Xử lý vi phạm hành chính
Thứ 4, Ngày 06/09/2017, 17:00
Chính phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19-7-2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
06/09/2017

Ngày 18/8/2017, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2017/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung 34 nội dung của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP. Bên cạnh đó, Nghị định số 97/2017/NĐ-CP còn ban hành 55 mẫu biên bản và mẫu quyết định được sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính thay thế các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ( thay thế 32 mẫu biên bản, mẫu quyết định cũ và bổ sung 23 mẫu biên bản, mẫu quyết định mới).

xlvphct.jpg

Một số điểm nổi bật:

Một là, Nghị định 97/2017/NĐ-CP đã bổ sung quy định về các tiêu chí xác định đối tượng vi phạm hành chính là tổ chức. Theo quy định mới, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: 1- Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật; 2- Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải được quy định cụ thể tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.

Hai là, Xác định rõ thẩm quyền xử phạt khi tang vật là hàng cấm

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP cũng bổ sung thêm quy định về thẩm quyền xử phạt trong trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm. Theo quy định, trường hợp các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có quy định trị giá hoặc số lượng của hàng cấm và khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm có tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo quy định tại Chương II Phần thứ hai Luật xử lý vi phạm hành chính và quy định của nghị định xử phạt vi phạm hành chính.

Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm không thuộc trường hợp nêu trên thì không tiến hành xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính mà phải chuyển hồ sơ vụ việc đến người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 81/2013/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp tang vật vi phạm hành chính là hàng cấm được xác định theo nguyên tắc sau:

- Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó.

- Nếu người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc không phải là người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước hoặc không phải là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử phạt cao nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước đó để ra quyết định xử phạt.

Ba là, quy định bổ sung thêm sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP quy định bổ sung thêm sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính. Theo đó quyết định về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung, đính chính khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định;

- Có sai sót về nội dung nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.

Thời hạn việc thực hiện sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 Luật xử lý vi phạm hành chính.

Bốn là, bổ sung thêm đối tượng phải lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện  bắt buộc, cụ thể:
          - Người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng;
          - Người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 5-10-2017./.​

Lượt người xem:  Views:   7001
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Từ khóa

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio