Hòa giải cơ sở
 
​So tay tiep can phap luat.ban chinh thuc.pdf
 
​Nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở; ngày 27/7/2022, tại Hội trường UBND thị trấn Dầu Tiếng, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Dầu Tiếng tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại 03 xã Long Hòa, Thanh An và Định ThànhTham dự Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ ...
 
​ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU LUAT HOA GIAI TAI TOA AN.docxtai lieu boi duong hoa giai vien.pdf
 
​Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng và các hòa giải viên tham gia hòa giải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm với cộng đồng và không có danh lợi để góp phần duy trì sự hài hòa và ổn định của xã hội. Khi tham gia công tác hòa giải, hòa giải viên thường gặp nhiều áp lực khác nhau, phải bỏ thời gian riêng của cá nhân để làm công tác hòa ...
 
​ Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022", Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1887/QĐ-BTP ngày 09/9/2020 ban hành Tài liệu bồi dưỡng bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở.Tài liệu được ban hành làm cơ sở để tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ tập huấn ...
 
​Danh sách các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019Danh sách đính kèm:CV 273 STP-PBGDPL.signed.pdf
 
Ngày 11/12, phòng Tư pháp thị xã Tân Uyên phối hợp với UBND phường Tân Phước Khánh tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục hòa giải cho 70 chủ cơ sở trọ và trợ giúp pháp lý tại phường Tân Phước Khánh.Tại hội nghị, Công an thị xã báo cáo tình hình ANTT và một số phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm để người dân phòng ngừa; Trợ giúp viên pháp lý tỉnh Bình Dương ...
 
​Ngày 17/6/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 2861/KH-UB về triển khai, thực hiện Đề án "nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở" giai đoạn 2019 - 2022"; theo đó: - Mục tiêu tổng quát: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án 428; nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi ...
Tập huấn hòa giải cơ sở tại thị xã Tân Uyên
 
TL BỒI DƯỠNG HGV 1.docTL BỒI DƯỠNG HGV 2.docTL BỒI DƯỠNG HGV 3.doc
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
  
  
Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luậtHòa giải cơ sởTinSổ tay hướng dẫn nghiệp vụ về chuẩn tiếp cận pháp luật/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
23/04/2023 5:00 CHNoĐã ban hànhFalseNguyễn Đức Chính
Dầu Tiếng: Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở năm 2022Hòa giải cơ sởTinDầu Tiếng: Tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho hòa giải viên ở cơ sở năm 2022/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
31/07/2022 5:00 CHNoĐã ban hành

Nhằm nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ Hòa giải viên ở cơ sở; ngày 27/7/2022, tại Hội trường UBND thị trấn Dầu Tiếng, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật huyện Dầu Tiếng tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên tại 03 xã Long Hòa, Thanh An và Định Thành

PCT huyen.PNG

Tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Thanh Tùng – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật cùng 200 Hòa giải của 03 xã Long Hòa, Thanh An và Định Thành. Tại Hội nghị tập huấn các hòa giải viên đã được nghe đồng chí Nguyễn Đức Chính – Phó Trưởng phòng Văn bản tuyên truyền Sở Tư pháp, Báo cáo viên pháp luật của tỉnh truyền đạt những nội dung cơ bản về các quy định pháp luật về hòa giải, bên cạnh đó hướng dẫn một số nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện trong công tác hòa giải ở cơ sở như: Vai trò, ý nghĩa của hòa giải ở cơ sở trong đời sống xã hội, khái niệm hòa giải, 4 yêu cầu của phạm vi hòa giải ở cơ sở,  6 nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở; Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở;  kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở; Các bước tiến hành hòa giải; Thời gian, địa điểm tổ chức buổi hòa giải; Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe; Kỹ năng yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc; Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc; Kỹ năng chuẩn bị tổ chức, điều hành, kiểm soát buổi hòa giải, Kỹ năng giải thích, thuyết phục, hướng dẫn các bên tự thỏa thuận dàn xếp mâu thuẫn, tranh chấp. Các báo cáo viên pháp luật của tỉnh cũng đã liên hệ thực tế và đưa ra các vụ việc, ví dụ, tình huống xảy ra trên địa bàn tỉnh giúp cho các hòa giải nhận biết được những việc nào được hòa giải những việc không được hòa giải.

Cũng trong Hội nghị tập huấn Báo cáo viên đã tổ chức triển khai tập huấn nội dung liên quan đến bảo đảm Bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải cơ sở, trên cơ sở đó đã cung cấp nhiều thông tin, kỹ năng và nhiều quy định pháp luật góp phần giúp Hòa giải viên nhận thức và thực hiện tốt việc đảm bảo Bình đẳng giới trong hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

11f84fe5fa32386c6123.jpg

4cc5c8d57d02bf5ce613.jpg

FalseNguyễn Đức Chính
Tài liệu giới thiệu, tập huấn về công tác hòa giảiHòa giải cơ sởTài liệu giới thiệu, tập huấn về công tác hòa giải/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
20/10/2021 2:00 CHNoĐã ban hànhFalse
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH CHI THÙ LAO CHO HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞHòa giải cơ sởMỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUY ĐỊNH CHI THÙ LAO CHO HÒA GIẢI VIÊN Ở CƠ SỞ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/10/2021 4:00 CHNoĐã ban hành

Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở cộng đồng và các hòa giải viên tham gia hòa giải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện, trách nhiệm với cộng đồng và không có danh lợi để góp phần duy trì sự hài hòa và ổn định của xã hội. Khi tham gia công tác hòa giải, hòa giải viên thường gặp nhiều áp lực khác nhau, phải bỏ thời gian riêng của cá nhân để làm công tác hòa giải, đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn trong quá trình giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp của người dân, sự không thấu hiểu, chia sẻ, ủng hộ từ phía gia đình, người thân... Và thực tế cũng cho thấy, nếu hoạt động của các hòa giải viên là tự nguyện và cơ bản dựa trên sự nhiệt tình cá nhân của họ thì sự nhiệt tình đó cũng rất cần được "hỗ trợ và động viên" về vật chất, ở mức độ nhất định, để duy trì. Để động viên, khích lệ hòa giải viên, Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013 đã quy định hoà giải viên có quyền "hưởng thù lao theo vụ, việc khi thực hiện hòa giải". Quy định này đã được cụ thể trong Nghị định số 15/2014/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT/BTC-BTP.

 

1. Về điều kiện hưởng thù lao của hòa giải viên
Hòa giải viên được hưởng thù lao cả trong trường hợp hòa giải thành và hòa giải không thành và để được hỗ trợ thù lao, phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất,vụ, việc được tiến hành hòa giải và đã kết thúc theo quy định tại Điều 23 của Luật Hòa giải ở cơ sở.
Thứ hai, hòa giải viên không vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở.

2. Mức chi
Chi thù lao cho hòa giải viên (đối với các hòa giải viên trực tiếp tham gia vụ, việc hòa giải): mức tối đa 200.000 đồng/vụ, việc/tổ hòa giải.

3. Thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên
- Tổ trưởng tổ hòa giải lập hồ sơ đề nghị thanh toán thù lao cho hòa giải viên, bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán thù lao của hòa giải viên có ghi rõ họ, tên, địa chỉ của hòa giải viên; tên, địa chỉ tổ hòa giải; số tiền đề nghị thanh toán; nội dung thanh toán (có danh sách các vụ, việc trong trường hợp đề nghị thanh toán thù lao cho nhiều vụ, việc); chữ ký của hòa giải viên; chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hòa giải và xuất trình Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở để đối chiếu khi cần thiết.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định và trả thù lao cho hòa giải viên thông qua tổ hòa giải; trường hợp quyết định không thanh toán cho hòa giải viên thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. 
- Tổ hòa giải thực hiện trả thù lao cho hòa giải viên theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được thù lao.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 30/7/2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở, tính đến nay, cả nước đã có 58/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành Nghị quyết (HĐND), Quyết định (UBND) quy định về kinh phí hỗ trợ hoạt động của tổ hòa giải và mức chi thù lao theo vụ, việc cho hòa giải viên... tại địa phương. Đối với các tỉnh, thành phố không ban hành văn bản riêng thì thực hiện theo Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP.  Thực tiễn thi hành quy định này cho thấy, bên cạnh những kết quả tích cực vẫn còn những tồn tại, hạn chế; như:
(i) Vẫn còn một số tỉnh, thành phố chưa thực hiện việc chi thù lao theo vụ, việc cho hòa giải viên trên địa bàn toàn tỉnh theo đúng quy định. Thậm chí ngay trên cùng địa bàn tỉnh, việc chi thù lao vụ việc hòa giải cho hòa giải viên cũng không đồng đều, thống nhất (xã bố trí kinh phí thì chi 200.000 đồng/ vụ, việc; xã không bố trí được kinh phí thì không chi hoặc chi ở mức thấp hơn khoảng 50.000 đồng/ vụ, việc; hay có địa phương thì thực hiện quy định chi thù lao vụ việc hòa giải thành là 200.000 đồng, vụ việc hòa giải không thành là 150.000 đồng...
(ii) Tại thời điểm xây dựng Thông tư liên tịch số 100/2014/TTLT-BTC-BTP, mức chi thù lao cho hòa giải viên được đề xuất dựa trên tỷ lệ tương ứng với mức tăng lương tối thiểu chung từ năm 2010 đến năm 2014 có so sánh, đối chiếu với mức chi của các lĩnh vực có tính chất tương tự và đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Đến nay, tình hình kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi, mức lương tối thiểu chung cũng đã tăng so với thời điểm ban hành Thông tư. Chính vì vậy, mức chi "tối đa 200.000 đồng" như hiện tại là quá thấp; đó là chưa tính đến ở một số địa phương có điều kiện về nguồn lực kinh phí muốn tăng mức chi thù lao vụ, việc hòa giải nhằm hỗ trợ, khuyến khích, động viên hòa giải viên tích cực tham gia công tác này thì lại không thực hiện được do vướng quy định mức "tối đa" này.
(iii) Việc quy định một mức chung tối đa 200.000 đồng/vụ, việc không phân biệt mức độ, tính chất, quy mô phức tạp của mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, theo quan điểm cá nhân, dường như đang "cào bằng" giá trị, công sức bỏ ra của hòa giải viên. Bởi thực tế cho thấy, các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật có tính chất đơn giản -  phức tạp, dễ - khó hòa giải khác nhau. Có những vụ việc hòa giải viên tiến hành hòa giải thành rất nhanh, dễ dàng, song cũng có những vụ việc phải mất rất nhiều công sức, thời gian đi lại để gặp gỡ các bên liên quan tranh chấp, tìm hiểu quy định pháp luật liên quan, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro...
Vậy nên,  cần thiết có những nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy định này cho phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn, tạo sự linh hoạt, chủ động cho địa phương trong quá trình triển khai thực hiện và đặc biệt là "công bằng" hơn. Xin chia sẻ cách quy định thù lao hòa giải viên, mà theo quan điểm cá nhân, có thể tham khảo trong quá trình nghiên cứu, tham mưu đề xuất sửa đổi quy định này .
Thứ nhất,  quy định về thù lao hòa giải viên nhân dân tại huyện Hoắc Khấu, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Theo đó, trợ cấp cho hòa giải viên nhân dân ở đây được thực hiện cho một vụ việc hòa giải, nếu nhiều hòa giải viên nhân dân cùng hòa giải một vụ thì được tính là một vụ. Tiêu chuẩn trợ cấp được xác định theo chất lượng, mức độ khó khăn, tác động xã hội và quy cách của hồ sơ hòa giải. Cụ thể:
(1) Đối với các vụ việc tranh chấp đơn giản mà hòa giải thành, đạt được thỏa thuận bằng miệng và hoàn thành "Phiếu đăng ký hòa giải nhân dân bằng miệng" hoặc các vụ việc chỉ có "Thỏa thuận hòa giải nhân dân" về nguyên tắc không được trợ cấp.
(2) Hòa giải thành công các xung đột và tranh chấp xã hội nói chung[1], hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn và trợ cấp 200 nhân dân tệ cho mỗi vụ việc (tương đương khoảng 721.503,85 VNĐ).
(3) Hòa giải thành công các xung đột và tranh chấp xã hội khó khăn[2], hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh, đạt tiêu chuẩn và trợ cấp 300 nhân dân tệ cho mỗi vụ việc.
(4) Hòa giải thành công các xung đột và tranh chấp xã hội lớn[3], hồ sơ, tài liệu hoàn chỉnh, đạt  tiêu chuẩn và trợ cấp 400 nhân dân tệ cho mỗi vụ việc. Tranh chấp liên quan đến cái chết bất thường của 1 người sẽ được trợ cấp 600 nhân dân tệ cho mỗi trường hợp; tranh chấp liên quan đến cái chết bất thường của 2 người hoặc bị thương nặng của 3 người sẽ được trợ cấp 800 nhân dân tệ cho mỗi trường hợp.
(5) Hòa giải thành công các xung đột và tranh chấp xã hội đặc biệt lớn[4] mà không liên quan đến thương vong sẽ được trợ cấp 1.000 nhân dân tệ cho mỗi trường hợp; đối với trường hợp tử vong bất thường, trợ cấp 2.000 nhân dân tệ cho mỗi trường hợp.
Đối với các công việc tồn đọng trên một năm và dưới ba năm, với hồ sơ hoàn chỉnh và quy trình thiết lập hồ sơ tài liệu đúng tiêu chuẩn, sẽ được trợ cấp 1.000 nhân dân tệ mỗi vụ việc. Một công việc tồn đọng hơn ba năm đã được giám sát bởi bộ phận văn thư và kiểm tra ở cấp tỉnh, với tài liệu hoàn chỉnh, quy trình thiết lập hồ sơ tài liệu đúng tiêu chuẩn và trợ cấp 2.000 nhân dân tệ cho mỗi vụ việc.
(6) Đối với các tranh chấp thuộc loại (3), (4) và (5) nêu trên, Ủy ban hòa giải nhân dân đã tiến hành hòa giải trong ba tháng, và tranh chấp đã quá ba lần hòa giải mà vẫn hòa giải không thành. Vụ việc bị chấm dứt hòa giải, cả hai bên được hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của mình theo các kênh thông thường và hợp pháp, tiêu chuẩn trợ cấp là 200 nhân dân tệ/vụ.
Về các tiêu chuẩn để xác định định mức trường hợp cụ thể:
(i) Hồ sơ hòa giải chủ yếu bao gồm: hồ sơ (bìa, mục lục, bìa sau), đơn hòa giải, đơn đăng ký hòa giải thụ lý tranh chấp, biên bản điều tra, xác định các bên và các tài liệu chứng cứ liên quan, thông báo hòa giải, biên bản điều tra và hòa giải thỏa thuận (Thư chấm dứt hòa giải), hồ sơ chuyến thăm trở lại, tài liệu đính kèm và mô tả hồ sơ;
(ii) Các bên được yêu cầu có đầy đủ thông tin, hồ sơ điều tra được chuẩn hóa, dữ kiện rõ ràng, đủ bằng chứng liên quan và thu thập đầy đủ;
(iii) Thỏa thuận hòa giải yêu cầu các quyền và nghĩa vụ cụ thể, thời gian và địa điểm thực hiện rõ ràng;
(iv) Biên bản trở lại yêu cầu ghi lại việc thực hiện thỏa thuận và ý kiến của các bên về hòa giải tranh chấp;
(v) Các luật và quy định được áp dụng cho vụ việc hòa giải là đúng đắn và không vi phạm trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục;
(vi) Chữ ký, dấu vân tay và quy cách con dấu;
(vii) Các tài liệu của hồ sơ hòa giải phải được đóng theo thứ tự của các tài liệu nêu trên.
Và mới đây nhất, tại Điều 9 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án quy định, hòa giải viên sẽ được trả thù lao theo từng vụ việc sau khi đã tiến hành phiên hòa giải, đối thoại như sau:
- Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc;
- Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 500.000 đồng/01 vụ việc đến dưới 1.000.000 đồng/01 vụ việc;
Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các Tòa án nhân dân chi trả mức thù lao cụ thể tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định này căn cứ vào số lượng phiên hòa giải, đối thoại và tính chất phức tạp của vụ việc hòa giải, đối thoại.
- Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
Từ thực tiễn thi hành quy định pháp luật chi thù lao vụ việc hòa giải nên trên, tham khảo quy định của một số nước, bước đầu xin có một số ý kiến đề xuất sửa đổi sau:

  • Thứ nhất, căn cứ chi thù lao cho hòa giải viên là vụ việc đã được tiến hành hòa giải; nếu một vụ việc có nhiều hòa giải viên cùng tham gia hòa giải thì được tính là một vụ việc.
  • Thứ hai, về định mức chi:

+ Không quy định mức chi tối đa như tại Thông tư liên tịch số 100 mà quy định khung mức thù lao từ XXX đồng/vụ việc đến YYY đồng/vụ việc và sẽ có các khung thù lao khác nhau tùy thuộc vào tính chất, mức độ phức tạp của vụ việc hòa giải.
Vídụ:
"1. Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 300.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 500.000 đồng/01 vụ việc khi vụ việc hòa giải kết thúc theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở và thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật tương đối đơn giản, liên quan đến số lượng từ 3 người trở xuống hoặc liên quan đến tranh chấp có giá trị dưới 1.000.000 đồng; (ii) Tranh chấp chung trong cộng đồng dân cư; (iii) Tranh chấp, mâu thuẫn chung về hôn nhân và gia đình;…
3. Hòa giải viên được hưởng mức thù lao cụ thể trong khung mức thù lao từ 1.000.000 đồng/01 vụ việc đến tối đa 1.500.000 đồng/01 vụ việc khi vụ việc hòa giải kết thúc theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Hòa giải ở cơ sở và thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Có phân định mức chi giữa hòa giải thành và hòa giải không thành. Cụ thể, khung mức chi đối với trường hợp hòa giải không thành nên quy định bằng với khung mức chi thù lao thấp nhất đối với trường hợp hòa giải thành. Vụ việc được tính chi thù lao khi: (i) Tổ hòa giải đã tiến hành hòa giải trong ba tháng; (ii) đã tiến hành hòa giải quá ba lần mà vẫn không thành; (iii) Vụ việc bị kết thúc hòa giải, các bên được hướng dẫn bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách./.

 

                                                                                                                                                                                      Sưu tầm (Nguồn từ website của Bộ Tư pháp)​

False
BỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN VIÊN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞHòa giải cơ sởBỘ TƯ PHÁP BAN HÀNH TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG TẬP HUẤN VIÊN HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
09/02/2021 5:00 CHNoĐã ban hành

 

Căn cứ Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn 2019 - 2022", Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký ban hành Quyết định số 1887/QĐ-BTP ngày 09/9/2020 ban hành Tài liệu bồi dưỡng bồi dưỡng tập huấn viên hòa giải ở cơ sở.


Tài liệu được ban hành làm cơ sở để tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ tập huấn viên cấp tỉnh, cấp huyện những kỹ năng, phương pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.

qđ 1887.pdf

Tai lieu boi duong Hoa giai vien.final.doc

Tai lieu boi duong Tap huan vien HGCS.final.doc

False
​DANH SÁCH CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2019Hòa giải cơ sởTin​DANH SÁCH CÁC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT NĂM 2019/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
26/02/2020 11:00 SANoĐã ban hành

​Danh sách các xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2019


Danh sách đính kèm:

CV 273 STP-PBGDPL.signed.pdf


FalseNguyễn Đức Chính
Thị xã Tân Uyên Tuyên tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hòa giải và trợ giúp pháp lý tại phường Tân Phước KhánhHòa giải cơ sởTinThị xã Tân Uyên Tuyên tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục, hòa giải và trợ giúp pháp lý tại phường Tân Phước Khánh/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
17/12/2019 4:00 CHNoĐã ban hành

Ngày 11/12, phòng Tư pháp thị xã Tân Uyên phối hợp với UBND phường Tân Phước Khánh tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền, vận động, thuyết phục hòa giải cho 70 chủ cơ sở trọ và trợ giúp pháp lý tại phường Tân Phước Khánh.

Tại hội nghị, Công an thị xã báo cáo tình hình ANTT và một số phương thức thủ đoạn hoạt động của tội phạm để người dân phòng ngừa; Trợ giúp viên pháp lý tỉnh Bình Dương đã trao đổi về kỹ năng tuyên truyền, vận động, hòa giải cho các chủ cỏ sở trọ, đồng thời tuyên truyền về Luật dân sự, luật hôn nhân và gia đình và một số luật có liên quan.

Qua hội nghị, giúp cho các chủ cơ sở trọ hiểu rõ phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nắm được các luật có liên quan từ đó truyên truyền vận động khi có sự việc xảy ra trong cơ sở trọ góp phần tích cực trong phòng ngừa và đấu tranh tố giác tội phạm, giúp giữ vững tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Một số hình ảnh tại buổi tập huấn:
d7efb3e9763c8f62d62d.jpg
df087809bddc44821dcd.jpg
39ede3ec2639df678628.jpg

99d317d2d2072b597216.jpg

Văn phòng Sở

FalseVăn phòng Sở
Tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án “nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” giai đoạn 2019 - 2022” Hòa giải cơ sở; Tin ngành tư phápTinTỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện Đề án “nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở” giai đoạn 2019 - 2022” /Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
02/07/2019 11:00 SANoĐã ban hành

Ngày 17/6/2019, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch số 2861/KH-UB về triển khai, thực hiện Đề án "nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở" giai đoạn 2019 - 2022"; theo đó:

- Mục tiêu tổng quát: Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Đề án 428; nâng cao năng lực cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở để giải quyết kịp thời, hiệu quả các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở; góp phần tạo chuyển biến căn bản, toàn diện trong công tác hòa giải ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn mới; giảm số vụ việc phải đưa ra Tòa án và các cơ quan nhà nước giải quyết; tiết kiệm thời gian, chi phí của người dân, xã hội và Nhà nước.

- Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Xây dựng đội ngũ tập huấn viên ở cấp tỉnh, cấp huyện; Tổ chức tập huấn; thực  hiện chỉ đạo điểm; xây dựng đội ngũ hòa giải viên có đủ tiêu chuẩn, năng lực đáp ứng yêu cầu của công tác hòa giải ở cơ sở,…. nhằm nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn tới.

- Để việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả cao, Ủy ban nhân dân tỉnh giao trách nhiệm Sở Tư pháp tham mưu triển khai, thực hiện; các sở ngành có liên quan như Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Đài truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh cơ sở,…trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mình triển khai, thực hiện./.

KH_2861_UBND_TINH_BD.pdf 

False
Tập huấn hòa giải cơ sở tại thị xã Tân UyênTin ngành tư phápTinTập huấn hòa giải cơ sở tại thị xã Tân Uyên/PhoBietGDPL/PublishingImages/2018-12/2_Key_19122018150755.jpg
Tập huấn hòa giải cơ sở tại thị xã Tân Uyên
19/12/2018 4:00 CHNoĐã ban hành

Sáng ngày 13/12/2018, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thị xã Tân Uyên tổ chức tập huấn công tác Hoà giải ở cơ sở năm 2018 cho thành viên Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thị xã, Báo cáo viên pháp luật thị xã, Công chức tư pháp hộ tịch, Trưởng ban công tác mặt trận các khu ấp, hòa giải viên ở 71 tổ hòa giải trên địa bàn.
 1.jpg
Trong thời gian 01 ngày, các đại biểu sẽ được triển khai một số nội dung cơ bản của Luật hòa giải cơ sở và một số văn bản hướng dẫn thi hành; kỹ năng tiếp nhận, xử lý và trình tự thủ tục hòa giải gồm: quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, tiếp nhận xử lý đơn và hòa giải thành, thẩm quyền công nhận kết quả hòa giải thành, mẫu biên bản và cách thức ghi biên bản hòa giải cơ sở; Các vấn đề liên quan đến công tác hòa giải như: xác định phạm vi hòa giải, giải quyết tình huống, kỹ năng ghi biên bản. Bên cạnh đó thông tin pháp luật về lĩnh vực Dân sự, Hôn nhân và Gia đình, Đất đai, Xây dựng. Đồng thời trao đổi, giải đáp các ý kiến thắc mắc của các hòa giải viên ở cơ sở.
 2.jpg
Thông qua tập huấn nhằm củng cố và nâng cao năng lực của đội ngũ hòa giải viên và đảm bảo hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở. Qua đó trang bị cho các hòa giải viên những kiến thức pháp luật cần thiết để vận dụng linh hoạt trong việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải ở cơ sở, góp phần tăng tỷ lệ hòa giải thành, giảm đơn thư khiếu nại, tố cáo, giữ gìn tình làng nghĩa xóm, đoàn kết cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư.
FalsePhòng HCTP&QLXLVPHC
Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật,nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viênHòa giải cơ sởBộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật,nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
16/01/2017 3:00 CHNoĐã ban hànhFalse
Bình Dương đạt giải ba Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III  tại thủ đô Hà NộiHòa giải cơ sở; Tin ngành tư phápTinBình Dương đạt giải ba Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III  tại thủ đô Hà Nội/PhoBietGDPL/PublishingImages/2016-11/hdd_hgvgtq2016_Key_14112016133905.jpg
14/11/2016 2:00 CHNoĐã ban hành

          Chiều ngày 5/11/2016  Lễ bế mạc hội thi “Hòa giải viên giỏi” toàn quốc lần thứ III được diễn ra tại Trung tâm nghệ thuật Âu Cơ, phường Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội .

          Tại Lễ bế mạc, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Trưởng ban Tổ chức Hội thi đã trao giải thưởng, tuyên dương các đội thi và hoà giải viên đoạt giải.

          Trải qua 01 ngày tranh tài quyết liệt 12 đội thi xuất sắc đại diện cho 03 khu vực: miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt trong lòng Ban tổ chức, Ban giám khảo cũng như khán giả. Các đội thi thực hiện đầy đủ các phần thi với chất lượng tốt, thể hiện được sự am hiểu kiến thức pháp luật và khả năng hoà giải khéo léo, giải quyết các tình huống một cách thuyết phục, đảm bảo hợp tình, hợp lý. Phần thi tiểu phẩm lại sinh động, hấp dẫn với chủ đề là những câu chuyệ n đời sống thường ngày, nhân tình thế thái, lồng ghép kiến thức pháp luật trên nền tảng đạo lý tốt đẹp.

          Kết thúc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III, đội thi Hòa giải viên của tỉnh Bình Dương đã giành giải ba toàn đoàn.

 

Một số hình ảnh vể Hội thi:

hgvgtq2016_1.jpg

hgvgtq2016_2.jpg

hgvgtq2016_3.jpg

hgvgtq2016_4.jpg

hgvgtq2016_5.jpg

hgvgtq2016_6.jpg

hgvgtq2016_7.jpg

hgvgtq2016_8.jpg

hgvgtq2016_9.jpg

hgvgtq2016_10.jpg

hgvgtq2016_11.jpg

hgvgtq2016_12.jpg

False
Một số hình ảnh về hội thi hòa giải viên giỏi vòng sơ khảo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuHòa giải cơ sởTinMột số hình ảnh về hội thi hòa giải viên giỏi vòng sơ khảo tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
13/10/2016 3:40 SANoĐã ban hành


IMG_01.jpg​​

IMG_02.jpg

IMG_03.jpg

IMG_04.jpg

IMG_05.jpg

IMG_06.jpg

IMG_07.jpg

IMG_08.jpg

IMG_09.jpg

IMG_10.jpg

IMG_12.jpg

IMG_13.jpg

IMG_14.jpg

IMG_15.jpg

IMG_16.jpg



FalseVăn phòng Sở
Họp Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IIITin ngành tư phápTinHọp Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
04/06/2016 1:00 SANoĐã ban hành

​​

Sáng nay 13/5, tại Bộ Tư pháp đã diễn ra cuộc hợp Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III năm 2016. Thứ trưởng Phan Chí Hiếu – Trưởng Ban tổ chức chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có các đồng chí Trương Thị Ngọc Ánh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Lều Vũ Điều, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Lê Thị Kim Thanh, Phó Chủ tịch Trung ương Hội Luật gia Việt Nam; Nguyễn Văn Chiến, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi.

Thay mặt Ban Tổ chức Hội thi, đồng chí Đỗ Xuân Lân, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Thành viên Ban Tổ chức Hội thi công bố Quyết định số 1027/QĐ-BTP ngày 05/5/2016 về thành lập Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ III.

 

Tại cuộc họp, các thành viên Ban Tổ chức, Tổ Thư ký giúp việc Hội thi đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Thể lệ Hội thi; Bộ câu hỏi thi; Logo Hội thi và cách thức tổ chức, triển khai các hoạt động của Hội thi. Trong đó, các ý kiến góp ý, thảo luận tập trung vào các nội dung cụ thể của dự thảo Thể lệ Hội thi như: đối tượng tham dự Hội thi; hình thức thi; nội dung thi; thành phần Ban Giám khảo Hội thi; chấm thi, xếp giải và cơ cấu giải thưởng Hội thi.

 

Hội thi Hòa giải viên toàn quốc lần thứ I, II đã được tổ chức thành công vào các năm 2000, 2005. Hội thi Hòa giải viên toàn quốc lần thứ III năm 2016 được Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức với Ủy ban Mặt trận Tổ là một hoạt động văn hóa, pháp lý hết sức ý nghĩa và thiết thực, góp phần thực hiện có hiệu quả Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; tuyên truyền, phổ biến đến đông đảo cán bộ, nhân dân các quy định của pháp luật liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ, đời sống hàng ngày của người dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở. Hội thi là diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở của các hòa giải viên, qua đó, biểu dương và tôn vinh những điển hình xuất sắc trong công tác hòa giải ở cơ sở trên cả nước, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.

(Trích nguồn Bộ Tư pháp)
False
Kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2016Tin ngành tư phápTinKiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2016/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
04/06/2016 1:00 SANoĐã ban hành

​Để thu thập thông tin, năm bắt, đánh giá về việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở, kịp thời phát hiện những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật, qua đó kiến nghị, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở, ngày 06/4/2016, Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch số 1082/KH-BTP về kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở trong năm 2016.

Nội dung kiểm tra: Kết quả đạt được trong thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở; những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật; nguyên nhân, bài học kinh nghiệm và các đề xuất, kiến nghị.

Hoạt động kiểm tra được tiến hành dưới hai hình thức:

(1) Hoạt động tự kiểm tra của các địa phương: Trên cơ sở nội dung Kế hoạch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng kế hoạch, tổ chức kiểm tra, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức tự kiểm tra và báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, thành phố về Bộ Tư pháp cùng với báo cáo kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2016.

(2) Hoạt động kiểm tra của Trung ương: Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các cơ quan, tổ chức liên quan thành lập các đoàn kiểm tra trực tiếp tổ chức kiểm tra tại 03 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đại diện cho 03 khu vực miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, miền Nam (danh sách các tỉnh, thành phố được kiểm tra, Bộ Tư pháp sẽ thông báo sau).

Thời gian, lịch trình kiểm tra, Bộ Tư pháp sẽ thông báo cụ thể, sau khi thống nhất với Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố được kiểm tra.

(Trích nguồn Bộ Tư pháp)

False
Công bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư phápTin ngành tư phápTinCông bố thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
04/06/2016 1:00 SANoĐã ban hành

​Ngày 18/12/2014, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 3404/QĐ-BTP về việc công bố các thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tư pháp.

​Luật hòa giải ở cơ sở được Quốc hội ban hành ngày 20/6/2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. So với Pháp lệnh hòa giải ở cơ sở trước đây, Luật đã quy định một số thủ tục hành chính mới, gồm Thủ tục bầu hòa giải viên; thủ tục bầu tổ trưởng tổ hòa giải; thủ tục thôi làm hòa giải viên; thủ tục thanh toán thù lao cho hòa giải viên (các thủ tục này do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện); Thủ tục thực hiện hỗ trợ khi hòa giải viên gặp tai nạn hoặc rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng trong khi thực hiện hoạt động hòa giải (do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện).

Ngoài việc công bố các giấy tờ tài liệu có trong  hồ sơ, trình tự, thời hạn giải quyết hồ sơ, thẩm quyền giải quyết, lệ phí, Quyết định còn hướng dẫn các mẫu biên bản, giấy đề nghị, báo cáo thôi làm hòa giải viên.

False
Ảnh
Video
Audio