Thừa phát lại
Chủ Nhật, Ngày 15/03/2020, 14:00
Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/02/2020 (Thay thế nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP).
Theo Điều 3 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP những công việc Thừa phát lại được làm bao gồm: 1. Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. 2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này. 3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. 4. Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan. Sau đây là một số nội dung giống và khác nhau của 04 công việc của Thừa phát lại quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP: I. TỐNG ĐẠT VĂN BẢN Nội dung so sánh | Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP | Nghị định 08/2020/NĐ-CP | Kết quả so sánh | Thẩm quyền tống đạt | Tống đạt văn bản của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp | Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự | Mở rộng thẩm quyền tống đạt văn bản của Viện Kiểm sát | Phạm vi tống đạt | Trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại Thừa phát lại có quyền thực hiện việc tống đạt các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự tại Khoản 1 của Điều này ngoài địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại | Trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở theo hợp đồng dịch vụ tống đạt được ký kết giữa Văn phòng Thừa phát lại với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự. Trường hợp tống đạt ngoài địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng đảo, quần đảo ngoài địa bàn cấp huyện nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở thì Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận với Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự bằng hợp đồng riêng cho từng việc cụ thể | Quy định chi tiết hơn về việc thực hiện tống đạt đối với các văn bản ở ngoài địa bàn cấp tỉnh | Loại văn bản tống đạt | Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, trên cơ sở đề nghị của Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác. | Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu thỏa thuận tống đạt bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể tống đạt các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác theo đề nghị của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự. Ngoài ra còn có giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài | Mở rộng thêm các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài |
II. LẬP VI BẰNG Nội dung so sánh | Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP | Nghị định 08/2020/NĐ-CP | Kết quả so sánh | Phạm vi lập vi bằng | Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại | Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc | . Mở rộng phạm vi | Giá trị pháp lý của vi bằng | Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. | Quy định rõ thêm, trong có nội dung "Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác." | Quy định rõ ràng hơn giá trị pháp lý | Quy định các trường hợp không được lập vi bằng | Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. | Quy định 9 trường hợp không được lập vi bằng | Mở rộng thêm và quy định rõ các trường hợp | Nội dung và hình thức | Chỉ quy định có 03 bản chính | Số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận. Bổ sung thêm quy định về đánh số thứ tự; đóng dấu giáp. Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này. | | Quy định cấp bản sao | Không quy định | Quy định thêm về việc cấp bản sao vi bằng | Quy định mới | Quy định thời gian gửi vi bằng | Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng | Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng | | Về từ chối đăng ký vi bằng | Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập vi bằng theo quy định tại Điều 25 của Nghị định này; vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4, Điều 26 của Nghị định này. Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng trong đó nêu rõ lý do từ chối đăng ký. | Không quy định | |
III. XÁC MINH ĐIỀU KIỆN THI HÀNH ÁN Nội dung so sánh | Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP | Nghị định 08/2020/NĐ-CP | Kết quả so sánh | Thủ tục xác minh điều kiện thi hành án | Trên cơ sở yêu cầu và thỏa thuận xác minh về điều kiện thi hành án, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại ra quyết định xác minh; quyết định phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được vào sổ thụ lý. | Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng dịch vụ, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải ra quyết định xác minh điều kiện thi hành án, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Quyết định xác minh phải ghi rõ căn cứ, nội dung xác minh và được ghi vào sổ | Quy định chi tiết thủ tục xác minh chặt chẽ hơn trong Nghị định. | | | Quy định thêm về Bảo mật thông tin xác minh điều kiện thi hành án; Ủy quyền xác minh điều kiện thi hành án. Quy định cụ thể hơn về việc Phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác minh điều kiện thi hành án | |
IV. THI HÀNH BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH THEO YÊU CẦU CỦA ĐƯƠNG SỰ Nội dung so sánh | Nghị định 61/2009/NĐ-CP và Nghị định 135/2013/NĐ-CP | Nghị định 08/2020/NĐ-CP | Kết quả so sánh | Thẩm quyền | Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng; Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng; Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp huyện nơi Thừa phát lại đặt văn phòng | Quy định rõ thêm các trường hợp được quyền trực tiếp tổ chức thi hành án. Quy định thêm trường hợp Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự. | | Nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức thi hành án của Thừa phát lại | Chưa quy định rõ | Quy định cụ thể, chi tiết ở một điều riêng: Điều 52 | | Thủ tục chung về thi hành án của Thừa phát lại | Đối với các vụ việc đã được tổ chức thi hành tại cơ quan thi hành án dân sự nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự không tiếp tục việc thi hành án và yêu cầu Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành hoặc ngược lại thì nội dung yêu cầu phải nêu rõ kết quả thi hành trước đó, những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành tiếp và nội dung bảo lưu kết quả thi hành trước đó (nếu có). Văn phòng Thừa phát lại, cơ quan thi hành án dân sự có thể chấp thuận đề nghị bảo lưu kết quả thi hành trước đó của đương sự để làm căn cứ tiếp tục tổ chức thi hành án. | 2. Xử lý trường hợp chuyển vụ việc từ cơ quan thi hành án dân sự sang Văn phòng Thừa phát lại và ngược lại: a) Đối với các vụ việc đang do cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục và đình chỉ thi hành án để Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành thì đương sự không có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục thi hành đối với các khoản đã được cơ quan thi hành án ra quyết định đình chỉ thi hành án; b) Đối với các vụ việc đang do Văn phòng Thừa phát lại tổ chức thi hành nhưng sau đó đương sự có văn bản yêu cầu không tiếp tục thi hành án và chấm dứt hợp đồng với Văn phòng Thừa phát lại thì người được thi hành án có thể yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại khác có thẩm quyền tiếp tục tổ chức thi hành, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này; c) Yêu cầu thi hành án mới của đương sự phải nêu rõ kết quả thi hành án trước đó; những nội dung yêu cầu tổ chức thi hành án tiếp và thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung yêu cầu. Trình tự, thủ tục, kết quả quá trình thi hành án trước đó nếu thực hiện đúng quy định của pháp luật vẫn có giá trị pháp lý, được công nhận và được sử dụng làm căn cứ để tiếp tục tổ chức thi hành án. | Quy định rõ ràng hơn từng trường hợp |
Trên đây là một số điểm giống và khác nhau cơ bản của các công việc của Thừa phát lại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP.
Lượt người xem: Views:
4068
Bài viết:
So sánh những điểm giống và khác nhau của 04 công việc của Thừa phát lại quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP
Thông tin
|