Hiện nay, Cơ sở dữ liệu công chứng được lưu trữ tập trung tại Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương, được chia sẻ đến tất cả các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh truy cập nhằm phục vụ cho quá trình tra cứu thông tin ngăn chặn, giải tỏa: tài sản, đương sự được kịp thời đã ngăn chặn hiệu quả đối tượng lừa đảo và các giao dịch bất hợp pháp, góp phần bảo đảm lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân cũng như lợi ích của các tổ chức hành nghề công chứng.
(Hình ảnh mang tính chất minh họa)
Thời gian qua, Sở Tư pháp đã nhận được sự phối hợp của các cơ quan về việc cung cấp thông tin ngăn chặn, giải tỏa: đương sự, tài sản, tuy nhiên một số trường hợp văn bản thông tin ngăn chặn, giải tỏa chưa đầy đủ như: đương sự thì chỉ cung cấp họ và tên, chưa cung cấp số chứng minh nhân dân/căn cước công dân; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa cung cấp số phát hành, số vào sổ, cơ quan cấp, ngày cấp; Giấy chứng nhận đăng ký xe: thiếu số, cơ quan cấp, ngày cấp, … đã gây khó khăn cho công tác nhận dữ liệu để chia sẻ cho các tổ chức hành nghề công chứng.
Thực hiện Quyết định số 29/2019/QĐ-UBND ngày 03/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế khai thác, sử dụng và quản lý Cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, để việc cung cấp thông tin ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn cho Cơ sở dữ liệu công chứng được kịp thời, đầy đủ và chính xác, Sở Tư pháp đã ban hành Công văn số 98/STP-BTTP ngày 22/01/2020. Theo đó, Sở Tư pháp đề nghị các cơ quan: Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh tỉnh Bình Dương, Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã và thành phố lưu ý một số nội dung khi thực hiện phối hợp cung cấp thông
tin ngăn chặn, giải tỏa ngăn chặn cho Cơ sở dữ liệu công chứng.
Nội dung chi tiết xem tại file đính kèm Tải về CV_98_STP-BTTP.signed.pdf