Tài liệu tuyên truyền - Đề cương tuyên truyền
 
​To rơi tảo hôn - cận huyết tiếng thái.pdfTo rơi tảo hôn - cận huyết ban tieng viet.pdfTo rơi tảo hôn - cận huyết tiếng mông.pdfToroi_Dutuoikethon_tiengMong.pdfToroi_Dutuoikethon_tiengThai.pdfToroi_Dutuoikethon_tiengViet.pdf
Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Năm nay, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11) được các sở ngành, địa phương chủ động triển khai với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế; đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật.
 
​Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh, tiếp tục tăng cường PBGDPL về phòng, chống dịch COVID-19, Sở Tư pháp đăng tải các tài liệu, infographic, các clip đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, hệ thống​:​Tài liệu: click tại đâyInfographic: click tại đâyClip tuyên truyền: click tại đây​​
 
​Luật Cư trú gồm 7 chương với 38 điều với một số điểm mới đáng chú ý như sau:Thay thế phương thức quản lý cư trúĐiều 30 Luật cư trú quy định thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và không quá một nơi tạm trú. Bên cạnh đó, theo Khoản 3 Điều 38 ...
 
​Từ ngày 01/7/2021, 04 Luật sẽ chính thức có hiệu lực thi hành, một số điểm mới quan trọng như sau:1. Luật Cư trú 2020 thay thế Luật Cư trú 2006 và Luật Cư trú sửa đổi 2013, với một số điểm mới như: - Từ ngày 01/7/2021, không cấp mới Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khi công dân thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú.Cơ quan đăng ký cư trú sẽ cập nhật thông tin về nơi thường trú, ...
​ Chiều 01-4, tại Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức trực tuyến Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trên Internet. Tham dự Lễ phát động có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh; lãnh ...
 
​Ngày 03/02/2021, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương ban hành văn bản số 186/HĐ-PBGDPL về đẩy mạnh tuyên truyền về phòng chống dịch Covid – 19; phổ biến các luật, nghị quyết mới, triển khai một số nhiệm vụ PBGDPL và tăng cường phổ biến pháp luật dịp Tết Tân Sửu 2021; theo đó yêu cầu thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh và Hội đồng cấp huyện tập ...
 
​Theo Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 08/5/2017 ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 quy định về điểm số, hướng dẫn cách tính điểm các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật thì có 05 tiêu chí thành phần cấu thành tiêu chí tiếp cận pháp luật. Đây là công cụ để đánh giá kết quả, là cơ sở để xác định trách nhiệm của chính ...
 
​Ngày 01/9/2020, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định 1852/QĐ-BTP về tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở dành cho đội ngũ Hòa giải viên. Đây là cẩm nang rất cần thiết và hữu ích cho các hòa giải viên ở cơ sở trong quá trình thực hiện công tác hòa giải theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở.Quyết định 1852/QĐ-BTP kèm theo qd1852signed.pdfTài liệu kèm theo​ tai lieu boi duong ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐẤT TRỒNG LÚATinMỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ ĐẤT TRỒNG LÚA/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 11/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 112/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về đất trồng lúa (gọi tắt là Nghị định 112)

Nghị định 112 quy định về vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên đất trồng lúa; bảo vệ và sử dụng tầng đất mặt của đất chuyên trồng lúa; nộp tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa; chính sách hỗ trợ địa phương sản xuất, bảo vệ đất trồng lúa và chính sách đầu tư, hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, áp dụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:

- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;

- Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;

- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo điểm a, điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 112 được xác định theo số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, riêng đối với kinh phí phân bổ cho năm 2025 là số liệu thống kê đất đai của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố của năm 2023.

Diện tích đất trồng lúa được hỗ trợ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định 112 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 112 và công bố của năm liền kề trước năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách.

Đối với năm trong thời kỳ ổn định ngân sách, cơ chế hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương đối với chính sách quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định 112 áp dụng nguyên tắc hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành tương ứng từng thời kỳ.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, phân bổ nguồn ngân sách được hỗ trợ để thực hiện bảo vệ đất trồng lúa theo quy định.

Nghị định 112 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/9/2024./.

FalseBùi Công Nhựt
Hỏi đáp về Luật Tiếp cận thông tin TinHỏi đáp về Luật Tiếp cận thông tin /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi: Thế nào là "tiếp cận thông tin", "cung cấp thông tin" theo quy định của Luật tiếp cận thông tin?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật tiếp cận thông tin, tiếp cận thông tin được hiểu là các biện pháp, phương thức để người dân biết được thông tin đó, bao gồm đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin. Theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật tiếp cận thông tin, cung cấp thông tin được hiểu là các biện pháp để cơ quan nhà nước chuyển tải thông tin đến người dân, bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

Câu hỏi: Việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin được thực hiện theo những nguyên tắc nào?

Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Thể chế hóa nguyên tắc Hiến định, Luật tiếp cận thông tin quy định nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin (khoản 1 Điều 3). Nhằm đề cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin, Luật này cũng quy định nguyên tắc thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật (khoản 2 và khoản 3 Điều 3).

Bên cạnh đó, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013 về tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân, Luật tiếp cận thông tin quy định nguyên tắc việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định và trong các trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác (khoản 4 và khoản 5 Điều 3).

Để bảo đảm mọi công dân được tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của mình, nhất là đối với các đối tượng có điều kiện khó khăn, Luật tiếp cận thông tin quy định nguyên tắc: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin (khoản 6 Điều 3).

Câu hỏi: Trong trường hợp Luật tiếp cận thông tin và các luật khác có quy định khác nhau về việc tiếp cận thông tin thì áp dụng quy định của luật nào?

Luật tiếp cận thông tin áp dụng chung cho việc tiếp cận thông tin của công dân. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện để người dân thực hiện tối đa quyền tiếp cận thông tin của mình, Luật tiếp cận thông tin cũng quy định nguyên tắc áp dụng pháp luật: trong trường hợp luật khác có quy định về việc tiếp cận thông tin mà không trái với các nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin quy định tại Điều 3 của Luật tiếp cận thông tin thì được thực hiện theo quy định của luật đó (Điều 16)./.​

FalseBùi Công Nhựt
HỎI ĐÁP MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CĂN CƯỚC NĂM 2023TinHỎI ĐÁP MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT CĂN CƯỚC NĂM 2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

Câu 1. Quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước bao gồm những quyền nào?

Công dân Việt Nam có quyền sau đây:

Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật; Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước; Được xác lập số định danh cá nhân của công dân Việt Nam; được cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước theo quy định của Luật Căn cước; được xác nhận thông tin về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Sử dụng thẻ căn cước, căn cước điện tử trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp; Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có quyền sau đây:

Được bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật; Yêu cầu cơ quan quản lý căn cước cập nhật, điều chỉnh thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; Được xác lập số định danh cá nhân của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch; được cấp, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật Căn cước; Sử dụng giấy chứng nhận căn cước trong giao dịch, thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp; Khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước.

Công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch có nghĩa vụ sau đây:

Làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của pháp luật về căn cước; bảo quản thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước đã được cấp; Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình để cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, thẻ căn cước, căn cước điện tử theo quy định của pháp luật về căn cước; Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu của mình đã thay đổi so với thông tin trên thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước khi thực hiện giao dịch có liên quan và chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác của thông tin, tài liệu; Xuất trình thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước hoặc cung cấp số định danh cá nhân khi người có thẩm quyền yêu cầu theo quy định của pháp luật; Nộp thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước cho cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cấp đổi, bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật Căn cước. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người dưới 14 tuổi được thực hiện quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này thông qua người đại diện hợp pháp của mình hoặc tự mình thực hiện khi được người đại diện hợp pháp đồng ý theo quy định của Bộ luật Dân sự.

Câu 2. Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm những hành vi nào?

Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật; Giữ thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước trái quy định của pháp luật; Nhũng nhiễu, gây phiền hà, phân biệt đối xử khi giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; Làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về căn cước, thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không chính xác, cung cấp trái quy định của pháp luật các thông tin, tài liệu về căn cước hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; Không thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật Căn cước; Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi khác gây cản trở, rối loạn hoạt động của cơ sở hạ tầng thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử. Làm giả, sửa chữa, cố ý làm sai lệch nội dung thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước; chiếm đoạt, sử dụng trái phép thẻ căn cước, căn cước điện tử, giấy chứng nhận căn cước của người khác; thuê, cho thuê, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước; sử dụng thẻ căn cước giả, căn cước điện tử giả, giấy chứng nhận căn cước giả; Truy nhập, làm thay đổi, xóa, hủy, phát tán hoặc thực hiện các hoạt động khác liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử trái quy định của pháp luật; Khai thác, chia sẻ, mua, bán, trao đổi, chiếm đoạt, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.

Câu 3. Người được cấp thẻ căn cước bao gồm:

- Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.

- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.

- Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu./.​

FalseBùi Công Nhựt
MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN, THẺ CĂN CƯỚC CỦA CÔNG DÂNTinMỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ SỐ ĐỊNH DANH CÁ NHÂN, THẺ CĂN CƯỚC CỦA CÔNG DÂN/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

Câu hỏi: Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam được hiểu là?

          - Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số do Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập cho công dân Việt Nam.

- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc và xác lập cho mỗi công dân Việt Nam, không lặp lại ở người khác.

- Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam dùng để cấp thẻ căn cước, khai thác thông tin về công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.

- Chính phủ quy định việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam.

Câu hỏi: Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước bao gồm?

- Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên được thực hiện như sau:

+ Người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 của Luật Căn cước;

+ Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước;

+ Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước;

+ Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước;

+ Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

- Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:

+ Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 06 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 06 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 06 tuổi;

+ Người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước.

Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 06 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

- Trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải có người đại diện hợp pháp hỗ trợ làm thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Căn cước.

- Trường hợp từ chối cấp thẻ căn cước thì cơ quan quản lý căn cước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều 23 Luật Căn cước.

Câu hỏi: Cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước trong các trường hợp nào?

Các trường hợp cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật Căn cước;

- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

- Xác lập lại số định danh cá nhân;

- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

- Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật Căn cước;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam./.​

FalseBùi Công Nhựt
MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬTinMỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN CHỨNG THỰC ĐIỆN TỬ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

1. Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là gì?

          Trả lời: Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính dạng văn bản giấy để chứng thực bản sao bằng hình thức điện tử là đúng với bản chính – khoản 9 Điều 3 Nghị định 45/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử

2. Việc chứng thực bản sao điện tử từ bản chính tại tỉnh Bình Dương được thực hiện như thế nào?

* Bước 1: Đăng ký tài khoản Dịch vụ công qua ứng dụng VNEID của Bộ Công an.

* Bước 2: Người dân chuẩn bị giấy tờ cần chứng thực và scan 01 file giấy tờ cần chứng thực.

* Bước 3: Người dân sau khi có tài khoản sẽ truy cập vào Cổng thông tin điện tử: https://dichvucong.binhduong.gov.vn/ và đăng nhập, tìm kiếm tên thủ tục hành chính:

 1. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận.

 2. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận.

Sau khi lựa chọn thủ tục hành chính phù hợp, người dân tiến hành thao tác trên môi trường điện tử theo hướng dẫn, bao gồm việc up file scan giấy tờ cần chứng thực.

* Bước 4: Cán bộ tư pháp giải quyết TTHC cho người dân theo quy định.

* Bước 5: Người dân nhận kết quả TTHC là bản sao điện tử được chứng thực qua mail, qua zalo số điện thoại đã đăng ký.

3. Giá trị pháp lý của bản sao chứng thực điện tử

             Bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để xác minh, đối chiếu chứng thực trong các giao dịch trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật quy định khác./.​

FalseBùi Công Nhựt
Bộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếpBộ Tư pháp hướng dẫn đánh giá, công nhận chuẩn tiếp cận pháp luật đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

Định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021 - 2030 tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ "Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước"; "xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Trong đó, sắp xếp đơn vị hành chính để tinh gọn bộ máy là một nhiệm vụ quan trọng. Ngày 12/7/2023, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030. Để bảo đảm triển khai thống nhất trên toàn quốc về đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện hình thành sau sắp xếp, ngày 12/11/2024, Bộ Tư pháp ban hành Công văn số 6496/BTP-PBGDPL hướng dẫn về vấn đề này.

Chỉ tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại năm hình thành nếu bảo đảm thời gian đánh giá từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm.
Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg quy định: “Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được thực hiện hàng năm, tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm đánh giá”. Do đó, chỉ tổ chức đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đối với các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp tại năm hình thành nếu bảo đảm thời gian đánh giá theo quy định nêu trên.
Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tổ chức thực hiện sơ kết tình hình triển khai Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và sẽ tổng hợp, đề xuất Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định, trong đó có vấn đề liên quan đến các đơn vị hành chính cấp xã hình thành sau sắp xếp.
Đánh giá chỉ tiêu, tiêu chí “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh đối với đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện hình thành sau sắp xếp
Ngày 20/6/2024, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1143/QĐ-BTP hướng dẫn nội dung tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” trong đánh giá nông thôn mới và đô thị văn minh. Theo hướng dẫn tại Quyết định này, số liệu phục vụ đánh giá các chỉ tiêu, tiêu chí tiếp cận pháp luật trong các Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện nông thôn mới đặc thù, không có đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2021-2025 và Tiêu chí phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh đạt chuẩn đô thị văn minh được tổng hợp từ kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP hoặc tổng hợp từ số liệu thực tế từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm trước liền kề năm xét, công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh.
Để tạo điều kiện cho các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp triển khai đánh giá, về đích nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu, kế hoạch đề ra, Công văn số 6496/BTP-PBGDPL hướng dẫn đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền quyết định tổ chức đánh giá, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, huyện đạt chuẩn nông thôn mới, quận, thị xã, thành phố đạt chuẩn đô thị văn minh đối với đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện hình thành sau sắp xếp tại năm hình thành hoặc năm liền kề sau năm hình thành thì việc thu thập số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” theo Quyết định số 1143/QĐ-BTP ngày 20/6/2024 của Bộ Tư pháp được thực hiện như sau:
- Đối với trường hợp tổ chức đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh tại năm hình thành: Số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” theo Quyết định số 1143/QĐ-BTP ngày 20/6/2024 được thu thập từ thời điểm đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện được hình thành sau sắp xếp đến thời điểm tổ chức đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh.
- Đối với trường hợp tổ chức đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh tại năm liền kề sau năm hình thành: Số liệu, tài liệu phục vụ đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu “tiếp cận pháp luật” theo Quyết định số 1143/QĐ-BTP ngày 20/6/2024 được thu thập từ thời điểm đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện được hình thành sau sắp xếp đến ngày 31 tháng 12 của năm hình thành.
Riêng đối với trường hợp tổ chức đánh giá, xét, công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh đối với phường, thị trấn hình thành sau sắp xếp thì phải chờ kết quả đánh giá, công nhận phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg và Thông tư số 09/2021/TT-BTP để có căn cứ xác định mức độ đạt chỉ tiêu 9.5./.
Nguồn: Nguyễn Thị Tâm - Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật
FalseBùi Công Nhựt
phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 và truyền thông ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luậtBài viếtphối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 và truyền thông ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
02/11/2024 7:00 CHNoĐã ban hành

​          Ngày 30/10/2024 Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh (Hội đồng tỉnh) đã ban hành Văn bản số 2722/HĐ-PBGDPL về việc phối hợp tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024 và truyền thông ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về đổi mới công tác xây dựng, thi hành pháp luật.

Theo đó, thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ngày pháp luật Việt Nam) đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện nghiêm túc, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút sự quan tâm của người dân trên địa bàn tỉnh. Góp phần khơi dậy ý thức công dân, xây dựng lối sống thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả xây dựng, thi hành và bảo vệ pháp luật trong xã hội, văn hóa pháp lý cho mỗi cá nhân trong cộng đồng. Năm 2024, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tỉnh đã ban hành kịp thời các văn bản, kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam[1]

Đặc biệt, thời gian vừa qua, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã có một số bài viết, phát biểu quan trọng về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đột phá mạnh mẽ về thể chế phát triển; trong đó, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề nghị cần chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý Nhà nước vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển, để kịp thời phản ứng chính sách, xử lý các vấn đề thực tiễn phát sinh làm chậm sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để truyền thông các ý kiến chỉ đạo này gắn với hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, thiết thực, Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh trân trọng đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ điều kiện thực tiễn chủ động, linh hoạt tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam và bám sát một số yêu cầu như sau:

1. Nội dung, hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam chú trọng lồng ghép, gắn với quán triệt, phổ biến, truyền thông sâu rộng các nội dung cốt lõi thể hiện tinh thần, quan điểm, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và thi hành pháp luật.

2. Hình thức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam bảo đảm phù hợp, thiết thực, tăng cường tuyên truyền cổ động trực quan thông qua áp phích, băng rôn, cờ phướn trên các tuyến đường, tuyến phố, các khu trung tâm, các cơ quan, đơn vị hành chính, trường học, địa điểm công cộng trên địa bàn; tổ chức các hoạt động PBGDPL hướng về cơ sở; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, chuyển đổi số và truyền thông trên Cổng/Trang thông tin điện tử, các phương tiện thông tin truyền thông, loa truyền thanh tại cơ sở... và hình thức phù hợp khác

3. Về khẩu hiệu

Các cơ quan, đơn vị, địa phương chủ động lựa chọn khẩu hiệu tuyên truyền, phổ biến về Ngày Pháp luật Việt Nam phù hợp với nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình (có thể tham khảo, sử dụng các khẩu hiệu tại công văn số 2504/HĐ-PBGDPL ngày 21/10/2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11); đồng thời lựa chọn một số nội dung cốt lõi trong các bài viết, ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước làm thông điệp, khẩu hiệu truyền thông, cụ thể như sau:

- Chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực để phát triển[2].

- Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân[3].

- Mỗi đảng viên là nhân tố quan trọng lan tỏa tinh thần dân chủ và thượng tôn Hiến pháp và pháp luật đến nhân dân[4].

- Mỗi công dân có ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật thì sẽ tạo nên sức mạnh của dân tộc[5].

- Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành "tự giác", "tự nguyện", "cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày"[6].

- Tập trung cao nhất cho đột phá về thể chế và phát triển[7].

- Nhân dân là trung tâm, chủ thể trong mọi chủ trương, đường lối của Đảng[8].

- Xác định đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, tháo gỡ điểm nghẽn, rào cản, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm[9].

- Việc xây dựng pháp luật phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp[10].

- Chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh[11].

- Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật, từng bước nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp và chất lượng trong công tác xây dựng pháp luật[12].

- Các khẩu hiệu tuyên truyền khác phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị.



[1] Kế hoạch 5940/KH-UBND ngày 30/9/2024 của UBND tỉnh Bình Dương tổ chức hoạt động hưởng ứng ngày pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (09/11); Công văn số 2504/HĐ-PBGDPL ngày 21/10/2024 của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Bình Dương về việc hướng dẫn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 09/11.

[2] Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Phiên Khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10/2024 đăng trên Báo điện tử Chính phủ ngày 21/10/2024.

[3] Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đăng trên Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng ngày 20/10/2024

[4] Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đăng trên Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng ngày 20/10/2024

[5] Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đăng trên Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng ngày 20/10/2024

[6] Bài viết của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về chống lãng phí đăng trên Tạp chí điện tử Xây dựng Đảng ngày 14/10/2024.

[7] Bài "Toàn văn phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương lần thứ 10" đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (https://dangcongsan.vn/tieu-diem/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-tai-hoi-nghi-trung-uong-lan-thu-10-678214.html).

[8] Bài viết "Phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là giải pháp rồi đưa nước bước vào kỷ nguyên mới" của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đăng trên Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/phat-huy-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-la-giai-phap-then-chot-dua-dat-nuoc-buoc-vao-ky-nguyen-moi-680862.html).

[9] Phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII.

[10] Phát biểu của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 9/2024.

[11] Phát biểu của đồng chí Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc chuyên đề nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến đăng trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp ngày 31/8/2024.

[12] Phát biểu của đồng chí Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đăng trên Trang điện tử VOV ngày 14/10/2024.

FalseBùi Công Nhựt
Tài liệu "QUY TRÌNH CƠ BẢN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CẤP CƠ SỞ"TinTài liệu "QUY TRÌNH CƠ BẢN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CẤP CƠ SỞ"/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/09/2024 2:00 CHNoĐã ban hành

​​Ngày 03/6/2024 Bộ Tư pháp vừa ban hành Tài liệu "Quy trình cơ bản phổ biến, giáo dục pháp luật ở cấp cơ sở". Quy trình cơ bản PBGDPL ở cấp cơ sở là trình tự, cách thức có hệ thống để triển khai thực hiện hoạt động PBGDPL cụ thể, giúp các chủ thể làm công tác PBGDPL triển khai công tác này khoa học, bài bản, hiệu quả từ việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến đánh giá hoạt động PBGDPL. Tài liệu này giới thiệu và hướng dẫn áp dụng quy trình cơ bản PBGDPL ở cấp cơ sở, hướng dẫn tập trung vào các bước thực hiện và sử dụng các công cụ cần thiết hỗ trợ cho công tác chuẩn bị, tổ chức thực hiện và tổng kết, đánh giá một hoạt động PBGDPL ở cấp cơ sở.

Quy trinh PBGDPLFinal.pdf ​

FalseBùi Công Nhựt
Tờ gấp phòng chống xâm hại người chưa thành niên trên môi trường mạngTinTờ gấp phòng chống xâm hại người chưa thành niên trên môi trường mạng/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
04/09/2024 3:00 CHNoĐã ban hành

Thực hiện công văn số 261/PBPGDPL-VP ngày 22 tháng 5 năm 2024 của Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật về việc phối hợp phát hành Tờ gấp phòng chống xâm hại người chưa thành niên trên môi trường mạng. Theo đó, Sở Tư pháp Bình Dương đã thực hiện đăng tải bản mềm 02 Tờ gấp nhằm nâng cao kiến thức pháp luật và biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sự an toàn cho người chưa thành niên trên môi trường mạng (01 Tờ gấp dành cho người chưa thành niên và 01 Tờ gấp dành cho phụ huynh) nhằm mục đích tuyên truyền đến nhiều đối tượng bằng nhiều hình thức khác nhau.

triển khai tờ gấp đến học sinh và phụ huynh.jpg

Tải tờ gấp tại đây!

tờ gấp danh cho cac em hoc sinh.pdf

to gap danh cho phu huynh.pdf

Một số quy định liên quan đến sổ hộ khẩu từ 01/01/2023 TinMột số quy định liên quan đến sổ hộ khẩu từ 01/01/2023 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/02/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Ngày 21/12/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 104/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công (gọi tắt là Nghị định 104)

          Để thực hiện đạt hiệu quả việc thay thế sổ hộ khẩu giấy, Chính phủ sửa đổi một số quy định về sổ hộ khẩu liên quan đến nhiều lĩnh vực nhưng trong đó các lĩnh vực nổi bật như đất đai và sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công được sửa đổi như sau:

          Đối với nhà ở xã hội tại Điều 7 Nghị định 104 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.

"1. Hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú đã được cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú." (Trước đây quy định hộ gia đình, cá nhân là người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú được cấp theo quy định của Luật Cư trú)

           Đối với đất đai tại Điều 11 Nghị định 104 đã sửa đổi, bổ sung điểm e khoản 2 Điều 21 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai.

          "e) Thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc giấy khai sinh; giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký. Trường hợp không khai thác được thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì bổ sung Giấy xác nhận thông tin về cư trú." (Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định giấy tờ về đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú dài hạn tại nhà ở gắn với đất ở; Giấy CMND hoặc Giấy khai sinh, giấy tờ nộp tiền điện, nước và các khoản nộp khác có ghi địa chỉ nhà ở tại thửa đất đăng ký).

          Ngoài ra. Tại Điều 14 Nghị định 104 còn quy định khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công:

          1. Cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công phải khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

2. Thông tin về cư trú của công dân tại thời điểm làm thủ tục hành chính được cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ghi nhận và lưu giữ trong hồ sơ thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh.

Việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng một trong các phương thức sau:

a) Tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua Cổng dịch vụ công quốc gia;

b) Tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNeID;

c) Sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp;

d) Các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

3. Trường hợp không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân theo các phương thức nêu tại khoản 2 Điều này, cơ quan có thẩm quyền, cán bộ, công chức, viên chức, cá nhân được giao trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công có thể yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú.

Việc yêu cầu công dân nộp bản sao hoặc xuất trình giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú được nêu cụ thể trong quyết định công bố thủ tục hành chính của bộ, cơ quan, địa phương hoặc các văn bản thông báo dịch vụ của cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.

4. Các loại giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú bao gồm: Thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy xác nhận thông tin về cư trú, Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Nghị định 104 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023./.​

FalseNguyễn Đức Chính
Một số Luật có hiệu lực từ tháng 01/2023TinMột số Luật có hiệu lực từ tháng 01/2023/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/02/2023 10:00 SANoĐã ban hành

- Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022

Luật sửa đổi, bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua vào kỳ họp thứ 3, ngày 16/6/2022 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023, trừ trường hợp quy định về bảo hộ nhãn hiệu là dấu hiệu âm thanh có hiệu lực thi hành từ ngày 14/1/2022 và quy định về bảo hộ dữ liệu thử nghiệm dùng cho nông hóa phẩm có hiệu lực thi hành từ ngày 14/01/2024.

Theo đó từ ngày 01/01/2023 đối tượng là đồng tác giả sẽ được sửa đổi thành người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm mới là tác giả cụ thể tại Điều 12a Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

Ngoài ra, tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.

- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm.

- Được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc;

Đồng thời, không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

- Luật điện ảnh 2022

Luật Điện ảnh 2022 kế thừa có chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung 32 điều, quy định mới 18 điều so với Luật Điện ảnh 2006. Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Quy định việc phân loại độ tuổi và hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo nội dung phim

- Luật kinh doanh bảo hiểm 2022

          Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 được thông qua ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khoá XV. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 với 07 chương, 157 Điều.

Trong đó:

+ Cho phép doanh nghiệp bảo hiểm chủ động trong việc thiết kế, xây dựng sản phẩm bảo hiểm

+ Tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài lên đến 100% vốn điều lệ

+ Doanh nghiệp bảo hiểm không được kinh doanh bất động sản từ ngày 01/01/2028

- Luật cảnh sát cơ động 2022

Luật Cảnh sát cơ động 2022 được thông qua ngày 14/6/2022 gồm 5 Chương 33 Điều, có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Trong đó: Cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí và nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ độc lập

Trong khi thực hiện nhiệm vụ độc lập, cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát cơ động được sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và được nổ súng quân dụng theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.​

FalseNguyễn Đức Chính
Hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hộiTinHướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/02/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Ngày 19/01/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 04/2023/TT-BTC về việc hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội (gọi tắt là Thông tư 04)

Theo đó, quy trình tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội từ ngày 19/03/2023 được thực hiện như sau:

Nguồn tài chính để tổ chức lễ hội

1. Tiền công đức, tài trợ cho hoạt động lễ hội; hỗ trợ, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.

2. Thu từ hoạt động dịch vụ trong khu vực tổ chức lễ hội, bao gồm cho thuê địa điểm bán hàng lưu niệm, đồ ăn uống, quay phim, chụp ảnh, trông giữ xe, vận chuyển du khách và dịch vụ khác phù hợp với quy định của địa phương.

3. Tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại theo quy định.

4. Ngân sách nhà nước hỗ trợ đối với lễ hội truyền thống (nếu có).

Tiếp nhận, quản lý, sử dụng kinh phí đối với lễ hội do cơ quan nhà nước tổ chức

1. Ban tổ chức lễ hội khi ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm của các thành viên Ban tổ chức lễ hội theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ, phân công cho một đơn vị có đại diện là thành viên Ban tổ chức lễ hội để thực hiện việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội.

2. Đơn vị được Ban tổ chức lễ hội giao thực hiện tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội có trách nhiệm:

a) Mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để phản ánh việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội theo hình thức chuyển khoản, phương thức thanh toán điện tử;

b) Tiếp nhận tiền mặt: Cử người tiếp nhận, mở sổ ghi chép đầy đủ số tiền đã tiếp nhận. Đối với số tiền mặt tạm thời chưa sử dụng thì gửi vào tài khoản mở tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để bảo đảm việc quản lý an toàn, minh bạch các khoản kinh phí cho công tác tổ chức lễ hội đã tiếp nhận;

c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành viên Ban tổ chức lễ hội lập kế hoạch thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Kế hoạch thu, chi được lập căn cứ vào chương trình, hoạt động trong khuôn khổ lễ hội, khả năng các nguồn tài chính và nội dung chi có liên quan cho công tác tổ chức lễ hội theo quy định tại Điều 7 Thông tư 04;

d) Sử dụng kinh phí cho lễ hội theo kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt; các khoản chi phải có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định;

đ) Mở sổ kế toán hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi cho công tác tổ chức lễ hội vào nguồn hoạt động khác được để lại của đơn vị theo quy định của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp hiện hành;

e) Kết thúc năm tài chính, lập báo cáo quyết toán kinh phí tổ chức lễ hội, trình Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội phê duyệt. Đối với số dư kinh phí (nếu có) được chuyển nguồn sang năm sau sử dụng cho công tác tổ chức lễ hội năm sau; trường hợp năm sau không tổ chức lễ hội thì báo cáo Trưởng ban Ban tổ chức lễ hội để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định tổ chức lễ hội xem xét, quyết định.

3. Đối với lễ hội truyền thống được ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04.

Thông tư 04 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/3/2023./.​

FalseNguyễn Đức Chính
Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình DươngTinHệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/02/2023 10:00 SANoĐã ban hành

Ngày 19/01/2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2023 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (gọi tắt là Quyết định 02)

Theo đó, Nguyên tắc xác định giá các loại đất theo hệ số điều chỉnh giá đất như sau:

1. Các trường hợp xác định giá đất cụ thể theo hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 4 Quyết định 02 được xác định:

Giá đất cụ thể tính theo hệ số điều chỉnh giá đất=Giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định   xHệ số điều chỉnh giá đất

Trong đó:

- Giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định đã nhân hệ số (Đ) áp dụng năm 2023;

- Hệ số điều chỉnh giá đất được quy định tại Điều 5 Quyết định 02.

2. Ngoài việc áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định 02, căn cứ vào hệ số sử dụng đất đối với các thửa đất hoặc khu đất thuộc các trường hợp áp dụng tại Điều 4 Quyết định 02 (trừ các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4) được tính bổ sung hệ số tăng thêm như sau:

a) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất dưới 4,0 lần hoặc không xác định rõ hệ số sử dụng đất: Áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

b) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất từ 4,0 đến dưới 6,0 lần: Hệ số điều chỉnh giá đất được tính tăng thêm 5% so với hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

c) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất từ 6,0 đến dưới 8,0 lần: Hệ số điều chỉnh giá đất được tính tăng thêm 10% so với hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

d) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất từ 8,0 đến dưới 10,0 lần: Hệ số điều chỉnh giá đất được tính tăng thêm 15% so với hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

đ) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất từ 10,0 đến dưới 11,5 lần: Hệ số điều chỉnh giá đất được tính tăng thêm 20% so với hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

e) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất từ 11,5 đến dưới 13,0 lần: Hệ số điều chỉnh giá đất được tính tăng thêm 25% so với hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

g) Thửa đất hoặc khu đất có hệ số sử dụng đất từ 13,0 trở lên: Hệ số điều chỉnh giá đất được tính tăng thêm 30% so với hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Quyết định 02.

Quyết định 02 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2023; thay thế Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 06/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc quy định hệ số điều chỉnh giá đất (K) năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương và bãi bỏ Quyết định số 1464/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về việc đính chính căn cứ pháp lý tại Quyết định số 01/2022/QĐ-UBND ngày 06/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2022 trên địa bàn tỉnh Bình Dương./.​

FalseNguyễn Đức Chính
Học sinh, sinh viên được hỗ trợ vay với lãi xuất hấp dẫn 1.2%/năm.TinHọc sinh, sinh viên được hỗ trợ vay với lãi xuất hấp dẫn 1.2%/năm./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
16/12/2022 3:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 04/04/2022 Chính phủ ban hành Quyết định số 09/2022/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến (gọi tắt là Quyết định 09). Quyết định này quy định về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến.


lai suat.jpg


Theo đó, học sinh, sinh viên được hỗ trợ vay với lãi xuất hấp dẫn 1.2%/năm. Mức vay tối đa mà học sinh, sinh viên có thể vay được là 10.000.000 đồng/người nếu đáp ứng các điều kiện vay vốn sau:

+ Là thành viên của hộ gia đình thuộc một trong các đối tượng: hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật hoặc hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 (có bố hoặc mẹ hoặc bố và mẹ mất do dịch Covid-19);

+ Không có máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến và chưa được hưởng chính sách hỗ trợ máy tính, thiết bị học tập trực tuyến dưới mọi hình thức.

Mục đích sử dụng vay vốn:

- Vốn vay được sử dụng để mua máy tính, thiết bị đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu học tập trực tuyến bao gồm:

+ Máy tính để bàn

+ Máy tính xách tay

+ Máy tính bảng và các thiết bị ghi hình kỹ thuật số (webcam), thiết bị thu thanh (microphone)

Thời hạn cho vay tối đa 36 tháng.

Quyết định 09 có hiệu lực kể từ ngày 04/4/2022./.​

FalseNguyễn Đức Chính
Chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao độngTinChính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
16/12/2022 2:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 28/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết dịnh số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động (viết tắt là Quyết định 08). Theo đó, đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp (500.000 đồng/người) và người lao động quay trở lại thị trường lao động ( 1.000.000 đồng/người), đồng thời Quyết định 08 cũng quy định:

Thứ nhất đối với người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp:

- Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hổ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

+ Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 01/02/2022 đến ngày 30/6/2022.

+ Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 01/4/2022.

+ Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện trên thì người lao động trong doanh nghiệp sẽ được nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng, thời gian hỗ trợ là 03 tháng với phương thức chi trả hằng tháng.

ho-tro-tien-thue-nha-cho-nlđ-HN.jpg 

Thứ hai đối với người lao động quay trở lại thị trường lao động :

- Quyết định quy định Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:

+ Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 01/4/2022 đến ngày 30/6/2022.

+ Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó.

+ Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.

Đối với đối tượng này mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/tháng/người. Thời gian hỗ trợ là 03 tháng, phương thức chi trả hằng tháng.

Quyết định 08 có hiệu lục kể từ ngày 28/3/2022./.​

FalseNguyễn Đức Chính
Chế độ hỗ trợ lực lượng cơ động xử lý sự cố giao thông và lực lượng 113 bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh Bình DươngTờ rơi, tờ gấpTinChế độ hỗ trợ lực lượng cơ động xử lý sự cố giao thông và lực lượng 113 bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
01/07/2022 3:00 CHNoĐã ban hành

Che do ho tro luc luong co dong.jpg

FalseNguyễn Đức Chính
Chế độ hỗ trợ công an viên bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh Bình DươngTờ rơi, tờ gấpTinChế độ hỗ trợ công an viên bán chuyên trách trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
01/07/2022 3:00 CHNoĐã ban hành

Che do cong an vien ban chuyen trach.jpg

FalseNguyễn Đức Chính
Chế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình DươngTờ rơi, tờ gấpTinChế độ hỗ trợ đối với người cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
01/07/2022 2:00 CHNoĐã ban hành

Che do ho tro nguoi cai nghien.jpg

Bộ tài liệu tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết (Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mông)Đề cương tuyên truyềnTinBộ tài liệu tuyên truyền về tảo hôn và hôn nhân cận huyết (Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Mông)/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/01/2022 11:00 SANoĐã ban hànhFalseNguyễn Đức Chính
Tỉnh Bình Dương hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11): Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luậtTin ngành tư pháp; Đề cương tuyên truyềnTinTỉnh Bình Dương hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11): Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật/PhoBietGDPL/PublishingImages/2021-11/hinh anh_Key_09112021144210.jpg
Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội. Năm nay, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên Ngày Pháp luật Việt Nam (9-11) được các sở ngành, địa phương chủ động triển khai với nhiều hình thức linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế; đặc biệt là ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật.
09/11/2021 2:00 CHNoĐã ban hành

Để triển khai Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11, UBND tỉnh Bình Dương sớm ban hành công văn số 2540/UBND-VX ngày 11/6/2021 về việc hướng dẫn hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11; theo đó chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh bám sát các nội dung cần phổ biến theo quy định của Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đặc biệt cần tập trung phổ biến những vấn đề dư luận, xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội. Trọng tâm là các lĩnh vực, như: Lao động; phòng, chống tham nhũng; cải cách hành chính; bảo vệ môi trường, đất đai; biên giới, hải đảo; xử lý vi phạm hành chính... Kịp thời phản ánh, lan tỏa các nhân tố tích cực, góp phần củng cố niềm tin, tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội; tập trung quán triệt, phổ biến về mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam; lựa chọn nội dung pháp luật để thông tin, phổ biến thiết thực, phù hợp. Trong đó tập trung vào giáo dục ý thức tuân thủ và chấp hành pháp luật; việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương, phê phán, đấu tranh với hành vi vi phạm pháp luật; tiếp tục nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân trong chủ động tìm hiểu, tuân thủ pháp luật.

Theo đó, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức các sự kiện trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 như: Sở Tư pháp và các huyện thị đồng loạt treo cờ phướn; panô, standee, chạy chử trên các bảng điện tử dọc các tuyến đường chính; nội dung sinh hoạt Ngày pháp luật tháng 11 là phổ biến mục đích, ý nghĩa của Ngày Pháp luật Việt Nam đồng thời tổ chức hội nghị, hội thi, tuyên truyền trực tiếp, cấp phát sánh, tờ gấp pháp luật, phát tặng flashcard, triển lãm các đầu sách tuyên truyền pháp luật, truyền thông trên phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội,…Điểm nỗi bật trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 là các sở, ngành, địa phương ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền pháp luật như: Hội đồng Phối hợp PBGDPL tỉnh đã ban hành kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ". Qua đánh giá, cuộc thi thực sự trở thành sân chơi tìm hiểu pháp luật trực tuyến bổ ích, giúp nâng cao ý thức tự giác tìm hiểu pháp luật về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ của người dân; Sở Tư pháp tổ chức Cuộc thi trực tuyến "Tìm hiểu pháp luật về cải cách hành chính", tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác xây dựng văn bản, pháp chế, theo dõi quản lý xử lý vi phạm hành chính, hành chính tư pháp và chuẩn tiếp cận pháp luật tại 153 điểm cầu (Sở Tư pháp, pháp chế sở ngành, phòng tư pháp 9 huyện thị và 91 xã phường, thị trấn); Tuyên truyền qua mail công vụ của cán bộ công chức, người lao động trên địa bàn tỉnh, thực hiện video hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11 để truyền thông trên toàn tỉnh; Tỉnh đoàn tổ chức chương trình trực tuyến hưởng ứng "Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 9-11" năm 2021 với chủ đề "Thanh niên Bình Dương sống và làm việc theo pháp luật" và tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cuộc thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật ngành nông nghiệp,….

Ngày pháp luật Việt Nam 9/11/2021 là tiếp nối và ghi dấu ấn bằng nhiều hoạt động tuyên truyền phù hợp với tình hình mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, hình thức và nội dung tuyên truyền hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam cũng bám sát thực tiễn, phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19 tại địa phương. Các hoạt động hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam không chỉ trong phạm vi công tác tuyên truyền mà còn cả trong các hoạt động xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật./.


Một số hình ảnh hoạt động Ngày pháp luật 9/11/2021

Tọa đàm của Tinh doan.jpg

 Tỉnh đoàn Bình Dương tổ chức chương trình trực tuyến và cuộc thi hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11




hinh truc truyen cua stp.jpg

hoi nghi truc tuyen.jpg

Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị, cuộc thi trực tuyến hưởng ứng Ngày pháp luật Việt Nam 9/11

So GDDT.jpg

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dương sinh hoạt mục đích, ý nghĩa Ngày pháp luật Việt Nam 9/11

So NNPTNT tong ket cuoc thi.jpg


Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên internet

False
Chính sách bảo trợ xã hội cho một số đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh Bình DươngTờ rơi, tờ gấpTinChính sách bảo trợ xã hội cho một số đối tượng đặc thù trên địa bàn tỉnh Bình Dương/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
28/10/2021 10:00 SANoĐã ban hành

12- Chính sách hỗ trợ đoi tuong bao tro xh.jpg

False
Infographic Lợi ích của việc tiêm vacxin Covid 19Tờ rơi, tờ gấpInfographic Lợi ích của việc tiêm vacxin Covid 19/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
19/10/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

11- Loi ich cua tiem vacxin.jpg

False
Infographic: Tỉnh Bình Dương hỗ trợ công tác dân số, kế hoạch hóa gia đìnhTờ rơi, tờ gấpInfographic: Tỉnh Bình Dương hỗ trợ công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/10/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

8- Ho tro cong tac dân so KHHGD.jpg

False
Infographic: Tỉnh Bình Dương hỗ trợ giáo dục mầm non ở địa bàn có khu, cụm công nghiệpTờ rơi, tờ gấpInfographic: Tỉnh Bình Dương hỗ trợ giáo dục mầm non ở địa bàn có khu, cụm công nghiệp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
18/10/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

9- Ho tro giao duc mam non tai khu, cm CN.jpg

False
Inforgraphic:Học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập, nghề nghiệp năm 2021-2022Tờ rơi, tờ gấpInforgraphic:Học phí mầm non, giáo dục phổ thông công lập, nghề nghiệp năm 2021-2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
14/10/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

hoc phi.jpg

False
Infographic:05 nhóm hành vi vi phạm thường gặp về phòng chống dịch Covid 19 sẽ bị phạt tiềnTờ rơi, tờ gấpInfographic:05 nhóm hành vi vi phạm thường gặp về phòng chống dịch Covid 19 sẽ bị phạt tiền/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/09/2021 12:00 CHNoĐã ban hành

5- 05 nhóm hành vi vi phạm thuong gap trong phòng chong covid - phat tien.jpg

False
Infographic: 06 nhóm hành vi vi phạm thường gặp về phòng chống Covid sẽ bị phạt tùTờ rơi, tờ gấpInfographic: 06 nhóm hành vi vi phạm thường gặp về phòng chống Covid sẽ bị phạt tù/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/09/2021 12:00 CHNoĐã ban hành

6- 6 nhóm hành vi vp thuong gap - phat tu.jpg

False
Video clip: Một số chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Dương do ảnh hưởng của Covid-19Đề cương tuyên truyềnTinVideo clip: Một số chính sách hỗ trợ của tỉnh Bình Dương do ảnh hưởng của Covid-19/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
08/09/2021 9:00 SANoĐã ban hành

​​​​

 
False
Infographic: Một số quy định mới về phòng chống dịch Covid 19 Tờ rơi, tờ gấpTinInfographic: Một số quy định mới về phòng chống dịch Covid 19 /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/09/2021 9:00 CHNoĐã ban hành

4-mot so quy định mới về covid.jpg

FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Tài liệu, infographic phục vụ công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19Đề cương tuyên truyềnTinTài liệu, infographic phục vụ công tác tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
07/09/2021 8:00 CHNoĐã ban hành

​Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, nhằm góp phần đẩy lùi dịch bệnh, tiếp tục tăng cường PBGDPL về phòng, chống dịch COVID-19, Sở Tư pháp đăng tải các tài liệu, infographic, các clip đã được Bộ Tư pháp tổng hợp, hệ thống​:

​Tài liệu: click tại đây

Infographic: click tại đây

Clip tuyên truyền: click tại đây​​

False
1 - 30Next
Ảnh
Video
Audio