Bồi thường nhà nước
Thứ 3, Ngày 08/02/2022, 12:00
Một số kết quả công tác bồi thường Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2017
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
08/02/2022 | Nguyễn Thị Thúy Diễm

     Thực hiện quy định của Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành và hướng dẫn của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Bình Dương đã kịp thời triển khai thi hành Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành; bám sát yêu cầu tại Kế hoạch triển khai thi hành Luật TNBTCNN năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ (ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-TTg ngày 25/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ); chỉ đạo tiếp cận Luật TNBTCNN theo phương châm phòng ngừa là chính, vì vậy, các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh thường xuyên quán triệt nội dung Luật TNBTCNN, các văn bản hướng dẫn thi hành cho đội ngũ công chức nhằm phòng ngừa phát sinh sai phạm trong thi hành công vụ; nâng cao hơn nữa nhận thức pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với đội ngũ công chức và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cá nhân, tổ chức phù hợp với từng đối tượng theo chức năng, nhiệm vụ của sở, ngành, đơn vị. Vì vậy, từ khi Luật TNBTCNN năm 2017 có hiệu lực đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Dương không phát sinh vụ việc yêu cầu bồi thường của Nhà nước.

     Các quy định của Luật TNBTCNN năm 2017 đã quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án; thiệt hại được bồi thường; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức bị thiệt hại; cơ quan giải quyết bồi thường; thủ tục giải quyết yêu cầu bồi thường; phục hồi danh dự; kinh phí bồi thường; trách nhiệm hoàn trả; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác bồi thường nhà nước... Với việc quy định cụ thể, đầy đủ các nội dung trên đã góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực thi công vụ; tạo thuận lợi cho việc giải quyết bồi thường; bảo đảm tốt hơn quyền của người bị thiệt hại; giúp cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường có đầy đủ cơ sở pháp lý để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước, qua đó, nắm bắt một cách toàn diện và thực chất tình hình thực hiện công tác bồi thường nhà nước.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có những vướng mắc, bất cập như: Việc tham mưu về công tác bồi thường nhà nước chưa có cán bộ chuyên trách; đa số công chức phụ trách công tác bồi thường nhà nước ở các Sở, ngành chưa có kinh nghiệm nên còn lúng túng, gặp không ít khó khăn trong công tác tham mưu. Một số đơn vị gửi thông tin, báo cáo về kết quả thực hiện công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi quản lý của mình còn chưa đầy đủ thông tin và thời hạn theo đề nghị của Sở Tư pháp.​

Lượt người xem:  Views:   1786
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio