Tin tức
Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch/Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 01.6.2017
Công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2016: Bình Dương đứng thứ 5/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
​Công bố, công khai thủ tục hành chínhThủ tục hành chính phải được công bố dưới hình thức Quyết định công bố thủ tục hành chính, Quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính và được công khai theo hình thức niêm yết trên bảng hoặc dưới hình thức điện tửĐây là một trong những nội dung được đưa ra tại dự thảo Thông tư hướng dẫn nghiệp vụ về kiểm soát thủ tục hành chính.1. Công khai thủ tục hành ...
         Thực hiện Kế hoạch truyền thông hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3707/QĐ-UBND ngày 30/12/2016. Từ ngày 22.5.2017-31.5.2017, Sở Tư pháp phối hợp với Trung tâm Văn hoá Điện ảnh tỉnh tổ chức tuyên truyền, cổ động trực quan hoạt động kiểm soát TTHC tại các huyện, thị ...
Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn/Ủy ban nhân dân cấp huyện.
          Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 3707/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch truyền thông về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) năm 2017 và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 553/UBND-NC ngày 23/02/2017 về việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC.        ...
Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương công bố Danh mục thủ tục hành chính (TTHC) thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích thuộc thẩm quyền giải quyết của sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính
Hôm qua (11-5), Đoàn khảo sát của Văn phòng Chính phủ do ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát Thủ tục Hành chính (TTHC) thuộc Văn phòng Chính phủ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Dương để tìm hiểu về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông trong giải quyết TTHC.
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 05.10.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 05.10.2017/CMSImageNew/2017-10/Chung tay CCTTHC_Key_05102017091525.jpg
Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 05.10.2017
10/5/2017 10:00 AMNoĐã ban hành

​TP.Thủ Dầu Một: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trên lĩnh vực đất đai và xây dựng

          Đất đai và xây dựng là những lĩnh vực cần được quan tâm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính (TTHC), bởi trong quá trình phát triển 2 lĩnh vực này liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân và nhà đầu tư. Thời gian qua, TP.Thủ Dầu Một đã tập trung nhiều cho công tác này và đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.

          Chuyển biến tích cực

          Thời gian qua, công tác cải cách TTHC trong lĩnh vực đất đai, xây dựng ở TP.Thủ Dầu Một tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đáp ứng mục tiêu quản lý nhà nước. Từ công tác cải cách TTHC đã tạo điều kiện thuận lợi, rõ ràng, minh bạch và giảm chi phí tuân thủ TTHC cho tổ chức, cá nhân. Từ đó, tạo môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho thu hút đầu tư. Lãnh đạo TP.Thủ Dầu Một đã quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch và thực hiện đúng tiến độ công tác cải cách TTHC. Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác CCHC của thành phố cơ bản ổn định, từng bước tham mưu có hiệu quả cho các cấp lãnh đạo. Cơ chế một cửa trong giải quyết TTHC tiếp tục thực hiện có nề nếp, chất lượng giải quyết TTHC cho tổ chức và công dân ngày càng được nâng cao.

          Việc công khai minh bạch các TTHC về đất đai, xây dựng của TP.Thủ Dầu Một đã thực hiện niêm yết đầy đủ, công khai các loại TTHC, các quy định, mức thu phí, lệ phí để thực hiện TTHC nói chung và TTHC đất đai, xây dựng nói riêng bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp cận trên trang thông tin điện tử thành phố, niêm yết tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thành phố và 14 phường. Công tác lập bộ hướng dẫn cách ghi hồ sơ, biểu mẫu TTHC… được quan tâm nhằm giúp người dân thuận tiện, dễ dàng trong tham gia giải quyết TTHC ở từng cấp. UBND thành phố đã ban hành kế hoạch rà soát TTHC hàng năm, qua đó kịp thời bổ sung, cập nhật và áp dụng thực hiện những TTHC được UBND tỉnh công bố.

          Việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông luôn được UBND thành phố thực hiện đúng quy định, đối với TTHC thuộc lĩnh vực xây dựng, UBND thành phố không có TTHC quy định liên thông, đối với TTHC thuộc lĩnh vực đất đai, UBND thành phố có 6 TTHC thực hiện liên thông. Việc giải quyết TTHC liên thông bảo đảm đúng theo quy định của Quyết định số 09 của Thủ tướng Chính phủ, có phiếu kiểm soát quy trình giải quyết hồ sơ. Mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố với các cơ quan thuộc ngành dọc cấp tỉnh được thực hiện theo đúng quy định trong việc thực hiện các thủ tục đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đai…

          UBND thành phố đã thành lập được Ban Tiếp công dân do một công chức là lãnh đạo Văn phòng HĐND - UBND là Trưởng ban; xây dựng lịch tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo HĐND, UBND và bố trí một nhân viên tiếp công dân chuyên trách tại Trụ sở tiếp công dân thành phố để thực hiện việc tiếp công dân; công khai địa chỉ và số điện thoại lãnh đạo, phát phiếu khảo sát mức độ hài lòng của người dân, triển khai phần mềm đánh giá đối với nhân viên tại bộ phận một cửa hoặc của cán bộ, công chức, viên chức thuộc các phòng ban chuyên môn. Qua tiếp nhận ý kiến của người dân, không có phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC về đất đai, xây dựng.

          Hướng về nhân dân phục vụ

          Bên cạnh các mặt đạt được, công tác cải cách TTHC trên lĩnh vực đất đai, xây dựng của thành phố vẫn còn một số hạn chế như: Một số nội dung trong thực hiện công tác TTHC tiến hành còn chậm, chưa theo dõi, đôn đốc kịp thời. Công tác tuyên truyền cải cách TTHC chưa nhiều, nhận thức của một số ít cán bộ, công chức, viên chức chưa cao. Chưa rút ngắn được thời gian, quy trình giải quyết TTHC trên lĩnh vực đất đai, xây dựng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan, đơn vị mặc dù được quan tâm song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đặt ra. Việc liên kết phần mềm chuyên ngành của Sở Tài nguyên và Môi trường, ngành thuế, phầm mềm một cửa thường bị lỗi hệ thống, tốc độ xử lý chậm…

          Để đẩy mạnh công tác TTHC trong thời gian tới, UBND TP.Thủ Dầu Một sẽ cố gắng khắc phục những tồn tại, hạn chế trước mắt trong việc giải quyết TTHC về đất đai, xây dựng; đồng thời, tiếp tục công tác TTHC theo hướng đơn giản, thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp. Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thực hiện cơ chế một cửa đối với các lĩnh vực đang được triển khai thực hiện cho phù hợp với các quy định mới.

           Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0274) 3.835.029 - số Fax: (0274) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

HUỲNH THỦY


Sở Tư pháp: Đẩy mạnh thực hiện kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc

          Thời gian qua, lãnh đạo Sở Tư pháp luôn quan tâm kịp thời trong công tác tham mưu UBND tỉnh, cũng như trong chỉ đạo, điều hành đối với các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc sở, phòng tư pháp các huyện, thị, thành phố, UBND các xã, phường, thị trấn trong việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính về các lĩnh vực thuộc ngành tư pháp. Từ đó, kỷ cương hành chính, cải tiến lề lối làm việc, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị trong ngành tư pháp trong việc thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 5-9- 2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 02 của Bộ Tư pháp, Chỉ thị số 24 và Công văn số 3118 của UBND tỉnh về chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

          Cụ thể, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn 1284/STP-TTr ngày 19-9-2017, văn bản nêu rõ thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị trong ngành tư pháp Bình Dương đã nghiêm túc triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, có lúc, có nơi việc thực hiện còn hình thức, chưa thật sự đẩy mạnh cải tiến lề lối làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức không đeo thẻ công chức, sử dụng thời gian làm việc để giải quyết công việc riêng, vắng mặt tại cơ quan không vì lý do công tác; thái độ ứng xử với tổ chức, công dân trong một số trường hợp còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân. Do vậy việc ban hành văn bản chỉ đạo của Sở Tư pháp là hết sức cần thiết.

H.TRUNG

Bình Dương phê duyệt danh mục chế độ báo cáo định kỳ


          Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Công văn số 7735/ VPCP-KSTT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo theo Quyết định số 559 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 3686/UBND-NC ngày 25-8-2017 chỉ đạo các đơn vị, địa phương hệ thống hóa, tổng hợp chế độ báo cáo định kỳ. Qua đó, đã rà soát, tổng hợp và phê duyệt danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Cụ thể, có 44 loại báo cáo trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước (tỉnh, huyện, xã) và 1 loại báo cáo cá nhân, tổ chức gửi cơ quan Nhà nước.

          ​UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương căn cứ danh mục chế độ báo cáo định kỳ được phê duyệt, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thuộc tỉnh được phân công chủ trì chịu trách nhiệm rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý; bảo đảm mục tiêu cắt giảm tối thiểu 20% chế độ báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo…

HIẾU TRUNG

 

False
Văn phòng Chính phủ đôn đốc việc triển khai Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtVăn phòng Chính phủ đôn đốc việc triển khai Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ/CMSImageNew/2017-10/Cong khai ket qua KPKN 01_Key_02102017150204.jpg
10/2/2017 2:00 PMNoĐã ban hành

Văn phòng Chính phủ đôn đốc việc triển khai Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ

          Để thực hiện có hiệu quả, kịp thời Nghị định 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 407/TB-VPCP ngày 31 tháng 8 năm 2017 thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính về công tác cải cách thủ tục hành chính. Ngày 29 tháng 9 năm 2017, Văn phòng Chính phủ gửi đến các Bộ, ngành và địa phương Công văn số 10342/VPCP-KSTT đôn đốc việc tổ chức triển khai Nghị định 92/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tập trung một số nhiệm vụ được giao như: 

          - Tham gia ý kiến về nội dung quy định TTHC tại đề nghị xây dựng văn bản QPPL và dự án, dự thảo văn bản QPPL; 

        - Đôn đốc, kiểm soát chất lượng công bố TTHC thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương; ​Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công khai TTHC; tích hợp dữ liệu TTHC để công khai trên Cổng thông tin điện tử theo quy định;

Niem yet PC 01.jpg 

Phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một tổ chức niêm yết công khai TTHC tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Ảnh: HV

          - Nhập, đăng tải công khai, tích hợp, khai thác, quản lý dữ liệu TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC.

          - Hướng dẫn, đô đốc và tham mưu tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo quy định;

         - Tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá TTHC; kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền các giải pháp, sáng kiến đơn giản hóa TTHC và tổ chức triển khai cải cách TTHC;

         - Tổ chức tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị về quy định hành chính và vận hành, khai thác hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; 

         - Tham mưu tổ chức kiểm tra việc thực hiện hoạt động kiểm soát TTHC; Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCC làm đầu mối kiểm soát TTHC; 

          - Thông tin, tuyên truyền, tổng hợp báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC, cải cách TTHC, cơ chế một cửa và một cửa liên thông.

Cong khai ket qua KPKN 02.jpg

Việc công khai kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, kịp thời trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương.

          Bên cạnh đó, Văn phòng Chính phủ cũng đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương tổ chức lại Phòng Kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát TTHC thuộc tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp và các nội dung khác theo đúng quy định tại Điều 6 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương của hệ thống cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm soát, cải cách TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ và báo cáo kết quả thực hiện về Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng trước ngày 25/10/2017./.

           Tham khảo Nội dung Công văn tại đây: 10342 VPCP-KSTT.pdf

 

 

 

 

 

False
Bình Dương phê duyệt Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình DươngTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtBình Dương phê duyệt Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương/CMSImageNew/2017-10/BC BBD_Key_02102017155742.jpg
10/2/2017 2:00 PMNoĐã ban hành

Bình Dương phê duyệt Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương

          Ngày 25/7/2017, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 7735/VPCP-KSTT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

         Thực hiện hướng dẫn của Văn phòng Chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Công văn số 3686/UBND-NC ngày 25 tháng 8 năm 2017 chỉ đạo các đơn vị, địa phương hệ thống hóa, tổng hợp chế độ báo cáo định kỳ theo. Qua đó, đã rà soát, tổng hợp và phê duyệt Danh mục chế độ báo cáo định kỳ thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương (Quyet dinh 2605.QD.UBND.PDF ngày 29/9/2017). Cụ thể: có 44 loại báo cáo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (tỉnh, huyện, xã) và 01 loại báo cáo cá nhân, tổ chức gửi cơ quan nhà nước

          Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị, địa phương căn cứ Danh mục chế độ báo cáo định kỳ được phê duyệt, các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện thuộc tỉnh được phân công chủ trì chịu trách nhiệm rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc lĩnh vực theo dõi, quản lý; đảm bảo mục tiêu cắt giảm tối thiểu 20% chế độ báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo.

          Trước đó, theo thống kê của tỉnh Bình Dương, trong 01 năm các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh phải thực hiện 2.053 báo cáo. Trong đó, Cấp tỉnh 1526 báo cáo; Cấp huyện 497 báo cáo; Cấp xã  30 báo cáo từ 963 văn bản quy định việc thực hiện báo cáo (Văn bản QPPL 108 văn bản; Văn bản khác 855 văn bản), bao gồm 735 mẫu báo cáo và 1510 biểu mẫu số liệu. Ước tính tổng thời gian trung bình để thực hiện các loại báo cáo định kỳ trong năm là 27.028 giờ, ước tính tổng thời gian trung bình để thực hiện các loại báo cáo đột xuất trong năm là 15.854 giờ, ước tính tổng thời gian thực hiện báo cáo trong năm 2015 chiếm khoảng 70% thời gian thực hiện các nhiệm vụ tại cơ quan.

          Có thể nói, chế độ thông tin báo cáo là thiết yếu, quan trọng trong chỉ đạo, điều hành hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Tuy nhiên, qua số lượng thống kê này cho thấy, công tác báo cáo của các cơ quan nhà nước hiện nay là quá nhiều, dẫn đến việc công chức, viên chức phải tham mưu báo cáo thường xuyên, phần nào ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ chung của cơ quan được yêu cầu báo cáo. Đứng trước thực trạng nêu trên thì việc thực hiện "Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước" nhằm đưa ra các giải pháp giảm tải thời gian, nâng cao chất lượng báo cáo hành chính là yêu cầu cần thiết, giúp Chính phủ và các cơ quan trong bộ máy hành chính nhà nước phát triển theo hướng hiện đại, hiệu lực và hiệu quả./.

 

         

         

 

 

 

 

 

 

 

 

False
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tham dự Hội thảo về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và kinh doanh dược.Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtSở Tư pháp tỉnh Bình Dương tham dự Hội thảo về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và kinh doanh dược./CMSImageNew/2017-09/Chu tri Hoi nghi_Key_29092017085652.jpg
9/29/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tham dự Hội thảo về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và kinh doanh dược.

           Sáng nay, ngày 29 tháng 9 năm 2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ và tổ chức Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện (USAID/GIG) phối hợp tổ chức Hội thảo về điều kiện kinh doanh ngành, nghề kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và kinh doanh dược.

           Ông Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng Khối Khoa giáo Văn xã, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì Hội thảo trong phiên họp buổi sáng, tham dự còn có Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp và kinh doanh dược, Đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Y tế tại một số tỉnh, thành phố. Về phía Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương, Ông Võ Trung Hiếu, Phó Trưởng phòng kiểm soát thủ tục hành chính tham dự.

Chu tri HN 02.jpg

 Ông Vũ Ngọc Dũng, Trưởng phòng Khối Khoa giáo Văn xã, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì Hội thảo. Ảnh: Tr.Hiếu

           Hội thảo diễn ra trong 01 ngày làm việc. Sáng nay, Đại biểu tham dự sẽ được nghe Cục Kiểm soát thủ tục hành chính và Chuyên gia tư vấn Dự án Quản trị Nhà nước nhằm Tăng trưởng Toàn diện nêu bật các vấn đề về điều kiện kinh doanh; Kết quả rà soát điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; ước tính chi phí của doanh nghiệp khi tuân thủ yêu cầu, điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp; Thực tiễn thực hiện thủ tục cấp phép kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp. Trên cơ sở đó, Đại diện các hiệp hội doanh nghiệp, cơ quan nhà nước về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp tiến hành thảo luận, cho ý kiến.

STP tham du HN.jpg

Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tham dự Hội thảo. Ảnh: Tr.Hiếu

           Chương trình buổi chiều, Bà Đỗ Thái Hà, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì Hội thảo. Đại biểu tiếp tục được nghe và thảo luận các vấn đề về điều kiện kinh doanh lĩnh vực dược; Kết quả rà soát điều kiện kinh doanh lĩnh vực dược ước tính chi phí của doanh nghiệp trong việc tuân thủ yêu cầu; Thực tiễn trong thủ tục cấp phép kinh doanh dược./.

Ha CTHN.jpg

Bà Đỗ Thái Hà, Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính chủ trì Hội thảo trong buổi chiều. Ảnh: Tr.Hiếu

Toan canh.jpg

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Tr.Hiếu

 

​ 

False
Bản tin “Chung tay cải cách thủ tục hành chính” ngày 28.9.2017Tin tức; Tin ngành tư phápTinBản tin “Chung tay cải cách thủ tục hành chính” ngày 28.9.2017/CMSImageNew/2017-09/bbd28092017_loc_Key_28092017110010.jpg
Bản tin “Chung tay cải cách thủ tục hành chính” ngày 28.9.2017
9/28/2017 10:00 AMNoĐã ban hành
          Kho bạc nhà nước Bình Dương:
          ​Nâng cao chất lượng cải cách thủ tục hành chính từ một đề án

          Với mục tiêu cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối giao dịch với khách hàng, nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tiến tới rút ngắn thời gian kiểm soát chi của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN), đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua hệ thống KBNN" đang được KBNN Bình Dương nỗ lực triển khai. Đề án này sẽ góp phần đẩy nhanh công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của ngành kho bạc.

 

 Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN giúp nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Trong ảnh: Khách hàng đến giao dịch tại KBNN Bình Dương. Ảnh: HUỲNH THỦY

          Công tác kiểm soát chi NSNN ở kho bạc đang thực hiện tại 2 phòng/bộ phận nghiệp vụ đó là: Phòng/bộ phận nghiệp vụ Kế toán và Kiểm soát chi. Bộ phận nghiệp vụ Kế toán thực hiện chức năng kiểm soát chi đối với khoản chi thường xuyên, còn bộ phận Kiểm soát chi thực hiện kiểm soát chi đối với các khoản chi đầu tư.

          Trong những năm qua, mô hình tổ chức công tác kiểm soát chi NSNN dù tương đối phù hợp với đặc thù hoạt động của hệ thống KBNN trong giai đoạn vừa qua nhưng cũng có những tồn tại, hạn chế nhất định. Qua thực tế hoạt động, mô hình hoạt động này ngày càng bộc lộ những hạn chế bởi chưa thật sự tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch thanh toán với các đơn vị KBNN.

          Từ những bất cập này cùng với mục tiêu cải cách hành chính, giảm bớt đầu mối giao dịch với khách hàng, nâng cao và cải thiện chất lượng phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, tiến tới rút ngắn thời gian kiểm soát chi của hệ thống KBNN, nhưng vẫn phải bảo đảm an toàn tiền và tài sản của Nhà nước, KBNN đang nỗ lực triển khai Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNN". Ông Nguyễn Văn Biểu, Phó Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, cho biết: "Đề án này khi được thực hiện sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức cho khách hàng, vì nếu như đơn vị sử dụng ngân sách hoặc chủ đầu tư có cả 2 nội dung là chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ chỉ còn phải đến một bộ phận kiểm soát chi để hoàn thiện tất cả các hồ sơ, thủ tục thay vì phải đến 2 bộ phận như trước đây. Với quy trình làm việc mới này, một cán bộ công chức kho bạc sẽ cùng lúc làm được nhiều việc, tránh phân tán, dàn trải trong công việc".

          Thực hiện chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hệ thống KBNN nói chung và KBNN Bình Dương nói riêng đã tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai Đề án "Thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua KBNN". Nội dung chủ yếu là thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi của NSNN, bao gồm các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư, chi chương trình mục tiêu quốc gia, giao cho một đầu mối là Bộ phận kiểm soát chi thực hiện kiểm soát thanh toán, qua đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tư, ban quản lý dự án trong giao dịch chi NSNN tại KBNN nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong hệ thống KBNN theo hướng "một cửa một giao dịch viên", tạo thuận lợi trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, mở tài khoản, giao nhận hồ sơ, thanh toán qua mạng; góp phần đẩy mạnh TTHC, đơn giản hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi; tiến tới kiểm soát chi điện tử, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ chứng từ chi NSNN tại hệ thống KBNN.

          Để triển khai thực hiện Đề án theo đúng tiến độ, từ 1-10-2017, KBNN Bình Dương sẽ triển khai đề án này. KBNN Bình Dương đã chủ động thực hiện các bước như: Thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ triển khai thực hiện đề án, phân công nhiệm vụ cho các thành viên; xây dựng lộ trình các công việc và các bước triển khai cụ thể tại từng đơn vị thuộc KBNN và trực thuộc; bố trí cơ sở vật chất nơi giao dịch; chủ động báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương và gửi văn bản đến tất cả các đơn vị sử dụng NSNN, chủ đầu tư về sự thay đổi này để phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai thực hiện. "Với sự chuẩn bị chu đáo, chúng tôi tin tưởng rằng công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Bình Dương bảo đảm mục đích và yêu cầu đề án đặt ra, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm soát chi và chất lượng phục vụ đối với khách hàng và nhân dân trên địa bàn tỉnh", ông Nguyễn Văn Biểu cho biết thêm.

          Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

False
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thôngTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtThủ tướng Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông/CMSImageNew/2017-09/Image0001_Key_21092017113638.BMP
9/21/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

​          Ngày 13/9/2017, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 1367/TTg-KSTT yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chấn chỉnh thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông để nâng cao chất lượng trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.

          Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu Bộ, ngành, địa phương chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính; thực hiện hướng dẫn đầy đủ việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp nhằm hạn chế tối đa việc người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần; khắc phục tình trạng thiếu công khai, minh bạch thông tin về thủ tục hành chính, quá hạn trong giải quyết thủ tục hành chính. Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi cửa quyền, phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực và tự đặt thêm quy định không có trong văn bản quy phạm pháp luật.

          Đồng thời, yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính, trong đó lưu ý Nghị định cần quy định việc ứng dụng các phần mềm thống nhất cả hệ thống bảo đảm liên thông và khai thác dữ liệu dùng chung để đơn giản hóa các thủ tục hành chính. Đối với việc thành lập mới Trung tâm hành chính công, công văn của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ "địa phương đã hoàn thành đề án và các mặt công tác chuẩn bị thì cho triển khai, còn lại thì tạm dừng chờ Chính phủ ban hành Nghị định".

CC 01 TD.jpg

          Viên chức Phòng Công chứng Số 01 tỉnh Bình Dương tư vấn, hỗ trợ cho người ​dân thực hiện thủ tục hành chính. Ảnh:Pbr

         Thời gian qua, Lãnh đạo Sở Tư pháp luôn quan tâm kịp thời trong công tác tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, cũng như trong chỉ đạo, điều hành đối với các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn trong việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính về các lĩnh vực thuộc ngành tư pháp nhằm đẩy mạnh thực hiện kỷ luật kỷ cương hành chính, cải tiến lề lối làm việc, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức, hành động, tác phong làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp, trong việc thực hiện Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số  02/CT-BTP ngày 25/3/2013 của Bộ Tư pháp, Chỉ thị số 24/CT-UBND ngày 20/10/2016 và Công văn số 3118/UBND-NC ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh về chấn chỉnh việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Cụ thể, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn 1284/STP-TTr ngày 19/9/2017, văn bản nêu rõ thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấn chỉnh lề lối làm việc nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Nhìn chung, các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan, đơn vị trong ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đã nghiêm túc triển khai thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, có lúc, có nơi việc thực hiện còn hình thức, chưa thật sự đẩy mạnh cải tiến lề lối làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; vẫn còn hiện tượng cán bộ, công chức không đeo thẻ công chức, sử dụng thời gian làm việc để giải quyết công việc riêng, vắng mặt tại cơ quan không vì lý do công tác; thái độ ứng xử với tổ chức, công dân trong một số trường hợp còn gây phiền hà cho tổ chức, công dân. Do vậy việc ban hành văn bản chỉ đạo của Sở Tư pháp là hết sức cần thiết./.

          Tham khảo Nội dung Công văn chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại đây: 1367-TTg-KSTT.pdf

False
Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chínhTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtỦy ban nhân dân huyện Bàu Bàng tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Kiểm soát thủ tục hành chính/CMSImageNew/2017-09/z774426738834_2d4fce2b6edb217ed2bf248f913f5b2a_Key_21092017091124.jpg
9/21/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN BÀU BÀNG TỔ CHỨC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ 

KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH.


             Nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), ngày 20/9/2017; Ủy ban nhân dân huyện Bàu Bàng đã phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ Kiểm soát TTHC với sự tham dự của hơn 100 cán bộ, công chức từ các phòng, ban, ngành và Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện.  

                        bau bang 1.jpg

Bà Võ Thị Tổng – Trưởng phòng Tư pháp Bàu Bàng phát biểu tại Hội nghị

             Hội nghị diễn ra vào sáng ngày 20/9/2017, với sự tham dự của bà Võ Thị Tổng – trưởng phòng Tư pháp huyện Bàu Bàng; bà Trần Thị Thắm – phó trưởng phòng Kiểm soát TTHC (báo cáo viên); cùng đại diện đến từ các phòng, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các xã trên địa bàn huyện. Phát biểu tại Hội nghị, lãnh đạo phòng Tư pháp đã báo cáo tình hình hoạt động của huyện trong 9 tháng vừa qua; trong đó đặc biệt nhấn mạnh hoạt động kiểm soát TTHC là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại địa phương và luôn được lãnh đạo huyện quan tâm. Trong quá trình công tác nghiệp vụ này, mặc dù cơ bản đã hoàn thành các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh đề ra nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, Hội nghị đã được tổ chức nhằm khắc phục tình trạng này, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức trong thời gian tới. Để Hội nghị diễn ra đạt mục tiêu, đồng chí đề nghị các cán bộ có mặt trong Hội nghị cần nghiêm túc học tập và trao đổi những vướng mắc với báo cáo viên.

                                            z774426738834_2d4fce2b6edb217ed2bf248f913f5b2a.jpg

​Bà Trần Thị Thắm – Báo cáo viên đang triển khai nghiệp vụ kiểm soát TTHC

             ​Tiếp đó, bà Trần Thị Thắm đã triển khai các nghiệp vụ cơ bản của hoạt động kiểm soát​ TTHC, trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc tiến hành niêm yết công khai TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, báo cáo viên còn lưu ý đến thái độ phục vụ của các cán bộ công chức trong quá trình tiếp nhận và giải quyết TTHC; tránh tình trạng gây phiền hà và nhũng nhiễu cho người dân và doanh nghiệp khi thực hiện TTHC./.

 

 

 

 

False
Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 21.9.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 21.9.2017/CMSImageNew/2017-09/BBB 22_Key_22092017082603.9_Key_22092017082603.jpg
9/21/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

Lấy sự hài lòng của người dân làm nền tảng phục vụ

          Xuất phát từ quan điểm lấy kết quả hài lòng của người dân làm nền tảng phục vụ trong cải cách thủ tục hành chính (TTHC), thời gian qua, UBND phường An Thạnh, TX.Thuận An đã có nhiều bước cải tiến mang tính đột phá trong công tác cải cách hành chính (CCHC), xây dựng chính quyền phục vụ nhân dân.

 

 Cán bộ “một cửa” phường An Thạnh tận tình giải thích các thắc mắc của người dân về biểu mẫu, thủ tục

          Ứng xử, phục vụ văn minh

         Rất nhiều người dân đến làm TTHC tại bộ phận “một cửa” UBND phường An Thạnh đã khen ngợi cán bộ, công chức (CBCC) của phường có cách ứng xử, phục vụ văn minh. Bà Lâm Thị Mỹ Hạnh, ngụ KP.Thạnh Bình, cho hay: “Từ khi UBND phường thực hiện “một cửa liên thông” đã tạo nhiều thuận lợi cho người dân làm TTHC. Nhiều thủ tục chúng tôi không hiểu đều được CBCC của phường niềm nở giải thích, hướng dẫn người dân điều các biểu mẫu, thông tin cần thiết”.

          Từ khi UBND phường triển khai mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” thì tại bộ phận “một cửa” đã trang bị những bảng hiệu, khẩu hiệu thực hiện mô hình, trang bị 7 bảng niêm yết công khai TTHC tại 7 khu phố để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc tra cứu thông tin. Theo ông Lê Anh Vũ, Chủ tịch UBND phường An Thạnh, khi áp dụng mô hình này, chính quyền địa phương luôn đặt quan điểm phục vụ nhân dân lên hàng đầu. Do đó, CBCC phải xác định đứng ở góc độ người dân để nhìn vào công việc mình đang phục vụ, từ đó biết được nhu cầu chính đáng của người dân để phục vụ, giải quyết nhanh chóng TTHC cho người dân.

          Theo ghi nhận của chúng tôi, yếu tố thành công nhất trong CCHC ở phường An Thạnh là Đảng ủy, UBND phường luôn chú trọng “nâng chất” công tác cán bộ, nhất là CBCC làm việc trực tiếp tại bộ phận “một cửa”. UBND phường đã thành lập tổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” gồm 5 thành viên, 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và 3 tổ viên, trình độ đại học là 4 người, 1 trung cấp. Vừa qua, UBND phường cũng đã điều động thêm 2 CBCC để hỗ trợ thực hiện cho bộ phận “một cửa”. Cùng với đó là thường xuyên cử CBCC học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Nhìn chung, CBCC tham gia trực tiếp vào công tác CCHC của phường đều có trình độ chuẩn, từ trung cấp trở lên, có thái độ làm việc, ứng xử nhẹ nhàng, lịch sự với tổ chức, cá nhân.

          Người dân đồng tình

          Để đáp ứng được kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết TTHC, hàng tháng, hàng quý, UBND phường đều tổ chức kiểm tra, giám sát, kịp thời tổ chức giải quyết TTHC và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về mức độ hài lòng, phong cách phục vụ nhân dân của CBCC. Đây là điểm đáng ghi nhận nhất của UBND phường An Thạnh trong công tác CCHC, đáp ứng được kỳ vọng của tổ chức, cá nhân. Công tác rà soát công khai TTHC cũng được người dân đồng tình cao.

          Tính đến nay, bộ phận “một cửa” UBND phường đã rà soát, công khai 121 TTHC cấp xã thuộc 12 lĩnh vực. Bên cạnh đó, phường còn thực hiện mô hình liên thông đối với 3 TTHC. Tất cả những thủ tục này đều được công khai tại bộ phận “một cửa”.

          Người dân đánh giá cao công tác hiện đại nền hành chính tại UBND phường An Thạnh. Cụ thể là phường đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông gồm 30 máy tính từng bước chuyển đổi Văn phòng UBND phường thành văn phòng giải quyết hồ sơ điện tử, tạo thuận lợi hơn trong quy trình xử lý công việc và giúp người dân giải quyết nhanh chóng hồ sơ, thủ tục. Tính đến nay, tỷ lệ CBCC của phường sử dụng thư điện tử để trao đổi công việc đạt trên 93%. Từ đầu năm đến nay, UBND phường đã ban hành 57 văn bản nhưng tất cả đều ở dạng văn bản điện tử. Việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng hiện đại đã giúp cho CBCC chuyển biến đáng kể về phong cách làm việc, cập nhật và khai thác kịp thời các thông tin, văn bản liên quan đến TTHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về các mặt công tác tại địa phương.

          Trong thời gian tới, UBND phường An Thạnh sẽ tiếp tục thực hiện các nghị quyết, chủ trương, quy định của Trung ương, của tỉnh, TX.Thuận An về công tác CCHC. Trong đó có kế hoạch chú trọng chấn chỉnh tác phong làm việc của CBCC gắn với vị trí làm việc. Cùng với đó là tập trung quan tâm xây dựng đội ngũ CBCC chuyên nghiệp, giỏi nghiệp vụ, chuyên môn, có tác phong đạo đức tốt để giải quyết hồ sơ, thủ tục cho tổ chức, cá nhân, phát huy tốt việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở gắn với công tác cải cách TTHC và xây dựng đơn vị văn hóa. UBND phường sẽ thường xuyên thực hiện công tác rà soát TTHC, công bố, công khai minh bạch các TTHC; tiếp tục triển khai Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm người đứng đầu. UBND phường cũng quyết tâm áp dụng thành công mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” nhằm phục vụ lợi ích của người dân.

 Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

 HỒ VĂN

Đoàn công tác Trung ương khảo sát thủ tục hành chính tại Bình Dương

              Chiều 19-9, Đoàn công tác Trung ương do ông Trần Văn Đạt, Phó Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì làm việc với Cục Thi hành án dân sự, Sở Tư pháp về công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC) và lấy ý kiến đối với phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp. Đoàn công tác chủ yếu tập trung lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đề xuất của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Riêng nội dung cho ý kiến phương án đơn giản hóa TTHC thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ở 2 lĩnh vực là việc thực thi phương án đơn giản hóa TTHC liên quan đến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 và TTHC liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm.

              Đại diện Sở Tư pháp đã góp ý và kiến nghị với Đoàn công tác nhiều vấn đề liên quan đến việc quy định TTHC trong Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước sẽ có hiệu vào ngày 1-7-2018 và các TTHC liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm theo Nghị định số 102/2017/ NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ có hiệu lực ngày 15-10-2017.

    HIẾU TRUNG

    TX.Thuận An: Đầu tư thêm các trang bị phục vụ người dân

                UBND TX.Thuận An đã triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng trên máy tính bảng để người dân tiện lợi trong việc đánh giá CBCC phục vụ tại bộ phận “một cửa” tại UBND TX.Thuận An.

       

       CBCC “một cửa” UBND TX.Thuận An hướng dẫn người dân sử dụng máy tính bảng đánh giá CBCC phục vụ

                Cùng với đó, Phòng Nội vụ đã triển khai các bàn hướng dẫn, máy tra cứu thông tin tại bộ phận “một cửa” để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đến làm TTHC. Tính đến nay, TX.Thuận An đã trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết tại bộ phận một cửa, tạo sự đồng tình trong nhân dân. Việc thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến được triển khai tập trung, thống nhất tại trang thông tin điện tử của UBND TX.Thuận An.

      ​P.V



      False
      Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.  Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtỦy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế.  /CMSImageNew/2017-09/Image_Key_21092017083937.BMP
      9/20/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

      ​Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế

       

                Trên cơ sở rà soát Quyết định số 1891/QĐ-BYT ngày 11/05/2017 của Bộ Y tế về việc công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Y tế trong lĩnh vực Y tế dự phòng và Quyết định số 2623/QĐ-BYT ngày 20/6/2017 của Bộ Y tế về việc công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính được bãi bỏ tại Nghị định số 109/2016/NĐ-CP về quy định cấp chứng chỉ hành nghề và cấp giấy phép hoạt động cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

      Niem yet SYT.jpg

                Niêm yết công khai TTHC tại Trung tâm hành chính. Ảnh: Sơn Bùi.

                Ngày 18/9/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 2489/QĐ-UBND về công bố thủ tục hành chính mới và bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Y tế. Theo đó, công bố 29 thủ tục hành chính mới (lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh) và bãi bỏ 34 thủ tục hành chính được ban hành tại quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 05/4/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (Bao gồm: 05 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Y tế dự phòng; 25 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh) và Quyết định số 2774/QĐ-UBND ngày 20/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương  (bao gồm: 04 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Khám bệnh, chữa bệnh).

      SYT.jpg

           Người dân thực hiện TTHC tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Y tế. Ảnh: Sơn Bùi

                   Các Cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

                   Tham khảo nội dung Quyết định tại đây: QD 2489 SYT 18.9.2017.PDF

      ​ 

      False
      Bộ Tư pháp khảo sát về Công tác kiểm soát thủ tục hành chính và lấy ý kiến đối với phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư phápTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtBộ Tư pháp khảo sát về Công tác kiểm soát thủ tục hành chính và lấy ý kiến đối với phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp/CMSImageNew/2017-09/STP_Key_19092017230227.jpg
      9/19/2017 5:00 PMNoĐã ban hành

      Bộ Tư pháp khảo sát về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và lấy ý kiến đối với phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp


                Trong khuôn khổ chương trình làm việc của Đoàn công tác Bộ Tư pháp về tổ chức kiểm tra, khảo sát về một số công tác tư pháp tại tỉnh Bình Dương. Chiều nay, ngày 19/9/2017 Đoàn công tác do Ông Trần Văn Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì làm việc với Cục Thi hành án dân sự, Sở Tư pháp về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và lấy ý kiến đối với phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp

      THA DS Chu tri.jpg

               Ông Trần Văn Đạt – Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng phá​p luật chủ trì Hội nghị

                Về phía Sở Tư pháp, tham dự có đại diện Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Phòng Bổ trợ tư pháp và Phòng Hành chính Tư pháp.

                Nội dung buổi làm việc, Đoàn công tác chủ yếu tập trung lắng nghe những khó khăn, vướng mắc và đề xuất của địa phương trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính. Riêng nội dung cho ý kiến phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp ở 02 lĩnh vực là việc thực thi phương án đơn giản hoá thủ tục hành chính liên quan đến Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017 và thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm.

      STP.jpg

      Đại diện Sở Tư pháp tham dự Hội nghị. Anh: VA     

                Cho ý kiến tại Hội nghị, Đại diện Sở Tư pháp đã góp ý và kiến nghị với Đoàn công tác nhiều vấn đề liên quan đến việc quy định thủ tục hành chính trong Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước sẽ có hiệu vào ngày 01/7/2018 và các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm theo Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Đăng ký biện pháp bảo đảm sẽ có hiệu lực ngày 15/10/2017./.


      False
      Văn phòng Chính phủ tiếp tục xin ý kiến đối với dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chínhTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtVăn phòng Chính phủ tiếp tục xin ý kiến đối với dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính/CMSImageNew/2017-09/TTHC tinh_Key_19092017212247.jpg
      9/18/2017 5:00 PMNoĐã ban hành

      Văn phòng Chính phủ tiếp tục xin ý kiến đối với dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính

               Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao. Sau nhiều đợt lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương qua nhiều hình như Hội nghị, Hội thảo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Đến nay, Văn phòng Chính phủ đã tổng hợp, hoàn thiện nội dung dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) gửi các đơn vị, địa phương lấy ý kiến lần 3 (Công văn số 9831/VPCP-KSTT, ngày 15/9/2017)Nội dung xin ý kiến tập trung vào các dự thảo: Tờ trình Chính phủ, Nghị định, Báo cáo đánh giá tác động chính sách của Nghị định, Báo cáo tổng kết việc thực hiện Quyết định 09/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

                 Cải cách hành chính (CCHC) và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thời gian qua được Chính phủ xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế - xã hội với CCHC, thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" là giải pháp hiệu quả trong đổi mới phương thức làm việc và thể hiện sự năng động của cơ quan hành chính nhà nước, góp phần tạo chuyển biến trong mối quan hệ giữa nhà nước với tổ chức, công dân. Ở nước ta, sau gần 14 năm tổ chức thực hiện giải quyết TTHC theo cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", có thể thấy, đây là một chủ trương nhất quán của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, được thể hiện thông qua các quy định cụ thể và ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, văn bản quy phạm pháp luật về việc thực hiện cơ chế một cửa mới ở cấp độ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, chưa thực sự nhấn mạnh được tầm quan trọng của chủ trương này trong nhiệm vụ cải cách TTHC. Đồng thời, các Quyết định nêu trên của Thủ tướng Chính phủ có phạm vi áp dụng chỉ tại các cơ quan hành chính ở địa phương, chưa thống nhất cho mọi cấp hành chính, những vấn đề này dẫn đến cơ chế một cửa được xác lập nhưng chưa đủ toàn diện để có thể đặt lợi ích của người dân và doanh nghiệp vào trung tâm của CCHC.

                 Qua tổng hợp, theo dõi tình hình thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong thời gian qua của Văn phòng Chính phủ, có thể thấy mô hình tổ chức, biên chế, chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động hiện nay chưa có sự thống nhất ở các địa phương, gây khó khăn trong công tác quản lý, theo dõi và đánh giá việc thực hiện. Đáng chú ý, tại một số tỉnh, thành phố thời gian qua tổ chức "Trung tâm hành chính công" thực hiện mô hình một cửa tập trung là mô hình chưa có căn cứ pháp lý cụ thể nên việc triển khai không thống nhất.

                 Chất lượng giải quyết TTHC thời gian qua còn nhiều hạn chế, còn tình trạng quy định thêm thành phần hồ sơ quy định TTHC trái thẩm quyền; bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hướng dẫn không đầy đủ dẫn đến người dân, tổ chức phải đi lại nhiều lần để hoàn thiện hồ sơ; còn tình trạng trễ hẹn trong giải quyết TTHC, đặc biệt là các TTHC trong lĩnh vực đất đai. Tại nhiều địa phương, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện chỉ thực hiện việc tiếp nhận TTHC mà không bảo đảm chất lượng hướng dẫn cũng như không theo sát được quy trình giải quyết TTHC của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Bên canh đó, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong giải quyết TTHC còn hạn chế, trong số các TTHC được tiếp nhận giải quyết tại địa phương, có khoảng 50 TTHC có sự tham gia của các Bộ, ngành vào quy trình giải quyết. Tuy nhiên, do không có hệ thống kiểm soát, giám sát việc giải quyết nên trên thực tế có tình trạng địa phương thực hiện đúng nhưng khi lên trung ương thì bị quá hạn, thậm chí không có phản hồi. Đồng thời, hiện nay đang có khoảng trống trong theo dõi, giám sát việc giải quyết TTHC tại các Bộ, ngành. Việc theo dõi, giám sát vẫn chủ yếu trên cơ sở báo cáo, rất ít Bộ, ngành có hệ thống điện tử kiểm soát chất lượng để theo dõi tình hình giải quyết. Đối với các Bộ, ngành có hệ thống theo dõi thì việc nhập thông tin trong từng quy trình vào hệ thống lại phụ thuộc nhiều vào ý thức của công chức thực hiện nên hiệu quả không cao.

      TTHC 2.jpg

                 Người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công tỉnh

                Kết quả ứng dụng công nghệ thông tin chưa đạt được như kỳ vọng, chưa thực sự mang lại thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong thực hiện TTHC nên chưa được người dân, doanh nghiệp hưởng ứng nhiệt tình. Việc đầu tư công nghệ thông tin giữa các tỉnh, thành phố không đồng đều do phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội, khả năng ứng dụng và quyết tâm chính trị của Lãnh đạo từng địa phương. Đánh giá chung, đa số các đơn vị hành chính cấp huyện, xã chưa được trang bị đầy đủ hoặc các trang thiết bị đã cũ, lạc hậu không bảo đảm chất lượng công việc. Tại những nơi đã được trang bị, đa số các phần mềm không thống nhất nên không kết nối, chia sẻ được thông tin với nhau, tình trạng này không chỉ xảy ra trong phạm vi toàn quốc mà cả phạm vi cấp tỉnh, cấp huyện. Do sự cắt khúc về thông tin, các quy trình giải quyết không được ghi nhận đầy đủ nên việc kiểm soát giải quyết TTHC không hiệu quả, các thông tin giải quyết không minh bạch, người dân không thể theo dõi được tình trạng hồ sơ của mình. Tỷ lệ giải quyết TTHC thông qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 còn rất thấp do người dân chưa có thói quen thực hiện các thủ tục trực tuyến và các quy định về việc giải quyết thủ tục trực tuyến chưa thống nhất, còn rời rạc ở từng văn bản cụ thể.

                Để đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát TTHC, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân và định hướng chuyển trọng tâm từ xây dựng sang hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, Chính phủ đã điều chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát TTHC và chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC từ Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ sang Văn phòng Chính phủ. Đồng thời, tại mục VII.1.b Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ đã giao Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan "nghiên cứu, xây dựng trình Chính phủ Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và tổ chức triển khai thực hiện sau khi Nghị định được Chính phủ ban hành". Việc xây dựng Nghị định là phù hợp với căn cứ về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ quy định tại Khoản 6 Điều 23 Luật tổ chức chính phủ chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, cải cách chế độ công vụ, công chức; bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân và quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Chính phủ quy định các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên

                Việc góp ý dự thảo vừa qua cho thấy, còn có nhiều nội dung mà hiện tại các Bộ, ngành, địa phương còn có nhiều quan điểm, chưa thống nhất. Do vậy, dự thảo lần này đã đưa ra các phương án để các cơ quan, đơn vị cho ý kiến trong đó tập trung vào các vấn đề như:

                + Tổ chức Bộ phận Một cửa ở các cấp: 

                - Đối với cấp tỉnh. Phương án 01: tổ chức Trung tâm hành chính công cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu và tài khoản riêng; Phương án 02: tổ chức Trung tâm hành chính công cấp tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có con dấu và tài khoản riêng. 

               - Đối với cấp huyện. Phương án 01: tổ chức Bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phương án 02: tổ chức Bộ phận Một cửa thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện. Đối với các đô thị từ loại III trở lên, căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội địa phương có thể tổ chức Trung tâm hành chính công cấp huyện là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      TTHC tinh.jpg

               Mô hình Trung tâm hành chính công tỉnh Bình Dương. Ảnh: ST

                + Về Nhân sự của Bộ phận Một cửa ở các cấp:

               - Đối với cấp tỉnh. Phương án 01: Lãnh đạo Trung tâm hành chính công cấp tỉnh gồm 01 (một) Giám đốc là 01 Lãnh đạo Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, 02 (hai) Phó Giám đốc do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, trong đó 01 Phó Giám đốc chuyên trách và 01 Phó Giám đốc là Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh kiêm nhiệm. Phương án 02: Lãnh đạo Trung tâm hành chính công cấp tỉnh gồm 01 (một) Giám đốc là chuyên trách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, không quá 02 (hai) Phó Giám đốc kiêm nhiệm trong đó 01 Phó Giám đốc là Trưởng phòng Kiểm soát thủ tục hành chính trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

                - Đối với cấp huyện. Phương án 01: Bộ phận Một cửa cấp huyện do Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện đứng đầu. Phương án 02: Bộ phận Một cửa cấp huyện do Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện đứng đầu. Trường hợp tổ chức Trung tâm hành chính công cấp huyện, có Giám đốc chuyên trách do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm và không quá 01 (một) Phó Giám đốc.        ​

                Nội dung cho ý kiến các địa phương gửi về Văn phòng Chính phủ trước ngày 28 tháng 9 năm 2017 để tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Nghị định.​/.


      False
      Bình Dương thông qua phương đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtBình Dương thông qua phương đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2017/CMSImageNew/2017-09/Scan1_001_Key_15092017112413.jpg
      9/15/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

       Bình Dương thông qua phương đơn giản hóa thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh năm 2017​

                Ngày 10/01/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Quyết định số 39/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2017. Thực hiện nhiệm vụ được giao, các cơ quan tham mưu thuộc UBND tỉnh đã báo cáo kết quả thực hiện với 26 TTHC được kiến nghị thực thi theo hướng đơn giản hóa TTHC, bảo đảm sự cần thiết, tính hợp lý, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện TTHC.

                Một số Sở, ngành đã có những kiến nghị với các Cơ quan TW nhằm đơn giản hóa về thời gian, quy trình, điều kiện… giải quyết TTHC như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị bãi bỏ về điều kiện "nếu có khung thì không được quá hai khung dọc và ba khung ngang; diện tích khung không quá 15% diện tích cửa" khi thực hiện cấp giấy phép kinh doanh karaoke. Nguyên nhân là do điều này trên thực tế khó thực hiện và qua kiểm tra mặc dù các cơ sở kinh doanh karaoke đã lắp cửa kính rất đẹp, nhìn thấy toàn bộ phòng bên trong nhưng vẫn phải bỏ làm lại do chưa đúng theo hướng dẫn của Bộ, điều này gây lãng phí cho doanh nghiệp.

      BC (23-8).jpg

      Người dân thực hiện TTHC tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp huyện. Ảnh: BBD         

                Hoặc Quy định rõ trách nhiệm về thời hạn trả lời của từng cơ quan phối hợp trong việc xác minh điều kiện xóa án tích của người bị kết án khi có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp. Do thời gian qua, việc giải quyết TTHC cấp phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp có án tích, cần phải xác minh tại nhiều cơ quan có liên quan thì thời gian giải quyết TTHC đưa đảm bảo quy định theo quy định tại Luật Lý lịch tư pháp 2009, xuất phát từ nguyên nhân các cơ quan phối hợp trong việc xác minh điều kiện xóa án tích của người bị kết án chậm trả lời xác minh cho cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp. Từ đó, gây khó khăn cho cơ quan cấp phiếu lý lịch tư pháp và cá nhân, tổ chức khi thực hiện TTHC.

                Từ kết quả rà soát, ngày 14/9/2016​ UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2450/QĐ-UBND thông qua phương đơn giản hóa TTHC trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2017. Qua đó, kịp thời phát hiện sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ những quy định, TTHC không cần thiết, không phù hợp, chồng chéo bảo đảm đơn giản hóa các quy định, TTHC tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân nhưng không ảnh hưởng tới chức năng quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực; Đơn giản hóa và cắt giảm chi phí tuân thủ đối với các TTHC; kết quả rà soát, đánh giá năm nay sẽ góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, làm tiêu chí xác định Chỉ số cải cách hành chính (Par Index), nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh./.

                Nội dung Quyết định có thể tham khảo tại đây: QD 2450.UBND 14.9.2017.PDF

       

       

      False
      Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 14.9.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 14.9.2017/CMSImageNew/2017-09/BBD1492017 _Key_14092017111033.bmp
      9/14/2017 12:00 PMNoĐã ban hành

      Nhân rộng các mô hình hay làm lợi cho người dân

               Thời gian qua, nhiều địa phương đã triển khai các mô hình như: Nụ cười công sở… nhằm giúp cho cán bộ, công chức (CBCC) bộ phận "một cửa" niềm nở trong giao tiếp với người dân, tổ chức, tạo cảm giác thân thiện, gần gũi nhân dân. Nhiều mô hình đã góp phần điều chỉnh hành vi CBCC, tạo hình ảnh chính quyền thân thiện.

      ​          Nhân rộng mô hình "Nụ cười công sở"

      ​          ​Ở phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một, trong 4 năm qua, mô hình "Nụ cười công sở" đã trở thành một phong trào thi đua sôi nổi trong CBCC của phường. Để thực hiện tốt mô hình này, CBCC đã tự giác tuân thủ lề lối làm việc đúng theo nội quy, quy chế của cơ quan, làm việc đúng giờ; thực hiện nhận, giải quyết và trả kết quả hồ sơ cho công dân đúng hẹn, giao tiếp ứng xử văn minh tại cơ quan, có tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức kỷ luật nghiêm, có trách nhiệm gắn với công việc được giao và hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong công tác tiếp dân, CBCC của phường duy trì phương châm luôn niềm nở, gần dân, tạo niềm tin cho người dân, nhất là trong việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC).

       

      CBCC phường Phú Thọ, TP.TDM tận tình hướng dẫn người dân

      ​          Bà Nguyễn Anh Quyên, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Thọ, cho biết từ việc thực hiện mô hình "Nụ cười công sở", CBCC của phường đã nâng cao ý thức, trách nhiệm khi tiếp xúc, phục vụ công dân, nhất là tại bộ phận "một cửa". Thông qua thực hiện mô hình này, CBCC được giáo dục, rèn luyện đạo đức, tác phong làm việc, luôn niềm nở trong giao tiếp với người dân, tiếp và giải quyết TTHC theo hướng trọng dân, gần dân. Hiệu quả rõ nhất là tại bộ phận "một cửa", CBCC luôn giải quyết đúng hẹn. Nhiều người dân không nắm được các quy trình đều được CBCC hướng dẫn, hỗ trợ tích cực trong quá trình làm TTHC. Từ đó, CBCC cũng nhận được niềm vui. Đó là động lực thúc đẩy CBCC của phường luôn phấn đấu, nỗ lực không ngừng.

      ​          Thực tế cho thấy, phong trào thi đua xây dựng và thực hiện mô hình "Nụ cười công sở" đã lan tỏa rộng trong các cấp chính quyền. Nơi nào cấp ủy quan tâm chỉ đạo thì nơi đó đều thực hiện tốt mô hình này. Ở phường Lái Thiêu, phường An Thạnh (TX.Thuận An), phường Mỹ Phước, xã An Điền (TX.Bến Cát)… Từ khi triển khai mô hình "Nụ cười công sở", mọi người dân khi đến làm TTHC luôn nhận được thái độ lịch sự, niềm nở và giải quyết TTHC của CBCC.

      ​          Ông Lê Hồng Quân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết từ mô hình "Nụ cười công sở", việc xây dựng chuẩn mực văn hóa công sở, có thái độ tôn trọng, phong cách làm việc gần dân, nhẹ nhàng, lịch sự trong giao tiếp với dân của CBCC phường đã tạo sự hài lòng cho người dân trong quá trình liên hệ công việc liên quan đến TTHC.

      ​          Tuyên dương những cách làm hay

      ​          Từ khi triển khai mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện", xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên đã xây dựng được ấp thân thiện, mô hình "Viên sỏi thân thiện". Hàng quý, Đảng ủy, UBND xã Bình Mỹ xây dựng kế hoạch đối thoại với nhân dân các ấp. Các nội dung xây dựng chính quyền đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu chung. Với sự tâm huyết, nhạy bén của cán bộ, đảng viên, công chức, những người hoạt động không chuyên trách cũng như sự đồng thuận, ủng hộ của nhân dân địa phương, xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên thực hiện thành công việc xây dựng mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện" của dân, do dân, vì dân.

      ​          Các phường ở TX.Bến Cát, TX.Dĩ An đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình "Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn lưu động" cho người dân, công nhân lao động có nhu cầu đăng ký khai sinh và kết hôn nhưng lại không có thời gian để đến UBND cấp xã để đăng ký. Từ các cách làm này đã tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, tạo niềm tin tưởng của người dân với chính quyền địa phương.

      ​          Theo ông Lê Hồng Quân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ, thực tiễn cho thấy từ mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện", các địa phương đã triển khai thực hiện thực chất, góp phần quan trọng, tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, cơ quan Nhà nước. Từ mô hình này, nhiều địa phương đã xây dựng các mô hình nhỏ gắn với những khẩu hiệu, phương châm hành động, tạo các phong trào thi đua sôi nổi trong CBCC. Từ đó đã góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

      ​          Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát TTHC đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0274) 3.835.029 - số Fax: (0274) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

      SÔNG TRÀ

      Hội nghị trực tuyến tập huấn trả lời phản ánh, kiến nghị

      ​          Ngày 12-9, Văn phòng Chính phủ tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị và nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát chế độ báo cáo.

      ​          Đồng chí Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì hội nghị. Về phía Bình Dương, tham dự có lãnh đạo và chuyên viên làm nhiệm vụ đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.

      ​          Hội nghị tập huấn 2 nội dung: Những nội dung cơ bản của Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg ngày 25-4-2017 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn thực hành khai thác, sử dụng hệ thống tiếp nhận xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Cùng với đó, các đại biểu nghe giới thiệu những nội dung chủ yếu của Đề án đơn giản hóa chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; hướng dẫn nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo…

      P.V

      TX.Thuận An: Phát huy nhiều mô hình hay trong cải cách hành chính

      ​          Cùng với việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số nội dung phương châm "5 biết", "3 thể hiện" trong xây dựng mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện", UBND TX.Thuận An đã bổ sung nội dung phương châm hành động như: 4 phong cách là trọng dân, gần dân; học dân; hiểu dân; có trách nhiệm với dân và 6 phương châm chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả trong giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức. Tại bộ phận "một cửa" UBND TX.Thuận An còn bố trí một bàn hỗ trợ thủ tục có 1 nhân viên hướng dẫn TTHC cho người dân khi có yêu cầu hoặc trước khi người dân tiến hành lấy số thứ tự.

      ​          Với các cách làm này, người dân, doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn rõ ràng về các TTHC và hồ sơ có liên quan đến thủ tục đó để người dân có thể chuẩn bị hoặc bổ sung trước khi tiến hành lấy số thứ tự để giải quyết, giúp họ giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại.

      S.TRÀ



      False
      Kiểm tra về công tác Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Dầu TiếngTin ngành tư pháp; Tin tứcTinKiểm tra về công tác Cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng/CMSImageNew/2017-09/KT DT_Key_14092017162410.bmp
      9/14/2017 2:00 AMNoĐã ban hành

      ​           Triển khai Kế hoạch số 476/KH-UBND ngày 16/02/2017 về việc kiểm tra công tác cải cách hành chính năm 2017, ngày 13/9/2017, Đoàn Kiểm tra về công tác cải cách hành chính đã có buổi làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng.

                 Đoàn Kiểm tra về công tác cải cách hành chính (CCHC) do ông Nguyễn Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn cùng với các thành viên là đại diện của các Sở: Nội vụ, Khoa học và Công nghệ, Thông tin truyền thông, Tư pháp và Trung tâm hành chính công của tỉnh đã có buổi làm việc tại Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng, với các nội dung như: công tác lãnh đạo, chỉ đạo về cải cách hành chính, cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải cách tổ chức bộ máy, thực hiện hiện đại hóa nền hành chính,...

                                                     13.9.jpg

      Ông Nguyễn Quốc Cường phát biểu tại buổi kiểm tra

                 Tiếp đoàn, có bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng và các ông, bà đại diện các phòng chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện.

                 Theo báo cáo về tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2016 và 9 tháng đầu năm 2017 của Ủy ban nhân dân huyện đã đạt được kết quả đáng ghi nhận về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), đổi mới cơ chế tài chính, tổ chức bộ máy và hiện đại hóa hành chính với việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản nhà nước và tăng cường chất lượng trong giải quyết TTHC cho người dân và doanh nghiệp

                                      DAU TIENG 3.jpg

      Bảng niêm yết TTHC tại UBND huyện Dầu Tiếng

                 Ngoài những kết quả đã đạt được, Báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng cũng chỉ ra những hạn chế còn tồn tại, những khó khăn vướng mắc và kiến nghị, đề xuất nhằm đẩy mạnh CCHC trong thời gian tới.

      Kết luận tại buổi làm việc, ông Nguyễn Quốc Cường đã ghi nhận việc Ủy ban nhân dân huyện Dầu Tiếng đã ban hành đầy đủ văn bản chỉ đạo, triển khai theo kế hoạch CCHC, kế hoạch hoạt động kiểm soát TTHC của Ủy ban nhân dân tỉnh,… Tuy nhiên, địa phương vẫn một số tồn tại, hạn chế: niêm yết chưa đầy đủ TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của Ủy ban nhân dân huyện (niêm yết 120 TTHC/334 TTHC); Công khai TTHC chưa đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trên website của huyện với trang dịch vụ công của tỉnh; chưa thực hiện tốt việc ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung, bổ sung hồ sơ nhiều lần, trả hồ sơ và nêu rõ lý do khi hồ sơ không đủ điều kiện không giải quyết theo quy định.

                 ​Sau kết luận của Đoàn Kiểm tra, Lãnh đạo huyện đã tiếp thu ý kiến của Đoàn và và sẽ tìm giải pháp để từng bước được cải thiện công tác CCHC trong thời gian tới./.

      False
      ​ Bình Dương: Tham dự Hội nghị tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị và nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát chế độ báo cáoTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viết​ Bình Dương: Tham dự Hội nghị tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị và nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát chế độ báo cáo/CMSImageNew/2017-09/TT 2_Key_12092017092513.jpg
      9/12/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

                Sáng nay, ngày 12/9/2017 Văn phòng Chính phủ, tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị và nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát chế độ báo cáo với điểm đầu cầu chính tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Ba Đình, Hà Nội và 63 điểm cầu tại Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW.

                Đồng chí Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Chủ trì hội nghị, cùng đại diện Văn phòng bộ, Cơ quan ngang bộ, Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW. 

      BTCN VPPC 1.jpg

      Đồng chí Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Chủ trì hội nghị

                Về phía  tỉnh Bình Dương, tham dự có Lãnh đạo và chuyên viên làm nhiệm vụ đầu mối tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp và được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện Đề án đơn giản hoá chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Về phía Sở Tư pháp, Ông Nguyễn Quốc Cường, Phó Giám đốc và Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng sở cùng tham dự.

                Phát biểu khai mạc, đồng chí Mai Tiến Dũng, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quán triệt mục đích, yêu cầu của Hội nghị tập huấn, xác định tầm quan trọng của công tác cải cách thủ tục hành chính, đây là một trong số nội dung quan trọng nhằm hiện thực hoá thông điệp của Thủ tướng Chính phủ đó là xây dựng "Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, hành động quyết liệt, phục vụ Nhân dân".

                Hội nghị tập huấn diễn ra trong 01 ngày, tập trung 02 nội dung, Buổi sáng, đại biểu sẽ được nghe và giới thiệu những nội dung cơ bản của Quy chế tiếp nhận, xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp trên Công Thông tin điện tử Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 574/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn thực hành khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận xử lý và trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp.


      Toan canh hoi nghi.jpg

       Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến về nghiệp vụ khai thác, sử dụng Hệ thống tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị và nghiệp vụ hệ thống hóa, rà soát chế độ báo cáo 

               Trong chiều nay, đại biểu sẽ tiếp tục được nghe, giới thiệu những nội dung chủ yếu của Đề án đơn giản hoá chế độ báo cáo trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn nghiệp vụ hệ thống hoá, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản ​hoá chế độ báo cáo theo yêu cầu của Đề án./.

       

       

       


      False
      Chi bộ Cơ quan Sở Tư pháp: Sinh hoạt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh quý III năm 2017 Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtChi bộ Cơ quan Sở Tư pháp: Sinh hoạt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh quý III năm 2017 /CMSImageNew/2017-09/HCM Hoa phuoc_Key_11092017150617.jpg
      9/9/2017 4:00 PMNoĐã ban hành

      Chi bộ Cơ quan Sở Tư pháp: Sinh hoạt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh quý III năm 2017 ​

                Thực hiện Kế hoạch Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2017. Được sự đồng ý của Đảng ủy Sở Tư pháp, Ngày 8/9/2017, ​Chi bộ Cơ quan Sở Tư pháp tổ chức sinh hoạt chuyên đề Học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh quý III năm 2017.

      ​          Đến dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt có Đồng chí Nguyễn Anh Hoa - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp, cùng các đồng chí là đảng viên đang sinh hoạt tại Chi bộ Cơ quan Sở Tư pháp, quần chúng đang làm việc tại Cơ quan Sở Tư pháp. Đặc biệt, còn có đại diện Đảng viên, quần chúng của các chi bộ thuộc Sở Tư pháp cũng về dự buổi sinh hoạt.

      HCM Hoa phuoc.jpg

      Đồng chí Nguyễn Anh Hoa, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tư pháp đến dự và chỉ đạo buổi sinh hoạt có

                Nội dung tổ chức sinh hoạt chuyên đề tìm hiểu về Chỉ thị 05-CT/TƯ ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và Nghị Quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện " tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ thông qua hình thức Hái Hoa Dân Chủ.

                Buổi sinh hoạt đã diễn ra với không khí vui tươi, sôi nổi đồng thời củng cố kiến thức về Chỉ thị và Nghị quyết Trung ương cho toàn bộ cán bộ,công chức, viên chức, người lao động tại văn phòng Sở và các đơn vị sự nghiệp./.

                Một số hình ảnh tại buổi sinh hoạt:

      HCM thoai tri.jpg

      Đ/c Nguyễn Quốc Trí trao quà cho cá nhân trả lời xuất sắc câu hỏi của Ban tổ chức.

      HCM hieu van anh.jpg


      HCM yen tra.jpg

      False
      Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 07.9.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 07.9.2017/CMSImageNew/2017-09/dBD 7_Key_07092017160349.9_Key_07092017160349.2017_Key_07092017160349.bmp
      Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 07.9.2017
      9/7/2017 10:00 AMNoĐã ban hành

      Tăng cường nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính

                  Từ đầu năm đến nay, nhiều địa phương đã thực hiện tốt kế hoạch trọng tâm của UBND tỉnh trong năm 2017 về hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC); rà soát, đánh giá TTHC. Cùng với đó là đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy định về chuẩn hóa, công bố công khai, niêm yết TTHC.

        Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kiểm soát, công khai TTHC

                  TX.Dĩ An là địa phương thực hiện tốt kế hoạch kiểm soát TTHC. Thời gian qua, UBND TX.Dĩ An luôn xác định công tác kiểm soát TTHC có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Do vậy, lãnh đạo thị xã quyết tâm xóa bỏ những rào cản về TTHC, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC. Từ đó, quyết tâm chỉ đạo các phòng, ban, UBND các phường thực hiện nghiêm túc việc công khai, minh bạch các TTHC. Để chất lượng công tác kiểm soát TTHC, giải quyết TTHC ngày càng hiệu quả, UBND thị xã đã có kế hoạch tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC theo đúng Chỉ thị số 13 của Thủ tướng Chính phủ. Các đơn vị, địa phương đã đổi mới phương thức, cách thức thực hiện TTHC, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.

         


        Phường An Thạnh, TX.Thuận An là địa phương thực hiện tốt việc công khai TTHC, tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục nhanh chóng

                  Ở TX.Thuận An, các phường như: An Thạnh, Thuận Giao, An Phú, Lái Thiêu, Bình Chuẩn đã thực hiện tốt việc rà soát, công khai, minh bạch TTHC. Các địa phương này đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC, thực hiện đối thoại định kỳ với cá nhân, tổ chức về TTHC. Tại phường An Thạnh, bộ phận "một cửa" UBND phường đã rà soát, công khai trên 100 TTHC cấp xã đang áp dụng tại trụ sở UBND phường. Hiện tại, UBND phường đang vận hành tốt hệ thống về quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong cải cách hành chính nhằm đáp ứng được kỳ vọng của người dân, tổ chức trong giải quyết TTHC theo hướng nhanh, gọn. Trong khi đó ở phường Thuận Giao, để nâng cao mức độ hài lòng của người dân, UBND phường đã chỉ đạo bộ phận "một cửa" thực hiện tốt yêu cầu hiện đại hóa nền hành chính; rà soát, công khai các văn bản TTHC, các biểu mẫu tại trụ sở UBND phường, tạo thuận lợi hơn trong quy trình xử lý công việc và giúp người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận thông tin và thực hiện nhanh chóng hồ sơ, thủ tục.

                  Tính đến nay, toàn tỉnh có trên 1.500 thủ tục công khai trên mạng, trong đó cấp tỉnh là trên 1.000 thủ tục, cấp huyện 181 thủ tục, còn lại là cấp xã. Cùng với đó, các TTHC sau khi công bố đã được công khai trên trang hành chính công của tỉnh, trang thông tin các sở, ngành, UBND cấp huyện và niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC. Từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức trong việc tra cứu, thực hiện TTHC, hạn chế thấp nhất hồ sơ quá hạn. Đây là thành quả tích cực nhất minh chứng cho hoạt động kiểm soát TTHC thành công trong năm 2016 và các tháng đầu năm 2017.

                  Tăng cường các giải pháp

                  Thực tế cho thấy, từ quý I-2017, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ kiểm soát TTHC. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các kế hoạch trọng tâm của UBND tỉnh năm 2017 vềhoạt động kiểm soát TTHC; rà soát, đánh giá TTHC; truyền thông hoạt động kiểm soát TTHC; kiểm tra công tác kiểm soát TTHC và các kế hoạch theo chỉ đạo của Trung ương. Thực hiện các chỉ đạo này, các địa phương đã thực hiện nghiêm túc. Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện đối thoại định kỳ với cá nhân, tổ chức về TTHC, giải quyết TTHC thuộc phạm vi chức năng và thẩm quyền quản lý để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn.

                  Để thực tốt nhiệm vụ kiểm soát TTHC, UBND tỉnh tiếp tục yêu cầu các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc việc công bố TTHC, công khai TTHC; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về đánh giá tác động TTHC khi rà soát, công bố các văn bản QPPL. Cùng với đó, công khai, minh bạch các thông tin về TTHC, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức tiếp cận và thực hiện TTHC. Trong các kế hoạch trọng tâm của UBND về hoạt động kiểm soát TTHC cũng yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã quán triệt đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xác định công tác kiểm soát TTHC là công việc trọng tâm, thường xuyên và liên tục trong chỉ đạo, điều hành của đơn vị, địa phương. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã phải xác định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công tác kiểm soát TTHC, tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc thẩm quyền.

                  Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát TTHC đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0274) 3.835.029 - số Fax: (0274) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

         

         SÔN​G TRÀ


        FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
        Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.Tin tức; Tin ngành tư phápBài viếtThủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính./CMSImageNew/2017-09/LV voi HDTVCCTTHC_Key_01092017152311.jpg
        Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
        9/1/2017 3:00 PMNoĐã ban hành

                 Ngày 31 tháng 8 năm 2017, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 407/TB-VPCP, thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính về công tác cải cách thủ tục hành chính.

        LV voi HDTVCCTTHC.jpg

        Nguồn ảnh:Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì buổi làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách TTHC và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính - Ảnh: VGP/Quang Hiếu

                  Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân các nguồn vốn, thúc đẩy xuất khẩu, kịp thời tháo gỡ mọi rào cản, khó khăn cho doanh nghiệp và người dân để góp phẩn hoàn thành toàn diện mục tiêu, chương trình, kế hoạch năm 2017 mà Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã giao trên cơ sở khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua.

                  Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao các Bộ, cơ quan ngang Bộ thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt, tổ chức thi hành Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính đến từng cơ quan, đơn vị có liên quan; khẩn trương tổ chức lại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc tổ chức pháp chế, Sở Tư pháp và các nội dung khác theo đúng quy định tại Điều 6 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP, bảo đảm tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương của hệ thống cơ quan, đơn vị thực hiện công tác kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

        GB CBDM tinh.jpg

             Hội nghị Giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ảnh: Phương Trang

                  Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo rõ quá trình chuyển giao phải bố trí đầy đủ biên chế được giao trên nguyên tắc lựa chọn người có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm tham gia công tác kiểm soát thủ tục hành chính ít nhất từ 03 năm trở lên để đáp ứng việc triển khai ngay và có hiệu quả các nhiệm vụ của Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước ngày 25/9/2017 vào thời điểm Nghị định số 92/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành./.

        ​          Chiều 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính và Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ. Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, công tác cải cách thủ tục hành chính đạt một số kết quả, tuy nhiên người dân, doanh nghiệp vẫn còn kêu ca về sự phiền hà, rắc rối, chậm trễ trong giải quyết thủ tục hành chính ở khâu này, khâu khác tại nhiều cơ quan khác nhau. Một số việc làm nản lòng nhà đầu tư và doanh nghiệp như né tránh trách nhiệm, chỉ dẫn lòng vòng hay thực hiện thiếu thủ tục. Thủ tướng mong muốn Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính quốc gia tập trung đề xuất tốt hơn nữa cho Chính phủ, Văn phòng Chính phủ để làm sao những tiếng nói phản ánh từ đời sống thực tiễn được giải quyết kịp thời hơn.


         

         

         

        False
        Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 31.8.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 31.8.2017/CMSImageNew/2017-09/BBD 31_Key_01092017154018.8_Key_01092017154018.jpg
        Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 31.8.2017
        8/31/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

        ​Tăng cường công tác tuyên truyền về cơ sở

                    Thời gian qua, nhiều địa phương đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) đến cán bộ, công chức, viên chức (CBCC-VC) và nhân dân để nâng cao nhận thức về đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC) nhằm tổ chức thực hiện tốt Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020. Trong đó, có nhiều địa phương đã vận dụng mọi phương tiện để đẩy mạnh việc tuyên truyền đến người dân, công nhân lao động (CNLĐ). 

                    Cán bộ nắm vững, người dân đồng tình

                    Ở phường Lái Thiêu, TX.Thuận An, tất cả CBCC bộ phận "một cửa" đều nắm rõ các chủ trương chung về CCHC, nhất là những nội dung "5 biết, 3 thể hiện", tạo bộ mặt thân thiện trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, thủ tục.

                    Nói về điều này, ông Phạm Phú Nam, Chủ tịch UBND phường Lái Thiêu, TX.Thuận An, cho biết phường Lái Thiêu đang đẩy mạnh việc tuyên truyền cho CBCC và nhân dân cùng chung tay, góp sức cải cách TTHC, nhất là các chương trình hành động của phường về xây dựng "Chính quyền, công sở thân thiện". Cụ thể, phường đã triển khai việc hỗ trợ "xóa khẩu" cho các trường hợp khai tử, hỗ trợ hồ sơ "3 trong 1" cho trẻ sinh mới, gồm: Khai sinh, nhập khẩu và bảo hiểm y tế… Những chương trình này, lãnh đạo phường luôn quán triệt cho CBCC bộ phận "một cửa" thực hiện tốt, tạo niềm tin trong nhân dân.

           

          CBCC phường Lái Thiêu tận tình giải thích về TTHC cho người dân

                    Câu chuyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền về cải cách TTHC đã được nhiều địa phương thực hiện tốt đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh là phổ biến, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ, thường xuyên, liên tục, rộng khắp, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu và khả năng của từng đối tượng trên từng địa bàn, từng ngành, địa phương. Cụ thể ở phường Thuận Giao, TX.Thuận An, CNLĐ đã nắm rõ các quy trình về TTHC nhờ việc tuyên truyền của CBCC và thông qua đài truyền thanh mỗi ngày. Ở phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, người dân hồ hởi vì được CBCC niềm nở giải thích rõ ràng các quy trình cần thiết khi đến phường làm thủ tục. Còn ở phường An Bình, TX.Dĩ An, CBCC "một cửa" luôn thể hiện "Cái tâm phục vụ" nhân dân, niềm nở, vui tươi khi tiếp xúc người dân, CNLĐ đến làm TTHC. Cùng với đó, phường đã phát các tờ rơi tuyên truyền về việc chung tay, góp sức trong công tác CCHC.

                    Ở TX.Bến Cát, các địa phương như: Phường Mỹ Phước, phường Thới Hòa và Văn phòng "một cửa" UBND thị xã đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về cải cách TTHC. Các địa phương ở TX.Bến Cát đã huy động và sử dụng mọi phương tiện như Đài Truyền thanh, tập san phổ biến về CCHC nhà nước để tuyên truyền công tác CCHC. Cùng với đó là các đơn vị thường xuyên công bố thông tin trên trang điện tử địa phương, phát hành rộng rãi các tài liệu, tờ gấp thông tin về CCHC, lộ trình thực hiện kế hoạch CCHC Nhà nước giai đoạn 2016-2020 của địa phương. Song song đó, các đơn vị còn kết hợp với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, phổ biến và quán triệt nội dung, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ CCHC nhà nước cho đội ngũ CBCC-VC. Từ đó, CBCC-VC nắm vững chủ trương, thực hiện tốt việc "gần dân, sát dân", tạo niềm tin trong nhân dân.

                    Đẩy mạnh tuyên truyền

                    Từ đầu năm 2017 đến nay, thông qua sự hợp tác với Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Hành chính công, Báo Bình Dương đã tăng trang về nội dung CCHC. Trong năm, các số báo giấy và báo điện tử đã đăng tải tổng cộng trên 100 tin, bài về công tác CCHC trên địa bàn tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương đã thực hiện nhiều tin, phóng sự, các chuyên đề để tuyên truyền về công tác CCHC. Trang Thông tin điện tử của tỉnh, trang hành chính công, các trang thông tin của các sở, ban, ngành và các đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC với nhiều chuyên trang chuyên mục nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, nhân dân về công tác CCHC. Cùng với đó, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Hành chính công đã phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung CCHC bằng nhiều hình thức phong phú.

                    Thực tế thời gian qua, các địa phương đã xây dựng kế hoạch, nội dung tuyên truyền về cải cách TTHC rộng khắp. Trong đó, trọng tâm là đẩy mạnh các chương trình tuyên truyền về cải cách thể chế, cải cách TTHC, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC-VC, chú trọng cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm tạo động lực thực sự để CBCC-VC thực thi công vụ có chất lượng và hiệu quả cao; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công… Các chương trình này đã đáp ứng có hiệu quả nhu cầu hiểu biết của CBCC-VC những kiến thức cơ bản về CCHC nhà nước; khuyến khích, động viên đội ngũ CBCC-VC và nhân dân tích cực tham gia công tác tuyên truyền thông qua hình thức kết hợp truyền thông với ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin tuyên truyền nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.

                    Để kế hoạch này tiếp tục phát huy hiệu quả, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tập trung tuyên truyền, phổ biến sâu rộng về tầm quan trọng, ý nghĩa, mục tiêu và tác động của CCHC đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; tập trung tuyên truyền vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của cấp ủy, người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp, người đứng đầu các tổ chức chính trị - xã hội đối với nhiệm vụ triển khai công tác CCHC ở từng cấp, ngành, đơn vị, từng lĩnh vực, lấy lợi ích và sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả công tác CCHC, bảo đảm sự đồng bộ giữa cải cách kinh tế, CCHC, cải cách tư pháp, góp phần để tỉnh Bình Dương phát triển bền vững.

                     Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

           

          HỒ VĂN 


          Phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một: Tuyên truyền 12 cuộc về cải cách thủ tục hành chính

                   Thực hiện Kế hoạch số 65/ KH-UBND của UBND TP.Thủ Dầu Một về tuyên truyền công tác cải cách hành chính năm 2017, UBND phường đã triển khai thực hiện đúng với yêu cầu nội dung kế hoạch đề ra; đặc biệt là lập bộ hướng dẫn cách ghi hồ sơ TTHC thuộc phường giải quyết để người dân nghiên cứu thực hiện.

                    Thực hiện kế hoạch này, từ đầu năm đến nay, UBND phường Phú Hòa đã tổ chức tuyên truyền về cải cách TTHC với hình thức lồng ghép trong các cuộc họp giao ban, sinh hoạt chi bộ và họp dân ở khu phố được 12 cuộc với 339 lượt người dự. Cùng với đó UBND phường Phú Hòa còn tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh của phường về nội dung cải cách TTHC được 6 giờ; tổ chức niêm yết công khai TTHC tại trụ sở UBND phường nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân nắm rõ quy trình về TTHC, chung tay góp sức với chính quyền trong công tác cải cách hành chính.

          THỦY TIÊN

          TX.Thuận An: Nâng cấp thêm nhiều tiện ích phục vụ cải cách thủ tục hành chính

          ​          UBND TX.Thuận An đã triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, hệ thống nhắn tin chủ động thông báo kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) cho người dân, triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng trên máy tính bảng. Hiện nay, TX.Thuận An đang tiếp tục duy trì và nâng cấp trang thông tin điện tử thị xã theo hướng dễ tiếp cận, đầy đủ các thông tin và phục vụ có hiệu quả cho giải quyết công việc chuyên môn của CBCC cũng như tra cứu hồ sơ TTHC của người dân nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết TTHC, tạo sự đồng tình trong nhân dân.

          SÔNG TRÀ



          False
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 24.8.2017Tin ngành tư phápTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 24.8.2017/CMSImageNew/2017-09/BC (23-8)_Key_01092017155643.jpg
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 24.8.2017
          8/24/2017 9:00 AMNoĐã ban hành

          ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CƠ SỞ:

          Phát huy hiệu quả trong công tác cải cách hành chính

                    Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), phát huy hiệu quả trong công việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Nhiều địa phương đã số hóa hồ sơ, tài liệu, giải quyết TTHC nhanh chóng, thuận tiện cho người dân, tổ chức.

                    Hiệu quả nhờ ứng dụng CNTT

                    Ghi nhận của chúng tôi tại phường Phú Hòa, TP.Thủ Dầu Một, việc ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc mang lại hiệu quả tích cực. UBND phường đã trang bị 37 máy vi tính cho tất cả các phòng làm việc của các ban ngành, đoàn thể phường. Ngoài ra, UBND phường còn trang bị 1 máy scan và 1 máy photocopy để phục vụ cho nhu cầu làm việc và giải quyết TTHC. Tính đến nay, 100% cán bộ, công chức, nhân viên phường sử dụng phần mềm quản lý văn bản, hộp thư công vụ, sử dụng mạng nội bộ (LAN) trao đổi công việc.

           

          CNTT ứng dụng tại cơ sở sẽ tạo điều kiện giải quyết hiệu quả TTHC cho người dân, tổ chức 

                    Qua kết quả thực hiện việc ứng dụng CNTT vào công việc, góp phần giảm số lượng văn bản, giấy tờ hành chính, tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tại cơ quan, đặc biệt là đã góp phần giải quyết nhanh chóng TTHC cho người dân, tổ chức.

                    Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020, nhiều địa phương đã tích cực ứng dụng CNTT, nhất là tại bộ phận "một cửa". Cụ thể UBND TX.Thuận An đã triển khai ứng dụng dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, hệ thống nhắn tin chủ động thông báo kết quả giải quyết TTHC cho người dân, triển khai hệ thống đánh giá sự hài lòng trên máy tính bảng. Đối với 10 xã, phường triển khai áp dụng phần mềm quản lý hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa hiện đại. Tại các đơn vị, phòng, ban trực thuộc UBND thị xã đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc. Hiện nay, TX.Thuận An đang tiếp tục duy trì và nâng cấp trang thông tin điện tử thị xã theo hướng dễ tiếp cận, đầy đủ các thông tin và phục vụ có hiệu quả cho giải quyết công việc chuyên môn của cán bộ, công chức cũng như tra cứu hồ sơ TTHC của người dân, tổ chức.

                    Thực tế dễ nhận thấy là nơi nào triển khai tốt kế hoạch của UBND tỉnh về ứng dụng CNTT thì nơi đó thành công trong công tác giải quyết TTHC. Nhiều địa phương ở TX.Dĩ An và bộ phận "một cửa" UBND TX.Dĩ An đã xây dựng thông suốt liên thông mạng, đáp ứng nhu cầu liên thông dữ liệu của phần mềm một cửa cấp tỉnh, cấp huyện, phần mềm quản lý văn bản giữa cơ quan hành chính các cấp. Thông qua các thành tựu này, người dân, tổ chức dễ dàng tra cứu thông tin, thủ tục, tình trạng giải quyết hồ sơ bằng mã vạch trên phiếu hẹn hoặc đăng ký hồ sơ qua trang thông tin điện tử và nhận kết quả tại nhà qua đường bưu điện.

                    Người dân hài lòng

                    Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân đã hài lòng về việc ứng dụng CNTT tại UBND TX.Dĩ An. Ông Trần Long Tuyền, ngụ KP.Bình Đường 3, phường An Bình, TX.Dĩ An, cho rằng: "Trang thông tin điện tử TX.Dĩ An hướng dẫn rõ ràng các quy định cho chúng tôi thực hiện TTHC. Sau khi tìm hiểu quy định, biểu mẫu thực hiện TTHC, chúng tôi thực hiện hồ sơ dễ dàng hơn. Nhất là các TTHC liên quan đến làm giấy phép xây dựng, đất đai…". Việc cập nhật đầy đủ trên trang thông tin điện tử đã tạo nhiều đột phá trong việc công khai TTHC trên môi trường mạng với các tính năng vượt trội. Đây là thành tựu nổi bật trong định hướng phát triển CNTT của TX.Dĩ An, điểm nhấn quan trọng, góp phần vào thành công chung trong công tác cải cách hành chính của địa phương.

                    Theo ghi nhận chung, tại bộ phận một cửa UBND TX.Bến Cát, nhờ ứng dụng CNTT hiệu quả mà công tác cải cách TTHC tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã có nhiều bước tiến đáng kể, nhất là công tác giải quyết TTHC cho người dân, doanh nghiệp. Tương tự, UBND TX.Tân Uyên đã triển khai hiệu quả đề án tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại cấp huyện. Thực hiện liên thông phần mềm một cửa điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3..., tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức. Còn tại huyện Bàu Bàng, từ khi có trụ sở mới khang trang, UBND huyện đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong giải quyết hồ sơ, thủ tục cho người dân tại bộ phận "một cửa". Từ đó, số lượng giải quyết hồ sơ luôn nhanh chóng, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức.

                    Thực tế cho thấy, việc ứng dụng CNTT cơ sở đã đem lại nhiều đột phá trong công tác quản lý nhà nước, nhất là việc quản lý được tất cả các hồ sơ giải quyết, tạo sự hài lòng cho tất cả mọi người dân, tổ chức đến liên hệ công việc giải quyết TTHC tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Đây là cơ sở tạo tiền đề để các địa phương thực hiện đúng kế hoạch "Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan Nhà nước tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016- 2020". Theo đó, bảo đảm việc ứng dụng hiệu quả CNTT trong tất cả lĩnh vực quản lý của các cấp chính quyền, tạo dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động của cơ quan Nhà nước các cấp, nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, xây dựng chính quyền điện tử, góp phần xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành đô thị thông minh theo hướng bền vững, văn minh, hiện đại.

                    Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

           SÔNG TRÀ

          False
          Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chínhTin tức; Tin ngành tư phápBài viếtHội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính/CMSImageNew/2017-09/Hoi thao nd 1 cua_Key_01092017142845.jpg
          Hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
          8/18/2017 1:00 PMNoĐã ban hành

          HỘI THẢO LẤY Ý KIÊN VỀ DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA, MỘT CỬA LIÊN THÔNG TRONG GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

                 Nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, Văn phòng Chính phủ phối hợp với tổ chức Oxfam đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đối với dự thảo Nghị định vào ngày 18 tháng 8 năm 2017 tại  TP. Hồ Chí Minh .

                 Chủ trì Hội thảo có ông Ngô Hải Phan – Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính – Văn phòng Chính phủ, bà Nguyễn Thu Hương - Quản lý cao cấp chương trình Oxfam.

                 Tham dự gồm có đại diện của các cơ quan (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp) của 20 tỉnh, thành phố như: Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh,…

                                     2.jpg

          Ông Ngô Hải Phan-Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC – VPCP, bà Nguyễn Thu Hương- Quản lý cao cấp chương trình Oxfam phát biểu khai mạc Hội thảo.

                 Trên cơ sở Kế hoạch xây dựng Nghị định và trong khuôn khổ hợp tác với Oxfam, thông qua Hội thảo lần này, Văn phòng Chính phủ mong muốn lấy ý kiến rộng rãi và chuyên sâu từ các địa phương cũng như các chuyên gia nhằm bổ sung, hoàn thành dự thảo Nghị định về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính.

                 Phát biểu tại Hội thảo, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cho biết: Đi đôi với với quá trình cải cách TTHC trên các lĩnh vực, giảm mạnh, bãi bỏ những TTHC gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp, việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã được triển khai và được xem như là giải pháp trong đổi mới phương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, kiểm soát chặt chẽ việc giải quyết TTHC cho các tổ chức, cá nhân; tăng cường tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cán bộ, công chức, viên chức; tăng tính liên thông, kết nối, chia sẻ thông tin trong giải quyết TTHC, tạo hành lang pháp lý cho việc đánh giá chất lượng giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền, cho tổ chức và hoạt động của các trung tâm hành chính công, tạo chuyển biến tích cực trong giải quyết TTHC cho cá nhân, tổ chức.

                 Tiếp đó, đại diện tỉnh Bình Dương, Đồng Nai,..trình bày tham luận về thực tiễn thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp ý về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của Trung tâm Hành chính công và mô hình tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cấp tỉnh, cấp huyện trong dự thảo Nghị định.

                                             z747359215027_2010e832f37d3c0bbd878971322d65ae.jpg

          Ông Nguyễn Thế Trung- Tổng Giám đốc Tổng công ty DTT trình bày ý kiến tại Hội thảo

                 Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính cho biết, dự thảo Nghị định lần này được xây dựng trên kinh nghiệm triển khai các chương trình, dự án tại cấp cơ sở. Do vậy, việc lấy ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các địa phương sẽ là cơ sở để tập hợp, hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng phát huy hiệu quả cao nhất của mô hình một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC hiện nay./.

          False
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 17.8.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 17.8.2017/CMSImageNew/2017-09/BBD 17_Key_01092017160459.8_Key_01092017160459.2017_Key_01092017160459.jpg
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 17.8.2017
          8/17/2017 8:00 AMNoĐã ban hành

          "Nâng chất" công tác cán bộ tại bộ phận "một cửa"

                   Con người luôn được coi là nhân tố quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, nhằm tiến tới nền hành chính nhanh, gọn, hiệu quả. Để nâng cao hiệu quả công tác giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), thời gian qua, nhiều địa phương đã chú trọng đến công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) làm việc tại bộ phận "một cửa".

           

          Nhiều địa phương từ cơ sở đã quan tâm nhân tố con người trong giải quyết công việc hành chính với nhân dân. 

          Trong ảnh: Cán bộ một cửa phường Thuận Giao giải quyết TTHC cho người dân

          ​          Quyết tâm từ cơ sở

          ​          Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Phạm Phú Nam, Chủ tịch UBND phường Lái Thiêu, TX.Thuận An, cho rằng ngoài các yếu tố "cần và đủ", CBCC làm việc tại bộ phận "một cửa" cần có "chữ tâm" phục vụ nhân dân.

          ​          Theo ông Nam, ở bộ phận "một cửa" phường Lái Thiêu luôn được người dân đánh giá cao về sự hài lòng trong giải quyết TTHC. Các trang thiết bị cần thiết phục vụ nhân dân như: Hòm thư góp ý, sổ tay góp ý… đã tạo sự tin tưởng cho tổ chức, cá nhân khi đến thực hiện giao dịch hành chính tại UBND phường. Quan điểm chung của Đảng ủy, UBND phường là luôn kiên quyết xử lý mạnh tay những CBCC làm ảnh hưởng chung đến quá trình thực hiện công tác cải cách TTHC, phục vụ người dân chưa tốt. Cụ thể là thời gian qua, UBND phường đã quyết định cho nghỉ việc một trường hợp cán bộ vì tiếp công dân thiếu chuẩn mực; thay đổi một vị trí việc làm tại UBND phường vì không đáp ứng được yêu cầu chung.

          ​          Trong thời gian qua, Đảng ủy, UBND phường An Phú, TX.Thuận An luôn quan tâm đến công tác đào tạo, chuẩn hóa CBCC phụ trách bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ. Nói về điều này, ông Quản Văn Bình, Chủ tịch UBND phường An Phú, cho biết để thực hiện tốt công tác cải cách TTHC, UBND phường đã chuẩn bị về công tác nhân sự, bố trí CBCC chuyên trách làm công tác cải cách TTHC. Thông qua các cuộc họp thường niên, Đảng ủy, UBND phường còn phát động phong trào học tập và làm theo Bác trong toàn thể CBCC gắn với nhiệm vụ chuyên môn; quán triệt đến từng CBCC phải có thái độ ân cần, phục vụ nhân dân, giải quyết hồ sơ nhanh gọn. Từng CBCC bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ của phường luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm phục vụ nhân dân, tự giác học tập và làm theo tấm gương của Bác về thái độ phục vụ nhân dân, trọng dân, gần dân, hiểu dân. Song song đó, CBCC phường luôn ứng xử với người dân theo phương châm "nụ cười công sở".

          ​          Ông Nguyễn Thanh Hội, Chủ tịch UBND phường Thuận Giao, TX.Thuận An, cho rằng để thực hiện tốt công tác cải cánh hành chính, thời gian qua, UBND phường thường xuyên tổ chức nhiều cuộc họp rút kinh nghiệm, tự phê bình và phê bình để chấn chỉnh những việc làm chưa đạt của CBCC đối với dân. Tránh hiện tượng gây phiền hà cho người dân trong công việc giải quyết TTHC. Hàng quý, Đảng ủy, UBND phường thường xuyên quan tâm đến công tác học tập chuyên đề theo Bác gắn với công tác chuyên môn nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của người CBCC trong công tác tiếp xúc với dân theo tinh thần gần dân, hiểu dân, lắng nghe dân, giúp đỡ dân làm các loại thủ tục nhanh gọn, tạo hình ảnh người CBCC chuyên nghiệp trong ánh mắt người dân, đáp ứng nhiệm vụ cải cánh hành chính trong thời kỳ mới, tạo tiền đề để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

          ​          Nhân tố con người mang tính quyết định

          ​          Để nâng cao nhân tố con người phục vụ bộ máy từ cơ sở, các địa phương đã quán triệt tốt nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Tỉnh ủy. Nhất là kế hoạch xây dựng mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện". Cũng từ mô hình này, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có quyết tâm chính trị rất cao, thể hiện được tinh thần trách nhiệm trong việc xây dựng tổ chức bộ máy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Từ đó, quyết tâm xây dựng đội ngũ CBCC nhà nước thực sự là công bộc của nhân dân.

          ​          Ông Lê Hồng Quân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ nhìn nhận, đội ngũ CBCC có sự chuyển biến rõ rệt từ nhận thức cho đến hành động; kỷ cương, kỷ luật hành chính xác định được trách nhiệm rõ ràng, có sự nỗ lực trong giải quyết công việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. CBCC có tư tưởng phục vụ nhân dân không vì lợi ích, không vụ lợi, nhận thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ; có thái độ niềm nở, phong cách lịch thiệp. Nhìn chung, CBCC thực hiện tốt phương châm "5 biết và 3 thể hiện". Nhiều địa phương thực hiện tốt việc phòng, chống các biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Từ đó, chất lượng và hiệu quả thực thi công vụ được nâng cao, sự hài lòng và niềm tin của tổ chức, cá nhân đối với đội ngũ CBCC không ngừng được cải thiện với tinh thần trách nhiệm cao, tạo được sự đồng thuận và hài lòng của các tổ chức, công dân khi đến liên hệ giải quyết công việc.

          ​          Cũng theo ông Lê Hồng Quân, nhân tố con người mang tính quyết định trong đẩy mạnh công tác cải cách TTHC. Các địa phương quan tâm yếu tố con người luôn giải quyết kịp thời, có trách nhiệm khi xem xét, xử lý trong làm việc với nhân dân, với tổ chức và doanh nghiệp, đội ngũ CBCC. Luôn luôn thể hiện được sự tôn trọng, văn minh, gần gũi. Cùng với đó là sự cầu thị, biết lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân, của tổ chức và doanh nghiệp. Biết cách giải thích cho nhân dân, cho tổ chức và doanh nghiệp hiểu được công việc phải làm, biết giữ chữ tín trong thực hiện công việc để tạo niềm tin với người dân, doanh nghiệp. Nhiều CBCC đã biết nói lời xin lỗi và chân thành nhận lỗi khi thật sự có lỗi và phải nói lời cảm ơn đối với nhân dân, doanh nghiệp khi được góp ý hoặc phối hợp giải quyết công việc được thành công.

          ​          Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0650) 3.835.029 - số Fax: (0650) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

           

          HỒ VĂN

          False
          Điểm mới của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chínhTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtĐiểm mới của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính/CMSImageNew/2017-08/qqq_Key_13082017101331.gif
          Ngày 07/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.
          8/15/2017 11:00 AMNoĐã ban hành

                    Nghị định ra đời là cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, hiệu quả từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính với xây dựng chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính.

                    Thống nhất đầu mối chủ trì triển khai thực hiện công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính

                    Để đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân và định hướng chuyển trọng tâm từ xây dựng sang hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, Chính phủ đã điều chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính và chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính từ Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ sang Văn phòng Chính phủ.

                    Theo đó, các Điều 1, 3, 4, 5 của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các nội dung liên quan đến điều chuyển nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện theo dõi cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tư pháp, Phòng tư pháp sang Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tại các Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ  quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

                    Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP cũng quy định rõ việc xử lý chuyển tiếp liên quan đến việc thống nhất đầu mối chủ trì triển khai công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính, tham mưu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương, cụ thể như sau:

                    "1. Trường hợp Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện tổ chức lại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong trường hợp cơ cấu tổ chức của Tổ chức pháp chế có phòng này hoặc thành lập Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính được giao theo quy định tại Nghị định này. Riêng Bộ Công an thực hiện theo quy định tại Luật Công an nhân dân.

                    2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tổ chức lại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính phù hợp với quy định tại Nghị định này".

                    Đổi mới, tăng cường trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương trong công bố, công khai thủ tục hành chính

                    Để gắn kết giữa ban hành và công bố thủ tục hành chính theo quy định mới về thẩm quyền quy định thủ tục hành chính của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố:

                    "a) Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phải xác định rõ tên, căn cứ pháp lý, thời gian, địa điểm thực hiện và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc ủy quyền quy định;

                    b) Thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương".

                    Bên cạnh đó, Nghị định đã sửa đổi, giao trách nhiệm nhập, kiểm tra, đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính cho Bộ, ngành, địa phương để tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương. Nghị định quy định cụ thể như sau: "Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập, đăng tải công khai các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính" (Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP).

                    Đồng thời, Nghị định 92/2017/NĐ-CP cũng đã sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP để đảm bảo thực hiện có hiệu quả những đổi mới trên như: Quy định việc công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; bổ sung thêm một hình thức công khai bắt buộc là việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; bổ sung thêm quy định về công bố thủ tục hành chính đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành,...

                    Tạo cơ sở pháp lý để quản lý, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

                    Điều 2 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, trong đó tập trung vào việc bổ sung, sửa đổi một số quy định để đưa vào quản lý, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Những nội dung mới này sẽ là cơ sở để thực hiện áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện, tăng cường khả năng giám sát, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, tạo môi trường giao tiếp thân thiện, thuận tiện giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Theo đó, nội dung Nghị định số 92/2017/NĐ-CP quy định rõ về yêu cầu đối với phản ánh kiến nghị bằng thông điệp dữ liệu; quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị bằng thông điệp dữ liệu; quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

                    Sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

                    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định mới về thẩm quyền quy định thủ tục hành chính (như: Khoản 4 Điều 14 Luật quy định về hành vi bị cấm trong quy định thủ tục hành chính,...); đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP cho phù hợp với các quy định mới này tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Nghị định số 92/2017/NĐ-CP quy định rõ kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời, quy định việc thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

                    Như vậy, việc ban hành Nghị định 92/2017/NĐ-CP đã kịp thời tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, hiệu quả, toàn diện từ trung ương đến địa phương, đáp ứng được yêu cầu mới của Chính phủ; đồng thời, sửa đổi ngay một số quy định để đảm bảo phù hợp với các quy định mới tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và đáp ứng yêu cầu công tác công khai, minh bạch trong tình hình mới, tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức trong giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính./.

                    ​Nghị định 92/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2017./.

           

           

          False
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 10.8.2017Tin tức; Tin ngành tư phápTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 10.8.2017/CMSImageNew/2017-09/t5_Key_01092017155446.jpg
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 10.8.2017
          8/10/2017 10:00 AMNoĐã ban hành
          Bình Dương có nhiều mô hình hay trong công tác cải cách hành chính

                   Trong buổi làm việc tại Bình Dương vào chiều 8-8, bà Thang Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Bộ Nội vụ), Trưởng đoàn Công tác của Bộ Nội vụ, đã đánh giá cao Bình Dương có nhiều cách làm hay trong xây dựng chính quyền, cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Từ mô hình chính quyền, công sở thân thiện, các cấp các ngành đã xây dựng được những mô hình phù hợp để phục vụ lợi ích của nhân dân.

          ​          Chính quyền, công sở thân thiện

          ​          Báo cáo với đoàn về công tác cải cách TTHC, xây dựng mô hình chính quyền, công sở thân thiện, ông Lê Hồng Quân, Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ về việc xây dựng "Chính quyền, công sở thân thiện" giai đoạn 2016-2020, các cơ quan, địa phương đã triển khai thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa nội dung phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. Chính quyền các cấp thường xuyên rà soát và kịp thời sửa đổi, bổ sung các TTHC theo hướng giảm phiền hà cho người dân, áp dụng công nghệ thông tin vào quy trình quản lý và giải quyết công tác hành chính. Cùng với đó là trang bị phương tiện phục vụ công tác cải cách TTHC nhằm nâng cao tính khách quan, trung thực, công khai, minh bạch và giải quyết nhanh chóng cho tổ chức, cá nhân.

          ​          Ông Quân cho hay, từ mô hình "Chính quyền, công sở thân thiện", một số sở, ban ngành và chính quyền các cấp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, bổ sung một số nội dung khác vào phương châm "5 biết", "3 thể hiện" trong xây dựng mô hình phù hợp với đặc thù riêng của cơ quan, địa phương, như: "4 phong cách": trọng dân, gần dân; học dân; hiểu dân; có trách nhiệm với dân; "6 phương châm": chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả; "4 luôn": luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn thấu hiểu, luôn giúp đỡ hoặc "2 xin": xin chào, xin phép; hay mô hình "2T 2H": tiếp xúc vui vẻ, tư vấn nhiệt huyết và hướng dẫn tận tình, hỗ trợ tích cực; mô hình "Viên sỏi thân thiện" ở xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên…

          ​          Riêng UBND TX.Bến Cát đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình "Đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn lưu động" cho người dân, nhất là người lao động đang có nhu cầu đăng ký khai sinh và kết hôn nhưng lại không có thời gian đến UBND cấp xã để đăng ký. UBND phường Mỹ Phước, TX.Bến Cát thực hiện mô hình "Nụ cười tiếp dân", mô hình "Dân đến, dân hỏi, dân cần": Khi dân đến đón tiếp niềm nở, khi dân hỏi giải thích tận tình, khi dân cần nhiệt tình phục vụ.

           

          ​          Đoàn công tác của Bộ Nội vụ làm việc tại Bình Dương ngày 8-8

          ​          Tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, bên cạnh việc bố trí các bảng biểu, khẩu hiệu hành động theo chủ trương chung của tỉnh, đơn vị đã sáng tạo, xây dựng thêm phương châm "Tiếp xúc vui vẻ, tư vấn nhiệt huyết và hướng dẫn tận tình, hỗ trợ tích cực (mô hình 2T 2H). Minh chứng rõ nét cho việc làm thay đổi từ mô hình này, đó là: Trước khi trung tâm chưa thực hiện bộ phận một cửa, người lao động và doanh nghiệp phải trực tiếp đi qua các phòng chuyên môn khác nhau để được giải quyết các công việc. Sau khi xây dựng mô hình công sở thân thiện, bộ phận một cửa của trung tâm đã giải quyết tất cả các TTHC với 20 quầy (trong đó có 2 quầy ưu tiên) phục vụ. Người lao động không phải đi lại nhiều lần, qua nhiều bộ phận khác nhau và trung tâm đã tháo bỏ lớp kính ngăn cách giữa đội ngũ tư vấn viên và người lao động. Trung tâm còn bố trí thêm lối đi dành cho người khuyết tật và sử dụng mã thẻ cá nhân. Theo giải thích của đại diện trung tâm, việc sử dụng mã thẻ cá nhân giúp người lao động đăng ký thông tin cá nhân lần đầu và khi đến các lần đăng ký việc làm tiếp theo chỉ cần quét mã thẻ thì thông tin cá nhân được chuyển đến đội ngũ tư vấn viên mà không cần phải lặp lại bước đăng ký thông tin cá nhân.

          ​          Người dân được thụ hưởng

          ​          Đoàn công tác đã được nghe lãnh đạo các sở, ngành, huyện, thị, thành phố báo cáo các cách làm hay của Bình Dương trong công tác cải cách TTHC. Ở UBND TX.Thuận An đã xây dựng phương châm hành động "4 phong cách": trọng dân, gần dân; học dân; hiểu dân; có trách nhiệm với dân và "6 phương châm": chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả. UBND TX.Thuận An còn bố trí một bàn hỗ trợ thủ tục có 1 nhân viên hướng dẫn TTHC cho người dân khi có yêu cầu hoặc trước khi người dân tiến hành lấy số thứ tự. Với cách làm này, người dân sẽ được hướng dẫn rõ ràng về các TTHC và hồ sơ có liên quan đến thủ tục đó để người dân có thể chuẩn bị hoặc bổ sung trước khi tiến hành lấy số thứ tự để giải quyết. Từ đó, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí đi lại cho người dân, tổ chức. Ngoài ra, việc thực hiện "Chứng thực chữ ký tại nhà đối với những trường hợp người dân thuộc diện già yếu hoặc khuyết tật" là một cách làm hay của UBND phường Thuận Giao. Trước đây, những trường hợp này phải lên UBND phường chứng thực, gây khó khăn và mất thời gian của người dân. Hiện nay chỉ cần người dân đề nghị, UBND phường sẽ cử người xuống xác minh việc chứng thực chữ ký…

          Đến nay, tổng số TTHC đã công bố trên toàn tỉnh là 2.069 TTHC (trong đó cấp tỉnh 1.652 TTHC; cấp huyện 291 TTHC; cấp xã 126 TTHC). Các TTHC sau khi công bố đã được công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC và Trang thông tin hành chính công của tỉnh; đồng thời được niêm yết tại nơi tiếp nhận, giải quyết TTHC đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tra cứu, thực hiện TTHC.

          ​          Ông Mai Sơn Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông được triển khai toàn diện, đồng bộ ở cả 3 cấp chính quyền. Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, đặc biệt là Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tập trung cấp tỉnh đặt tại Trung tâm Hành chính tỉnh đã mang lại hiệu quả thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đến thực hiện các giao dịch hành chính tại cơ quan, địa phương. Các TTHC được công khai, minh bạch về thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết, phí, lệ phí và thời gian giải quyết... Từ đó, từng bước làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, cộng đồng doanh nghiệp, hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều cơ quan, nhiều cấp chính quyền chủ động nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của CBCC, chống biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ CBCC; nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh.

          ​          Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành báo cáo, cộng với việc đi thực tế tại cơ sở, bà Thang Thị Hạnh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp (Bộ Nội vụ) đã đánh giá cao những cách làm hay từ Bình Dương trong công tác xây dựng chính quyền, cải cách TTHC. Riêng mô hình chính quyền, công sở thận thiện, bà Hạnh đánh giá rất cao về tính hiệu quả cả trong xây dựng chính quyền và cải cách TTHC. Người dân đã thật sự hưởng thụ hiệu quả từ mô hình này. Bà Hạnh cũng hứa sẽ tham mưu Bộ Nội vụ nghiên cứu mô hình chính quyền, công sở thận thiện của Bình Dương để nhân rộng cả nước.

          ​          Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0274) 3.835.029 - số Fax: (0274) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

          ​ HỒ VĂN​

          False
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 03.8.2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcTinBản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 03.8.2017/CMSImageNew/2017-08/logo_CTCCTTHC_Key_03082017133203.jpg
          Bản tin "Chung tay cải cách thủ tục hành chính" ngày 03.8.2017
          8/3/2017 2:00 PMNoĐã ban hành

          Đồng loạt triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện

                   Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Thông tin - Truyền thông đã kết hợp với Bưu điện tỉnh tổ chức khai trương 70 điểm dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) qua bưu điện tại các bưu cục và hệ thống bưu cục văn hóa cấp xã trên địa bàn 9 huyện, thị, thành phố. Dịch vụ này sẽ tạo nhiều thuận lợi cho người dân, tổ chức trong việc làm hồ sơ, thủ tục...

           

          Nhân viên Bưu điện tỉnh tiếp nhận hồ sơ làm thủ tục cho người dân tại Bưu cục TX.Dĩ An

          ​          Người dân hài lòng

          ​          Theo ghi nhận tại điểm khai trương Bưu cục TX.Dĩ An, ngay trong ngày khai trương 28-7, người dân đã đến làm thủ tục theo đúng thành phần hồ sơ được niêm yết. Anh Trần Văn Phong, thực hiện hồ sơ Phiếu lý lịch tư pháp cho hay: "Thay vì trước đây tôi phải lên Trung tâm Hành chính công làm thủ tục, nhưng nay tôi làm tại Bưu điện Dĩ An, cách nhà tôi chỉ 1km, rất tiện lợi". Anh Phong cho biết thêm, anh rất hài lòng với phong cách phục vụ của nhân viên bưu điện, nhất là các hướng dẫn về thành phần hồ sơ, lệ phí, mẫu biểu cho người dân.

          ​          Ngay trong ngày khai trương, tại điểm Bưu cục TX.Dĩ An đã có hàng chục người dân thực hiện các thủ tục. Nhiều người dân bày tỏ sự hài lòng đối với dịch vụ này nhằm tạo tiện ích cho họ, giảm chi phí và thời gian đi lai. Chị Trần Thị Mỹ, ngụ phường Dĩ An, TX.Thuận An cho biết, chị đến làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp. Chị Mỹ mong muốn, cách làm này cần phát huy để góp phần xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ, công khai minh bạch.

          Theo Quyết định số 1593/ QĐ-UBND của UBND tỉnh về Kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện giai đoạn 2017-2020, trong giai đoạn 1, đến ngày 31-12-2017 triển khai tiếp nhận 90 thủ tục và trả 975 thủ tục qua bưu điện. Các thủ tục thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh, cấp huyện và cấp xã, như: Thủ tục tiếp nhận hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn; thủ tục cấp bản sao trích lục hộ tịch; thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp; thủ tục khai báo thiết bị X-quang chẩn đoán trong y tế; thủ tục đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đơn giản…

          ​          "Cánh tay nối dài", hỗ trợ người dân

          ​          Việc triển khai dịch vụ tiếp nhận, trả hồ sơ qua bưu điện đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân, cơ quan công quyền và toàn xã hội. Về phía người dân, giúp tiết kiệm được công sức, thời gian, chi phí đi lại, chờ đợi. Về phía cơ quan công quyền, giúp giảm áp lực tại quầy một cửa, nâng cao năng suất lao động và chuyên môn hóa nghiệp vụ cho cán bộ. Về phía xã hội, tiết kiệm được chi phí toàn xã hội bởi tận dụng được mạng lưới bưu chính công ích vào quá trình cải cách TTHC của tỉnh, phù hợp với xu thế chung trong sử dụng lao động thuộc biên chế Nhà nước, tạo môi trường làm việc thân thiện, gần gũi với người dân; hạn chế được phương tiện lưu thông trên đường, giảm thiểu được rủi ro tiềm ẩn về giao thông.

          ​          Ông Lê Văn Khánh, Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông, cho biết thực hiện Quyết định số 1593 của UBND tỉnh về kế hoạch triển khai dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC qua bưu điện giai đoạn 2017-2020, Sở Thông tin - Truyền thông mong muốn các nhân viên bưu điện thực hiện bài bản, khoa học việc hướng dẫn cụ thể thành phần hồ sơ, lệ phí, mẫu biểu 90 TTHC áp dụng trong giai đoạn 1 đến người dân, doanh nghiệp. Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, nhân viên bưu điện cần tỏ thái độ phục vụ thân thiện, vui vẻ, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thực hiện TTHC qua bưu điện đúng theo kế hoạch của UBND tỉnh.

          ​          Ông Võ Văn Tín, Giám đốc Bưu điện tỉnh, cho biết: "Chúng tôi nhận định trong giai đoạn đầu triển khai dịch vụ sẽ gặp một số khó khăn, hạn chế. Đó là khi triển khai dịch vụ tiếp nhận qua bưu điện thì một nhân viên bưu điện phải biết và thực hiện nhiều TTHC thuộc nhiều sở, ban, ngành, do đó không thể tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, bằng sự quyết tâm đồng hành cùng chính quyền trong cải cách TTHC, chúng tôi sẽ tạo ra các công cụ để giúp nhân viên hạn chế sai sót và thao tác nhanh khi nhận hồ sơ. Bưu điện tỉnh chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao thái độ phục vụ của nhân viên bưu điện, tạo sự hài lòng đối với người dân và doanh nghiệp. Cùng với đó là ứng dụng công nghệ thông tin bài bản cho 70 điểm giao dịch cung cấp dịch vụ hành chính công nhằm hỗ trợ tối đa cho nhân viên trong quá trình thao tác nhận hồ sơ".

          ​          ​Để tiện việc liên hệ cũng như trả lời những kiến nghị của người dân liên quan cụ thể đến các thủ tục, Phòng Kiểm soát TTHC đề nghị người dân khi gửi đơn kiến nghị cần ghi rõ địa chỉ nơi ở, số điện thoại liên lạc và tóm tắt ngắn gọn nội dung cần kiến nghị. Mọi phản ánh, kiến nghị về quy định, TTHC xin liên hệ theo địa chỉ: Phòng Kiểm soát TTHC, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương; ĐT: (0274) 3.835.029 - số Fax: (0274) 3.822.174; địa chỉ email: kiemsoat.tthc@binhduong.gov.vn

           

           HỒ VĂN

          False
          Văn phòng Chính phủ Hướng dẫn hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo.Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtVăn phòng Chính phủ Hướng dẫn hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo./CMSImageNew/2017-08/BC02_Key_03082017134147.jpg
          8/3/2017 2:00 PMNoĐã ban hành

          ​​           Ngày 25/7/2017, Văn phòng Chính phủ ban hành Công văn số 7735/VPCP-KSTT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo theo Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 24/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

          ​​           Văn bản hướng dẫn gồm 3 nội dung lớn về hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo, kèm theo 05 biểu mẫu chi tiết, rõ ràng, đảm bảo nội dung hướng dẫn dễ hiểu, tạo thuận lợi cho các cơ quan  trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao tại Đề án.

          ​           Về đối tượng và phạm vi thực hiện

          ​         Đối tượng thực hiện Đề án bao gồm tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (các bộ, ngành) và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh).

          ​          Phạm vi thực hiện bao gồm các báo cáo định kỳ thuộc các ngành, lĩnh vực quản lý của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (bằng bản giấy và bản điện tử), thực hiện giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau, báo cáo của các tổ chức, cá nhân gửi tới cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và không bao gồm báo cáo đột xuất, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật về thống kê, báo cáo trong nội bộ từng cơ quan hành chính nhà nước.

          ​           Tại văn bản hướng dẫn cũng đã lưu ý rõ các bộ, ngành chỉ tiến hành hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ tại các văn bản do các cơ quan nhà nước ở Trung ương quy định theo ngành, lĩnh vực được phân công quản lý. UBND cấp tỉnh chỉ tổ chức tiến hành hệ thống hóa, rà soát và xây dựng, thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo định kỳ do các cơ quan chính quyền địa phương thuộc tỉnh quy định (bao gồm Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).

          ​           Hệ thống hóa chế độ báo cáo

          ​          Việc hệ thống hóa phải đảm bảo trung thực, chính xác, đầy đủ, có tính hệ thống về chế độ báo cáo theo từng ngành, lĩnh vực hoặc nội dung công việc cụ thể được quy định tại các văn bản do Trung ương và địa phương ban hành. Trong đó, tập trung vào các nội dung chính như: Tên báo cáo, văn bản quy định báo cáo, ngành lĩnh vực, hình thức thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo, cơ quan/đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan/đơn vị chủ trì rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo. Thời hạn thực hiện nội dung này là tháng 9 năm 2017 và kết quả là Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt Danh mục báo cáo định kỳ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, yêu cầu thực hiện và các cơ quan chính quyền địa phương thuộc tỉnh quy định.

          ​           Rà soát và xây dựng phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo

          ​           Yêu cầu đặt ra tại giai đoạn này là các báo cáo phải được rà soát dựa trên các tiêu chí về sự cần thiết, tính hợp lý, hợp pháp để từ đó xây dựng các phương án đơn giản hóa nhằm bảo đảm các chế độ báo cáo được quy định thực sự cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước; được quy định đúng thẩm quyền; đồng bộ, thống nhất; tần suất, thời gian báo cáo hợp lý; có đề cương, biểu mẫu và được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh đó, phương án đơn giản hóa phải đạt mục tiêu cắt giảm tối thiểu 20% số báo cáo định kỳ không phù hợp với yêu cầu quản lý, lược bỏ những chỉ tiêu, nội dung báo cáo trùng lặp, không cần thiết, giảm gánh nặng hành chính, tiết kiệm chi phí trong thực hiện chế độ báo cáo.

          ​           Đồng thời, việc đơn giản hóa chế độ báo cáo, đặc biệt là xây dựng các biểu mẫu hướng dẫn, cần gắn với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm khả năng tích hợp, chia sẻ thông tin, số liệu báo cáo giữa các Bộ, ngành, địa phương.

          ​           Trên cơ sở Danh mục báo cáo định kỳ đã được phê duyệt, các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm rà soát, đánh giá chế độ báo cáo theo Biểu mẫu 03 đính kèm công văn hướng dẫn. Trong đó tập trung vào rà soát các nội dung chính sau: mục tiêu quản lý, chỉ đạo, điều hành; tính trùng lặp về thông tin, số liệu yêu cầu báo cáo; sự phù hợp về đối tượng phải thực hiện báo cáo; tính rõ ràng, thống nhất về thời điểm chốt số liệu báo cáo, thời điểm gửi báo cáo; đảm bảo sự mẫu hóa các mẫu đề cương báo cáo, mẫu biểu báo cáo. Kết quả rà soát và phương án đơn giản hóa phải gửi lấy ý kiến phối hợp của Văn phòng Chính phủ và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan. Đối với các báo cáo có đối tượng thực hiện là cá nhân, tổ chức thì gửi lấy ý kiến phối hợp của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.

          ​           Kết quả của giai đoạn này là Quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo và Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo. Nội dung Phương án đơn giản hóa cần cụ thể hóa: Danh mục các báo cáo cần loại bỏ; Danh mục các báo cáo cần tiếp tục duy trì, nhưng phải sửa đổi, bổ sung, thay thế kèm theo Phương án sửa đổi, bổ sung, thay thế từng loại báo cáo và Danh mục các báo cáo cần tiếp tục duy trì, giữ nguyên. Thời hạn để các bộ, ngành, địa phương thực hiện nội dung này là tháng 3 năm 2018.

          ​           Tổ chức thực thi phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo

          ​          Trên cơ sở các phương án đơn giản hóa đã được phê duyệt, các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh tổ chức thực thi các phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo thuộc thẩm quyền giải quyết.

          ​           (1) Đối với các phương án đơn giản hóa không thuộc thẩm quyền quy định của bộ, ngành các bộ, ngành tổng hợp các Phương án đơn giản hóa chế độ báo cáo có nội dung đề nghị sửa đổi, bổ sung văn bản vượt quá thẩm quyền gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp để các cơ quan này tổng hợp báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét.

          ​           (2) Đối với các phương án đơn giản hóa thuộc thẩm quyền quy định

          ​           Các bộ, ngành xây dựng, ban hành Thông tư quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo theo ngành, lĩnh vực trên cơ sở Phương án đơn giản hóa đã phê duyệt. Thời hạn để các bộ, ngành hoàn thành việc ban hành Thông tư là Tháng 9 năm 2018.

          ​          UBND tỉnh tổ chức xây dựng, ban hành Quyết định của UBND cấp tỉnh quy định chế độ báo cáo hoặc hướng dẫn thực hiện báo cáo thuộc phạm vi thẩm quyền của UBND cấp tỉnh. Thời hạn để UBND cấp tỉnh hoàn thành việc ban hành Quyết định này là Tháng 12 năm 2018.

          ​           Về tổ chức thực hiện

          ​          Để đảm bảo hiệu quả của Đề án, bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ hệ thống hóa, rà soát, xây dựng và thực thi phương án đơn giản hóa theo hướng dẫn cụ thể; Văn phòng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh:

          ​           (1) Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án và phân công lãnh đạo chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện;

          ​          ​(2) giao Văn phòng Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh làm đầu mối chủ trì công tác tham mưu, tổng hợp và kiểm tra, đôn đốc thực hiện Đề án tại Bộ, ngành, địa phương./.

          FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
          Hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính cấp huyện, xã 6 tháng đầu năm 2017Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtHội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính cấp huyện, xã 6 tháng đầu năm 2017/CMSImageNew/2017-07/z722268946711_01d088e664d7fd62f77aaa783f066358_Key_24072017162151.jpg
          Hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính cấp huyện, xã 6 tháng đầu năm 2017
          7/21/2017 4:00 PMNoĐã ban hành

                 Thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc  phê duyệt Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017. Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính 6 tháng đầu năm 2017 (cấp huyện, xã) với sự tham dự của các cán bộ đầu mối đến từ 09 huyện, thị và 91 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

                 Ngày 21/7/2017, tại Hội trường thành phố Thủ Dầu Một, Hội nghị được tổ chức với sự chủ trì của Đồng chí Nguyễn Quốc Cường – Phó giám đốc Sở Tư pháp, phòng Kiểm soát thủ tục hành chính cùng gần 100 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của 09 huyện thị và gần 90 xã, phường, thị trấn. Khai mạc hội nghị, Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu về nội dung và ý nghĩa Hội nghị.

          z722268946711_01d088e664d7fd62f77aaa783f066358.jpg

          Đồng chí Nguyễn Quốc Cường – Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu tại Hội nghị

                 Hội nghị xoay quanh 3 nội dung sau: báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC 6 tháng đầu năm 2017; triển khai một số nghiệp vụ liên quan đến thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 ( Quyết định 45) của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích; cuối cùng là phần thảo luận

                 Tại báo cáo tổng hợp, Đ/c Võ Trung Hiếu - Phó trưởng phòng Kiểm soát TTHC đã nêu lên tình hình họat động cùng những kết quả trong 6 tháng đầu năm 2017 của công tác kiểm soát TTHC. Đồng thời  đưa ra những thiếu sót, hạn chế cần khắc phục trong công tác này tại các địa phương và đề ra phương hướng hoạt động trong những tháng còn lại của năm 2017. Tiếp đó, Đ/c Trần Thị Thắm -Phó trưởng phòng Kiểm soát TTHC triển khai một số nội dung cơ bản của Quyết định 45 và phương hướng triển khai sắp tới của Bưu điện tỉnh Bình Dương đến các địa cán bộ đầu mối tại các địa phương.

          z722233512022_19fa3034aaf995bcc4f7697602b51728.jpg

          Đ/c Trần Thị Thắm – Phó trưởng phòng Kiểm soát TTHC tham dự Hội nghị

                 Trong gần 2 tiếng thảo luận, các địa phương còn tồn tại hạn chế đã giải trình thêm về nguyên nhân của vấn đề này; các cán bộ đầu mối đã lần lượt nêu ra những vướng mắc trong quá trình công tác như: việc công khai, niêm yết TTHC, việc rà soát số lượng TTHC còn  hiệu lực của cấp huyện, xã, và việc giải quyết TTHC quá hạn trong lĩnh vực đất đai. Một số phường, xã đề nghị tổ chức các đợt học tập kinh nghiệm với quy mô cấp xã, phường nhằm tạo cơ hội học tập và trao đổi với các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Kết luận Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Tư pháp tiếp thu các ý kiến nêu trên; đồng thời Phòng Kiểm soát TTHC đã giải thích thêm một số nghiệp vụ về kiểm soát TTHC mà các xã, phường, thị trấn chưa nắm rõ .

                Thông qua Hội nghị, Sở Tư pháp mong rằng đã chuyển tải phần nào nội dung và tinh thần cải cách hành chính đến các cán bộ đầu mối của 9 huyện, thị cùng gần 90 xã, phường, thị trấn; đồng thời, tạo cơ hội giao lưu bổ ích cho cán bộ đầu mối. Tin rằng đây sẽ là nền tảng tiếp theo để hoạt động kiểm soát TTHC ngày càng phát huy được tính hiệu quả, đi sâu vào đời sống thực tế hơn và  góp phần xây dựng chính quyền thân thiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.

          False
          Hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC cấp tỉnh 6 tháng đầu năm 2017Tin tức; Tin ngành tư phápBài viếtHội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC cấp tỉnh 6 tháng đầu năm 2017/CMSImageNew/2017-07/3 (2)_Key_24072017162435.JPG
          Hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC cấp tỉnh 6 tháng đầu năm 2017
          7/20/2017 2:00 PMNoĐã ban hành

                 Thực hiện nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Tư pháp chủ trì Hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính tại Quyết định số 3717/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính năm 2017. Sở Tư pháp đã tổ chức hội nghị giao ban hệ thống cán bộ đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính cấp tỉnh, 6 tháng đầu năm 2017 với sự tham dự của cán bộ đầu mối các Sở, ban, ngành tỉnh.

                 Ngày 20/7/2017, tại Hội trường Sở Tư pháp, Hội nghị được diễn ra với sự chủ trì của Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Tư pháp, Phòng Kiểm soát TTHC cùng hơn 30 cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các sở, ban, ngành. Khai mạc hội nghị, Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu về nội dung và ý nghĩa Hội nghị.

          3 (2).JPG

          Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghị.

                 Chương trình Hội nghị gồm: báo cáo tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách TTHC, kiểm soát TTHC 6 tháng đầu năm 2017; triển khai một số nghiệp vụ liên quan đến thực hiện Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 ( Quyết định 45) của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích và thảo luận.

                 Tại báo cáo tổng hợp, Đ/c Võ Trung Hiếu - Phó trưởng phòng Kiểm soát TTHC đã nêu khái quát tình hình họat động và những kết quả trong 6 tháng đầu năm 2017 của công tác kiểm soát TTHC. Đồng thời, cũng đưa ra những thiếu sót cần khắc phục trong công tác này tại các sở, ban, ngành và đề ra phương hướng trong những tháng còn lại của năm 2017. Tại Hội nghị, Đại biểu còn nghe Đ/c Trần Thị Thắm - Phó trưởng phòng Kiểm soát TTHC triển khai một số nội dung cơ bản của Quyết định 45 và phương hướng triển khai dịch vụ này trong thời gian tới của Bưu điện tỉnh Bình Dương đến các sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh và nêu ra một số ý kiến đóng góp về việc tập huấn dịch vụ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết TTHC đã diễn ra trong 2 ngày (08-09/7/2017) tại Hội trường Bưu điện tỉnh nhằm rút kinh nghiệm cho các đợt tập huấn sau. Tại phần thảo luận, các cán bộ đầu mối đã đưa ra ý kiến đóng góp về nội dung báo cáo và những vướng mắc khi triển khai một số TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích.

                             z722233382311_05029318267a19c7b27982f695b5819d.jpg

          Đ/c Võ Trung Hiếu báo cáo tình hình kết quả trong 6 tháng đầu năm 2017 về công tác kiểm soát TTHC

                 Kết luận Hội nghị, Đồng chí Nguyễn Quốc Cường - Phó giám đốc Sở Tư pháp tiếp thu các ý kiến nêu trên; đồng thời, nhấn mạnh việc triển khai dịch vụ bưu chính công ích là nhằm tạo thêm kênh để người dân chọn lựa nộp hồ sơ khi giải quyết TTHC. Tuy đây là nội dung mới, bước đầu có những khó khăn nhưng khi công tác này thực hiện tốt sẽ giảm tải công việc cho bộ phận tiếp nhận và giải quyết TTHC. Do đó, lãnh đạo Sở Tư pháp đề nghị các sở, ban, ngành quan tâm hơn nữa đến nội dung này trong thời gian tới.

                 Sau một buổi làm việc trong không khí nghiêm túc và cởi mở, nhiều ý kiến đóng góp mang tính xây dựng đã được nêu ra  vừa nhằm hoàn thiện hơn nữa nhiệm vụ kiểm soát TTHC vừa tạo cơ hội hiểu thêm về những khó khăn của các sở, ban, ngành trong hoạt động này. Qua hội nghị, Sở Tư pháp tin rằng hoạt động kiểm soát TTHC ngày càng phát huy được tính hiệu quả và góp phần chung tay cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh./.

          False
          Thông báo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của Ông Nguyễn Văn BửuTin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtThông báo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của Ông Nguyễn Văn Bửu/CMSImageNew/2017-07/logo_CTCCTTHC_Key_19072017094515.jpg
          Thông báo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của Ông Nguyễn Văn Bửu
          7/19/2017 10:00 AMNoĐã ban hành

                    Ngày 18/7/2016, Sở Tư pháp ban hành Công văn  số 949/STP-KSTT về thông báo kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của Ông Nguyễn Văn Bửu. Địa chỉ liên lạc: 1280, tổ 7, ấp Cây Dừng, xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

                   Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương hoan nghênh tinh thần phản ánh kiến nghị của Ông Bửu đã tham gia vào quy trình kiểm soát thủ tục hành chính, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của địa phương.

                   Về phản ánh, kiến nghị của Ông, theo đề nghị của Sở Tư pháp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức kiểm tra, xử lý và báo cáo kết quả cụ thể tại Công văn số 2101/SLĐTBXH-NCC ngày 10/7/2017 về việc trả lời văn bản xử lý phản ánh kiến nghị công dân của Ông Nguyễn Văn Bửu.

                   Về nội dung phản ánh việc Sở Lao động Thương binh và Xã hội chậm trả lời thư yêu cầu ngày 09/12/2016 của Ông: Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã có Công văn phúc đáp số 142/SLĐTBXH-NCC ngày 19/01/2017 về việc tìm mộ liệt sỹ Phạm Văn Sắn và gửi theo địa chỉ hộ khẩu thường trú của Ông ghi trong thư: Số 391/2/14, tổ 42, đường CMT8, khu phố 3, phường Hiệp Thành, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Gửi kèm theo Công văn số 2101/SLĐTBXH-NCC ngày 10/7/2017 và Công văn số 142/SLĐTBXH-NCC ngày 19/01/2017)

                    Sở Tư pháp thông báo kết quả xem xét xử lý phản ánh, kiến nghị để Ông được biết. 

                    Đính kèm:CV 949 STP-KSTTHC. Ong Buu.PDF

          False
          Ủy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.Tin ngành tư pháp; Tin tứcBài viếtỦy ban nhân dân tỉnh công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã./CMSImageNew/2017-07/QD 1860 UBND TINH BD_001_Key_19072017092655.png
          Ngày 11/7/2017, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 1860/QĐ-UBND công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp; Ủy ban nhân dân cấp huyện; Ủy ban nhân dân cấp xã.
          7/18/2017 10:00 AMNoĐã ban hành

                    Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương và địa phương. Sở Tư pháp đã cập nhật, rà soát thủ tục hành chính và xây dựng nội dung 22 thủ tục hành chính (10 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung; 11 thủ tục hành chính giữ nguyên; 01 thủ tục hành chính bãi bỏ) trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định công bố các nội dung sau:

                    - Thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung: 10 TTHC, trong đó:

                              + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp: 08 thủ tục hành chính (Lĩnh vực Hành chính tư pháp 06 TTHC; lĩnh vực Nuôi con nuôi 02 TTHC)

                              + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã: 02 thủ tục hành chính (Lĩnh vực Nuôi con nuôi)

                    - Thủ tục hành chính giữ nguyên: 11 TTHC, trong đó:

                              + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp: 02 TTHC (Lĩnh vực Phổ biến giáo dục pháp luật).

                            + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện: 03 TTHC (Lĩnh vực Phổ biến giáo dục pháp luật: 02 TTHC; Lĩnh vực Hòa giải cơ sở: 01 TTHC).

                            + Thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã: 06 TTHC (Lĩnh vực Phổ biến giáo dục pháp luật: 02 TTHC; Lĩnh vực Hòa giải cơ sở: 04 TTHC)

                    ​- Thủ tục hành chính bị bãi bỏ: 01 thủ tục hành chính (Lĩnh vực Nuôi con nuôi)

                    Quyết định 1860/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung các Quyết định: Quyết định số 298/QĐ-UBND ngày 09/02/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hộ tịch, bổ trợ tư pháp thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã; Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 22/3/2017 của  Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp, Hành chính tư pháp, Nuôi con nuôi, Khiếu nại, Tố cáo, Chứng thực thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và Thay thế Quyết định số 1800/QĐ-UBND ngày 12/7/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc công bố thủ tục hành chính mới trong các lĩnh vực Bồi thường nhà nước, Phổ biến giáo dục pháp luật, Hòa giải cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Tư pháp./.

                    Đính kèm: QD 1860 UBND TINH BD.PDF

          False
          1 - 30Next
          Ảnh
          Video
          Audio