1. Xây dựng, hoàn thiện pháp luật, theo dõi việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để kịp thời phát hiện những quy định không khả thi, không phù hợp hoặc chồng chéo, mâu thuẫn
a) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
b) Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
c) Sở Tư pháp tổng hợp kết quả rà soát, các kiến nghị, phản ánh của cơ quan, đơn vị về những quy định không khả thi, không phù hợp, các khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh có biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền nghiên cứu, xử lý.
d) Thời gian thực hiện: Năm 2024.
2. Công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính
a) Đơn vị thực hiện:
Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, trọng tâm là Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, Thông tư số 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ, công chức, người làm công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, địa phương mình quản lý với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu biên soạn tài liệu hoặc thu thập, tổng hợp các tài liệu đã phát hành phục vụ công tác phổ biến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Đơn vị phối hợp: Báo Bình Dương; Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.
3. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ tư pháp, pháp chế và người làm công tác xử lý vi phạm hành chính
a) Đơn vị thực hiện:
- Sở Tư pháp: Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ tư pháp địa phương; cán bộ pháp chế của các sở, ban, ngành tỉnh; tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo chức năng, thẩm quyền quy định.
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện nghiên cứu biên soạn tài liệu hoặc thu thập, tổng hợp các tài liệu đã phát hành phục vụ công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo ngành, lĩnh vực cho cán bộ, công chức, người làm công tác xử lý vi phạm hành chính thuộc ngành, địa phương mình quản lý.
b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.
4. Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Đơn vị thực hiện:
- Sở Tư pháp chủ trì, tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lập và tổ chức thực hiện Kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quản lý người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm lập và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị, địa phương thuộc phạm vi, lĩnh vực, địa bàn mình quản lý.
b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn có liên quan;
c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả thực hiện: Thông báo kết luận kiểm tra gửi UBND tỉnh và Bộ Tư pháp theo quy định.
5. Công tác thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, báo chí về việc cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trên địa bàn tỉnh.
b) Đơn vị phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Năm 2024.
6. Xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung thực hiện: Xây dựng Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính;
b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
c) Cơ quan phối hợp: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố;
d) Thời gian thực hiện: Theo hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện của cơ quan có thẩm quyền.
7. Thống kê về xử lý vi phạm hành chính
a) Đơn vị thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện thống kê về xử lý vi phạm hành chính để đánh giá tình hình, dự báo xu hướng vi phạm pháp luật hành chính, đề xuất giải pháp khắc phục, hoàn thiện chính sách, pháp luật, phục vụ quản lý nhà nước trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
b) Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện thống kê công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh.
c) Thời gian thực hiện: định kỳ trong năm 2024.
8. Cung cấp thông tin và báo cáo về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
a) Nội dung: Báo cáo và cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
b) Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp;
c) Đơn vị báo cáo: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh.
d) Thời gian báo cáo: Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính năm 2024 gửi Sở Tư pháp trước ngày 15 tháng 11 năm 2024, để tổng hợp, tham mưu trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo quy định.