung-uong.aspx?ItemID=190 | False | Đào Thị Quyên | | Rà soát các quy định pháp luật gây cản trở sản xuất kinh doanh và ứng phó COVID-19 | Thông tin | | Rà soát các quy định pháp luật gây cản trở sản xuất kinh doanh và ứng phó COVID-19 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long làm Tổ trưởng tập trung trao đổi, thảo luận sâu về nội dung rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, cản trở phát triển, rào cản đối với môi trường đầu tư, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. | 3/30/2020 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Sáng 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát văn bản quy phạm pháp luật nhằm triển khai nhiệm vụ cấp bách của Tổ công tác. Tại cuộc họp, thừa uỷ quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ nhiệm VPCP Cao Huy công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao ông Lê Thành Long, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ; các Tổ phó gồm: Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc và 27 thành viên của Tổ công tác là lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương. Tổ trưởng Tổ công tác Lê Thành Long cũng ban hành quyết định về việc thành lập Tổ giúp việc cho Tổ công tác gồm 46 thành viên là lãnh đạo các Cục, Vụ của các Bộ, ngành Trung ương và thành lập Bộ phận Thường trực Tổ công tác là lãnh đạo các Cục, Vụ của Bộ Tư pháp. Phát biểu khai mạc phiên họp lần thứ nhất của Tổ công tác, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh phiên họp diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, thậm chí đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản. Trước khó khăn, thách thức đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã và đang chỉ đạo việc triển khai thực hiện quyết liệt nhiều giải pháp để ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, đồng thời tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch bệnh, đặc biệt là tác động đến sản xuất, kinh doanh, đời sống nhân dân. Việc tổ chức ngay phiên họp đầu tiên sau khi Thủ tướng Chính phủ thành lập và phê duyệt Danh sách thành viên Tổ công tác đã thể hiện tinh thần khẩn trương, trách nhiệm đối với những vấn đề quan trọng của đất nước, Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Tổ công tác phát huy tinh thần này trong suốt quá trình hoạt động. Để tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị các thành viên Tổ công tác tập trung thảo luận, cho ý kiến một số vấn đề lớn. Thứ nhất, về các nhiệm vụ tổng thể, các thành viên Tổ công tác bám sát kế hoạch rà soát văn bản quy phạm pháp luật các lĩnh vực được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tập trung trao đổi, thảo luận về phạm vi, nội dung rà soát đối với các chuyên đề, lĩnh vực cần rà soát chuyên sâu mà Tổ công tác, Bộ Tư pháp đã dự kiến. Trong đó, tập trung trao đổi, thảo luận sâu về nội dung rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực kinh tế, cản trở phát triển, rào cản đối với môi trường đầu tư, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh đến việc rà soát, phát hiện các xung đột phát luật hoặc các lĩnh vực, vấn đề mà các văn bản quy phạm pháp luật chưa điều chỉnh hết, chưa phủ kín được, cần được có hướng dẫn hoặc bổ sung kịp thời. Đặc biệt là những vướng mắc, bất cập, chồng chéo, mâu thuẫn đòi hỏi phải có sự rà soát, tháo gỡ, thúc đẩy phát triển KT-XH, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân. Ví dụ như vì sao việc giải ngân đầu tư công rất chậm, qua đó xem xét và chỉ ra cho được vướng mắc ở đâu, đánh giá đúng vấn đề để có giải pháp tháo gỡ trên tinh thần "vướng mắc thuộc lĩnh vực của Bộ nào thì phải chỉ ra cho được, đề xuất giải pháp chứ không đổ qua, đổ lại cho nhau". Thứ hai, bên cạnh nhiệm vụ theo Quyết định thành lập Tổ công tác, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tư pháp, Tổ công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật khẩn trương rà soát, tổng hợp các quy định của pháp luật cụ thể gây cản trở, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh để kịp thời ứng phó và giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đến nền kinh tế. Đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách cần ưu tiên thực hiện có hiệu quả và kết quả ngay. Thứ ba, Phó Thủ tướng đề nghị các đại biểu trao đổi thảo luận kỹ, thống nhất về cách thức tổ chức thực hiện công việc, bảo đảm tính khoa học, thiết thực, hiệu quả, khả thi trong điều kiện khối lượng công việc lớn, đòi hỏi chuyên môn chuyên sâu; phân công trách nhiệm hợp lý, rõ ràng, đúng chức năng nhiệm vụ; bám sát kế hoạch, hoàn thành các công việc với tinh thần hết sức khẩn trương, kịp thời nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách hiện nay. Theo VGP Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=4377 | False | Đào Thị Quyên | | Chính phủ quyết tâm rà soát lại hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội | Thông tin | | Chính phủ quyết tâm rà soát lại hệ thống pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | Sáng nay, ngày 28/3/2020, Phó Thủ tướng Trường trực Trương Hòa Bình đã chủ trì cuộc họp đầu tiên của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật để bàn triển khai các nhiệm vụ cấp bách. | 3/28/2020 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Như chúng ta đã biết, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Đến nay, về cơ bản, hệ thống pháp luật nước ta tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; chất lượng các văn bản pháp luật ngày càng được nâng cao; tính thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch của hệ thống pháp luật ngày càng được bảo đảm. Những kết quả của công tác lập pháp từng bước khẳng định là thành tố quan trọng đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống pháp luật của nước ta vẫn còn có chỗ chưa thực sự đồng bộ, thống nhất; tính dự báo, khả thi chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có nhiều diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến nhiều mặt đời sống kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp đã phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh, thậm chí đối diện với nguy cơ giải thể, phá sản. Để khắc phục những hạn chế, khó khăn này, ngày 07/02/2020 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 209/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ. Theo đó, các bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện rà soát văn bản thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình; kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn theo quy định. Đồng thời, ngày 12/02/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 236/QĐ-TTg thành lập Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (ngày 23/3/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Danh sách thành viên Tổ công tác). Trong đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long làm Tổ trưởng Tổ công tác, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành là thành viên. Trước mắt, Tổ công tác tập trung thực hiện nhiệm vụ rà soát các quy định của pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển; kiến nghị sửa đổi, bổ sung để giải phóng nguồn lực tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội; theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện Kế hoạch thực hiện rà soát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành kèm theo Quyết định số 209/QĐ-TTg. Tại cuộc họp lần thứ nhất của Tổ công tác sáng ngày 28/3/2020, sau khi các thành viên trao đổi, thảo luận, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đề nghị Tổ công tác tổ chức triển khai công tác rà soát hệ thống pháp luật bảo đảm chất lượng, hiệu quả; phát hiện và kiến nghị xử lý kịp thời những quy định có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp thực tiễn gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với pháp luật, chính sách, ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và tính nghiêm minh của pháp luật. Đối với những tác động tiêu cực do dịch bệnh Covid-19 gây ra, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác tập trung rà soát ngay để kiến nghị sửa đổi những văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, các bộ, cơ quan… nhằm ứng phó, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19 gây ra và nâng cao sức chống chịu của nền kinh tế, tăng tốc khi dịch bệnh qua đi. Để nắm bắt kịp thời các thông tin phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về các văn bản quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống kinh tế - xã hội, Tổ công tác đã xây dựng chuyên mục "Tiếp nhận phản ánh văn bản quy phạm pháp luật chồng chéo, bất cập" tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, địa chỉ: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tiep-nhan-phan-anh-vbqp.aspx?ItemID=1 và địa chỉ email: tocongtac236@moj.gov.vn. Phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân về văn bản chồng chéo, bất cập cũng như các sáng kiến, đề xuất hoàn thiện pháp luật sẽ được Tổ công tác rà soát, xem xét kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý./. Nguồn: https://ktvb.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/ra-soat.aspx?ItemID=44 | False | Đào Thị Quyên | | Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019 | Thông tin | Tin | Tình hình thực hiện công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2019 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 2/26/2020 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Trong năm 2019, UBND tỉnh Bình Dương đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; hoàn thành các nội dung đề ra theo Kế hoạch kiểm tra, xử lý, rà soát và hệ thống hóa văn bản QPPL năm 2019 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (ban hành kèm theo Quyết định số 3738/QĐ-UBND ngày 27/12/2018).
Công tác kiểm tra văn bản QPPL: Công tác tự kiểm tra văn bản QPPL: Trong năm, Sở Tư pháp đã tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện tự kiểm tra 47 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành và gửi đến Sở Tư pháp trong năm 2019 (đạt 100% văn bản do UBND tỉnh ban hành), tăng 11 văn bản so với năm 2018; Phòng Tư pháp đã giúp UBND cấp huyện thực hiện kiểm tra 23 văn bản QPPL do UBND cấp huyện ban hành; qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót. Công tác kiểm tra theo thẩm quyền: Trong năm Sở Tư pháp nhận và thực hiện kiểm tra 08 văn bản QPPL do HĐND, UBND cấp huyện ban hành (giảm 04 văn bản so với năm 2018); Phòng Tư pháp đã nhận và thực hiện kiểm tra 13 văn bản do HĐND, UBND các xã, phường, thị trấn ban hành; qua kiểm tra không phát hiện văn bản có sai sót. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL Triển khai thực hiện Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 25/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2014 - 2018, ngày 13/3/2018, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Để đảm bảo chất lượng công việc theo yêu cầu Kế hoạch, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố trong quá trình thực hiện; trên cơ sở Kế hoạch của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện nghiêm túc công tác hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014 - 2018. Trên cơ sở kết quả hệ thống hóa do Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh tham mưu, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 470/QĐ-UBND ngày 01/3/2019 về việc công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương trong kỳ hệ thống hóa 2014 – 2018. Kết quả hệ thống hóa tại cấp tỉnh như sau: Tổng số văn bản QPPL của HĐND, UBND tỉnh được tập hợp để hệ thống hóa kỳ 2014-2018 là 962 văn bản; trong đó, số văn bản QPPL còn hiệu lực 466 văn bản; số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ là 496 văn bản; số văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần là 34 văn bản và số văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới là 90 văn bản. Ngoài ra, theo yêu cầu của các Bộ, trong năm 2019, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành thực hiện rà soát nhiều văn bản QPPL theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như: rà soát các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành về lĩnh vực hòa giải cơ sở; rà soát các văn bản QPPL trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động,... Đối với cấp huyện, cấp xã cũng đã tiến hành rà soát định kỳ theo quy định và rà soát chuyên đề theo hướng dẫn của cấp trên. Thực hiện Công văn số 2527/BTP-KTrVB ngày 08/7/2019 của Bộ Tư pháp về việc đôn đốc thực hiện và xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014-2018; ngày 31/7/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 3777/UBND-NC về việc đôn đốc xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL kỳ 2014-2018. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ (đối với Quyết định) hoặc tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh kiến nghị HĐND tỉnh (đối với Nghị quyết) xử lý kết quả hệ thống hóa theo Danh mục văn bản QPPL cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ theo Danh mục văn bản QPPL cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của UBND ban hành kèm theo Quyết định công bố của Chủ tịch UBND. Trong tổng số 90 văn bản cần xử lý theo Báo cáo số 83/BC-UBND ngày 27/3/2019 của UBND tỉnh Bình Dương; đến nay, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành văn bản xử lý (văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ) đối với 43/90 văn bản; 47/90 còn lại văn bản hiện đang trong quá trình xử lý. Riêng năm 2019, thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP, các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tự kiểm tra, rà soát 73 văn bản QPPL (26 Nghị quyết và 47 Quyết định) do HĐND, UBND tỉnh ban hành trong năm 2019; kết quả: không có văn bản cần phải xử lý sau rà soát. Bên cạnh đó, thực hiện quy định tại Điều 157 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản QPPL. Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 242/QĐ-UBND ngày 22/01/2020 về việc công bố Danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của HĐND, UBND tỉnh Bình Dương năm 2019; theo đó: số văn bản QPPL hết hiệu lực toàn bộ là 67; số văn bản QPPL hết hiệu lực một phần là 10 văn bản. Từ những kết quả trên cho thấy, trong năm 2019, công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bình Dương được triển khai đồng bộ, đúng đối tượng, nội dung; các cấp, các ngành đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ về công tác kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa văn bản theo quy định của pháp luật và kế hoạch của UBND tỉnh, từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương. Sở Tư pháp thực hiện tốt công tác kiểm tra, rà soát và cập nhật kịp thời, chính xác các văn bản QPPL do HĐND, UBND tỉnh ban hành lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật; qua đó phục vụ có hiệu quả việc thực hiện công tác hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trên toàn tỉnh kỳ 2014-2018. Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của tỉnh đảm bảo tiến độ theo quy định pháp luật và yêu cầu của Bộ Tư pháp; chất lượng rà soát, hệ thống hóa ngày càng được nâng lên. Kết quả rà soát cho thấy, hầu hết các văn bản QPPL được địa phương khi ban hành đều đảm bảo về nội dung, thẩm quyền, đáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước và góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh chính trị của địa phương. Tuy nhiên, tại thời điểm rà soát, sự thay đổi của các văn bản QPPL ở Trung ương và tình thực tế tại địa phương dẫn đến một số văn bản hiện đã không còn phù hợp. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản vẫn còn một số khó khăn, hạn chế nhất định như: Đội ngũ công chức thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa ở một số sở, ngành tỉnh còn thiếu và yếu, chủ yếu kiêm nhiệm và thường xuyên có sự biến động dẫn đến công tác rà soát, hệ thống hóa đôi lúc chưa kịp thời, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu. Một số sở, ngành, địa phương chưa quan tâm chỉ đạo sâu sát công tác kiểm tra, rà soát văn bản, đặc biệt chưa gắn kết rà soát văn bản với các hoạt động có liên quan trong quy trình xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành pháp luật; chưa thật sự chủ động trong việc tham mưu, xử lý những văn bản không còn phù hợp qua rà soát thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, đơn vị mình; bên cạnh đó việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm tra, rà soát văn bản và theo dõi tình hình xử lý văn bản qua kiểm tra, rà soát còn hạn chế./. | False | | | Quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2019 | Thông tin | Tin | Quyết định về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2019 | /xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2020-06/qd 242_Key_04062020145619.PNG | | 1/30/2020 2:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngày 22/01/2019, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ký ban hành Quyết định số 242/QĐ-UBND về việc công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2019, bao gồm: 1. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ: 67 văn bản (19 Nghị quyết; 48 Quyết định); 2. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực một phần: 10 văn bản (02 Nghị quyết; 08 Quyết định) 3. Văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trước ngày 01 tháng 01 năm 2019: Không có./. QD 242 UBND TINH BD ( QD CONG CO DM VB HET HIEU LUC THI HANH).pdf
| False | Đào Thị Quyên | | Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2019 | Thông tin | Tin | Kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương năm 2019 | /xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2020-06/bc 06_Key_04062020145835.PNG | | 1/22/2020 2:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | Đào Thị Quyên | | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ 111 văn bản quy phạm pháp luật | Thông tin | Tin | Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ 111 văn bản quy phạm pháp luật | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 1/14/2020 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2020/NĐ-CP, Quyết định số 01/2020/QĐ-TTg bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật. Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 71 văn bản quy phạm pháp luật Tại Quyết định 01/2020/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 71 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó: - 58 quyết định: Quyết định số 10/TTg ngày 9/1/1993 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu nợ thóc dự trữ quốc gia; Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế; Quyết định số 143/1998/QĐ-TTg ngày 8/8/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi chế độ thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch; Quyết định số 178/1998/QĐ-TTg ngày 19/9/1998 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng đối với một số mặt hàng xuất khẩu; Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn;... - 13 chỉ thị: Chỉ thị số 15-CT ngày 11/1/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc tăng cường lực lượng dữ trữ nhà nước; Chỉ thị số 06/2007/CT-TTg ngày 28/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai các biện pháp cấp bách bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 01/2008/CT-TTg ngày 8/1/2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển và quản lý thị trường bất động sản; Chỉ thị số 11/2008/CT-TTg ngày 24/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đặc xá; Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg ngày 23/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán;... Nghị định 05/2020/NĐ-CP bãi bỏ toàn bộ 40 văn bản quy phạm pháp luật Theo đó, Chính phủ đã bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật sau: - 36 Nghị định: Nghị định số 12-CP ngày 1/12/1992 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý các đoàn của ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta; Nghị định số 81-CP ngày 23/11/1995 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động là người tàn tật; Nghị định số 06-CP ngày 21/1/1997 của Chính phủ về việc giải quyết tiền lương và trợ cấp năm 1997 đối với công chức, viên chức hành chính sự nghiệp, người nghỉ hưu, nghỉ mất sức; lực lượng vũ trang; cán bộ xã, phường và một số đối tượng hưởng chính sách xã hội; Nghị định số 34/1999/NĐ-CP ngày 12/5/1999 của Chính phủ quy định việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc năm 1999;... - 2 Quyết định: Quyết định số 64B/HĐBT ngày 12/9/1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc điều chỉnh địa giới hành chính đối với những huyện, xã có địa giới chưa hợp lý; Quyết định số 134-HĐBT ngày 20/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về việc phát hành tín phiếu Kho bạc Nhà nước xây dựng đường dây tải điện Bắc - Nam 500 KV. - 2 Nghị quyết: Nghị quyết số 06/2004/NQ-CP ngày 19/5/2004 của Chính phủ về một số giải pháp phát triển lành mạnh thị trường bất động sản; Nghị quyết số 15/2005/NQ-CP ngày 4/11/2005 của Chính phủ về các biện pháp cấp bách ngăn chặn dịch cúm gia cầm (H5N1) và dịch cúm A (H5N1) ở người. Nghị định 05/2020/NĐ-CP cũng bãi bỏ một phần Nghị định 79/2011/NĐ-CP ngày 5/9/2011, Nghị định 136/2018/NĐ-CP ngày 5/10/2018. Sưu tầm Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3089
| False | Phòng VB-TT | | Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp năm 2019 | Thông tin | Tin | Công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tư pháp năm 2019 | /xaydungkiemtravbqppl/PublishingImages/2020-06/qd 24_Key_12062020090159.PNG | | 1/13/2020 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Ngày 06/01/2020, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Quyết định số 24/QĐ-BTP công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp năm 2019.Theo đó, tổng số văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp trong năm 2019 là 24 văn bản (bao gồm: 21 văn bản hết hiệu lực toàn bộ[1], 03 văn bản hết hiệu lực một phần, không có văn bản ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần). Quyết định số 24/QĐ-BTP có hiệu lực kể từ ngày 06/01/2020./.
[1] Gồm 01 văn bản liên quan đến 02 lĩnh vực. QD cong bo nam 2019.doc DMVB het hieu luc toan bo 2019.doc DMVB het hieu luc mot phan 2019.doc
| False | Phòng VB-TT | | Ban hành Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Thông tin | Tin | Ban hành Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 1/2/2020 3:00 PM | No | Đã ban hành | | Ngày 20/12/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã có Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ban hành Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quy chế này quy định về tổ chức và quản lý Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là Cộng tác viên); quyền, nghĩa vụ và kinh phí hoạt động của Cộng tác viên trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Theo đó, Quy chế quy định Cộng tác viên là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hoặc kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành phù hợp với nội dung văn bản được kiểm tra do Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố ký hợp đồng Cộng tác viên, hoạt động theo cơ chế khoán việc hoặc hợp đồng có thời hạn. Cộng tác viên phải đảm bảo các tiêu chuẩn như: Tốt nghiệp Đại học Luật hoặc Đại học chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực văn bản được kiểm tra; Có thời gian làm công tác xây dựng, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật từ 02 năm trở lên hoặc 05 năm công tác trong lĩnh vực chuyên ngành; có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm trong quá trình thực hiện công việc được giao; có nguyện vọng trở thành Cộng tác viên; có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử lý kỷ luật hoặc bị kết án nhưng chưa được xóa án tích và được cơ quan, tổ chức nơi đang công tác giới thiệu (đối với cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc). Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được ban hành nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tự kiểm tra, kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2020./.
| False | | | Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 ban hành quy chế kiểm tra văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bình Dương | Văn bản QPPL | Tin | Quyết định số 43/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 ban hành quy chế kiểm tra văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh Bình Dương | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 1/2/2020 3:00 PM | No | Đã ban hành | | | False | | | Hội thảo về kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh | Thông tin | Tin | Hội thảo về kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/12/2019 11:00 AM | No | Đã ban hành | | Thực hiện Kế hoạch công tác năm 2019, tại trụ sở Bộ Tư pháp, Cục Kiểm tra văn bản QPPL đã tổ chức Hội thảo về kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh. Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản QPPL chủ trì Hội thảo, cùng sự tham gia của đại diện tổ chức pháp chế thuộc một số Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tư pháp , Sở Giáo dục và Đào tạo một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hội thảo đã nghe các tham luận: (i) "Khái quát hệ thống văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định pháp luật hiện hành về một số lĩnh vực cụ thể" của đại diện Vụ Pháp chế - Bộ Giáo dục và Đào tạo, (ii) "Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo" của đại diện Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật – Bộ Tư pháp, (iii) "Khái quát kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo" của Cục Kiểm tra văn bản QPPL. Qua đó, đã cung cấp khá đầy đủ, có hệ thống thông tin, tình hình ban hành và kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo của Bộ, cơ quan ngang bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh. Đồng thời, tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về một số vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn của một số văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, những vướng mắc, bất cập của hệ thống văn bản QPPL về giáo dục và đào tạo, khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của hệ thống văn bản này... Qua đó, đánh giá thực trạng ban hành văn bản QPPL liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, kiến nghị các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm hoàn thiện về mặt thể chế cũng như tăng cường quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Các đại biểu đánh giá cao chất lượng kiểm tra văn bản QPPL của Cục KTVB đối với chuyên đề giáo dục và đào tạo, nhất trí cao với kết quả kiểm tra bước đầu, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức Hội thảo về kết quả kiểm tra tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo… Ngoài ra, các đại biểu tham dự Hội thảo đã trao đổi, thảo luận về thực trạng triển khai công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo tại Bộ, ngành, địa phương mình. Các ý kiến đều khẳng định kiểm tra văn bản QPPL nói chung, kiểm tra văn bản QPPL trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng là giai đoạn "hậu kiểm" quan trọng trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Những năm qua, tại các Bộ, ngành, địa phương, công tác kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trái pháp luật đã được các cơ quan ban hành văn bản tích cực thực hiện, đảm bảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Kết luận Hội thảo, ông Đồng Ngọc Ba khẳng định hệ thống văn bản QPPL về giáo dục và đào tạo lớn, các quy định trong văn bản về lĩnh vực này phức tạp, liên quan trực tiếp đến quyền lợi của tổ chức, cá nhân. Do đó, kết quả kiểm tra, xử lý văn bản QPPL trong lĩnh vực này là hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào việc hạn chế sai sót, nâng cao chất lượng văn bản QPPL, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý giáo dục tại các Bộ, ngành và địa phương. Thông qua Hội thảo, Cục Kiểm tra văn bản đề nghị tổ chức pháp chế các bộ, ngành, địa phương tiếp tục nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ kiểm tra, xử lý văn bản QPPL và phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Cục Kiểm tra văn bản QPPL cũng như các cơ quan, đơn vị khác để thực hiện tốt hơn nữa, nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra văn bản QPPL nói chung và trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói riêng, góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản QPPL trong thời gian tới./. Nguồn: Trang thông tin về kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa và hợp nhất VBQPPL - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp (Tác giả: Lê Hồng Dương) | False | | | Bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc liên tịch ban hành | Thông tin | Tin | Bãi bỏ một số Thông tư do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc liên tịch ban hành | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 12/12/2019 10:00 AM | No | Đã ban hành | | Ngày 04 tháng 12 năm 2019, Ủy ban Dân tốc đã ban hành Thông tư số 02/2019/TT-UBDT về việc bãi bỏ một số thông tư do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc liên tịch ban hành. Theo đó, bãi bỏ toàn bộ các thông tư do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc liên tịch ban hành sau đây: 1. Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2472/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015. 2. Thông tư liên tịch số 04/2013/TTLT-UBDT-BTC-BTNMT ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. 3. Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày 18 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất cho xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, thôn, bản đặc biệt khó khăn. 4. Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL ngày 15 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-UBDT-BTTTT-BVHTTDL ngày 13 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn thực hiện Quyết định 2472/QĐ-TTg và Quyết định 1977/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 01 năm 2020. Vụ trưởng Vụ Pháp chế, thủ trưởng các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Sưu tầm
Nguồn: https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/van-ban-chinh-sach-moi.aspx?ItemID=3065
| False | Phòng VB-TT | | Tài liệu góp ý “Quyết định Ban hành Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương” | Thông tin | Tin | Tài liệu góp ý “Quyết định Ban hành Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương” | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 9/27/2019 4:00 PM | Yes | Đã ban hành | | Nội dung Tài liệu góp ý "Quyết định Ban hành Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương", bao gồm: 1. Dự thảo Quyết định Ban hành Quy chế cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Du thao Quyet dinh.doc
2. Dự thảo Quy chế Cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Du thao Quy che.docx
3. Dự thảo Phụ lục I mẫu hợp đồng cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật; Du thao Phu luc I.doc
4. Dự thảo Phụ lục II mẫu giấy giới thiệu tham gia cộng tác viên kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.. Du thao Phu luc II.doc
| False | | | Đôn đốc xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 | Thông tin | Tin | Đôn đốc xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014-2018 | /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg | | 8/5/2019 9:00 AM | No | Đã ban hành | | Thực hiện Công văn số 2527/BTP-KTrVB ngày 08/7/2019 của Bộ Tư pháp về việc đôn đốc thực hiện và xử lý kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014-2018; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành công văn 3777/UBND-NC ngày 31/7/2019, trong đó yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thực hiện các nội dung sau: 1. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ (đối với Quyết định) hoặc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh kiến nghị Hội đồng nhân dân tỉnh (đối với Nghị quyết) xử lý kết quả hệ thống hóa theo Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018 (Danh mục kèm theo). 2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương ban hành văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ theo Danh mục văn bản quy phạm pháp luật cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân ban hành kèm theo Quyết định công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (nếu có). 3. Kết quả sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật hoặc kiến nghị các cơ quan, người có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới đề nghị các sở, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả về Sở Tư pháp trước ngày 01/01/2020 để tổng hợp, theo dõi, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp theo yêu cầu. 4. Thủ trưởng các sở, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý, thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ; đồng thời, tiếp tục quan tâm chỉ đạo, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức làm công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm kinh phí theo quy định pháp luật./.
CV_3777_UBND_TINH_BD.PDF.pdf | False | Phòng VB-TT |
|