Kiểm tra, rà soát, Hệ thống hóa, Cập nhật CSDL
Thứ 2, Ngày 11/05/2020, 14:00
Công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 tác động tích cực nâng cao chất lượng của hệ thống pháp luật
Cỡ chữ: Font size: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+)
11/05/2020 | Đào Thị Quyên

Ngày 29/4/2020, Bộ Tư pháp đã ban hành Báo cáo số 98/BC-BTP báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2019 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2020

     Theo Báo cáo của Bộ Tư pháp, trong năm 2019, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình và hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL của cả nước tiếp tục chuyển biến tích cực, bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Nhiều cơ quan cấp bộ và địa phương đã quan tâm bố trí nguồn lực, khắc phục hạn chế, khó khăn, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc, nâng cao chất lượng, hiệu quả các công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL để kịp thời phát hiện, xử lý văn bản trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. Công tác quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp tiếp tục được tập trung thực hiện kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, bám sát thực tiễn ban hành văn bản QPPL của các cơ quan cấp bộ, địa phương; đảm bảo được sự chủ động của Bộ trong phản ứng chính sách pháp luật, phát hiện, xử lý các văn bản trái pháp luật, không phù hợp với thực tiễn, nhất là các vấn đề pháp lý liên quan đến quyền, lợi ích của người dân, doanh nghiệp.


     Năm 2019, các bộ, cơ quan ngang bộ (gồm cả Bộ Tư pháp) và địa phương đã tổ chức thực hiện kiểm tra theo thẩm quyền đối với 13.391 văn bản QPPL, cụ thể: các bộ, cơ quan ngang bộ kiểm tra 7.632 văn bản (gồm 936 văn bản cấp bộ, 6.696 văn bản cấp tỉnh, trong đó có 4.086 văn bản ban hành trong năm 2019); các địa phương kiểm tra 5.759 văn bản (gồm 2.249 văn bản cấp huyện, 3.510 văn bản cấp xã; trong đó có 4.481 văn bản ban hành trong năm 2019); qua đó đã kết luận, kiến nghị xử lý đối với 531 văn bản, trong đó có 409 văn bản QPPL có quy định trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền ban hành (gồm 10 văn bản cấp bộ; 295 văn bản cấp tỉnh; 104 văn bản cấp huyện, xã) và 122 văn bản không phải là văn bản QPPL nhưng có chứa QPPL. Riêng Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL) đã kiểm tra 4.885 văn bản QPPL do cơ quan cấp bộ và chính quyền cấp tỉnh ban hành; kết luận, kiến nghị xử lý đối với 165 văn bản có quy định trái pháp luật (gồm 13 văn bản của cơ quan cấp bộ và 152 văn bản của chính quyền cấp tỉnh). Việc xử lý văn bản trái pháp luật tiếp tục được thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời hơn trên tinh thần cầu thị, vì lợi ích chung của xã hội, qua đó hạn chế, ngăn ngừa được tác động tiêu cực của văn bản, đồng thời chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan cấp bộ, chính quyền địa phương trong xây dựng, thực thi pháp luật để nâng cao chất lượng văn bản QPPL, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất của hệ thống pháp luật.   

       
     Trong công tác rà soát VBQPPL, cả nước đã thực hiện rà soát 44.376 văn bản trong tổng số văn bản 44.447 văn bản cần phảỉ rà soát (trong đó các cơ quan cấp bộ rà soát được 6.762/6.762 văn bản, đạt 100%; các địa phương rà soát được 37.614/37.685 văn bản, đạt 99,8%); qua đó đã xử lý 5.907 văn bản QPPL hết hiệu lực, mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 48 văn bản và bãi bỏ một phần 02 văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành không còn được áp dụng trên thực tế nhưng chưa có căn cứ xác định hết hiệu lực[1].  Trên cơ sở kết quả rà soát, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã hoàn thành việc hệ thống hóa và công bố kết quả hệ thống hóa văn bản QPPL thống nhất trong cả nước kỳ 2 (2014 - 2018) qua đó xác định đầy đủ, chính xác các văn bản QPPL còn hiệu lực trong cả nước từ cấp Trung ương đến cấp xã tính đến thời điểm 31/12/2018, đồng thời tiến hành xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các văn bản cần phải xử lý đã được phát hiện trong kỳ hệ thống hóa để đảm bảo sự phù hợp, thống nhất của hệ thống pháp luật. Kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 - 2018 kết hợp với việc rà soát, công bố văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực thi hành hằng năm của các cơ quan cấp bộ và cấp tỉnh theo quy định đã góp phần giúp hệ thống pháp luật được minh bạch, dễ tiếp cận, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước trong áp dụng.
     Về phương hướng, nhiệm vụ công tác kiểm tra, rà soát văn bản QPPL trong năm 2020, trên cơ sở quán triệt yêu cầu, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật gắn với nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành và thực thi pháp luật, Báo cáo của Bộ Tư pháp xác định: Việc bảo đảm chất lượng của các văn bản QPPL là nhiệm vụ trọng tâm của các bộ, cơ quan ngang bộ và HĐND, UBND cấp tỉnh. Các bộ, cơ quan ngang bộ và UBND cấp tỉnh tiếp tục quan tâm củng cố, bố trí các nguồn lực, nâng cao năng lực công chức làm công tác xây dựng pháp luật nói chung, kiểm tra, rà soát văn bản QPPL nói riêng; tập trung thực hiện đúng quy định về thẩm quyền, trách nhiệm trong công tác kiểm tra, rà soát, xử lý văn bản gắn với yêu cầu, giải pháp của Chính phủ về chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và yêu cầu quản lý ngành, lĩnh vực, địa bàn; gắn kết các hoạt động kiểm tra, rà soát văn bản QPPL, pháp điển hệ thống QPPL với xây dựng và theo dõi thi hành pháp luật để phát hiện, ngăn ngừa việc ban hành văn bản không phù hợp, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống pháp luật. Đẩy mạnh công tác xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện, kết luận theo đúng quy định, nhất là những trường hợp văn bản có quy định tác động tiêu cực đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp.


     Trong năm 2020, các bộ, cơ quan ngang bộ tập trung tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, đảm bảo  chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ rà soát văn bản QPPL thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình theo Nghị quyết số 117/NQ-CP ngày 09/12/2019 và Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ, Quyết định số 209/QĐ-TTg ngày 07/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ và nhiệm vụ của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản QPPL do Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Tổ trưởng (theo Quyết định số 236/QĐ-TTg ngày 12/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ) để xử lý hoặc kiến nghị xử lý các quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn, gây khó khăn, kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhất là các văn bản, quy định về môi trường đầu tư, kinh doanh; kịp thời kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật./. 


[1] Cụ thể là: Nghị định số 12/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019  về bãi bỏ toàn bộ 09 Nghị định của Chính phủ, bãi bỏ một phần 01 Nghị định của Chính phủ; Quyết định số 05/2019/QĐ-TTg ngày 24/01/2019 bãi bỏ toàn bộ 39 Quyết định và bãi bỏ một phần 01 Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.

Hồ Hoàng Hà

Nguồn:  https://ktvb.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-o-trung-uong.aspx?ItemID=190

Lượt người xem:  Views:   1633
Chia sẻ:
Share:
Tin khác
 
 
Manage PermissionsManage Permissions
|
Version HistoryVersion History

Tiêu đề

Hình ảnh

Hình ảnh mô tả

Tóm tắt

Nội dung

Link thay thế nội dung

Ngày xuất bản

Tin nổi bật

Phân loại

Loại bài viết

Số Trang

Số Ảnh

Số tiền

Tin liên quan

Audio

Từ khóa

Trạng thái

Lịch sử

Số lượt người đọc

Tin mới nhất

Tác giả

Approval Status

Attachments

Content Type: Tin Tức Mở Rộng
Version:
Created at by
Last modified at by
Ảnh
Video
Audio