Công chứng
Thứ 4, Ngày 03/12/2014, 08:58
Công chứng hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
03/12/2014
 Công chứng hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư
- Trình tự thực hiện: Bước 1: Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư cho công chứng viên tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bước 2:
- Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng theo thứ tự. Việc kiểm tra bao gồm cả kiểm tra hồ sơ có thuộc các trường hợp được phép giao dịch theo quy định của pháp luật hay không. Trường hợp hồ sơ không đủ cơ sở pháp luật để giải quyết theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 35 Luật Công chứng thì Công chứng viên giải thích rõ lý do và từ chối tiếp nhận hồ sơ. Nếu người yêu cầu công chứng đề nghị từ chối bằng văn bản thì Công chứng viên ký văn bản trả lời. Thời hạn trả lời: 02 ngày làm việc kể từ ngày có yêu cầu. Trường hợp hồ sơ thiếu thì Công chứng viên ghi phiếu hướng dẫn, trong đó ghi rõ các giấy tờ cần bổ sung;
Bước 3:
-   Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Công chứng viên thụ lý hồ sơ, vào sổ thụ lý và chuyển cho Chuyên viên pháp lý để thực hiện: Soạn thảo Hợp đồng, giao dịch (trong trường hợp khách hàng yêu cầu Công chứng viên soạn thảo), hướng dẫn khách đọc, kiểm tra nội dung Hợp đồng, giao dịch. 
              Trường hợp khách hàng có yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì Công chứng viên xem xét và thực hiện sửa đổi, bổ sung ngay trong ngày.
Bước 4: 
-  Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của các bên tham gia giao kết Hợp đồng, giao dịch. Trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng mời người làm chứng, nếu họ không mời được thì Công chứng viên chỉ định. Trường hợp người yêu cầu công chứng là người nước ngoài không thông thạo tiếng Việt thì phải cử người phiên dịch, Công chứng viên nêu rõ nghĩa vụ của người phiên dịch là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phiên dịch của mình;
Bước 5:
- Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Hợp đồng, giao dịch thì Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng và hướng dẫn các bên tham gia Hợp đồng, giao dịch ký, điểm chỉ vào các bản Hợp đồng, giao dịch trước mặt Công chứng viên. Công chứng viên chuyển Chuyên viên pháp lý  soạn thảo lời chứng và Công chứng viên thực hiện ký nhận vào Hợp đồng, giao dịch và lời chứng.
Bước 6:
- Công chứng viên chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư đóng dấu, lấy số công chứng, thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Cách thức thực hiện: + Thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Việc công chứng có thể thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.  
- Thành phần, số lượng hồ sơ:  
  + Thành phần hồ sơ: 1. Phiếu yêu cầu công chứng (tại trụ sở) và phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có).
2. Giấy tờ tuỳ thân của các bên đối với cá nhân; hồ sơ pháp lý đối với tổ chức:
* Đối với cá nhân:
  • Chứng minh nhân dân, chứng minh quân đội, chứng minh sĩ quan hoặc hộ chiếu (phù hợp với thông tin trên giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản)  
  • Hộ khẩu
  • Tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy chứng tử, quyết định ly hôn, văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân, trích lục bản sao giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Hợp đồng tặng cho, Văn bản cam kết về tài sản, Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
  • Hồ sơ về nguồn gốc về quyền sử dụng đất do cơ quan Tài nguyên và Môi trường cung cấp trong trường hợp cần xác minh nguồn gốc đất.
* Đối với tổ chức:
  • Giấy tờ tùy thân của người đại diện cho tổ chức (giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư.
  • Tùy theo loại hình doanh nghiệp và thẩm quyền mà các tổ chức phải cung cấp hồ sơ như: Điều lệ Công ty, Văn bản chấp thuận của chủ sở hữu, Biên bản họp hội đồng thành viên, Biên bản họp hội đồng quản trị, Nghị quyết hội đồng quản trị, Biên bản họp hội đồng cổ đông, Biên bản họp Đại hội thành viên, Nghị quyết đại hội cổ đông, Biên bản họp Đại hội xã viên, Văn bản ủy quyền, Văn bản xác nhận tiền sử dụng đất không có nguồn gốc từ Ngân sách đối với Công ty có phần sở hữu vốn góp của Nhà nước
  • Riêng đối với Doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh cá thể thì tùy tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy chứng tử, quyết định ly hôn, văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân, trích lục bản sao giấy xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn. Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Hợp đồng tặng cho, Văn bản cam kết về tài sản, Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.
3. Giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu căn hộ nhà chung cư.
4. Dự thảo hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư do người yêu cầu công chứng soạn hoặc hợp đồng mua bán căn hộ nhà chung cư do công chứng viên soạn theo yêu cầu của người yêu cầu công chứng.
(Tất cả các giấy tờ nêu trên phải có bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu).
5. Và các giấy tờ xác minh, giám định (nếu có) và các giấy tờ liên quan khác quy định tại phần yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính.
  + Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
- Thời hạn giải quyết: + Vụ việc đơn giản không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
+ Vụ việc phức tạp không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức yêu cầu công chứng
- Cơ quan thực hiện TTHC: + Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Tổ chức hành nghề công chứng
+ Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): không
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổ chức hành nghề công chứng
+ Cơ quan phối hợp (nếu có ):
- UNND cấp xã;
- UBND cấp huyện;
- Sở Xây Dựng
- Cơ quan Tòa án, thi hành án.
- Kết quả thực hiện TTHC: Hợp đồng, văn bản được chứng nhận
- Lệ phí (nếu có): Lệ phí công chứng theo giá trị tài sản giao dịch:
-  Dưới 50 triệu đồng-mức thu 50 nghìn đồng
- Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng- mức thu 100 nghìn
- Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng- thu 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch
- Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng- thu 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng
- Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng- thu 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng
- Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng- thu 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng
- Trên 10 tỷ đồng- thu 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa không quá 10 triệu đồng/trường hợp)
+ Thù lao công chứng, chi phí khác: Do tổ chức hành nghề xác định và sự thỏa thuận giữa tổ chức hành nghề công chứng và người yêu cầu công chứng thỏa thuận.
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Phiếu yêu cầu công chứng (tại trụ sở)
Phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có)
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC (nếu có): + Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ quy định tại thành phần của hồ sơ
+ Có giấy chứng nhận quyền sở hữu
+ Nhà không có tranh chấp
+ Nhà không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
+ Người tham gia trong các hợp đồng giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự.
+ Đối với căn hộ nhà chung cư của người dưới 15 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khi tham gia giao dịch phải do người đại diện thực hiện hoặc do người chưa thành niên thực hiện và có sự đồng ý của người đại diện theo quy định pháp luật đồng thời phải có văn bản cử người giám sát việc giám hộ, văn bản đồng ý của người giám sát việc giám hộ, Quyết định của Tòa án tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc Văn bản cam kết của người đại diện theo quy định pháp luật thực hiện giao dịch nhằm đảm bảo các nhu cầu thiết yếu của người được đại diện.   
+ Đối với tài sản của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì khi tham gia giao dịch phải có văn bản đồng ý của người đại diện.
+ Giấy khai sinh con trong trường hợp hôn nhân thực tế để xác nhận thời điểm chung sống (trước ngày 03/01/1987) và phải cùng cư trú chung trong hộ khẩu. 
+ Các giấy tờ khác chứng minh là tài sản riêng như hợp đồng tặng cho, văn bản khai nhận di sản thừa kế, văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, giấy chứng nhận kết hôn (kèm theo tình trạng hôn nhân trước khi kết hôn) được cấp sau ngày Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận; Trong trường hợp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không thể hiện thời điểm ly hôn hoặc người cùng sử dụng đất (người cùng sở hữu tài sản) thì phải bổ sung giấy chứng tử hoặc quyết định đã ly hôn.
+ Văn bản uỷ quyền (Trong trường hợp cá nhân hoặc người đại diện theo Pháp luật của tổ chức uỷ quyền cho người khác thực hiện giao kết hợp đồng).
- Trích lục hồ sơ lưu trữ nguồn gốc tài sản tại cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp cấp đổi, cấp trước hoặc chứng minh nguồn gốc quyền sở hữu.
* Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng nhưng người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng.
Người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì công chứng viên chỉ định.
Người làm chứng phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng
* Trong trường hợp người tham gia giao dịch là người nước ngoài thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng đề cử.
Người phiên dịch phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng;
- Có khả năng phiên dịch cho người nước ngoài nghe hiểu nội dung hợp đồng, văn bản công chứng; 
- Chứng minh nhân dân (chứng minh sĩ quan, chứng minh quân đội) hoặc hộ chiếu của người làm chứng, người phiên dịch (nếu có).
* Đối với người mua, bán căn hộ nhà chung cư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam  theo quy định của luật Nhà ở và Luật Đất đai được Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của luật Nhà ở số 56/2005/QH11 và Điều 121 của luật Đất đai số 13/2003/QH11
- Giấy xác nhận quốc tịch Việt Nam hoặc giấy xác nhận là người gốc Việt Nam
- Giấy tờ của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép được cư trú tại Việt Nam từ 03 tháng trở lên.
    * Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là không có thật thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
- Căn cứ pháp lý của TTHC: - Luật Công chứng thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực ngày 01/7/2007
- Nghị định 04/2013/NĐ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về việc qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng, có hiệu lực ngày 25/02/2013.
Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất. 
Thông tư số 11/2011/TT-BTP ngày 27/6/2011 hướng dẫn thực hiện một số nội dung về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng, quản lý Nhà nước về công chứng. 
Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19/01/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp về hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứng, có hiệu lực ngày 15/3/2012.
- Luật Nhà ở thông qua ngày 09/12/2005, có hiệu lực ngày 01/7/2006
+ Luật  số 34/2009/QH12 ngày 18/6/2009 Luật sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật nhà ở số 56/2005/QH11 và Điều 121 của Luật đất đai số 13/2003/QH11;
+ Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, có hiệu lực ngày 08/8/2010.
+ Thông tư 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 của Bộ Xây Dựng qui định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, có hiệu lực ngày 08/8/2010.
- Công văn số 1674/BXD-QLN ngày 12/8/2013 của Bộ Xây dựng về thực hiện chính sách pháp luật về nhà ở, đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam.
- Bộ Luật Dân sự thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006
- Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực từ 01/7/2014.
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
- Luật Hôn nhân và Gia đình thông qua ngày 22 tháng 6 năm 2000, có hiệu lực ngày 01 tháng 01 năm 2001.
- Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật hôn nhân và gia đình, có hiệu lực ngày 18/10/2001.
- Nghị quyết 35/2000/QH10 của Quốc hội ngày 9/6/2000 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình.
-  Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 23/12/2000 Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000.
- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp ngày 03/01/2001 Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 9/6/2000 của Quốc hội “Về việc thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình”.
- Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ tịch, có hiệu lực ngày 01/4/2006.
-   Thông tư liên tịch số 11/2008/TTLT-BTP-BNG của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao ngày 31/12/2008 Hướng dẫn thực hiện quy định của Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2009.
-  Nghị định số 06/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 02/02/2012 Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực.
- Công văn số 3449/BTP-HTQTCT của Bộ Tư pháp ngày 08/5/2013 về việc hướng dẫn nghiệp vụ.
- Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH 11 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực ngày 01/7/2006.
-  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật doanh nghiệp ngày 19/6/2009, có hiệu lực từ ngày 01/8/2009.
-  Luật số 37/2013/QH13 của Quốc hội ngày 20/6/2013 Sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, có hiệu lực ngày 01/8/2013.
Luật số 33/2009/QH12 về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài của Quốc hội khóa XII.
- Luật Hợp tác xã số: 22/QH13 ngày 20/11/2012, có hiệu lực ngày 01/7/2013.
- Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/6/2006.
- Nghị định 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản; có hiệu lực ngày 09/11/2007.
- Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 của Bộ xây dựng Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật kinh doanh bất động sản.
+ Quyết định số: 17/2013/QĐ-UBND ngày 20/6/2013 của UBND tỉnh Bình Dương về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
+ Quyết định số 36/2013/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND tỉnh Bình Dương về việc bổ sung Điểm c, Khoản 2, Điều 1 Quyết định số 17/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương, có hiệu lực kể từ ngày 20/11/2013.
Kèm theo mẫu Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư
Lượt người xem:  Views:   963
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio