Lý Lịch Tư Pháp
Thứ 4, Ngày 19/12/2018, 14:00
Năm 2019: Tiếp tục tạo bứt phá trong công tác cải cách hành chính
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
19/12/2018 | Phòng HCTP&QLXLVPHC
Trong năm 2018, Bình Dương luôn xem công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để thực hiện mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại. Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai toàn diện, đồng bộ ở cả 3 cấp chính quyền...

 

 Năm 2019, công tác giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp sẽ được tiếp tục chú trọng. Trong ảnh: Cán bộ “một cửa” Sở Kế hoạch và Đầu tư giải quyết thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Ảnh: S.T

 Tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa IX mới đây, ông Trần Thanh Liêm, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã báo cáo nhiều vấn đề liên quan đến công tác CCHC của tỉnh. Ông Trần Thanh Liêm cho rằng, được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác CCHC năm 2018 đã đạt nhiều kết quả tích cực. Công tác xây dựng nền tảng hạ tầng phục vụ phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước được chuẩn bị tốt, bảo đảm an toàn thông tin; hệ thống hội nghị trực tuyến đã được triển khai tại 13 điểm cầu. Tỉnh đã thực hiện kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản từ cấp tỉnh đến cấp xã và đã liên thông với Văn phòng Chính phủ; triển khai phần mềm một cửa cho các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã và triển khai trên 300 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 12 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Ngoài ra, tỉnh đã ban hành khung kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương, đây là nền tảng để phát triển, xây dựng chính quyền điện tử tỉnh Bình Dương trong tương lai.

Thành quả mà Bình Dương đạt được trong năm 2018 về công tác CCHC là đáng tự hào, được đông đảo người dân, doanh nghiệp đánh giá cao. Kết quả này là nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Từ đó, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện đã quyết tâm chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ CCHC, triển khai hiệu quả cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, doanh nghiệp cũng như công tác quản lý nhà nước tại địa phương. Trung tâm Hành chính công của tỉnh tiếp tục được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Bộ phận một cửa hiện đại được triển khai tại 9/9 huyện, thị, thành phố, các trang thiết bị phần cứng, phần mềm được đầu tư đồng bộ, đặc biệt là việc thành lập và đưa vào vận hành Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Thủ Dầu Một, được người dân đồng tình, đánh giá cao, là điểm nhấn mang tính đột phá để triển khai tốt các nhiệm vụ theo Chương trình tổng thể CCHC Nhà nước giai đoạn 2011-2020.

Mặc dù có nhiều thành quả, song UBND tỉnh cũng nhìn nhận cụ thể những hạn chế về công tác CCHC. Đó là trang thiết bị, cơ sở vật chất tại bộ phận “một cửa” ở một số địa phương cấp xã dù được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa theo kịp xu hướng phát triển và yêu cầu ngày càng cao của các địa phương trong triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông. Tỷ lệ hồ sơ quá hạn còn cao, chủ yếu là tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, trong đó lĩnh vực đất đai, xây dựng chiếm đa số. Hiện tượng hồ sơ quá hạn nhưng chưa có thư xin lỗi người dân theo quy định còn khá phổ biến. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông của tỉnh được quan tâm đầu tư nhưng trong triển khai vẫn còn chậm. Việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích theo lộ trình năm 2018 tỉnh đã triển khai gần 100 TTHC với hơn 70 điểm bưu cục trên toàn tỉnh, tuy nhiên số lượng người dân lựa chọn sử dụng dịch vụ này còn thấp so với tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận và trả kết quả của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh, nhất là chiều tiếp nhận hồ sơ…

Để khắc phục những hạn chế này, trong năm 2019, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, các cơ quan ngành dọc trên địa bàn tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác xây dựng, góp ý, thẩm định, rà soát hệ thống hóa văn bản nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hoàn thiện hệ thống pháp luật của tỉnh. Tiếp tục rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là các lĩnh vực liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, đất đai, môi trường, xây dựng. Công bố kịp thời, công khai đầy đủ TTHC theo quy định; tiếp nhận và kịp thời xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các quy định TTHC. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về CCHC trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các đài truyền thanh huyện, hệ thống loa truyền thanh cấp xã, Báo Bình Dương, Cổng thông tin điện tử của tỉnh… Trong đó, tập trung tuyên tuyền về các tiện ích, quy trình, cách thức thực hiện các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và tiếp nhận hồ sơ TTHC qua dịch vụ bưu chính công ích để người dân biết thực hiện.

UBND tỉnh cũng yêu cầu tổ chức triển khai nghiêm túc, hiệu quả Nghị định số 61/2018/NĐ- CP của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC; tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động của mô hình Trung tâm Hành chính công tỉnh, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Thủ Dầu Một, bộ phận “một cửa” hiện đại cấp huyện, đầu tư, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận một cửa cấp xã; tăng số TTHC liên thông trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đặc biệt là liên thông đến cấp xã. Triển khai hiệu quả các đề án, kế hoạch về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh theo tinh thần Nghị quyết số 18- NQ/TW và 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Cùng với đó là tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức; triển khai tổ chức thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý theo đề án đã phê duyệt; thực hiện tinh giản biên chế theo lộ trình và mục tiêu đặt ra. UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; hoàn thiện và triển khai các phần mềm một cửa điện tử, phần mềm đánh giá công chức bộ phận một cửa đến 100% cấp xã; tổ chức triển khai khung kiến trúc chính quyền điện tử của tỉnh. Tăng số lượng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, nhất là các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện. Quảng bá thông tin và dịch vụ hành chính công của tỉnh trên ứng dụng Zalo. Tiếp tục triển khai xây dựng, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 hoặc TCVN ISO 9001:2015 trong các cơ quan hành chính Nhà nước, khuyến khích UBND cấp xã xây dựng và áp dụng...

Sưu tầm: SÔNG TRÀ - Báo Bình Dương

Lượt người xem:  Views:   982
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio