Bồi thường nhà nước
Thứ 6, Ngày 06/09/2024, 17:00
Nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại yêu cầu bồi thường nhà nước
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/09/2024 | Phòng HCTP&QLXLVPHC

30/08/2024
 
Sáng 30/8, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với Cục Bồi thường Nhà nước – Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân.
Tham dự Tọa đàm có Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La Phạm Văn Hưng và Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH Đào Ngọc Lý Lê Bá Thịnh.
Đảm bảo tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường
Theo Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) ra đời nhằm bảo đảm tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi họ bị thiệt hại từ hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, đồng thời nâng cao trách nhiệm công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. 


 
Để các quy định của Luật TNBTCNN đi vào cuộc sống, quá trình tổ chức thi hành cần phải có cơ chế phù hợp. Mặt khác, trong thực tế, nhiều trường hợp người bị thiệt hại không biết hoặc biết nhưng thực hiện chưa đầy đủ các quy định của pháp luật về TNBTCNN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước được ra đời nhằm hướng đến mục tiêu bảo đảm tốt nhất quyền yêu cầu bồi thường nhà nước của người bị thiệt hại, đồng thời bảo đảm các quy định của pháp luật về TNBTCNN được thực hiện nghiêm minh.
Theo quy định tại Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017, ở Trung ương, Bộ Tư pháp có nhiệm vụ giúp Chính phủ thực hiện cả hai hoạt động hỗ trợ và hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước đối với các vụ việc đã có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. Theo đó, nhiệm vụ này được giao cho Cục Bồi thường nhà nước, mà trực tiếp là Trung tâm Hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường thực hiện. Còn ở địa phương thì Sở Tư pháp có nhiệm vụ giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ này.


 
Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Sơn La Phạm Văn Hưng cho biết, Sở Tư pháp phân công Phòng Hành chính tư pháp và Bổ trợ tư pháp (Phòng HCTP&BTTP) tham mưu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác BTCNN trên địa bàn tỉnh và phân công 1 công chức thuộc Phòng HCTP&BTTP kiêm nhiệm tham mưu thực hiện nhiệm vụ tham mưu quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
Để đảm bảo cho người dân, doanh nghiệp và một số sở, ngành, UBND một số huyện nhận thức đúng về việc yêu cầu TNBTCNN, cũng như áp dụng đúng quy định để thực hiện, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo Sở Tư pháp căn cứ Luật TNBTCNN và các văn bản hướng dẫn thi hành để hướng dẫn cá nhân, tổ chức cũng như các sở, ngành và UBND một số huyện nghiên cứu, thực hiện đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Dưới góc nhìn của người hành nghề luật sư, luật sư Lê Bá Thịnh cho rằng đây là một cơ chế rất nhân văn của Đảng và Nhà nước trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đặc biệt, đây là hoạt động phi thương mại, dịch vụ công thiết yếu, không thu phí, phục vụ cho người dân. Điều này phù hợp với quy định về việc người bị thiệt hại không phải nộp các loại phí, lệ phí, án phí, thuế đối với các nội dung yêu cầu bồi thường và số tiền được Nhà nước bồi thường.
Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn
Với những dự báo về sự phát triển mạnh mẽ của xã hội hiện tại, theo Phó Cục trưởng Cục Bồi thường Nhà nước Trần Việt Hưng, lĩnh vực bồi thường nhà nước cần thiết phải được tiếp tục đánh giá đúng mức về vai trò trong việc góp phần thực hiện mục tiêu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ mới. 
Để tạo điều kiện cho những thay đổi mang tính bản chất được thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quyền con người, quyền công dân, trong thời gian tới cần phải nâng cao chất lượng nhân sự và đổi mới hình thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ này. Trong đó, tập trung vào 3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp.


 
Cụ thể, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 68 ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật TNBTCNN và Thông tư số 09 ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đội ngũ công chức, viên chức làm công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; nâng cao nhận thức pháp luật về TNBTCNN nói chung và quyền yêu cầu bồi thường nhà nước, quyền được hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước nói riêng cho cá nhân.
Bên cạnh đó, cần đổi mới hình thức, phương pháp hỗ trợ người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước. Cụ thể, đổi mới cách thức tiếp cận vụ việc có nhu cầu hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; tăng cường phối hợp giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức có chức năng trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật trong thực hiện công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước; Tăng cường phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương có liên quan trong từng vụ việc cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
 
Kể từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực thi hành đến nay, trung bình hằng năm, công tác hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước thực hiện được khoảng hơn 100 lượt vụ việc trong cả ba hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án, theo đó đã góp phần tích cực trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại, đồng thời nâng cao chất lượng công vụ của đội ngũ công chức nhà nước, củng cố thêm niềm tin trong Nhân dân và xã hội. Trong nhiều vụ việc, người bị thiệt hại đã được cung cấp thông tin, hỗ trợ, hướng dẫn thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước kịp thời, đúng pháp luật, từ đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, điển hình như vụ việc ở Khánh Hòa, Tây Ninh), Quảng Ninh, Hà Nội), Sơn La,...​
Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-cac-don-vi-thuoc-bo.aspx?ItemID=5078​
Lượt người xem:  Views:   85
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio