Nuôi con nuôi
Thứ 5, Ngày 01/07/2021, 10:00
Báo cáo tình hình thực hiện công tác rà soát, đánh giá trẻ em cần tìm gia đình thay thế tại tỉnh Bình Dương
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
01/07/2021 | Phòng HCTP&QLXLVPHC
Báo cáo tình hình thực hiện công tác rà soát, đánh giá trẻ em cần tìm gia đình thay thế tại tỉnh Bình Dương

​Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Bình Dương có 11 cơ sở trợ giúp xã hội, trong đó có 01 cơ sở công lập; 10 cơ sở  ngoài công lập; số lượng cơ sở tham gia giải quyết việc nuôi con nuôi trong nước và tham gia giải quyết nuôi con có yếu tố nước ngoài chiếm tỷ lệ nhỏ (01/11 cơ sở trợ giúp xã hội, cụ thể là Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội – thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã Hội).

Công tác đánh giá trẻ em có nhu cầu cần được nhận làm con nuôi tại tỉnh Bình Dương trong thời gian qua còn một số vướng mắc, khó khăn như sau:

- Sở Tư pháp phối hợp với các cơ quan liên quan đăng thông tin tìm gia đình thay thế cho trẻ theo đúng quy định tại Luật Nuôi con nuôi và các văn bản trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài, loa truyền thanh); trong Tờ gấp pháp luật. Tuy nhiên, số lượng đăng ký nhu cầu nhận con nuôi nộp hồ sơ tại Sở Tư pháp chiếm tỷ lệ thấp (01 hồ sơ), các trường hợp khác, chỉ liên hệ với Sở Tư pháp qua điện thoại. Qua nắm bắt, các trường hợp này đều mong muốn nhận trẻ khỏe mạnh làm con nuôi và không thường trú tại địa phương.

- Theo quy định tại Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05/3/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi quy định các cơ sở trợ giúp xã hội được thành lập hợp pháp, cơ sở tôn giáo đều có trách nhiệm đánh giá nhu cầu và lập hồ sơ trẻ em cần tìm gia đình thay thế (nhận làm con nuôi) để báo cáo cơ quan chủ quản. Tuy nhiên, qua báo cáo rà soát của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thì số lượng cơ sở trợ giúp xã hội tham gia đánh giá nhu cầu và lập hồ sơ trẻ em cần cần được nhận con nuôi rất thấp (01/11 cơ sở). Số lượng trẻ em đang được nuôi dưỡng tại các cơ sở là 348 trẻ thuộc đối tượng cần tìm gia đình thay thế, trong đó chỉ có 22 trẻ cần chuyển hình thức chăm sóc thay thế (chiếm 6.32%) và chỉ tập trung tại Trung tâm Bảo trợ và Công tác xã hội – thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã Hội (cơ sở công lập).

- Thực hiện Luật Nuôi con nuôi và Công ước La Hay số 33 nhằm bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em là cố gắng duy trì trẻ em sống trong môi trường gia đình hoặc tái đoàn tụ với gia đình. Vì vậy, đối với trẻ em bỏ rơi, trẻ em mồ côi sau khi được tiếp nhận, một số cơ sở trợ giúp xã hội tích cực thực hiện công tác xác minh nguồn gốc gia đình trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội đoàn tụ gia đình sống cùng người thân ruột thịt. Tuy nhiên, công tác này còn gặp khó khăn do thông tin của cha mẹ trẻ bị bỏ rơi không có hoặc không có thật. Mặt khác, phần lớn cha mẹ của trẻ bị bỏ rơi cư trú ở các tỉnh khác nên việc đi lại khó khăn, việc xác minh hồ sơ mất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, có một số trường hợp trẻ bỏ rơi đã tìm được gia đình ruột nhưng do nhiều lý do thân nhân của trẻ chưa nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc đón nhận trẻ đoàn tụ gia đình. Vì vậy, cơ sở trợ giúp xã hội chậm trong việc kết luận trẻ đủ điều kiện lập thủ tục tìm gia đình thay thế. 

Từ những khó khăn, vướng mắc trên, Sở Tư pháp có một số kiến nghị, đề xuất như sau:

- Đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét bổ sung quy định về thời hạn kết thúc việc xác minh tìm nguồn gốc gia đình đối với những trường hợp hồ sơ trẻ không thể hiện thông tin thân nhân hoặc có thông tin nhưng không có thật. Đối với những trường hợp trẻ bỏ rơi đã tìm được gia đình nhưng thân nhân không hợp tác trong việc đón trẻ đoàn tụ gia đình cũng cần quy định thời hạn cụ thể nhằm rút ngắn thời gian xác minh và đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ, nhất là đối với những trẻ bệnh, khuyết tật, cần được can thiệp sức khỏe kịp thời.

- Tiếp tục tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có liên quan trong công tác nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật như: Bộ Tư pháp tiếp tục phối hợp với Bộ Công an trong việc chỉ đạo trong ngành trong việc phối hợp xác minh về nhân thân của trẻ em bị bỏ rơi được cho làm con nuôi nước ngoài. Phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiếp tục có giải pháp; đôn đốc; khuyến khích các cơ sở trợ giúp xã hội quan tâm đến việc lập danh sách tìm gia đình thay thế cho trẻ qua hình thức cho con nuôi.

- Tiếp tục quan tâm tăng cường nguồn lực, nhận thức của cán bộ làm công tác giải quyết việc nuôi con nuôi. 

Tải về Tình hình rà soát, đánh giá trẻ em cần tìm gia đình thay thế trên địa bàn tỉnh Bình Dương.docxHình ảnh minh họa.jpg


Lượt người xem:  Views:   3375
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio