Tin tức
Thứ 6, Ngày 12/05/2017, 15:00
Chung tay cải cách thủ tục hành chính: Bình Dương thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông.
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
12/05/2017
Hôm qua (11-5), Đoàn khảo sát của Văn phòng Chính phủ do ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát Thủ tục Hành chính (TTHC) thuộc Văn phòng Chính phủ làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại tỉnh Bình Dương để tìm hiểu về việc thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông trong giải quyết TTHC.

          Tạo mọi thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân

          Báo cáo với đoàn khảo sát, ông Mai Sơn Dũng, Giám đốc Sở Nội vụ, cho biết thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông tại cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương (gọi tắt là Quyết định 09), Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Công văn chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đó, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã đã tổ chức kiện toàn mô hình “một cửa”, “một cửa” liên thông để phù hợp với các quy định của Quyết định 09. Cùng với đó, Sở Nội vụ đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức (CBCC) tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả các cấp về những nội dung quy định mới của Quyết định 09; tổ chức tập huấn cho CBCC nắm vững quy trình thực hiện và lề lối, thái độ, quy tắc ứng xử, phục vụ trong giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân.

 

Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ (đứng) đánh giá cao và cho rằng Bình Dương thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông. Ảnh: H.V

          Tính đến nay, cấp tỉnh đã có 1.652 TTHC (100% thủ tục) thuộc thẩm quyền giải quyết của 20 sở, ban, ngành đã tổ chức thực hiện theo cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông tại Trung tâm Hành chính công. Trong đó, thực hiện theo cơ chế “một cửa” là 1.518 TTHC, “một cửa” liên thông là 134 TTHC. Đối với cấp huyện, 9/9 UBND huyện, thị, thành phố đã tổ chức thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông hiện đại để giải quyết 100% TTHC thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện gồm 291 thủ tục, trong đó có 40 TTHC liên thông. Mô hình “một cửa”, “một cửa” liên thông của các huyện, thị, thành phố được tổ chức, kiện toàn và hiện đại hóa. Trong quý I-2017, UBND cấp huyện đã tiếp nhận 74.118 hồ sơ (không tính hồ sơ chứng thực trả ngay), đã giải quyết đúng hạn 58.195 hồ sơ (chiếm 92,2% hồ sơ giải quyết), quá hạn 4.928 hồ sơ (chiếm 7,8% hồ sơ giải quyết) và 10.999 hồ sơ còn trong thời hạn giải quyết.

Bình Dương thực hiện tốt cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông. Việc tiếp nhận và giải quyết TTHC tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh, các hình thức trả kết quả trực tiếp, gián tiếp; việc triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp...

(Ông Ngô Hải Phan, Cục trưởng Cục kiểm soát TTHC thuộc Văn phòng Chính phủ)

 

          Theo ông Mai Sơn Dũng, toàn tỉnh có 91/91 các xã, phường, thị trấn thực hiện tổ chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông đối với 100% TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã gồm 126 TTHC, trong đó có 38 TTHC liên thông. Riêng việc triển khai, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa”, “một cửa” liên thông hiện đại có 44 xã, phường, thị trấn đã triển khai thực hiện. Dự kiến đến hết năm 2017, tỉnh sẽ trang bị, hiện đại hóa cho các xã còn lại để đảm bảo 100% bộ phận “một cửa”, “một cửa” liên thông tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn hiện đại. Trong quý I-2017, UBND cấp xã tiếp nhận và giải quyết 237.185 hồ sơ, giải quyết đúng hạn 236.990 hồ sơ (đạt 99,91%) và 195 hồ sơ trễ hạn (chiếm 0,09%).

          Báo cáo với đoàn khảo sát, ông Mai Sơn Dũng cho biết theo quy định tại Quyết định 09, Bình Dương đãthực hiện liên thông các lĩnh vực đầu tư, đất đai, đăng kýkinh doanh, cấp giấy phép xây dựng, tư pháp tại Trung tâm Hành chính công trong tiếp nhận, giải quyết, luân chuyển hồsơ tới các ngành cóliên quan đểthực hiện. Đối với UBND cấp huyện đãthực hiện liên thông đối các lĩnh vực theo quy định với cấp sở, chi cục thuếcấp huyện vàvới UBND cấp xã. Một số UBND cấp xãđãthực hiện liên thông thủtục đăng kýkinh doanh với Phòng Tài chính - Kếhoạch cấp huyện. Từ đó đã góp phần giảm thời gian đi lại, chi phícủa người dân, doanh nghiệp trong thực hiện TTHC và nâng cao hiệu quả, chất lượng giải quyết TTHC của các cơ quan hành chính Nhà nước.

Hiệu quả từ mô hình Trung tâm Hành chính công

          Đoàn khảo sát của Văn phòng Chính phủ cũng đặt biệt quan tâm đến mô hình thí điểm Trung tâm Hành chính công của Bình Dương. Báo cáo với đoàn về vấn đề này, ông Trương Công Huy, Giám đốc Trung tâm Hành chính công, cho biết tại Trung tâm Hành chính công, quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế “một cửa” được thực hiện gồm 4 bước: Tiếp nhận hồ sơ, luân chuyển hồ sơ, giải quyết hồ sơ và trả kết quả giải quyết hồ sơ. Việc giải quyết hồ sơ TTHC thuộc thẩm quyền của các sở, ban, ngành. Trung tâm trực tiếp quản lý về nghiệp vụ, hoạt động tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cũng như thời gian, lề lối làm việc, văn hóa công sở của đội ngũ CBCC thông qua hệ thống camera, kiểm tra thực tế tại quầy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

          Hiện tại, trung tâm đã tổ chức bố trí, sắp xếp vị trí tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của các sở, ban, ngành tại khu vực tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo hướng tinh gọn, tích hợp; điều chỉnh giảm số lượng quầy của một số sở, ban, ngành và hợp nhất quầy trực của 6 sở, ngành gồm: Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ, Sở NN và PTNT, Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền Thông và Thanh tra tỉnh thành 1 quầy tiếp nhận và trả hồ sơ. Trong quý I-2017, các sở, ban, ngành tại trung tâm đã tiếp nhận 28.050 hồ sơ, thủ tục. Hồ sơ tiếp nhận và giải quyết trả ngay trong ngày là 1.614 hồ sơ (chiếm tỷ lệ 5,75%). Các sở, ngành có TTHC giải quyết tại trung tâm với tỷ lệ hồ sơ biến động lớn so với cùng kỳ năm 2016 là Sở Giao thông - Vận tải với tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ thủ tục đổi giấy phép lái xe giảm 51,8%. Thủ tục về cấp mới và thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tăng 296,1%.

          Số hóa trong giải quyết hồ sơ

          Điểm đáng lưu ý mà Đoàn khảo sát quan tâm là đến nay Bình Dương có 100% TTHC được cung cấp ở mức độ 2, 116 TTHC được cung ứng mức độ 3, mức độ 4 trên trang hành chính công, trong đó cấp tỉnh là 109 TTHC, cấp huyện 7 TTHC. Kết quả trong quý I-2017, có 10.275 hồ sơ đăng ký và được xử lý mức độ 3 và 7 hồ sơ được đăng ký và xử lý ở mức độ 4. Tính đến nay, toàn tỉnh có 975 TTHC triển khai thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích theo Quyết định số 45/2016/QĐ- TTg, trong đó cấp tỉnh là 744 TTHC, cấp huyện là 178 TTHC, cấp xã là 53 TTHC.

          Việc thực hiện trả kết quả TTHC về địa chỉ của người dân qua đường bưu điện được các sở, ban, ngành thực hiện tốt, trung bình có từ 40- 50% hồ sơ phát sinh được trả qua đường bưu điện. Đối với cấp huyện và cấp xã, số hồ sơ trả qua đường bưu điện chiếm tỷ lệ thấp, riêng đối với cấp xã trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhận, chu chuyển hồ sơ miễn phí đối với TTHC 3 trong 1 (khai sinh, bảo hiểm y tế và hộ khẩu). Bên cạnh việc phối hợp với Bưu điện thực hiện chuyển trả kết quả giải quyết TTHC về địa chỉ người dân, doanh nghiệp, Sở Giao thông - Vận tải đã phối hợp thực hiện giải quyết hồ sơ cấp giấy phép lái xe tại các bưu cục, trực tiếp tại các doanh nghiệp, khu công nghiệp và tại UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh. Sở Tư pháp tiếp tục phối hợp với Bưu điện tỉnh Bình Dương, Bưu chính Viettel cung cấp dịch vụ nhận hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp tại nhà, tại doanh nghiệp, tiếp nhận trực tuyến và trả kết quả tại địa chỉ yêu cầu.

          ​Ông Mai Sơn Dũng cho rằng, đây là kết quả của sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc triển khai thực hiện những mô hình mới, cách làm hay trong cải cách hành chính nhằm mục tiêu tạo thuận lợi nhất để phục vụ người dân, doanh nghiệp. Trong ứng dụng công nghệ thông tin, hoàn thiện cơ sở hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính, toàn bộ quá trình tiếp nhận, luân chuyển, phê duyệt và kết quả giải quyết TTHC đều được tin học hóa, công khai, minh bạch, quy định rõ trách nhiệm, thời gian thẩm định, quyết định. Lãnh đạo tỉnh, huyện dễ dàng theo dõi, chỉ đạo kịp thời trong quá trình giải quyết TTHC nhằm giảm hồ sơ giải quyết trễ hẹn, tăng số lượng hồ sơ giải quyết đúng hẹn và sớm hơn so với lịch hẹn, tạo sự hài lòng trong người dân và cộng đồng doanh nghiệp.

HỒ VĂN

Lượt người xem:  Views:   892
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio