Tin tức
Thứ 3, Ngày 15/08/2017, 11:00
Điểm mới của Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
15/08/2017
Ngày 07/8/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 92/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

          Nghị định ra đời là cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, hiệu quả từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính với xây dựng chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính.

          Thống nhất đầu mối chủ trì triển khai thực hiện công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính

          Để đảm bảo gắn kết chặt chẽ, đồng bộ giữa cải cách hành chính với xây dựng Chính phủ điện tử và kiểm soát thủ tục hành chính, đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ liêm chính, hành động, phục vụ nhân dân và định hướng chuyển trọng tâm từ xây dựng sang hoàn thiện và tổ chức thực hiện thể chế, Chính phủ đã điều chuyển nhiệm vụ quản lý nhà nước về kiểm soát thủ tục hành chính và chủ trì triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính từ Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ sang Văn phòng Chính phủ.

          Theo đó, các Điều 1, 3, 4, 5 của Nghị định số 92/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ các nội dung liên quan đến điều chuyển nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, thực hiện theo dõi cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Tổ chức pháp chế Bộ, cơ quan ngang Bộ, Sở Tư pháp, Phòng tư pháp sang Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện tại các Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính, Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ  quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ.

          Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP cũng quy định rõ việc xử lý chuyển tiếp liên quan đến việc thống nhất đầu mối chủ trì triển khai công tác kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính, tham mưu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, địa phương, cụ thể như sau:

          "1. Trường hợp Nghị định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ đã ban hành trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện tổ chức lại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ trong trường hợp cơ cấu tổ chức của Tổ chức pháp chế có phòng này hoặc thành lập Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính được giao theo quy định tại Nghị định này. Riêng Bộ Công an thực hiện theo quy định tại Luật Công an nhân dân.

          2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện tổ chức lại Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cơ sở chuyển giao Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Sở Tư pháp để thực hiện chức năng, nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính phù hợp với quy định tại Nghị định này".

          Đổi mới, tăng cường trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương trong công bố, công khai thủ tục hành chính

          Để gắn kết giữa ban hành và công bố thủ tục hành chính theo quy định mới về thẩm quyền quy định thủ tục hành chính của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP đã sửa đổi thẩm quyền công bố của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố:

          "a) Danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó phải xác định rõ tên, căn cứ pháp lý, thời gian, địa điểm thực hiện và phí, lệ phí trong trường hợp được phân cấp hoặc ủy quyền quy định;

          b) Thủ tục hành chính được giao quy định hoặc quy định chi tiết trong văn bản quy phạm pháp luật của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương".

          Bên cạnh đó, Nghị định đã sửa đổi, giao trách nhiệm nhập, kiểm tra, đăng tải công khai thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính cho Bộ, ngành, địa phương để tăng cường tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương. Nghị định quy định cụ thể như sau: "Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức việc nhập, đăng tải công khai các thủ tục hành chính và văn bản quy định về thủ tục hành chính đã được công bố vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; đồng thời chịu trách nhiệm về tính chính xác của thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính" (Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP).

          Đồng thời, Nghị định 92/2017/NĐ-CP cũng đã sửa đổi, bổ sung một số điều khoản liên quan của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP để đảm bảo thực hiện có hiệu quả những đổi mới trên như: Quy định việc công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật trên cơ sở quyết định công bố thủ tục hành chính hoặc kết xuất, kết nối, tích hợp dữ liệu thủ tục hành chính trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; bổ sung thêm một hình thức công khai bắt buộc là việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kết nối, tích hợp với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính; bổ sung thêm quy định về công bố thủ tục hành chính đối với trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành,...

          Tạo cơ sở pháp lý để quản lý, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính.

          Điều 2 Nghị định số 92/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của Nghị định số 20/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, trong đó tập trung vào việc bổ sung, sửa đổi một số quy định để đưa vào quản lý, vận hành Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp. Những nội dung mới này sẽ là cơ sở để thực hiện áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện, tăng cường khả năng giám sát, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, tạo môi trường giao tiếp thân thiện, thuận tiện giữa người dân, doanh nghiệp với cơ quan tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị. Theo đó, nội dung Nghị định số 92/2017/NĐ-CP quy định rõ về yêu cầu đối với phản ánh kiến nghị bằng thông điệp dữ liệu; quy trình tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị bằng thông điệp dữ liệu; quản lý, vận hành, khai thác dữ liệu trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

          Sửa đổi, bổ sung một số quy định cho phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

          Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định mới về thẩm quyền quy định thủ tục hành chính (như: Khoản 4 Điều 14 Luật quy định về hành vi bị cấm trong quy định thủ tục hành chính,...); đổi mới quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó, Nghị định số 92/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP cho phù hợp với các quy định mới này tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015. Nghị định số 92/2017/NĐ-CP quy định rõ kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính; đồng thời, quy định việc thực hiện đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

          Như vậy, việc ban hành Nghị định 92/2017/NĐ-CP đã kịp thời tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm soát, cải cách thủ tục hành chính, tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thống nhất, hiệu quả, toàn diện từ trung ương đến địa phương, đáp ứng được yêu cầu mới của Chính phủ; đồng thời, sửa đổi ngay một số quy định để đảm bảo phù hợp với các quy định mới tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và đáp ứng yêu cầu công tác công khai, minh bạch trong tình hình mới, tăng cường trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước, sự tham gia của cá nhân, tổ chức trong giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính./.

          ​Nghị định 92/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 9 năm 2017./.

 

 

Lượt người xem:  Views:   1518
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio