Xử lý vi phạm hành chính - Văn bản điều hành
 
Ngày 13/3/2024, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định ban hành ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnhBình Dương.
 
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 28/02/2024 Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024.
Ngày 03/2/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.
 
​Thực hiện Kế hoạch số 6504/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021. Theo đó, tại điểm c khoản 1 Mục III của Kế hoạch giao Sở Tư pháp "Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy ...
 
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 962/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Binh Dương năm 2021, Sở Tư pháp đã lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành còn hiệu lực liên quan đến xử lý vi phạm hành chính (kèm theo đề cương báo cáo và các mẫu ...
 
​Ngày 21/5/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2147/UBND-NC về việc triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021.Theo đó, nhằm triển khai Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Kế hoạch số 962/KH-UBND ngày ...
 
​1. DANH MUC VAN BAN QPPL XLVPHC.doc2. DE CUONG BAO CAO.docx3. MAU DANH MUC KEM THEO BC.docxCV_1500_STP-TDTHPL.signed.pdf
 
Để đáp ứng yêu cầu công tác và kịp thời triển khai các văn bản pháp luật đến toàn thể cán bộ, công chức biết thực hiện; vừa qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Công văn số 2281/UBND-NC ngày 14/5/2020 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.Theo đó, Chủ tịch Ủy ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm đăng ký kết hôn trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư phápThông tinTinMức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm đăng ký kết hôn trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/24/2024 9:00 AMNoĐã ban hành

1. Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm đăng ký kết hôn trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp

Theo quy định tại Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm đăng ký kết hôn trong hoạt động hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Cho người khác sử dụng giấy tờ của mình để làm thủ tục đăng ký kết hôn hoặc sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký kết hôn;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cam đoan, làm chứng sai sự thật về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục đăng ký kết hôn.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy chứng nhận kết hôn đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định 82/2020/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định 82/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.

2. Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định cấp, sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được quy định cụ thể tại Điều 40 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Cam đoan không đúng về tình trạng hôn nhân để làm thủ tục cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;

+ Sử dụng giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không đúng mục đích ghi trong giấy xác nhận.

- Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật là giấy tờ, văn bản bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy xác nhận tình trạng hôn nhân đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2 Điều 40 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại khoản 1 Điều 40 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III, IV, V, VI và VII Nghị định 82/2020/NĐ-CP được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ các điều quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

- Mức phạt tiền quy định tại các Điều 7, 8, 9, 16, 17, 24, 26, 29, 33, 39, 50, 53, 63, 71, 72, 73, 74 và 80 Nghị định 82/2020/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức.​

ST

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Trao đổi: Một số vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt VPHCThông tinTinTrao đổi: Một số vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ khi xử phạt VPHC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/17/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Luật Xử lý vi phạm hành chính (VPHC) được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2012 và  Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Xử lý VPHC được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2020 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC. Thông qua đó khẳng định một tiến trình phát triển mới về cơ chế pháp lý bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính nhà nước ở nước ta phù hợp với Hiến pháp năm 2013, và là một trong những công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của Nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được Đảng, Nhà nước và toàn xã hội hết sức quan tâm.
Thời gian qua, việc xử lý VPHC về cơ bản được thực hiện nghiêm minh, tuân thủ đúng pháp luật; qua đó đã xử lý kịp thời các cá nhân, tổ chức vi phạm, góp phần duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính. Tuy nhiên, quá trình triển khai áp dụng, Luật Xử lý VPHC năm 2012 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, gây khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật nhưng  Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Xử lý VPHC năm 2020 vẫn chưa giải quyết triệt để mà đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với thực tiễn đấu tranh, xử lý VPHC hiện nay. Một trong những hạn chế, bất cập đó là người có thẩm quyền gặp một số vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ (TTGN) khi xử phạt VPHC do các quy định của Luật không cụ thể, rõ ràng, chỉ có tính chất định tính và chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về áp dụng pháp luật trên thực tế.
Chúng ta đều biết rằng, việc xử phạt VPHC bên cạnh mục đích trừng trị người vi phạm còn hướng đến mục tiêu giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật cho họ và thể hiện tính nhân văn của pháp luật. Vì vậy, Luật Xử lý VPHC năm 2012 quy định một trong những nguyên tắc xử phạt là: “Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng” (điểm c Khoản 1 Điều 3). Việc Luật quy định khi xử phạt người có thẩm quyền áp dụng TTGN là nhằm bảo đảm tính nhân đạo, nhân văn và khuyến khích người vi phạm tự giác hợp tác tích cực trong khắc phục hậu quả hoặc thành thật khai báo. Trong khi đó, các tình tiết tăng nặng nhằm trừng trị nghiêm khắc đối với những đối tượng nguy hiểm hơn, hành vi nguy hại cho xã hội cao hơn.
Theo Điều 9 Luật Xử lý VPHC năm 2012 các TTGN bao gồm: “Người VPHC đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; Người VPHC đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện VPHC, xử lý VPHC; VPHC trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết; VPHC do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; Người VPHC là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình; VPHC vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra; VPHC do trình độ lạc hậu và những TTGN khác do Chính phủ quy định”. Hướng dẫn thi hành việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trong việc Áp dụng hình thức phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn; tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC quy định: 1. Việc xác định mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính cụ thể trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được áp dụng theo nguyên tắc sau đây: (a) Khi xác định mức phạt tiền đối với tổ chức, cá nhân vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ, thì được giảm trừ tình tiết tăng nặng theo nguyên tắc một tình tiết giảm nhẹ được giảm trừ một tình tiết tăng nặng; (b) Mức phạt tiền cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung phạt tiền được quy định đối với hành vi đó. Trong trường hợp có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên, thì áp dụng mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên, thì áp dụng mức tối đa của khung tiền phạt. Những quy định này về mặt lý luận thì tưởng chừng như rất chặt chẽ, cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng các TTGN này, người có thẩm quyền thường gặp khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật trên một số trường hợp như sau:
Thứ nhất: Vướng mắc khi áp dụng tình tiết “Người VPHC đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện VPHC, xử lý VPHC” do khi áp dụng chưa rõ là có bao nhiêu tình tiết trong một quy định của cấu trúc một khoản. Cụ thể như tình huống thực tiễn sau đây:
Trên cơ sở phản ảnh của báo chí về việc đã xảy ra tình trạng chặt chém giá cả trong hoạt động cung cấp dịch vụ, thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND huyện, ngày 06/5/2022 Tổ kiểm tra liên ngành huyện A tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh của Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q. Qua kết quả kiểm tra, Tổ kiểm tra liên ngành đã phát hiện Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q đã có một số vi phạm và đã tiến hành lập biên bản VPHC với các hành vi như sau:
- Hành vi thứ nhất: Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
- Hành vi thứ hai: Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã  theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 65 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Trong quá trình xác minh, giải quyết vụ việc, Tổ kiểm tra liên ngành huyện A xác định Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q đã có tình tiết giảm nhẹ là: “Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính” theo quy định tại khoản 2, Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP, Tổ kiểm tra liên ngành đã đề xuất Chủ tịch UBND huyện A ra quyết định xử phạt đối với Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q với tổng số tiền phạt là 31.000.000đ (Ba mươi mốt triệu đồng) cho cả hai hành vi bao gồm: 
- Hành vi thứ nhất: Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hang theo quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 12 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP mức phạt là 1.000.000 (Một triệu đồng) mức phạt trung bình khung tại khoản này là 1.500.000 (Một triệu năm trăm nghìn đồng) nhưng có 2 tình tiết giảm nhẹ nên được giảm dưới mức trung bình khung và bằng mức tối thiểu.
- Hành vi thứ hai: Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã  theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 65 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP với mức phạt là 30.000.000đ (Ba mươi lăm triệu đồng) mức phạt trung bình khung tại khoản này là 40.000.000 (Bốn mươi triệu đồng) nhưng có 2 tình tiết giảm nhẹ nên được giảm dưới mức trung bình khung và bằng mức tối thiểu.
Tuy nhiên, khi Tổ Kiểm tra liên ngành của huyện A tham mưu đề xuất mức xử phạt nêu trên đối với Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q thì có nhiều ý kiến, quan điểm trái chiều với nhau trong việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Quan điểm thứ nhất cho rằng, trường hợp này Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q không được hưởng nhiều tình tiết giảm nhẹ vì chỉ có 1 tình tiết được quy định tại Khoản 2, Điều 9 của Luật. Về mặt kỹ thuật lập pháp thì Điều 9 quy định có 7 tình tiết giảm nhẹ cụ thể được thiết kế thành 7 khoản và 1 tình tiết giảm nhẹ tùy nghi (Những TTGN khác do Chính phủ quy định). Do đó, trường hợp này không thể áp dụng mức xử phạt bằng mức tối thiểu mà phải áp dụng mức xử phạt trung bình khung, nếu có giảm thì chỉ giảm ở mức trên mức tối thiểu vì chỉ có một TTGN.
Còn quan điểm thứ hai cho rằng Hợp tác xã Nông dược và Dịch vụ tổng hợp Q đủ điều kiện được hưởng TTGN và chịu mức phạt tối thiểu vì có hơn hai TTGN. Bởi vì, theo quy định tại Khoản 2 của Luật Xử lý VPHC thì có thể nhận thấy rằng đối với TTGN này tuy được thiết kế một khoản về kỹ thuật lập pháp nhưng bao gồm 3 hành vi độc lập với nhau gồm “tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi và tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện VPHC, xử phạt VPHC” là 3 khái niệm có nội dung, bản chất hoàn toàn khác nhau.
Theo tinh thần của Luật và thực tiễn thi hành, đối với hành vi người vi phạm “tự nguyện khai báo” được hiểu là người vi phạm khai báo trung thực, đúng nội dung, không khai báo gian dối bất cứ một điều gì liên quan đến hành vi vi phạm của mình cũng như của người khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ việc. Đối với hành vi người vi phạm “thành thật hối lỗi” được hiểu là trường hợp sau khi vi phạm, người vi phạm cảm thấy bị cắn rứt, giày vò lương tâm về những việc làm của mình; hối hận và muốn sửa chữa lỗi lầm. Người vi phạm thành thật hối lỗi không chỉ được thể hiện bằng lời nói mà có thể bằng những hành động tích cực như chấp hành pháp luật, gương mẫu trong mọi lĩnh vực của đời sống, hối hận với hành vi vi phạm của mình, có thái độ tích cực, tự giác trong việc khắc phục những hậu quả do hành vi của mình gây ra mà không nhất thiết phải có sự tác động của cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm. Còn đối với hành vi “tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện VPHC, xử phạt VPHC” thì cũng có yếu tố tương đồng như hành vi tự nguyện khai báo nhưng ở mức độ cao hơn là có thể thực hiện một hành động hoặc không hành động ngoài những nội dung yêu cầu của vụ việc, người có thẩm quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc vi phạm.
Từ nội dung phân tích nêu trên thì khi áp dụng TTGN theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Luật gặp phải vướng mắc vì người có thẩm quyền không xác định được đây là một tình tiết hay 3 TTGN nhẹ vì lý do nội dung quy định gồm có 3 hành vi độc lập với nhau nhưng về mặt hình thức kỹ thuật lập pháp thì Luật chỉ quy định là một TTGN. Mặt khác, khi xác định đây là một TTGN thì cần phải hội tụ đầy đủ 3 hành vi nêu trên hay chỉ cần có một trong 3 hành vi thì được xem là có đủ cơ sở pháp lý theo quy định. Vướng mắc này dẫn đến tình trạng lúng túng, tùy tiện và áp dụng không thống nhất trong việc áp dụng mức xử phạt theo quy định.
Thứ hai: Vướng mắc trong việc áp dụng tình tiết “người già yếu” do không xác định được độ tuổi cụ thể.
Tình huống thực tiễn:
Vào khoảng 12 giờ 30 phút ngày 01/01/2023, tại nhà của Đặng Văn C tại thôn S, xã V, huyện T, Đội Cảnh sát điều tra hình sự Công an huyện đã tiến hành kiểm tra, bắt quả tang các đối tượng gồm: Đặng Văn C, Nguyễn Tiến T, Hồ Hoàng L và Trần Quốc Đ có hành vi tổ chức đánh bạc và đánh bạc bằng hình thức chơi đánh tá lả (phỏm) được thua bằng tiền. Sau khi bị bắt quả tang Đặng Văn C thừa nhận đã chuẩn bị công cụ, phương tiện dùng vào việc đánh bạc, tổ chức và rủ 3 người khác đánh bạc được thua bằng tiền tại nhà của mình với mức ăn thua rất nhỏ là mỗi ván người thắng được 60.000đ, người thua út chung 30.000đ, thua kề út chung 20.000đ, thua kề cái chung 10.000đ và mỗi ván ù thì mỗi nhà chung 50.000đ. Tổng số tiền Đội Cảnh sát hình sự thu được tại chiếu bạc để dùng vào việc đánh bạc là 7.500.000đ (Bảy triệu năm trăm nghìn đồng chủ yếu là tiền có mệnh giá 10, 20 và 50.000 nghìn). Quá trình điều tra Đặng Văn C, Nguyễn Tiến T, Hồ Hoàng L và Trần Quốc Đ đều thừa nhận là có hành vi đánh bạc nhưng chỉ ăn thua nhỏ mang tính chất giải trí trong các ngày nghỉ Tết Dương lịch. Riêng Đặng Văn C thừa nhận là người đứng ra tổ chức, rủ 3 người khác tham gia và dùng nhà riêng của mình để làm nơi ăn nhậu xong rồi đánh bài.
Kết quả điều tra, xét thấy hành vi đánh bạc của các đối tượng nêu trên chưa đến mức phải xử lý hình sự nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công anh huyện T đã chuyển hồ sơ và đề nghị Chủ tịch UBND huyện T xử lý hành chính về hành vi đánh bạc theo quy định của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình. Căn cứ điểm a, Khoản 2 Điều 28 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, Công an đề nghị Chủ tịch UBND huyện T đã ra Quyết định định xử phạt Nguyễn Tiến T, Hồ Hoàng L và Trần Quốc Đ mỗi người 1.500.000đ (Một triệu năm trăm nghìn đồng). Đối với Đặng Văn C thì ngoài mức phạt về hành vi đánh bạc là 1.500.000đ còn bị xử phạt 15.000.000 đối với 2 hành vi “Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép và “Dùng nhà, chỗ ở, phương tiện, địa điểm khác của mình hoặc do mình quản lý để chứa chấp việc đánh bạc” (mỗi hành vi 7.500.000đ) theo quy định tại điểm a, điển b Khoản 4 Điều 28. Trường hợp này Cơ quan Công an xác định Đặng Văn C có tình tiết tăng nặng  nhưng cũng có tình tiết giảm nhẹ là người già yếu theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Xử lý VPHC vì Đặng văn C đã trên 63 tuổi. Tuy nhiên, một số cơ quan có ý kiến không thống nhất trường hợp ông C Được hưởng tình tiết giảm nhẹ “Người VPHC là người già yếu” như đề nghị. Bởi vì:
Hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta chỉ đề cập đến khái niệm “người cao tuổi”. Tại Điều 2 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định: “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”, Luật Lao động năm 2012 có quy định một chế định riêng đối với người lao động cao tuổi. Riêng về “người già, người già yếu, người quá già yếu” chỉ có Bộ luật Hình sự đề cập đến nhưng Bộ luật Hình sự năm 2015 tại điểm o khoản 1 Điều 51 và điểm i khoản 1 Điều 52 đã loại bỏ quy định “người già” và quy định cụ thể về độ tuối là “người từ 70 tuổi trở lên”. Đối với chính sách an sinh xã hội, khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ cũng có quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: “5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây: (a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; (b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn; (c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;”. Đối với lĩnh vực bảo hiểm dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đề xuất theo hướng quy định công dân Việt Nam từ đủ 75 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước bảo đảm. Như vậy, tùy theo từng lĩnh vực khác nhau mà pháp luật có quy định riêng về độ tuổi để áp dụng.  Chính vì giữa các quy định của pháp luật trong hệ thống pháp luật còn có quy định chưa thống nhất, các hướng dẫn cũng chưa thật sự đầy đủ và có sức thuyết phục nên khi áp dụng tình tiết này là chưa có căn cứ khoa học vững chắc và phát sinh tình trạng áp dụng tùy tiện vì chưa xác định được người già yếu thì phải có độ tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi hay xác định theo lĩnh vực nào. Nên chăng, dưới góc độ khoa học lập pháp, về lâu dài, để có sự thống nhất trong nhận thức và trong thực tiễn thi hành, cần phải có văn bản hướng dẫn các tiêu chí khoa học làm căn cứ để xác định rạch ròi các khái niệm trước khi luật hóa.
Thứ ba: Vướng mắc khi áp dụng tình tiết “vi phạm  hành chính do trình độ lạc hậu”
Tình huống thực tiễn: Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng, ngày 18/8/2023, Hạt Kiểm lâm huyện Q đã phát hiện ông Đinh Ya Plinh trú tại làng Kon Giọt xã P huyện Q đã phát rừng làm nương rẫy tại thửa số 13, tờ bản đồ số 29, thuộc diện tích rừng phòng hộ của Tiểu khu 54. Diện tích đất rừng bị chặt phá thuộc loại đất rừng Phòng hộ do nhà nước quản lý. Kết quả điều tra, xác minh, Hạt Kiểm lâm huyện Q xác định với diện tích bị chặt phá là 7.500m2; 78 cây Sao đen bị đốn hạ, cắt khúc đẽo vỏ, 4 cây đốt cháy còn đứng nguyên tại hiện trường. Kết thúc xác minh, Hạt Kiểm lâm xác định ông T đã thực hiện hành vi khai thác trái phép 78 cây Sao đen với khối lượng 2,803 m3 và phá rừng với diện tích 7.500m2. Trong quá trình làm việc với Cơ quan Kiểm lâm ông Đinh Ya Plinh đã thừa nhận chính mình đã đốn hạ các cây Sao đen và chặt phá khoảnh rừng đó. Tuy nhiên, ông khai rằng, theo phong tục của người dân tộc ít người của ông thì mỗi năm phải phát một khoảng nương rẫy để tính tuổi. Nếu như không phát rẫy thì sẽ không nhớ là mình được bao nhiêu tuổi. Do đó, ông chỉ phát một khoảnh rẫy nhỏ để tính tuổi chứ không biết làm như vậy là vi phạm pháp luật về hành vi phá rừng và xin giảm nhẹ mức xử phạt. Khi nghe ông Đinh Ya Plinh trình bày thì Hạt Kiểm lâm huyện Q cũng lúng túng không biết có áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại Khoản 7 là Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu” đối với ông hay không nên đã có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp trên hướng dẫn. Tuy nhiên Chi cục Kiểm lâm tỉnh B cũng lúng túng chưa biết phải căn cứ vào đâu để hướng dẫn và hướng dẫn như thế nào cho đúng với nội hàm của khái niệm “lạc hậu”.
Theo từ điển Tiếng Việt, thì lạc hậu “là bị tụt lại phía sau, không theo kịp đà tiến bộ, đà phát triển chung”. Theo đó, ta có thể hiểu “vi phạm do trình độ lạc hậu” là trường hợp người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật do đời sống sinh hoạt xã hội, không (hoặc thiếu) hiểu biết về pháp luật, mọi xử sự trong xã hội đều theo thói quen phong tục, tập quán, tín ngưỡng (cổ hủ, lạc hậu). Họ có hành vi trái với pháp luật mà không hiểu biết mình vi phạm lại cho rằng phù hợp với lợi ích cộng đồng. Trong quá trình thực hiện hành vi vi phạm họ nhận thức rất kém về tính trái pháp luật của hành vi đó do khách quan.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự lạc hậu như yếu tố địa lý (sinh sống ở vùng xa xôi, hẻo lánh), yếu tố dân tộc (người dân tộc thiểu số), yếu tố văn hóa tín ngưỡng (mê tín, hủ tục)… và nguyên nhân dẫn đến trình độ lạc hậu của người vi phạm phải là khách quan như do không có điều kiện để được học tập, tiếp cận, cập nhật thông tin hoặc do tín ngưỡng, tôn giáo,... không có những điều kiện thực tế để họ nhận biết được giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu. 
Về ý thức chủ quan người vi phạm không muốn như vậy nhưng do đặc thù cộng đồng, vùng miền đã có những nếp sống theo tập quán, phong tục từ xa xưa nên không theo kịp sự phát triển của xã hội, trong đó có tri thức của nhân loại, không nhận thức được cái nào là đúng, cái nào là sai. Tuy nhiên, TTGN “vi phạm do trình độ lạc hậu” có ý nghĩa phạm vi rộng cần phải xác định được nhiều yếu tố, điều kiện như thế nào là lạc hậu để đưa ra quyết định chính xác khi áp dụng TTGN này, thực tiễn xử phạt cho thấy còn có những quan điểm, cách hiểu khác nhau nên khi áp dụng TTGN này còn mang tính chất tùy nghi, thiếu thuyết phục. Vì vậy, cần phải có sự đánh giá một cách toàn diện, để vận dụng một cách chính xác và nhằm đảm bảo tính thống nhất trong áp dụng pháp luật, nhưng hiện tại các cơ quan có thẩm quyền chưa có hướng dẫn vi phạm do trình độ lạc hậu là như thế nào.
Để tháo gỡ những vướng mắc nêu trên, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng các TTGN tại Điều 9 của Luật Xử lý VPHC theo hướng định lượng, cụ thể, rõ ràng nhằm tránh tâm lý "sợ sai" khi áp dụng của cán bộ thực thi pháp luật hoặc tình trạng mỗi nơi áp dụng một kiểu, thiếu thống nhất. Về thực tiễn thi hành, khi áp dụng TTGN theo quy định người xử lý vụ việc cần phải có sự cân nhắc nhằm đảm bảo quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; mục đích phòng ngừa, đấu tranh chống các hành vi VPHC, thể hiện tính khách quan, mềm dẻo, linh hoạt trong quá trình giải quyết các vụ việc xử phạt VPHC.                                        
Lê Kim Chinh – Sở Tư pháp Bình Định
Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=2660​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giáThông tinTinQuy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Chính phủ ban hành Nghị định số 87/2024/NĐ-CP ngày 12/7/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá.
7/15/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

Nghị định số 87/2024/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm hành chính trong quản lý giá là 150 triệu đồng, đối với tổ chức là 300 triệu đồng. 

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, đối tượng vi phạm còn bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.

Bán hàng cao hơn mức tối đa của khung giá bị phạt tới 20 triệu đồng

Đối với các hành vi vi phạm trong quy định về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng với quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Nghị định quy định phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể; hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành; hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành; hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành.

Kê khai không đúng giá bán bị phạt tới 25 triệu đồng

Đối với hành vi vi phạm quy định về kê khai giá hàng hóa, dịch vụ, Nghị định quy định phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đủ các nội dung hoặc không đúng mẫu của văn bản kê khai giá.

Đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 01 đến 10 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá; 

Phạt tiền từ 15 - 20 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 11 đến 20 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá; 

Phạt tiền từ 20 - 25 triệu đồng đối với hành vi kê khai không đúng giá bán hoặc không kê khai giá từ 21 hàng hóa, dịch vụ cụ thể thuộc diện kê khai giá trở lên.

Đối với hành vi vi phạm quy định về niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ, Nghị định quy định phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ bằng một trong các hình thức theo quy định của pháp luật; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ không đúng giá cụ thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân quyết định.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ trong thời gian Nhà nước thực hiện bình ổn giá.

Các quy định trên có hiệu lực từ ngày 12/7/2024.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ

https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/nghi-dinh-so-87-2024-nd-cp-quy-dinh-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-quan-ly-gia-119240713211823069.htm​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Chú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luậtThông tinTinChú trọng xây dựng, hoàn thiện thể chế về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 11/7, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc với Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL) về sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024.
7/12/2024 5:00 PMNoĐã ban hành

Theo Báo cáo tại buổi làm việc, trong 6 tháng đầu năm 2024, Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã bám sát các Chương trình, Kế hoạch công tác và Kết luận, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Bên cạnh việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, Cục cũng chủ động, giải quyết kịp thời các công việc phát sinh bảo đảm chất lượng, hiệu quả.
Cụ thể, Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện 09 văn bản, đề án; chủ trì thẩm định đối với 08 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định phân công các đơn vị thẩm định, góp ý, tham gia xây dựng đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật năm 2024; góp ý 91 văn bản do các cơ quan trong và ngoài Bộ gửi lấy ý kiến.
 

Đồng chí Nguyễn Quốc Hoàn, Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL phát biểu tại buổi làm việc.

Cục đã phát hành 37 văn bản trả lời đề nghị hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ của công dân, các Bộ, ngành, địa phương và xử lý 11 đơn thư gửi về Cục; xây dựng dự toán giai đoạn chuẩn bị đầu tư Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính; tổ chức 05 hội nghị, hội thảo, đoàn kiểm tra...
Trong 6 tháng cuối năm 2024, Cục QLXLVPHC&TDTHPL sẽ tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản, đề án theo Kế hoạch công tác đã được phê duyệt; tăng cường hướng dẫn bộ, ngành, địa phương, các đơn vị thuộc Bộ giải quyết vướng mắc trong thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính; bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu và thực hiện công tác truyền thông về xử lý vi phạm hành chính, theo dõi tình hình thi hành pháp luật...
 
 
Đồng chí Bùi Thị Thuỷ, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, đại diện các đơn vị thuộc Cục và đại diện Vụ Tổ chức cán bộ đã trao đổi, thảo luận về kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2024 của Cục; đồng thời nêu ra một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và đề xuất giải pháp tháo gỡ.
 

Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu kết luận.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận và đánh giá cao các kết quả công tác Cục QLXLVPHC&TDTHPL đã đạt được trong thời gian qua. Về nội dung Báo cáo, Thứ trưởng đề nghị Cục bổ sung đánh giá kết quả trong công tác Đảng – Đoàn thể của đơn vị. Cùng với đó, Thứ trưởng đề nghị Cục tiếp tục khẩn trương, đảm bảo tiến độ thực hiện các nhiệm vụ về xây dựng và hoàn thiện thể chế; tăng cường công tác kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; chủ động phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ trong quá trình triển khai các nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm. Đồng thời Thứ trưởng lưu ý Cục cần tiếp tục phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật để hoàn thiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của Cục…
Anh Thư - Trung tâm Thông tin​
​Nguồn:https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo.aspx?ItemID=6427​
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Quy định về miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơnThông tinTinQuy định về miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Các quy định về miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là nội dung tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
6/6/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

1. Vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì vi phạm hành chính về thuế là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về quản lý thuế, pháp luật về thuế và các khoản thu khác (tiền sử dụng đất; tiền thuê đất, thuê mặt nước; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; cổ tức, lợi nhuận được chia cho phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Theo quy định khoản 2 Điều 2 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Quy định về miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn được quy định như sau:

- Các trường hợp miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thẩm quyền, trình tự, thủ tục miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 77 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP).

- Mức miễn, giảm tiền phạt tối đa bằng số tiền phạt trong quyết định xử phạt và không quá giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại, sau khi trừ đi giá trị được bảo hiểm, bồi thường (nếu có).

Người nộp thuế bị thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng quy định tại Luật Quản lý thuế 2019 thì hồ sơ chứng minh giá trị tài sản, hàng hóa bị thiệt hại và giá trị được bảo hiểm, bồi thường như sau:

+ Biên bản kiểm kê, xác định giá trị thiệt hại vật chất do người nộp thuế hoặc người đại diện hợp pháp của người nộp thuế lập;

+ Biên bản xác định giá trị thiệt hại vật chất của tổ chức có chức năng định giá theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực), trừ trường hợp có hồ sơ bồi thường quy định tại điểm c khoản 2 Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP);

+ Hồ sơ bồi thường thiệt hại vật chất được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có);

+ Hồ sơ trách nhiệm bồi thường của tổ chức, cá nhân phải bồi thường theo quy định của pháp luật (bản chính hoặc bản sao có xác nhận công chứng hoặc chứng thực) (nếu có).

- Không miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn đối với các trường hợp đã thực hiện xong quyết định xử phạt.

- Trường hợp được miễn, giảm tiền phạt thì cũng được miễn, giảm tiền chậm nộp tiền phạt tương ứng.

- Người nộp thuế đã được miễn, giảm tiền phạt nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế phát hiện việc miễn, giảm tiền phạt không đúng quy định tại Điều 43 Nghị định 125/2020/NĐ-CP (sửa đổi khoản 6 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP) thì người có thẩm quyền miễn, giảm tiền phạt ban hành quyết định hủy hoặc điều chỉnh quyết định miễn, giảm tiền phạt. 

Cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế có trách nhiệm thu vào ngân sách nhà nước khoản tiền phạt đã được miễn, giảm không đúng và tính tiền chậm nộp trên số tiền phạt được miễn, giảm không đúng. Ngày bắt đầu tính tiền chậm nộp tiền phạt được miễn, giảm không đúng là ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị miễn, giảm tiền phạt.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50 triệu đồngThông tinTinHành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn bị xử phạt vi phạm hành chính đến 50 triệu đồng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
5/23/2024 3:00 PMNoĐã ban hành

Theo đó, quy định vi phạm về khai thác thủy sản trong khu vực cấm, cụ thể như sau:

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá hoặc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét để khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

3. Phạt tiền đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với trường hợp sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% theo các mức phạt sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá dưới 30 kg;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá từ 30 kg đến dưới 100 kg;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá từ 100 kg đến dưới 200 kg;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp khối lượng thủy sản vượt quá từ 200 kg trở lên.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên.

Như vậy, hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, mức phạt tiền đến 50 triệu đồng theo quy định trên. Ngoài ra, còn bị thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản và buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng./.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Sửa quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệpThông tinTinSửa quy định về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực sở hữu công nghiệp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Chính phủ ban hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 4/5/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021.
5/9/2024 2:00 PMNoĐã ban hành

Bổ sung biện pháp ngăn chặn tạm giữ tên miền
Trong đó, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung thêm "Điều 3a. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính".
Cụ thể, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung biện pháp ngăn chặn là tạm giữ tên miền thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm: Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại của người khác được bảo hộ nhằm chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
Sửa quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra
Nghị định số 46/2024/NĐ-CP cũng sửa đổi, bổ sung "Điều 9. Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra".
Theo quy định mới, phạt tiền từ 2.000.000 đồng - 5.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo nguyên trạng, tháo gỡ, phá bỏ niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm đang bị niêm phong, tạm giữ.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng - 10.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi nhưng chưa tiêu thụ, tẩu tán, tiêu huỷ tang vật, phương tiện đang được xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị niêm phong, tạm giữ.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy tang vật, phương tiện đang được xem xét trong quá trình thanh tra, kiểm tra hoặc đang bị niêm phong, tạm giữ.
Phạt tới 30 triệu đồng nếu sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời
Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung khoản 13a vào sau khoản 13 Điều 10 quy định về xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí. Theo đó, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đối với hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.
Đồng thời, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP cũng bổ sung khoản 14a vào sau khoản 14 Điều 11 về xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP bổ sung mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ.

ST:https://moj.gov.vn/​​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Kế hoạch Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình DươngVăn bản điều hànhTinKế hoạch Kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Ngày 13/3/2024, Chủ tịch UBND tỉnh đã có Quyết định ban hành ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 trên địa bàn tỉnhBình Dương.
3/18/2024 11:00 AMNoĐã ban hành

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và người có thẩm quyền trong công tác xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục.

- Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời kiến nghị cơ quan chủ trì soạn thảo hoặc Bộ Tư pháp để nghiên cứu, xử lý.

2. Yêu cầu

Thực hiện đúng quy trình, nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ; bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.

          II. NỘI DUNG

          1. Đối tượng kiểm tra

          Dự kiến kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại Sở Y tế, UBND huyện Phú Giáo và một số UBND cấp xã trên địa bàn huyện Phú Giáo.

          Việc kiểm tra đột xuất sẽ được tiến hành theo thẩm quyền, trình tự thủ tục quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020.

                        2. Địa điểm kiểm tra

Kiểm tra trực tiếp tại trụ sở của các cơ quan, đơn vị, địa phương được kiểm tra hoặc kiểm tra thông qua báo cáo (tùy tình hình thực tế tại địa phương).

          3. Nội dung kiểm tra

Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020, cụ thể như sau:

 

 

a) Nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;

- Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;

- Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên.

b) Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.

- Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;

- Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

- Một số nội dung khác có liên quan.

          4. Thời gian dự kiến kiểm tra và thời hạn kiểm tra

- Thời gian dự kiến kiểm tra: Trong Quý II, III năm 2024; thời gian kiểm tra cụ thể đối với từng đơn vị do Trưởng Đoàn kiểm tra thông báo.​

608-QĐ.UBND NGÀY 13.3.2024 BAN HÀNH KH KIỂM TRA.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024Văn bản điều hànhTinKẾ HOẠCH Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 859/KH-UBND ngày 28/02/2024 Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2024.
3/4/2024 4:00 PMNoĐã ban hành

1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời phát hiện những quy định không khả thi, không phù hợp hoặc chồng chéo, mâu thuẫn

a) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

c) Sở Tư pháp tổng hợp kết quả rà soát, các kiến nghị, phản ánh của cơ quan, đơn vị về những quy định không khả thi, không phù hợp, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý.

d) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính

a) Đơn vị thực hiện:

Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trọng tâm là Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thông tư số 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, người làm công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, địa phương mình quản lý với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.

 Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu biên soạn tài liệu hoặc thu thập, tổng hợp các tài liệu đã phát hành phục vụ công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Đơn vị phối hợp: Báo Bình Dương; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

3. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ tư pháp, pháp chế và người làm công tác xử lý vi phạm hành chính 

a) Đơn vị thực hiện:

- Sở Tư pháp: Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ tư pháp địa phương; cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành tỉnh; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo chức năng, thẩm quyền quy định.

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu biên soạn tài liệu hoặc thu thập, tổng hợp các tài liệu đã phát hành phục vụ công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực cho cán bộ, công chức, người làm công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, địa phương mình quản lý.

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

4. Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Đơn vị thực hiện:

- Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.

b) Đơn vị  phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn có liên quan;

c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

- Kết quả thực hiện: Thông báo kết luận kiểm tra gửi UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.

5. Công tác thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.

b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.

6. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính

a) Nội dung thực hiện: Xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính;

b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;

c) Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố;

d) Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của cơ quan có thẩm quyền.

7. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính

a) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

b) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thống kê công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.

c) Thời gian thực hiện: định kỳ trong năm 2024.

8. Cung cấp thông tin và báo cáo về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

a) Nội dung: Báo cáo và cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;

b) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp;

c) Đơn vị báo cáo: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.

d) Thời gian báo cáo: Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 gửi Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 11 năm 2024, để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
THÔNG BÁO KẾT LUẬN  Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính  trên địa bàn tỉnh Bình DươngTHÔNG BÁO KẾT LUẬN  Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính  trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/16/2023 5:00 PMNoĐã ban hành

Thực hiện Quyết định số 1858/QĐ-UBND ngày 18/7/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật (THPL) về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) tại Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường, UBND thành phố Dĩ An trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo, ý kiến giải trình đối với dự thảo kết luận kiểm tra của các đơn vị, địa phương chịu sự kiểm tra[1] và xem xét các tài liệu kiểm chứng kèm theo; Đoàn kiểm tra thông báo kết luận kiểm tra tình hình THPL về XLVPHC tại Sở Công thương, Cục Quản lý thị trường, UBND thành phố Dĩ An trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ ngày 01/01/2022 đến ngày 30/6/2023

vi-pham-hanh-chinh (2).png 

TB_2073_HCTP.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
BÁO CÁO Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinBÁO CÁO Sơ kết 03 năm thực hiện Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và Công văn số 2099/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 26/5/2023 của Bộ Tư pháp về việc sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Bình Dương
9/7/2023 9:00 AMYesĐã ban hành

Ngày 12/02/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 31/3/2020.

Theo đó, việc kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nhằm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; động viên, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phát hiện những hạn chế, vướng mắc, bất cập, sai sót, vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời chấn chỉnh, xử lý, khắc phục. Phòng, chống, ngăn chặn các vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Phát hiện các quy định chưa thống nhất, đồng bộ hoặc chưa phù hợp với thực tiễn để kịp thời sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.​

226-BC.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
UBND tỉnh Bình Dương kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHCThông tinTinUBND tỉnh Bình Dương kiến nghị hoàn thiện pháp luật về xử lý VPHC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
9/7/2023 9:00 AMNoĐã ban hành

Trên cơ sở kết quả kiểm tra kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2022, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2022 của Chính phủ quy định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định còn vướng mắc.3851-NC kiến nghị hoàn thiện pháp luật xlvphc.signed.pdf


FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
KẾ HOẠCH Kiểm tra công tác thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính năm 2023Thông tinTinKẾ HOẠCH Kiểm tra công tác thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/4/2023 10:00 AMNoĐã ban hành

Nội dung kiểm tra

 Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

​a) Nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;

- Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;

- Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên.

b) Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính quan đến xử lý vi phạm hành chính.

- Tổng số vụ vi phạm; tổng số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính; số vụ vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực quản lý; số vụ chuyển cơ quan tố tụng để truy cứu trách nhiệm hình sự; số vụ việc cơ quan tố tụng chuyển để xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình;

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính;

- Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt;

- Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

 

- Một số nội dung khác có liên quan.

868-_KH.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Công văn về việc báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luât về xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinCông văn về việc báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luât về xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
Thực hiện Công văn số 2099/BTP-QLXLVPHC & TDTHPL ngày 26/5/2023 của Bộ Tư pháp và Công văn số 1105/VPUB-NC ngày 02/6/2023 của Văn phòng UBND tỉnh về việc sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luât về xử lý vi phạm hành chính.Sở Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan, địa phương căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp thực hiện báo cáo sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.
7/3/2023 5:00 PMNoĐã ban hành

 1. Đơn vị thực hiện báo cáo

          - Cấp tỉnh: Tòa án nhân dân tỉnh, Sở Công thương, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Tư pháp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Kho bạc Nhà nước, Cục Hải quan, Cục Thuế, Cục Quản lý thị trường, Cục thi hành án dân sự, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh, Công an tỉnh; Bảo hiểm xã hội tỉnh.

          - Cấp huyện, xã: UBND cấp huyện và UBND cấp xã.

2. Đề cương, biểu mẫu, thời điểm lấy số liệu báo cáo

- Đề cương, biểu mẫu báo cáo: theo mẫu Đề cương hướng dẫn báo cáo được gửi kèm theo Công văn này.

          *Lưu ý về nội dung báo cáo:

+ Báo cáo của các Sở/ngành không tổng hợp số liệu của các phòng, ban cấp huyện, cấp xã;

+ Báo cáo của UBND cấp huyện, cấp xã không tổng hợp số liệu của các ngành dọc (như: Công an; Chi cục Hải quan; Chi cục Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; Bảo hiểm xã hội…).

+ Báo cáo của UBND cấp huyện cần tổng hợp đầy đủ tình hình, số liệu trên địa bàn cấp huyện và của các UBND xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

- Thời điểm lấy số liệu báo cáo:

+ Đối với số liệu về kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Từ ngày 31/3/2020 đến ngày 01/6/2023;

+ Đối với số liệu về xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: Từ ngày 01/7/2020 đến ngày 01/6/2023.

3. Thời gian gửi báo cáo về Sở Tư pháp tổng hợp

Báo cáo của các đơn vị đề nghị gửi về Sở Tư pháp trước ngày 10/7/2023 đồng thời gửi kèm file điện tử qua email: lanhht@binhduong.gov.vn để Sở Tư pháp kịp thời tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ, Bộ Tư pháp theo đúng thời gian quy định.  ​

CV_1035_HCTP.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinViệc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/20/2023 11:00 AMYesĐã ban hành

Ngày 13/11/2020, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tuy nhiên, việc xác định văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng khi xử lý các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày 01/01/2022 còn gây lúng túng cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

 

          Điều 7 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định: "Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật".

Căn cứ khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật được áp
dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực".

Theo đó, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn chuyển giao giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 xác định như sau:

- Đối với các hành vi phạm hành chính đã được phát hiện hoặc được lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày 01/01/2022 (ngày có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính) mà hiện nay đang xem xét, giải quyết thì việc xác định thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biểu mẫu áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Đối với các hành vi phạm hành chính xảy ra trước ngày 01/01/2022 mà sau đó mới bị phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và xem xét, giải quyết thì việc xác định thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biểu mẫu áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày 01/01/2022 nhưng chưa thi hành xong thì việc xem xét hoãn, giảm, miễn thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Bình Dương: ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện  công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023Thông tinTinBình Dương: ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện  công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/20/2023 11:00 AMYesĐã ban hành

Nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh; thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm đảm bảo pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực thi nghiêm túc, hiệu quả, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ngày 03/02/2023, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND về việc triển khai thực hiện các công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trê địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.

Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, Ngành, UBND cấp huyện, UBND cấp xã cần triển khai đồng bộ, đúng quy định pháp luật và có hiệu quả các nhiệm vụ theo kế hoạch, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình triển khai thực hiện; Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nội dung của Kế  hoạch: Trong năm 2023, các cơ quan, đơn vị trên toàn tỉnh tập trung triển khai các nội dung sau: Ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật, hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về pháp luật xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; phối hợp thanh tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; hoàn thiện chính sách, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thống kê về xử lý vi phạm hành chính; báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ khác phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện.

Đồng thời, UBND tỉnh cũng yêu cầu các Sở, Ngành, UBND cấp huyện; UBND cấp xã: Xây dựng Kế hoạch công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại ngành, địa phương mình để tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này và gửi về Sở Tư pháp trước ngày 17/02/2023 để theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; Bố trí nhân sự và các điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện công tác tổ chức thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và các nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại ngành, địa phương; Phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch; cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra, thanh tra liên ngành đầy đủ, đúng thành phần theo đề nghị của cơ quan, người có thẩm quyền.​

386-KH.signed.pdf

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Hướng dẫn mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địaThông tinTinHướng dẫn mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/15/2023 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 27/01/2023, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 07/2023/TT-BQP hướng dẫn Nghị định 120/2013/NĐ-CP và Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong các nội dung cơ bản có hướng dẫn về cách xác định "Lý do chính đáng" được quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 11, Điều 12 Nghị định 120/2013/NĐ-CP , được sửa đổi, bổ sung tại khoản 8, khoản 9, khoản 12, khoản 13 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP .Theo đó, được xem là có "lý do chính đáng" khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Người phải thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe thực hiện NVQS; khám sức khỏe tuyển chọn sĩ quan dự bị; chấp hành lệnh gọi nhập ngũ; gọi đi đào tạo sĩ quan dự bị; gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu nhưng bị ốm đau, tai nạn hoặc trên đường đi bị ốm đau, tai nạn phải điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thân nhân: Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ hoặc cha chồng, mẹ chồng; cha nuôi, mẹ nuôi; người nuôi dưỡng hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm đau, tai nạn nặng đang điều trị tại cơ sở KBCB.

- Thân nhân quy định nêu trên chết nhưng chưa tổ chức tang lễ hoặc tang lễ chưa kết thúc.

Ngoài ra hành vi "gian dối làm sai lệch kết quả phân loại sức khỏe của mình" quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định số 37/2022/NĐ-CP là một trong các trường hợp sau:

- Sử dụng các biện pháp cố tình làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân ngay trước hoặc trong quá trình khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự và đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận đó là hành vi gian dối, như: Sử dụng các loại thuốc, chất kích thích, chất cấm; tự gây thương tích, tổn hại sức khỏe của bản thân, hoặc biện pháp khác làm thay đổi tình trạng sức khỏe của bản thân.

- Sửa chữa kết quả phân loại sức khỏe của bản thân trong thực hiện kiểm tra hoặc khám sức khỏe nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

- Nhờ người khác kiểm tra hoặc khám sức khỏe thay.

Thông tư 07/2023/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 14/3/2023 và thay thế Thông tư 95/2014/TT-BQP./.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023Văn bản điều hànhTinTriển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2023-02/386-KH_Key_14022023084128.signed_Key_14022023084128.pdf
Ngày 03/2/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Kế hoạch số 386/KH-UBND Triển khai thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2023.
2/14/2023 9:00 AMNoĐã ban hànhFalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Quy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinQuy định về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật  về xử lý vi phạm hành chính/XLVPHCTDTHPL/PublishingImages/2023-02/Dang WEB Thong tu 01_Key_06022023135742.docx
2/6/2023 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 16/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 01/2023/TT-BTP quy định chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, Thông tư gồm 08 điều với nội dung cụ thể như sau:

1. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1)

Về phạm vi điều chỉnh, Thông tư quy định chi tiết về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: trách nhiệm báo cáo; kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo; hình thức và phương thức gửi báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo và việc chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo.
Chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Toà án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, gồm: Toà án nhân dân; Kiểm toán Nhà nước; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; tổ chức Thống kê tập trung; cơ quan Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật.

2. Về trách nhiệm báo cáo (Điều 2)

Thông tư quy định cơ quan xây dựng báo cáo có trách nhiệm báo cáo đầy đủ, trung thực, chính xác các nội dung trong mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu số liệu báo cáo và bảo đảm thời gian chốt số liệu, thời hạn gửi báo cáo.

Đồng thời, Thông tư cũng quy định trách nhiệm tổng hợp, báo cáo của các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

 3. Về chế độ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ và thời hạn gửi báo cáo định kỳ (Điều 3)

- Về chế độ báo cáo: Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:

+ Báo cáo định kỳ;

+ Báo cáo chuyên đề;

+  Báo cáo đột xuất.

- Về thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ, thời hạn gửi báo cáo định kỳ:

Thời gian chốt số liệu báo cáo và thời hạn gửi báo cáo về Bộ Tư pháp được thực hiện theo quy định của Chính phủ về chế độ báo cáo của cơ quan hành chính nhà nước (Nghị định số 09/2019/NĐ-CP). Đồng thời, Thông tư quy định cụ thể thời hạn gửi báo cáo của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.  

4. Về hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo (Điều 4)

- Về hình thức báo cáo: Cùng với việc sử dụng hình thức báo cáo truyền thống bằng văn bản giấy, Thông tư còn quy định sử dụng hình thức báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số cho văn bản điện tử của cơ quan nhà nước.

- Về phương thức gửi, nhận báo cáo:

+ Gửi trực tiếp;

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính;

+ Gửi qua fax;

+ Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;

+ Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;

+ Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

5. Về mẫu đề cương báo cáo và mẫu số liệu báo cáo (Điều 5)

6. Về việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo (Điều 6)

Điều 6 Thông tư quy định về việc chỉnh lý, bổ sung báo cáo trong trường hợp có sai sót. Theo đó, trường hợp phải chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo, cơ quan lập báo cáo có trách nhiệm gửi báo cáo đã được chỉnh lý, bổ sung, kèm theo văn bản giải trình rõ về việc chỉnh lý, bổ sung và phải có chữ ký xác nhận, đóng dấu. Trường hợp báo cáo bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung, số liệu trong báo cáo và các biểu mẫu số liệu kèm theo thì báo cáo, biểu mẫu đó không có giá trị báo cáo.

7. Về hiệu lực thi hành

Thông tư bãi bỏ Điều 1, khoản 1 Điều 2, khoản 1 Điều 3, Điều 4, khoản 1 Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Đồng thời, ban hành kèm theo Thông tư là Phụ lục mẫu đề cương báo cáo và các mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/3/2023.

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chínhThông tinTinViệc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/6/2023 2:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 13/11/2020, Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2022. Tuy nhiên, việc xác định văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng khi xử lý các hành vi vi phạm hành chính xảy ra trước ngày 01/01/2022 còn gây lúng túng cho cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

 

          Điều 7 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 quy định: "Việc lựa chọn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật".

Căn cứ khoản 1 Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: "Văn bản quy phạm pháp luật được áp
dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực".

Theo đó, việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong giai đoạn chuyển giao giữa Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 xác định như sau:

- Đối với các hành vi phạm hành chính đã được phát hiện hoặc được lập biên bản vi phạm hành chính trước ngày 01/01/2022 (ngày có hiệu lực của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính) mà hiện nay đang xem xét, giải quyết thì việc xác định thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biểu mẫu áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Đối với các hành vi phạm hành chính xảy ra trước ngày 01/01/2022 mà sau đó mới bị phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính và xem xét, giải quyết thì việc xác định thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt và biểu mẫu áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

- Đối với các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước ngày 01/01/2022 nhưng chưa thi hành xong thì việc xem xét hoãn, giảm, miễn thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt áp dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.​

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Kết quả xử lý vi phạm hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình DươngThông tinTinKết quả xử lý vi phạm hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/27/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 18/01/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Báo cáo số 11/BC-UBND về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 

Theo đó, từ ngày 15/12/2020 đến ngày 14/12/2021, tổng số vụ vi phạm hành chính bị phát hiện trên địa bàn tỉnh là 19.529 vụ, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, trong đó phổ biến nhất là các lĩnh vực: đất đai, môi trường; y tế; xây dựng; lao động;… 

Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng tăng cao, việc thu hút doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh và dân nhập cư từ nhiều nơi đến địa bàn tỉnh để làm ăn, sinh sống đã phát sinh các vấn đề về đất đai, xây dựng, …Mặc dù, nhận thức trách nhiệm về công tác xây dựng, đất đai, bảo vệ môi trường của cộng đồng, doanh nghiệp thời gian qua đã được nâng lên nhưng chưa chuyển biến thành hành vi, thói quen trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, trong năm 2021, Bình Dương là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng, một số đứng trước nguy cơ giải thể, thậm chí ngưng hoạt động, kéo theo đó là ý thức chấp hành của người dân trong công tác phòng, chống dịch bệnh chưa cao. Trước thực trạng trên, đối với công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, Bình Dương phải vừa đảm bảo quản lý chặt chẽ hiệu quả, đúng quy định pháp luật; vừa tạo điều kiện thông thoáng cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động, phát triển. Vì vậy, dẫn đến số vụ vi phạm hành chính tại địa phương phát sinh nhiều trong thời gian này. 

Tình hình xử phạt vi phạm hành chính: 

- Tổng số vụ bị xử phạt vi phạm hành chính: 19.524 vụ; 

- Tổng số vụ chuyển truy cứu trách nhiệm hình sự: 00 vụ; 

- Tổng số đối tượng bị xử phạt: 19.854 đối tượng; 

- Tổng số quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành: 19.646 quyết định. Trong đó: Số quyết định đã thi hành là: 17.492 quyết định. 

Tình hình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: 

- Tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: 1.278 đối tượng. 

- Tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính: 1.075 đối tượng./.

 

FalseNguyễn Thị Linh
XỬ LÝ CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH TRƯỚC THỜI ĐIỂM LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÓ HIỆU LỰC NHƯNG CÓ SAI SÓTThông tinTinXỬ LÝ CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH TRƯỚC THỜI ĐIỂM LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÓ HIỆU LỰC NHƯNG CÓ SAI SÓT/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/12/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

            Đặt vấn đề:

          Trước thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2013, trừ các quy định liên quan đến việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính do Tòa án nhân dân xem xét, quyết định thì có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2014), pháp luật về xử lý vi phạm hành chính không có quy định về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính ban hành có sai sót. Trên thực tế, có nhiều vụ việc vi phạm hành chính diễn ra trước thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực, đã được người có thẩm quyền xử phạt ra các quyết định để xử lý (Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra, Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính…) nhưng các quyết định này có sai sót, dẫn đến việc không thể thi hành. Đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt rất lúng túng trong cách xử lý, khiến cho nhiều vụ việc không được giải quyết dứt điểm, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 

        Bài viết thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá của tác giả về vấn đề này. Bên cạnh việc đưa ra quan điểm xử lý trước mắt, tác giả cũng đề xuất việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật có liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính ban hành có sai sót.

          Tình huống thực tế:

          Năm 2012, ông Nguyễn Văn A thực hiện hành vi xây dựng nhà ở gia đình không có giấy phép xây dựng trên đất lấn chiếm (vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định số 23/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở), đã bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2012. Quyết định xử phạt này có sai sót về thẩm quyền ban hành (vì hành vi vi phạm hành chính theo quy định thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận) và vẫn chưa được thi hành. Đến nay, khi tiếp tục giải quyết vụ việc để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan chức năng ở địa phương gặp một số vướng mắc trong áp dụng các quy định pháp luật liên quan về xử lý vi phạm hành chính:

          Một là, có tiếp tục xử lý vụ việc không?

          Hai là, có được sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ, ban hành quyết định mới không?

          Ba là, cơ sở pháp lý nào để thực hiện việc sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ, ban hành quyết định mới? Bởi vì, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 (sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2008) và Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 không quy định cụ thể việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính ban hành có sai sót. Trong khi đó, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) không có quy định hiệu lực trở về trước (hồi tố) đối với các trường hợp sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót đã được ban hành trước thời điểm Luật có hiệu lực thi hành.

          Qua theo dõi công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, tác giả thấy rằng, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt thường ban hành quyết định thu hồi quyết định có sai sót và sau đó, ban hành quyết định mới đối với hành vi vi phạm hành chính.

          Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì việc thu hồi các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót nói chung và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói riêng trong vụ việc được nêu là không có căn cứ, vì không có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định vấn đề này.

          Để giải quyết vụ việc nêu trên cũng như các vụ việc khác tương tự, theo tác giả, cần xác định quan điểm xử lý như sau:

          Thứ nhất, về việc tiếp tục xử lý đối với hành vi vi phạm hành chính:

          Khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định: "Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện; đối với vi phạm hành chính trong các lĩnh vực tài chính, chứng khoán, sở hữu trí tuệ, xây dựng, môi trường, an toàn và kiểm soát bức xạ, nhà ở, đất đai, đê điều, xuất bản, xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc vi phạm hành chính là hành vi buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả thì thời hiệu là hai năm; nếu quá các thời hạn nói trên thì không xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3  Điều 12 của Pháp lệnh này".
          Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 56 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định: Quá thời hạn ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt không được ra quyết định xử phạt nhưng vẫn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 12 của Pháp lệnh.

          Ngoài ra, Điều 69 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cũng quy định: "Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là một năm, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; quá thời hạn này mà quyết định đó không được thi hành thì không thi hành quyết định xử phạt nữa nhưng vẫn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được ghi trong quyết định".

          Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, có thể khẳng định, mặc dù vụ việc vi phạm hành chính đã diễn ra từ năm 2012 nhưng cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vẫn cần phải tiếp tục xử lý bằng cách áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả để khắc phục triệt để hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra, khôi phục trật tự quản lý hành chính nhà nước đã bị xâm hại.

          Thứ hai, về hướng xử lý đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót:

          Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định: "Thủ trưởng cơ quan nhà nước có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc phạm vi quản lý của mình, kịp thời xử lý vi phạm pháp luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật".

          Qua nghiên cứu quy định nêu trên của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, có thể thấy rằng, quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) chính là sự kế thừa và quy định một cách cụ thể hơn quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, khoản 3 Điều 18 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) quy định: "Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính có trách nhiệm phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới theo thẩm quyền".

          Như vậy, với quy định về việc phải "kịp thời xử lý vi phạm pháp luật… trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật" thì thực chất, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cũng đã đề cập đến việc xử lý đối với những quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót, chỉ khác một điều, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính chưa quy định một cách cụ thể hướng "xử lý vi phạm pháp luật" (các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót) là gì, cách thức thực hiện ra sao. Chỉ đến khi Luật Xử lý vi phạm hành chính ra đời, thì nhà làm luật mới đưa ra hướng xử lý cụ thể đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót, đó là: Đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ, ban hành quyết định mới.
Đi đến tận cùng của vấn đề thì thấy rằng, mặc dù không có quy định cụ thể, trực tiếp về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót nhưng khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính cũng có quy định viện dẫn việc áp dụng "theo quy định của pháp luật". Vậy theo quy định pháp luật ở đây là gì, nằm ở những văn bản quy phạm pháp luật nào? Chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan có hiệu lực tại thời điểm Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực để xem có quy định nào về việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót hay không.
           Điểm đ khoản 2 Điều 13 Luật Khiếu nại năm 2011 quy định một trong những nghĩa vụ của người bị khiếu nại là phải "sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại".

          Điểm h khoản 2 Điều 31 Luật Khiếu nại quy định: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải có nội dung liên quan đến "sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại". Điểm h khoản 2 Điều 40 Luật Khiếu nại cũng quy định về nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại lần hai, theo đó, "…trường hợp khiếu nại là đúng hoặc đúng một phần thì yêu cầu người có quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại sửa đổi, hủy bỏ một phần hay toàn bộ quyết định hành chính, chấm dứt hành vi hành chính bị khiếu nại…".
          Điểm a khoản 4 Điều 37 Luật Tố cáo năm 2011 quy định một trong những biện pháp bảo vệ người tố cáo tại nơi công tác, làm việc là "hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo". Điểm a khoản 4 Điều 38 Luật Tố cáo cũng quy định một trong những biện pháp bảo vệ người tố cáo tại nơi cư trú là "hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người tố cáo".

          Khoản 3 Điều 51 Luật Tố tụng hành chính năm 2010 quy định một trong những quyền, nghĩa vụ của người bị kiện, đó là: "Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện".

          Từ các quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy, khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính mặc dù không đề cập trực tiếp đến việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính có sai sót nhưng cũng đã có quy định về việc người có thẩm quyền phải kịp thời xử lý vi phạm pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính. Còn việc xử lý như thế nào thì khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định theo hướng viện dẫn việc áp dụng "theo quy định của pháp luật". Trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tố tụng hành chính đều có quy định về việc người có thẩm quyền ban hành quyết định hành chính nói chung và các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính nói riêng phải/được sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định có sai sót khi các quyết định này bị khiếu nại, khởi kiện.

           Do vậy, đối chiếu với vụ việc được nêu ví dụ, tác giả cho rằng, cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vẫn có thể tiến hành việc hủy bỏ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính có sai sót về thẩm quyền ban hành; tiếp đó, cần chuyển vụ việc đến người có thẩm quyền để ban hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra nhằm xử lý triệt để vụ việc vi phạm hành chính.

          Đề xuất, kiến nghị:

          Về lâu dài, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nêu trên, thiết nghĩ, việc xử lý các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành trước thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực nhưng có sai sót cần được quy định cụ thể trong Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Tại khoản 3 Điều 18 Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội cũng giao Chính phủ quy định chi tiết vấn đề này.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, trong đó quy định cụ thể các nội dung liên quan đến sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính như: Các trường hợp phải sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới; thủ tục sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới; thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới; hiệu lực, thời hạn, thời hiệu thi hành quyết định sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính… Tuy nhiên, chưa có quy định hướng dẫn việc xử lý đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành trước thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực nhưng có sai sót.

          Do vậy, theo tác giả, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung vào Nghị định số 118/2021/NĐ-CP quy định về việc áp dụng một số quy định liên quan đến sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP để xử lý đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính được ban hành trước thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực nhưng có sai sót. Quy định này là "cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội" theo quy định của khoản 1 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). Quy định này không làm phát sinh "trách nhiệm pháp lý mới" đối với hành vi, cũng không "quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn" đối với hành vi mà chỉ hướng dẫn cụ thể hơn hình thức và cách thức thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành trước thời điểm Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực nhưng có sai sót, do vậy, hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật./.

Nguồn: https://xlvphc.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/trao-doi-kinh-nghiem.aspx?ItemID=136​

FalseNguyễn Thị Linh
Tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính Thông tinTinTỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/28/2021 1:00 PMNoĐã ban hành

           Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Thực hiện Kế hoạch số 962/KH-UBND ngày 11 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương; để kịp thời triển khai các quy định mới của Luật đến cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là đội ngũ CBCC làm công tác xử lý vi phạm hành chính tại địa phương.

Sáng ngày 28 tháng 12 năm 2021, Sở Tư pháp phối hợp cùng Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và địa phương cấp huyện trên địa bàn tỉnh, dưới sự chủ trì của Ông Nguyễn Quốc Trí, Phó Giám đốc Sở Tư pháp. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến tại 55 điểm cầu với gần 300 đại biểu tham dự là đại diện lãnh đạo Ban pháp chế HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo của các Sở, Ngành và các phòng nghiệp vụ Công an tỉnh; đối với đơn vị địa phương cấp huyện có đại diện của UBND, đại diện lãnh đạo và công chức quản lý xử lý vi phạm hành chính tại Phòng Tư pháp các huyện, thị xã, thành phố; đại diện lãnh đạo và chỉ huy các đội có chức năng xử lý vi phạm hành chính tại Công an huyện, thị xã, thành phố.

hn1.png

Ảnh: Ông Nguyễn Quốc Trí, Phó giám đốc Sở Tư pháp phát biểu khai mạc Hội nghị

         Tại Hội nghị, điểm cầu Sở Tư pháp Ông Huỳnh Quốc Anh - Trưởng phòng phòng QLXLVPHC &THPL đã truyền đạt những nội dung mới cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020; hướng dẫn các kỹ năng trong lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, đồng thời đã trao đổi, giải đáp các tình huống phát sinh trong thực tiễn thi hành pháp luật. 

        Cũng trong Hội nghị tại điểm cầu Công an tỉnh ông Đỗ Ngọc Ẩn -Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an tỉnh đã trình bày Chuyên đề về các biện pháp xử lý hành chính, trong đó tập trung vào biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020 và Luật Luật phòng, chống ma túy năm 2021. Đồng thời, trao đổi những tình huống đã xảy ra trong thực tiễn khi áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính này trong thực tiễn thời gian qua.

Thông qua Hội nghị đã kịp thời cập nhật các điểm mới của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, giúp cán bộ, công chức, viên chức làm công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị, địa phương nắm vững, từ đó góp phần tổ chức triển khai thi hành Luật được kịp thời, toàn diện, thống nhất, hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bình Dương thời gian tới./.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ:​

hn2.png

hn3.png

hn4.png

hn5.png

FalsePhạm Công Danh
Tài liệu báo cáo công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC năm 2021Văn bản điều hànhTinTài liệu báo cáo công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/7/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

​Thực hiện Kế hoạch số 6504/KH-UBND ngày 31/12/2020 của UBND tỉnh về thực hiện công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2021. Theo đó, tại điểm c khoản 1 Mục III của Kế hoạch giao Sở Tư pháp "Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định".​ Trên cơ sở hướng dẫn tại Công văn số ​1660/STP-XLVPHC&THPL, ​​​Sở Tư pháp kính đề nghị các đơn vị, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao ​phối hợp thực hiện báo cáo theo tài liệu đính kèm./.


TAI LIEU BAO CAO XLVPHC nam 2021.rar

False
Kết quả rà soát các văn bản QPPL về xử lý vi phạm hành chính năm 2021Thông tinTinKết quả rà soát các văn bản QPPL về xử lý vi phạm hành chính năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/6/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

Để đảm bảo công tác triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) trên địa bàn tỉnh được kịp thời, toàn diện, thống nhất và hiệu quả; Sở Tư pháp đã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tiến hành rà soát và đề xuất xử lý các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh Bình Dương ban hành thời gian qua với kết quả như sau:

Tổng số văn bản QPPL được tập hợp để rà soát: 32 văn bản (gồm: 22 văn bản của Trung ương và 10 văn bản của địa phương), trong đó:

+ Số văn bản QPPL của Trung ương có giao thẩm quyền cho HĐND, UBND tỉnh ban hành văn bản quy định chi tiết: 02 văn bản, với 05 nội dung;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ: 01 văn bản;

+ Số văn bản do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành không đảm bảo tính khả thi: 02 văn bản, với 02 nội dung.

Trên cơ sở kết quả rà soát các văn bản QPPL do Trung ương và HĐND, UBND tỉnh ban hành thời gian qua liên quan đến lĩnh vực XLVPHC, Sở Tư pháp nhận thấy, tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết của địa phương liên quan đến công tác này thời gian qua là tương đối đầy đủ, nội dung các quy định cơ bản đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, khả thi, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, Sở Tư pháp cũng có kiến nghị UBND tỉnh đối với văn bản không đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính khả thi./.

FalseNguyễn Thị Linh
Tài liệu rà soát văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021Văn bản điều hànhTinTài liệu rà soát văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
11/3/2021 9:00 AMYesĐã ban hành

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 962/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh về triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Binh Dương năm 2021, Sở Tư pháp đã lập Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương và địa phương ban hành còn hiệu lực liên quan đến xử lý vi phạm hành chính (kèm theo đề cương báo cáo và các mẫu danh mục) gửi các đơn vị nghiên cứu, thực hiện./.​


1. DANH MUC VAN BAN QPPL XLVPHC.doc

2. DE CUONG BAO CAO.docx

3. MAU DANH MUC KEM THEO BC.docx

CV_1500_STP-TDTHPL.signed.pdf

False
Công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương 06 tháng đầu năm 2021Thông tinTinCông tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương 06 tháng đầu năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
8/3/2021 4:00 PMYesĐã ban hành

​​Từ ngày 01/01/2021 đến hết ngày 30/6/2021, tổng số vụ vi phạm hành chính bị phát hiện trên địa bàn tỉnh là 6.872/4.432 vụ, tăng 2.410 vụ so với cùng kỳ (số liệu này không bao gồm số liệu của ngành dọc).

Vi phạm hành chính xảy ra phổ biến nhất trong các lĩnh vực như: y tế; bảo vệ môi trường; an ninh, trật tự, an toàn xã hội với nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương ngày càng tăng cao, đã thu hút số lượng lớn các doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người dân từ nhiều địa phương khác đến làm ăn và sinh sống. Ngoài ra, trong 06 tháng đầu năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh Bình Dương, các cá nhân, tổ chức vì lợi ích cá nhân của mình đã bất chấp việc vi phạm các quy định của pháp luật; ý thức của một số tổ chức, cá nhân còn hạn chế.

Tình hình xử phạt vi phạm hành chính: trong số 6.872 vụ vi phạm hành chính bị phát hiện: đã ban hành 6.779 quyết định xử phạt vi phạm hành chính (số quyết định đã thi hành: 6.267 quyết định; số quyết định chưa thi hành: 512 quyết định) với số tiền phạt thu được là: 37.334.532.955 đồng./.

Báo cáo chi tiết:186-BC.XLVPHC.pdf

 

False
Tài liệu báo cáo kết quả công tác xử lý vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2021Văn bản điều hànhTinTài liệu báo cáo kết quả công tác xử lý vi phạm hành chính 06 tháng đầu năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/28/2021 11:00 AMNoĐã ban hànhFalse
Những nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiếtThông tinTinNhững nội dung về xử phạt người chưa thành niên vi phạm hành chính cần được quy định chi tiết/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
6/2/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

​1. Dẫn nhập

Theo pháp luật hiện hành, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) gồm cá nhân, tổ chức. Xét riêng về cá nhân thì chủ thể bị xử phạt VPHC bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài và cả người không quốc tịch. Cá nhân bị xử phạt VPHC phải thỏa mãn điều kiện về độ tuổi. Theo đó, tuổi bị xử phạt VPHC được chia làm hai loại: i) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý; ii) Người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt VPHC về mọi VPHC.

Điều 21 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: "người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi". Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016 quy định "trẻ em là người dưới 16 tuổi". Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, khái niệm người chưa thành niên có nội hàm rộng hơn trẻ em bởi người chưa thành niên bao gồm trẻ em và người từ đủ 16 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi[1]. Ở ngưỡng trước 18 tuổi, con người bước vào thời kỳ phát triển bản lề, có sự thay đổi nhanh, rõ rệt về thể chất, tâm sinh lý nhưng sự phát triển này vẫn nằm trong giai đoạn cuối của thời kỳ chưa trưởng thành, nhận thức chưa đầy đủ, tâm lý chưa ổn định[2]. Do đó, có thể hiểu, người chưa thành niên là người chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người thành niên. VPHC do người chưa thành niên thực hiện thường thể hiện những đặc điểm sau:

Một là, VPHC do người chưa thành niên thực hiện thường mang tính bột phát, không có động cơ, mục đích rõ ràng.

Người chưa thành niên là ngườicòn non nớt về trí tuệ. Đây là độ tuổi có tính chất là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển đến tuổi trưởng thành[3]. Ở lứa tuổi này, con người phát triển mạnh về mặt sinh học nhưng lại thiếu cân đối về mặt trí tuệ. Đây là lứa tuổi mà kinh nghiệm trong cuộc sống còn ít ỏi, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật vẫn còn nhiều hạn chế. Do việc kiềm chế cảm xúc còn hạn chế nên nhiều hành vi của người chưa thành niên mang tính bột phát. Trong các hành vi này sẽ có những hành vi cấu thành một VPHC. Chính vì tính bột phát nên động cơ, mục đích không rõ ràng, không được xác định trước.

Hai là, VPHC của người chưa thành niên được thực hiện thường do sự lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ của người thành niên.

Người chưa thành niêncó tâm lý khá phức tạp, không ổn định, mang tính giao thời giữa tính cách vừa trẻ con, vừa người lớn. Trong độ tuổi này, người chưa thành niên thường có nhu cầu chứng tỏ bản thân cũng như muốn thể hiện mình là người trưởng thành. Chính vì hiểu được đặc điểm này nên một số đối tượng là người thành niên đã lôi kéo, xúi giục, kích động, dụ dỗ người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung và VPHC nói riêng.

Ba là, VPHC của người chưa thành niên được thực hiện thường do sự không quan tâm, chăm sóc chu đáo của cha mẹ, gia đình.

Cách ứng xử của người chưa thành niênphụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống và sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Người chưa thành niên luôn có nhu cầu tìm hiểu và khám phá cái mới. Tuy vậy, việc tìm hiểu và khám phá cái mới cũng có thể trở thành một trong những nguyên nhân dẫn tới VPHC (ví dụ: hành vi buông hai tay khi điều khiển xe tham gia giao thông; lạng lách, đánh võng; điều khiển xe bằng chân…). Do đó, nếuthiếu sự căm sóc, hướng dẫn, quản lý của cha mẹ, gia đình thì người chưa thành niên rất dễ VPHC.

Bốn là, VPHC của người chưa thành niên thường được thể hiện một cách rõ ràng, dễ nhận biết, được thực hiện nhanh chóng và ít có quyết tâm thực hiện đến cùng nếu bị ngăn cản.

Nếu như VPHC do người thành niên thực hiện thường được chuẩn bị kỹ lưỡng, có cách thức, thủ đoạn rõ ràng thì VPHC do người chưa thành niên thực hiện thường không có những đặc điểm này. Ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" thì VPHC do người chưa thành niên thực hiện thường rất rõ ràng, dễ nhận biết. Do mang tính bột phát nên những vi phạm này thường diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, do không có động cơ, mục đích rõ ràng nên các vi phạm này thường sẽ không thực hiện đến cùng nếu như bị ngăn cản[4].

Để răn đe, giáo dục người chưa thành niên VPHC thì xử phạt VPHC được xem là một trong những công cụ hữu hiệu. Tuy nhiên, ngay cả khi áp dụng chế tài hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm thì Nhà nước cũng cần có những cam kết nhằm bảo đảm cho việc xử phạt VPHC được diễn ra công khai, khách quan, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật. Trong bối cảnh Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý VPHC năm 2012 (Luật Xử lý VPHC) có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2022) thì các văn bản quy định chi tiết cần phải thể hiện rõ các nội dung liên quan đến xử phạt VPHC người chưa thành niên.

2. Quy định chi tiết cách tính tuổi của người chưa thành niên bị xử phạt VPHC trong trường hợp không thể xác định chính xác ngày, tháng sinh

 Khi xử phạt VPHC đối với cá nhân thì độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng. Đối với người chưa thành niên thì độ tuổi càng đóng vai trò quyết định. Cụ thể, độ tuổi là căn cứ không thể thiếu để người có thẩm quyền quyết định có hay không việc xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên. Theo quy định của điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý VPHC, "người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt VPHC về VPHC do cố ý". Như vậy, độ tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định có hay không VPHC để từ đó ra quyết định xử phạt VPHC. Ngoài ra, độ tuổi cũng là cơ sở để quyết định việc áp dụng hình thức xử phạt và mức tiền phạt tương ứng đối với người chưa thành niên. Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC quy định: "Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên". Tuy nhiên, Luật Xử lý VPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không quy định cụ thể về cách tính tuổi để ra quyết định xử phạt VPHC trong trường hợp không thể xác định chính xác ngày, tháng sinh của người chưa thành niên.

Theo Điều 13 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP (Nghị định số 81) của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý VPHC thì:

"1. Trường hợp không có các giấy tờ để xác định độ tuổi xử lý VPHC thì căn cứ vào sổ hộ tịch hoặc các giấy tờ, sổ sách, tài liệu khác của cơ quan nhà nước có liên quan để xác định độ tuổi của đối tượng.

Trường hợp thông tin ngày, tháng, năm sinh ghi trong các giấy tờ trên không thống nhất, thì xác định theo ngày, tháng, năm sinh trong giấy tờ theo hướng có lợi nhất cho đối tượng.

2. Trường hợp giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này không ghi rõ ngày, tháng, năm sinh, thì việc xác định ngày, tháng, năm sinh được tính như sau:

a) Nếu xác định được tháng cụ thể, nhưng không xác định được ngày nào trong tháng, thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh;

b) Nếu xác định được quý cụ thể của năm, nhưng không xác định được ngày tháng nào trong quý, thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày sinh;

c) Nếu xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuối năm, nhưng không xác định được ngày, tháng nào trong nửa đầu năm hoặc nửa cuối năm, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh;

d) Nếu xác định được năm cụ thể nhưng không xác định được ngày, tháng, thì lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngày sinh".

Điều cần lưu ý là phạm vi của Điều 13 Nghị định số 81 chỉ áp dụng đối với việc xác định độ tuổi của người bị xử lý hành chính. Quy định này không thể trở thành căn cứ áp dụng để xác định độ tuổi đối với người bị xử phạt hành chính. Câu hỏi đặt ra là cách xác định độ tuổi của người chưa thành niên bị xử phạt hành chính có giống quy định tại Điều 13 Nghị định số 81 hay không? Hiện nay, pháp luật còn bỏ ngỏ và không có câu trả lời cụ thể.

Khoản 1Điều 14 Nghị định số 81 quy định: "Khi tiến hành xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên, trường hợp không xác định được chính xác tuổi để áp dụng hình thức xử phạt, thì người có thẩm quyền xử phạt lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất cho người vi phạm". Tuy nhiên, "lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt có lợi nhất khi tiến hành xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên" không phải là một quy định tối ưu nhằm giải quyết mọi vướng mắc trên thực tế. Dường như điều khoản trên chỉ có ý nghĩa đối với những VPHC do người chưa thành niên thực hiện mà chế tài quy định có thể áp dụng một trong các hình thức xử phạt khác nhau (ví dụ: khoản 1 Điều 72 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với "hành vi sử dụng vé tàu giả để đi tàu"). Đối với những VPHC mà chế tài quy định chỉ áp dụng một hình thức xử phạt cố định thì điều khoản trên hoàn toàn không có giá trị (ví dụ: khoản 4 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi "gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ"). Từ đó, người có thẩm quyền sẽ không thể biết và lựa chọn áp dụng hình thức xử phạt nào có lợi nhất cho người chưa thành niên VPHC. Trong trường hợp pháp luật chỉ quy định chế tài phạt tiền thì người có thẩm quyền không thể "linh hoạt" phạt cảnh cáo người chưa thành niên vi phạm (ngoại trừ đối tượng là người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi). Người có thẩm quyền cũng không thể phạt ở mức tiền tối thiểu nếu như không có tình tiết giảm nhẹ. Bên cạnh đó, ngay cả khi phạt tiền ở mức tối thiểu thì đây cũng chỉ là lựa chọn "mức tiền phạt có lợi nhất" chứ không phải "hình thức xử phạt có lợi nhất" cho người người chưa thành niên VPHC.

Như vậy, với quy định của Điều 13 và Điều 14 Nghị định số 81 thì người có thẩm quyền sẽ không thể có cơ sở pháp lý vững chắc nhằm xác định tuổi của người chưa thành niên vi bị xử phạt phạm hành chính. Để khắc phục bất cập này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần sớm ban hành văn bản xác định cụ thể độ tuổi của người bị xử phạt VPHC nói chung và của người chưa thành niên nói riêng.

3. Quy định cụ thể nguyên tắc làm cơ sở xác định chính xác mức tiền phạt đối với người chưa thành niên VPHC

 Theo quy định của khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC, "trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi VPHC thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên". Như vậy, pháp luật xử phạt VPHC của nước ta đã thể hiện rõ tinh thần bảo đảm quyền lợi tốt nhất của người chưa thành niên khi quy định trách nhiệm hành chính của người chưa thành niên nhẹ hơn so với người thành niên. Tuy nhiên, liên quan đến mức tiền phạt thì quy định "mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên" lại không thật sự rõ ràng và tạo ra cách áp dụng pháp luật không thống nhất[5].

Ví dụ: theo điểm c khoản 3 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì hành vi "lôi kéo người khác đánh nhau" sẽ bịphạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Nếu chủ thể vi phạm là người thành niên và không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị phạt mức tiền trung bình là 2.500.000 đồng. Tuy nhiên, nếu chủ thể vi phạm là người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổivà không có tình tiết tăng nặng hay tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt bao nhiêu thì không có chuẩn mực chung trong việc áp dụng.

Theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019, người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổithường chưa đủ độ tuổi để trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật lao động nên chưa có khả năng tạo lập được nguồn tài chính riêng. Do đó, quy định không áp dụng hình thức phạt tiền đối với nhóm người chưa thành niên ở lứa tuổi này là hoàn toàn phù hợp[6]. Đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì có thể tham gia vào các quan hệ lao động, làm công ăn lương nên quy định hình thức phạt tiền là khá hợp lý. Tuy nhiên, vấn đề có tính pháp lý đặt ra là phải quy định rõ ràng nguyên tắc để từ đó có thể xác định chính xác mức tiền phạt đối với người chưa thành niên VPHC trong các trường hợp cụ thể.

Xuất phát từ đặc trưng VPHC do người chưa thành niên thực hiện thường mang tính bột phát, không có động cơ, mục đích rõ ràng nên khi xử phạt người chưa thành niên VPHC, cần phải kết hợp hài hòa giữa mục đích răn đe và giáo dục. Chính vì vậy, mức tiền phạt đối với người chưa thành niên VPHC cũng cần được quy định thành nguyên tắc rõ ràng trên cơ sở xem xét những tình tiết liên quan đến ý thức, thái độ, hành vi. Theo đó, nếu người chưa thành niên có những tình tiết như "tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi""đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm""đã tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện VPHC, xử lý VPHC" thì cần được ghi nhận và khoan hồng. Có thể do bồng bột, người chưa thành niên thực hiện VPHC với lỗi cố ý. Tuy nhiên, sau khi vi phạm thì người chưa thành niên có ý thức, thái độ, hành vi hướng thiện. Chính ý thức, thái độ, hành vi của người chưa thành niên sau khi vi phạm mới là chìa khóa quan trọng, phản ánh sự nhận thức hối cải của chủ thể. Do đó, trên cơ sở hệ số tương đối "không quá 1/2" trong Luật Xử lý VPHC, cần quy định rõ ràng nguyên tắc xác định mức phạt tiền áp dụng đối với người chưa thành niên căn cứ vào các tình tiết liên quan đến ý thức, thái độ, hành vi.

4. Quy định chi tiết trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay nghĩa vụ nộp tiền phạt trong trường hợp người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC mà không có tiền nộp phạt

Khoản 3 Điều 134 Luật Xử lý VPHC quy định: "Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi VPHC mà không có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay".

Mục đích chính của việc thực hiện thay nghĩa vụ này là nhằm xác định trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ đối với con em mình. Nói cách khác, đây là hậu quả bất lợi mà cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên phải gánh chịu vì đã không thực hiện nghĩa vụ giáo dục, chăm sóc người chưa thành niên một cách đầy đủ, đúng mực[7]. Trong trường hợp này, nếu cha mẹ hoặc người giám hộ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thay cho người chưa thành niên thì quyết định xử phạt VPHC xem như được thi hành. Ngược lại, nếu cha mẹ hoặc người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thay thì sẽ giải quyết như thế nào? Liệu rằng người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC quy định tại Điều 86 Luật Xử lý VPHC hay không?

Nội dung các biện pháp quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 86 Luật Xử lý VPHC là nhằm bảo đảm thi hành các quyết định phạt tiền cho thấy, các biện pháp này chỉ áp dụng đối với người VPHC; đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên - những người không VPHC thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế này. Trên thực tế, có khá nhiều quyết định phạt tiền đối với người chưa thành niên không thể thi hành bởi người chưa thành niên không có tiền nộp phạt, cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên tuy có tiền, có tài sản nhưng cũng không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thay cho người chưa thành niên[8]. Người có thẩm quyền cũng không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt VPHC đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên. Đây là một thiếu sót cần được khắc phục.

5. Quy định rõ nghĩa vụ của cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC

Theo quy định của Điều 135 Luật Xử lý VPHC, người chưa thành niên VPHC có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt: i) Cảnh cáo; ii) Phạt tiền; iii) Tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Trong các hình thức xử phạt trên thì hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC được áp dụng đối với tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến VPHC nghiêm trọng, do lỗi cố ý của người chưa thành niên. Thế nhưng trên thực tế, xuất hiện trường hợp người chưa thành niên thực hiện VPHC nghiêm trọng với lỗi cố ý, tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm nhưng lại không bị tịch thu. Đó là trường hợp tang vật, phương tiệnbị chiếm đoạt, sử dụng trái phép (ví dụ: dùng xe trộm cắp để thực hiện hành vi đua xe trái phép). Theo đó, đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để VPHC thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, người chưa thành niên vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách nhà nước để thay thế cho việc thực hiện hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC. Nếu không nộp thì bị cưỡng chế thực hiện theo quy định tại Điều 86 Luật Xử lý VPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ[9].

Tuy nhiên, phần lớn người chưa thành niên không có thu nhập, tài sản riêng nên việc buộc người chưa thành niên phải nộp khoản tiền tương đương là bất khả thi. Bên cạnh đó, pháp luật xử phạt VPHC cũng không quy định nghĩa vụ của cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp một khoản tiền tương đương thay thế trong trường hợp người chưa thành niên VPHC không thể nộp.

Theo chúng tôi, để bảo đảm cho việc thi hành hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện VPHC trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm không nộp một khoản tiền tương đương, cần quy định chi tiết nghĩa vụ này thuộc vềcha mẹ hoặc người giám hộ. Trên thực tế, trong trường hợp người vi phạm bị áp dụng hình thức xử phạt chính là phạt tiền và hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện VPHC mà tang vật, phương tiện thuộc diện bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép thì tang vật, phương tiện này sẽ được quy đổi ra khoản tiền tương đương rồi cộng với số tiền phạt./.

           

 


* Bài viết có sử dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài nghiên cứu khoa học "Xử phạt VPHC đối với người chưa thành niên ở Việt Nam - Thực trạng và hướng hoàn thiện" do TS. Cao Vũ Minh làm chủ nhiệm.

[1]Phạm Thị Thanh Nga - Nguyễn Xuân Tĩnh, "Trẻ em" và "người chưa thành niên" trong pháp luật Việt Nam: nhìn từ nghĩa vụ thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em và tính thống nhất của hệ thống pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu Lập phápsố 15, năm 2017.

[2]Cao Vũ Minh, "Hoàn thiện quy định pháp luật về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng nhằm bảo vệ quyền của người chưa thành niên theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 20, năm 2015.

[3] Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình tâm lý học tội phạm, Nxb. Công an nhân dân, năm 2017 tr. 116.

[4] Hoàng Minh Khôi, "Đặc điểm và một số nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của người chưa thành niên", Tạp chí Nghiên cứu Lập phápsố 14, năm 2012.

[5]Báo cáo số 09/BC-BTP ngày 08/01/2018 của Bộ Tư pháp tổng kết thi hành Luật Xử lý VPHC.

[6]Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Bình luận khoa học Luật Xử lý VPHC năm 2012 (tái bản lần thứ 1), Nxb. Hồng Đức, năm 2017, tr. 798.  

[7]Nguyễn Thị Phương Châm, "Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người chưa thành niên gây ra từ góc nhìn pháp luật so sánh", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 5, năm 2020.

[8]Báo cáo số 265/BC-UBNDtổng kết công tác tư phápnăm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, ngày 27/11/2019; Công văn số 779/STP-QLXLVPHC&TDTHPL ngày 10/11/2020 của Sở Tư pháp tỉnh Sóc Trăng báo cáo tình hình thi hành pháp luật về xử lý VPHC năm 2020.

[9]Theo khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý VPHC và khoản 4 Điều 11a Nghị định số 81/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 97/2017/NĐ-CP).


Nguồn: http://lapphap.vn/Pages/TinTuc/210763/Nhung-noi-dung-ve-xu-phat-nguoi-chua-thanh-nien-vi-pham-hanh-chinh-can-duoc-quy-dinh-chi-tiet.html


 

False
Triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021Văn bản điều hànhTinTriển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
5/26/2021 3:00 PMNoĐã ban hành

Ngày 21/5/2021, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 2147/UBND-NC về việc triển khai công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2021.

CV 2147.png

Theo đó, nhằm triển khai Quyết định số 126/QĐ-TTg ngày 26/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Kế hoạch số 962/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC trên địa bàn tỉnh Bình Dương và chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 2426/VPCP-PL ngày 06/4/2021 được kịp thời, đồng bộ, hiệu quả; Chủ tịch UBND tỉnh có ý kiến như sau:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai thực hiện một số nội dung như: Khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 962/KH-UBND ngày 11/3/2021 của UBND tỉnh; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC; Triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hiệu lực, hiệu quả các quy định của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ;…

2. Giao Sở Tư pháp theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi hành pháp luật về XLVPHC trên địa bàn tỉnh; kịp thời tổng hợp những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện để đề xuất, tham mưu UBND tỉnh kiến nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo xử lý./.

Đính kèm văn bản:2147-NC.signed.pdf

 

False
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio