Trợ Giúp Pháp Lý
Thứ 5, Ngày 11/07/2019, 11:00
Trợ giúp pháp lý Bình Dương: Kết quả thực hiện Đề án trợ giúp cho người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 trên địa bàn tỉnh.
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/07/2019 | Trung tâm Trợ giúp Pháp lý nhà nước

    Trợ giúp pháp lý Bình Dương: Kết quả thực hiện Đề án trợ giúp cho người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 trên địa bàn tỉnh

      Sau thời gian triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020, đến nay hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã đạt được một số kết quả như sau:

     1. Hoạt động khảo sát nhu cầu và hiểu biết về quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh:

     Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm TGPL nhà nước đã tổ chức 36 đợt khảo sát, có 5.272 người khuyết tật được khảo sát. Trong đó: 22 đợt khảo sát tại các xã, phường, thị trấn và 14 đợt khảo sát tại các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy:

     - Đa số người khuyết tật, người sống trong các cơ sở bảo trợ xã hội chưa biết đến quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí. Vì người khuyết tật do các dạng khuyết tật (câm, điếc, thần kinh, bệnh down…) của mình nên thường phải phụ thuộc hoàn toàn vào gia đình và chủ cơ sở bảo trợ xã hội, hạn chế khả năng tìm hiểu pháp luật; trình độ dân trí thấp; điều kiện kinh tế khó khăn, phải bươn chải với cuộc sống nên người khuyế tật và gia đình người khuyết tật cũng không quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật, cũng như quyền lợi của người khuyết tật.

     -  Về nhu cầu TGPL: số lượng người khuyết tật có nhu cầu TGPL không nhiều (27%). Lĩnh vực pháp luật mà người khuyết tật quan tâm, tìm hiểu và thường có vướng mắc nhiều nhất là chế độ chính sách ưu đãi cho người khuyết tật (36,8%) và lao động, việc làm (31,6%).

     2. Hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý:

     - Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm TGPL nhà nước đã phối hợp với các đơn vị như: Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo của tỉnh; Hội người mù; Phòng tư pháp cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và các Cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, tổ chức 121 đợt thông tin truyền thông và trợ pháp lý lưu động về các lĩnh vực pháp luật như: Hôn nhân gia đình, Luật TGPL, Luật người khuyết tật và các chính sách liên quan đến người khuyết tật, Luật đất đai, Bộ luật dân sự, luật trẻ em… có hơn 5.000 người tham dự;

     - Lắp đặt 05 Bảng thông tin và 05 Hộp tin trợ giúp pháp lý tại trụ sở Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh và thành phố Thủ Dầu Một, Trung tâm Dạy nghề cho người khuyết tật; Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật Thuận An; Trung tâm Bảo trợ xã hội Chánh Phú Hòa;

     - Đăng 08 tin, bài về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật (01 trên website của Cục trợ giúp pháp lý, 02 trên website của Sở và 01 bài trên Báo Bình Dương và 04 Câu hỏi báo);

     - Làm 02 phóng sự về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật.

1495421419_khuyettat200517.jpg 

(Hình ảnh được cắt ra từ phóng sự "Trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương" được thực hiện vào năm 2017)

     - Bên cạnh đó, Sở Tư pháp cũng đã chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước tổ chức biên soạn, in ấn và cấp phát 40.000 tờ gấp pháp luật về chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật; cung cấp 12.400 tờ gấp pháp luật các loại và đơn yêu cầu TGPL cho các Hộp tin TGPL và thông qua các đợt truyền thông, trợ giúp pháp lý lưu động; cấp phát 30 Tờ thông tin TGPL cho thành viên Ban chấp hành Hội Bảo trợ người khuyết tật, trẻ em mồ côi và bệnh nhân nghèo tỉnh. Ngoài ra còn in ấn 600 tờ gấp pháp luật bằng chữ nổi (mỗi lĩnh vực là 120 tờ gấp); đĩa ghi âm là 500 đĩa và đã bàn giao cho Hội người mù của Tỉnh và Hội người mù của 09 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và hội viên hội người mù.

     3. Kết quả thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật:

     Từ năm 2012 đến nay, Trung tâm TGPL nhà nước đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 86 người khuyết tật, trong đó:

     - Tư vấn pháp luật là 57 trường hợp;

     - Tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật là 25 trường hợp;

     - Đại diện ngoài tố tụng để giúp người khuyết tật làm các thủ tục hành chính, v.v. là 04 trường hợp.

     Số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý qua từng năm, từ 2012 – 06/2019

NămHình thức trợ giúp pháp lý
Tư vấnTham gia tố tụngĐại diện ngoài tố tụng
Bảo vệBào chữa
2012         1        -              -                   -  
2013         5        -              -                   -  
2014       10         2            -                   -  
2015         9         4            -                   -  
2016       13         2            -                     3
2017         5         6            -                     1
2018         6         2              1                 -  
06/2019         8         6              2                 -  
Tổng       57         22              3                   4

 

     4. Bồi dưỡng, tập huấn cho người thực hiện TGPL, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL

     Nhằm nâng cao năng lực thực hiện TGPL cho người khuyết tật, công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ TGPL cho đội ngũ người thực hiện TGPL, thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL luôn được Sở Tư pháp và Bộ Tư pháp quan tâm thực hiện thường xuyên.

     Năm 2014, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tư vấn pháp luật đối với một số đối tượng đặc biệt (người khuyết tật, người bị nhiễm HIV, v.v.) và triển khai một số văn bản pháp luật mới về TGPL cho 138 cộng tác viên TGPL, đại diện Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ TGPL.

     Hàng năm, Sở Tư pháp đều cử các Trợ giúp viên pháp lý (viên chức của Trung tâm TGPL) tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ do Cục Trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp tổ chức. Mặt khác, Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trung tâm TGPL nhà nước phải thường xuyên duy trì thực hiện công tác hướng dẫn nghiệp vụ TGPL cho các Câu lạc bộ TGPL xã, phường, thị trấn.

     Nhìn chung, mặc dù hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn gặp một số khó khăn như: Việc đi lại, nghe, nói, tiếp xúc, trao đổi của người khuyết tật rất khó khăn; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc chưa đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý đặc thù cho người khuyết tật...Nhưng với sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, sự nỗ lực và tâm huyết của đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý mà từ khi Đề án được triển khai đến nay, 100% người khuyết tật có nhu cầu TGPL đều được Trung tâm TGPL nhà nước thực hiện TGPL kịp thời, đảm bảo chất lượng vụ việc theo qui định pháp luật TGPL, đạt chỉ tiêu đề ra của Đề án.

     Các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, đặc biệt là hoạt động truyền thông về trợ giúp pháp lý được tăng cường thực hiện với nhiều hình thức phù hợp với các dạng khuyết tật và tình hình đời sống thực tế của người khuyết tật ở địa phương cũng như điều kiện thực tế của Trung tâm TGPL nhà nước. Qua đó, ngày càng nhiều người khuyết tật, thân nhân của họ, cơ quan, tổ chức có liên quan biết đến quyền được TGPL miễn phí của người khuyết tật. Số lượng vụ việc TGPL, đặc biệt là các vụ việc cử Luật sư/Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khuyết tật trong các vụ án dân sự, hình sự, hành chính ngày càng tăng.

      Tin rằng trong thời gian tới, công tác trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Bình Dương sẽ ngày càng phát huy được những thế mạnh đang có, góp phần tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức pháp luật của người khuyết tật nói riêng và người dân trên địa bàn tỉnh nói chung.

- ​Trung tâm TGPL -

Lượt người xem:  Views:   2110
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Tác giả

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Email

FriendlyName

Tin mới nhất

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio