1. Tại khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị định quy định về đề án chuyển đổi
Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng: “Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp
với sở, ngành có liên quan và Hội công chứng viên tại địa phương tổ chức làm
việc với công chứng viên, viên chức khác, người lao động đang làm việc tại
Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi, có sự tham gia của các tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội của Phòng công chứng để đánh giá tình hình tổ chức, hoạt
động của Phòng công chứng; xem xét nguyện vọng và đề xuất chế độ, chính
sách đối với các công chứng viên, viên chức khác, người lao động đang làm việc
tại Phòng công chứng; phương án xử lý tài sản của Phòng công chứng và các
vấn đề khác có liên quan đến việc chuyển đổi Phòng công chứng”.
Đối với nội dung quy định trên cần có văn bản hướng dẫn cho các ngành có
liên quan đến chuyển đổi Phòng công chứng thành Văn phòng công chứng để
thực hiện thống nhất vì các địa phương đã đang thực hiện có sự khác nhau.
Đồng thời, có giải pháp hỗ trợ kinh phí liên quan đến chuyển hồ sơ công chứng
bản giấy sang bản điện tử.
2. Tại khoản 3 Điều 12 dự thảo Nghị định quy định về xác định giá khởi
điểm quyền nhận chuyển đổi trong trường hợp đấu giá quyền nhận chuyển đổi:
“… Giá khởi điểm được xác định là kết quả hoạt động trung bình trong 03 năm
gần nhất của Phòng công chứng dự kiến chuyển đổi. Việc bán đấu giá được
thực hiện theo trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản nhà nước”.
Quy định này còn chung chung, chưa cụ thể nên sẽ khó thực hiện hoặc phát
sinh vướng mắc khi tiến hành thực hiện. Theo đó, đối với nội dung “kết quả
hoạt động trung bình 3 năm gần nhất” cần phải xác định chính xác đó là kết quả
tài chính của Phòng công chứng và cách thức xác định kết quả tài chính cần phải
khẳng định cụ thể là dựa trên toàn bộ nguồn thu của Phòng công chứng hay là
DỰ THẢO
3
sau khi đã lấy thu trừ chi hoặc trích lập các quỹ như: quỹ phát triển hoạt động sự
nghiệp, quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, quỹ khấu hao tài sản cố định... Mỗi
đơn vị được giao mức độ tự chủ tài chính khác nhau sẽ trích lập các quỹ nêu trên
theo một tỷ lệ khác nhau và kết quả tài chính sẽ khác nhau. Do vậy, để đảm bảo
giá trị thực làm căn cứ để xác định giá khởi điểm và áp dụng được thống nhất,
đề xuất cơ quan soạn thảo xem xét quy định theo hướng: “Giá khởi điểm được
xác định là kết quả hoạt động trung bình trong 03 năm gần nhất của Phòng
công chứng dự kiến chuyển đổi, sau khi đã lấy thu trừ chi và trích lập các quỹ
theo quy định của pháp luật”.
3. Đối với trường hợp Phòng công chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công
chứng chấm dứt hoạt động thì Sở Tư pháp chỉ định Phòng công chứng hoặc Văn
phòng công chứng khác tiếp nhận hồ sơ công chứng trước khi có quyết định giải
thể Phòng công chứng hoặc ra quyết định thu hồi giấy đăng ký hoạt động của
Văn phòng công chứng, trường hợp tổ chức hành nghề công chứng được chỉ
định mà không tiếp nhận sẽ bị xử phạt theo quy định Khoản 15 Nghị định
117/2024/NĐ-CP ngày 18/9/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư
pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác
xã về hành vi không thực hiện việc tiếp nhận đầy đủ hồ sơ công chứng của
Phòng công chứng bị giải thể hoặc văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động
theo chỉ định của Sở Tư pháp thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến
20.000.000 đồng. Tuy nhiên, cần phải bố trí kinh phí để phục vụ công tác bàn
giao hồ sơ công chứng hoặc có cơ chế thoáng hơn theo hướng chỉ định 02 hoặc
03 tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp Phòng công
chứng bị giải thể hoặc Văn phòng công chứng chấm dứt hoạt động.
4. Đối với nội dung “thông tin về biện pháp ngăn chặn do cơ quan tiến
hành tố tụng, cơ quan thi hành án cung cấp và được Sở Tư pháp cập nhật vào
cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương ngay trong ngày nhận được các thông
các thông tin này” được quy định tại khoản 2 Điều 57 dự thảo Nghị định. Dự
thảo liệt kê thiếu các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản ngăn chặn vì
ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng thì còn có các cơ quan khác có thẩm quyền
ban hành văn bản ngăn chặn như: Sở Nông nghiệp và Môi trường, UBND các
cấp, Văn phòng đăng ký đất đai tỉnh...do vậy, việc liệt kê như dự thảo còn chưa
đầy đủ.
Đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét bỏ quy định: “... được Sở Tư pháp cập
nhật vào cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương ngay trong ngày nhận được
5
các thông tin này” tại khoản 2 Điều 57 của dự thảo vì Sở Tư pháp quá nhiều
việc, quy trình chuyển, gửi văn bản sẽ dẫn đến có khoảng trống về thời gian dễ
dẫn đến rủi ro pháp lý. Đồng thời, đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét quy định
theo hướng cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản ngăn chặn thì cơ quan đó
có trách nhiệm tự cập nhật vào cơ sở dữ liệu công chứng của địa phương để đảm
bảo tính kịp thời và tăng trách nhiệm của các cơ quan này, đồng thời phù hợp
với quy định tại Khoản 2 Điều 58 của dự thảo.