Giới thiệu
 
​THÔNG TIN LÃNH ĐẠO1. Giám đốc Sở Tư phápHọ và tên: Nguyễn Anh Hoa​Địa chỉ email: hoana@binhduong.gov.vnSố điện thoại: 02743.822.2352. Phó Giám đốc Sở Tư phápHọ và tên: Huỳnh Quốc AnhĐịa chỉ email: anhhq@binhduong.gov.vnSố điện thoại: 02743.855.6673. Phó Giám đốc Sở Tư phápHọ và tên: Nguyễn Thị Phương NgọcĐịa chỉ email: ngocntp@binhduong.gov.vnSố ...
 
 
  
Phân loại
  
  
  
  
  
Tóm tắt
  
  
  
  
Nội dung
Về việc ủy quyền cho Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chíNgười phát ngônTinVăn phòng SởVề việc ủy quyền cho Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/17/2023 12:00 PMNoĐã ban hành

Quyết định số 08/QĐ-STP ngày 13/01/2023 của Sở Tư pháp về việc ủy quyền cho Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, như sau:

QD 08 STP 13.01.2023.PNG 

Thông tin lãnh đạoThông tin lãnh đạoTinVăn phòng SởThông tin lãnh đạo/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
1/14/2022 3:00 PMNoĐã ban hành

THÔNG TIN LÃNH ĐẠO

1. Giám đốc Sở Tư pháp

Họ và tên: Nguyễn Anh Hoa​

Địa chỉ email: hoana@binhduong.gov.vn

Số điện thoại: 02743.822.235

2. Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Họ và tên: Huỳnh Quốc Anh

Địa chỉ email: anhhq@binhduong.gov.vn

Số điện thoại: 02743.855.667

3. Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Họ và tên: Nguyễn Thị Phương Ngọc

Địa chỉ email: ngocntp@binhduong.gov.vn

Số điện thoại: 02743.668.567



Quá trình hình thành và phát triểnQuá trình thành lậpTinVăn phòng SởQuá trình hình thành và phát triển/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
2/19/2021 5:00 PMNoĐã ban hành

QUYET DINH THANH LAP STP.jpg


Quá trình thành lập Sở Tư pháp (2).jpg

Quá trình thành lập Sở Tư pháp (3).jpg

Quá trình thành lập Sở Tư pháp (4).jpg

Quá trình thành lập Sở Tư pháp (5).jpg

Quá trình thành lập Sở Tư pháp (7).jpg

Quá trình thành lập Sở Tư pháp (9).jpg

SƠ ĐỒ TỔ CHỨCCơ cấu tổ chứcNgô Hoàng NamSƠ ĐỒ TỔ CHỨC/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/27/2020 2:13 PMNoĐã ban hành
1. Ban Lãnh đạo
* Giám đốc: Nguyễn Anh Hoa
Số điện thoại: 02743.822.235
* Phó Giám đốc Sở Tư pháp: Huỳnh Quốc Anh
Số điện thoại: 02743.855.667
* Phó Giám đốc Sở Tư pháp: Nguyễn Thị Phương Ngọc
Số điện thoại: 02743.668.567
2. Các phòng chuyên môn
* Văn phòng
Chánh Văn phòng: Nguyễn Đức Chính
Phó Chánh Văn phòng: Lê Thị Hồng Nhung
Số điện thoại: 02743.859.068
* Phòng Hành chính tư pháp và Quản lý xử lý vi phạm hành chính
Trưởng phòng: Trần Thị Thúy Hường
Phó Trưởng phòng: ​Đặng Thị Nhiển 
Số điện thoại: 02743.820705
* Phòng Văn bản - Tuyên truyền
Trưởng phòng: Huỳnh Hữu Tốt​
Số điện thoại: 02743.859923
* Phòng Bổ trợ tư pháp
Phó Trưởng phòng: Nguyễn Thị Vân Anh
Số điện thoại: 02743.822.881
* Thanh tra
Chánh Thanh tra: Ngô Thùy Trang
Số điện thoại: 02743.848407

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG BAN LÃNH ĐẠO SỞ TƯ PHÁPSơ đồ tổ chứcVăn phòng SởPHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG BAN LÃNH ĐẠO SỞ TƯ PHÁP/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/27/2020 1:00 PMNoĐã ban hành

đang cập nhật...
PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1Cơ cấu tổ chứcVăn phòng SởPHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/27/2020 11:11 AMNoĐã ban hành

PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 1
Trưởng phòng
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NGỌC
Điện thoại
(0274) 3.820.236
Email
congchungso1.tp@binhduong.gov.vn
Địa chỉ
469 Đại lộ Bình Dương,phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Xem bản đồ
https://goo.gl/maps/yPgK61VLjv12

PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 2Cơ cấu tổ chứcTinVăn phòng SởPHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 2/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/27/2020 11:10 AMNoĐã ban hành

PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 2
Trưởng phòng
NGUYỄN PHÚ CƯỜNG
Điện thoại
(0274) 3.783.066
Email
congchungso2.tp@binhduong.gov.vn
Địa chỉ
30/7 ĐT743, phường Bình Hòa, Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
Xem bản đồ
https://goo.gl/maps/QyH92mhm5sw


TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH DƯƠNGCơ cấu tổ chứcTinVăn phòng SởTRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH DƯƠNG/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/27/2020 11:09 AMNoĐã ban hành

TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC
Phó giám đốc
NGUYỄN TRỌNG TÙNG
Điện thoại
(0274) 3.858.116 - 3.858.266
Email
trogiupphaply.tp@binhduong.gov.vn
Địa chỉ
469 Đại lộ Bình Dương,phường Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Xem bản đồ
https://goo.gl/maps/cjAVg3t5hgw

CÁC PHÒNG CHUYÊN MÔNCơ cấu tổ chứcTinVăn phòng SởCÁC PHÒNG CHUYÊN MÔN/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
7/27/2020 11:08 AMNoĐã ban hành

CÁC PHÒNG BAN

Văn phòng
 Nguyễn Đức Chính
0274.3859068
 chinhnd@binhduong.gov.vn
HCTP & QLXLVPHC
Trần Thị Thúy Hường
0274.3820705
huongttt@binhduong.gov.vn
Văn bản - Tuyên truyền
Huỳnh Hữu Tốt
0274.3859923
tothh@binhduong.gov.vn
Thanh tra
Ngô Thùy Trang
0274.3848407
trangnt.tp@binhduong.gov.vn
Bổ trợ tư pháp
 Nguyễn Thị Vân Anh
0274.3822881
 anhntv@binhduong.gov.vn
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠNChức năng, Nhiệm vụ, Quyền hạnVăn phòng SởCHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
3/24/2015 11:00 AMNoĐã ban hành
Đường dây nóngLiên hệ1;#TinĐường dây nóng/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_12/kiennghituphap2.jpg
12/8/2014 6:11 AMNoĐã ban hành


Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, Tòa nhà Trung tâm Hành chính, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: (0650) 3833477
Email: sotp@binhduong.gov.vn
Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương: Hướng đến kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Tư pháp bằng những việc làm hiệu quả, thiết thực.Truyền thống ngành1;#TinNgành Tư pháp tỉnh Bình Dương: Hướng đến kỷ niệm 70 năm thành lập ngành Tư pháp bằng những việc làm hiệu quả, thiết thực./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/2/2014 4:21 AMNoĐã ban hành
     Cùng với ngành Tư pháp cả nước, tập thể công chức, viên chức và người lao động ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương long trọng kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2014).
     Trãi qua 69 năm xây dựng, trưởng thành, ngành Tư pháp Việt Nam tự hào đã cùng với toàn Đảng, toàn dân thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Những thành tựu của ngành trong 69 năm qua có sự đóng góp của nhiều thế hệ Lãnh đạo, CBCCVC của ngành, trong đó có công chức, viên chức và người lao động ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương chúng ta.
     Trong suốt chặng đường 69 năm qua, ngành Tư pháp đã trãi qua không ít thăng trầm, thậm chí có giai đoạn ngành Tư pháp từ Trung ương đến địa phương bị giải thể, thay vào đó là các tổ chức pháp chế chính thức hoặc không chính thức được lập ra để tham mưu cho Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương về xây dựng và thực hiện pháp luật. Thế nhưng vượt qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, ngành Tư pháp ngày càng khẳng định vị thế của mình trong hệ thống chính trị và không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Có thể nói vượt khó đi lên là truyền thống, là bản lĩnh của ngành Tư pháp.
     Ngành Tư pháp ngày nay vẫn còn nhiều khó khăn, trách nhiệm, áp lực công việc ngày càng lớn trong khi chế độ đãi ngộ và thu nhập còn rất thấp, đây là khó khăn chung. Thế nhưng vẫn có những cán bộ Tư pháp ở miền núi lội suối trèo đèo, đi bộ nhiều ngày đường để đem pháp luật đến với người dân. Có nhiều cán bộ Tư pháp năng động, sáng tạo, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta hãy tôn vinh họ và tự soi rọi lại tình cảm, trách nhiệm của mình với Ngành, với nhân dân. Khắc ghi công lao của những lớp người đi trước, tự hào với truyền thống vẻ vang của ngành, chúng ta không được phép lãng quên trách nhiệm của mình đối với lịch sử và với tương lai của ngành Tư pháp.
     Đất nước, địa phương chúng ta đang mạnh mẽ chuyển mình, phát triển và hội nhập với thế giới, trong công cuộc đổi mới, phát triển mạnh mẽ đó, không thể thiếu vai trò quan trọng của ngành Tư pháp.
     Hướng đến kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành, mỗi công chức, viên chức, người lao động của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương cần nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, ghi nhớ lời dạy của Hồ Chủ tịch và phát huy truyền thống của ngành, nỗ lực khắc phục khó khăn riêng để hoàn thành nhiệm vụ chung. Chúng ta hãy cùng hướng tới sinh nhật 70 năm của ngành Tư pháp bằng những việc làm cụ thể, những kết quả công việc thiết thực, những sáng kiến, giải pháp công tác hiệu quả, vì sự phát triển của ngành, vì lợi ích của nhân dân...
     Nhân dịp kỷ niệm 69 năm ngày truyền thống Ngành, Đảng ủy, Lãnh đạo Sở Tư pháp xin chúc toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương nhiều sức khỏe, nghị lực và niềm tin để góp phần xây dựng Ngành ngày càng vững mạnh, phát triển!
Bùi Duy Hiền, Bí thư Đảng ủy
Quyền Giám đốc Sở Tư pháp
Tư pháp cấp huyện, cấp xãTruyền thống ngành1;#TinTư pháp cấp huyện, cấp xã/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/hd-tp-huyen01.hoi-thi-hgv-gioi-huyen-di-an-2010.jpg
12/2/2014 4:20 AMNoĐã ban hành
TƯ PHÁP HUYỆN, THỊ, XÃ, PHƯỜNG - BỘ PHẬN QUAN TRỌNG 
CỦA NGÀNH TƯ PHÁP ĐỊA PHƯƠNG.



 
Cùng với sự thành lập của Sở Tư pháp ở tỉnh vào năm 1982, các Tổ pháp chế thuộc UBND các huyện, thị của tỉnh Bình Dương cũng được nâng lên thành Ban Tư pháp với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác xây dựng văn bản chỉ đạo, điều hành; quản lý hoạt động Bào chữa viên nhân dân, Hội thẩm nhân dân; thực hiện việc công chứng, chứng thực và chỉ đạo hoạt động Tư pháp xã, phường, thị trấn. Trong 02 năm (1982-1983), 8/8 huyện, thị xã đều thành lập Ban Tư pháp[1] với số lượng biên chế mỗi đơn vị từ 02 - 03 người.
Ở cấp xã Ban Tư pháp thời gian đầu do một đồng chí Phó Chủ tịch làm nhiệm vụ Trưởng ban Công an kiêm Trưởng ban Tư pháp, chủ yếu thực hiện nhiệm vụ tổ chức và chỉ đạo hoạt động của các Tổ hoà giải cơ sở. Về sau, trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp và Công an tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy có Chỉ thị số 12/CT-TU ngày 02/7/1983 và Thường trực UBND tỉnh ra Chỉ thị số 17/CT-UB ngày 14/9/1983, chỉ đạo củng cố tổ chức, nhân sự Ban Tư pháp xã, theo đó Trưởng ban Tư pháp do một Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên UBND xã phụ trách, Trưởng ban Công an xã không tiếp tục kiêm nhiệm. Đến cuối năm 1983, đã có 60/133 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã bố trí được Trưởng ban Tư pháp theo đúng Chỉ thị của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
Đến năm 1993, thực hiện Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1993 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng – Trưởng ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, các Ban Tư pháp cấp huyện được đổi tên thành Phòng Tư pháp, là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện về mặt tổ chức, biên chế và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Sở Tư pháp.
Cũng theo Thông tư liên bộ số 12/TTLB, Ban Tư pháp ở cấp xã cũng chính thức được thành lập với 01 hoặc 02 cán bộ chuyên trách và do một Phó chủ tịch xã, phường, thị trấn phụ trách. Ban Tư pháp xã là cơ quan chuyên môn của UBND cấp xã và chịu sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Phòng Tư pháp cấp huyện, thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho UBND xã trong công tác soạn thảo văn bản quản lý, điều hành về kinh tế xã hội của địa phương; quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp; quản lý công tác hòa giải cơ sở và phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong công tác tống đạt, thi hành án dân sự…
Năm 1997, tỉnh Bình Dương được tái lập, toàn tỉnh có 04 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm có thị xã Thủ Dầu Một và 03 huyện: Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên. Các Phòng Tư pháp huyện, thị tiếp tục duy trì ổn định tổ chức và hoạt động. Từ cuối năm 1999, Phòng Tư pháp của 03 huyện mới được thành lập và nhanh chóng củng cố tổ chức, bổ sung nhân lực, triển khai thực hiện nhiệm vụ[2].
Tổ chức, biên chế, chức năng nhiệm vụ của Phòng Tư pháp cấp huyện và bộ phận Tư pháp cấp xã tiếp tục được bổ sung, từng bước hoàn thiện theo Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV và Thông tư liên tịch số 01/2009/TTLT-BTP-BNV của liên Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ.
Tính đến cuối năm 2011, tổng biên chế Phòng Tư pháp 07/07 huyện, thị của tỉnh Bình Dương là 41 người, trong đó có 01 Thạc sỹ, 36 Cử nhân Luật, 05 Trung cấp pháp lý. UBND xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh có 151 biên chế cán bộ Tư pháp – Hộ tịch và 51 nhân viên hợp đồng (có 51 xã, phường, thị trấn có từ 02 cán bộ trở lên), trong đó có 84 Cử nhân Luật, 24 Cử nhân chuyên ngành khác, còn lại là Trung cấp.
Từ chỗ tổ chức còn manh mún, cán bộ đa phần kiêm nhiệm và hạn chế về trình độ, năng lực trong những năm đầu hình thành, đến nay các cơ quan Tư pháp cấp huyện và cấp xã ở Bình Dương đã dần hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, số lượng và trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng lên, góp phần tạo điều kiện để các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho UBND cùng cấp trong công tác xây dựng văn bản, phổ biến, giáo dục pháp luật, quản lý công tác thi hành án dân sự, hòa giải cơ sở và cung cấp các dịch vụ tư pháp về hộ tịch, trợ giúp pháp lý, chứng thực v.v… theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Tuy hoạt động trong tình trạng công việc thường xuyên quá tải và gặp không ít khó khăn về chuyên môn, nhân lực, điều kiện làm việc nhưng đội ngũ cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã luôn nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, đề cao ý thức trách nhiệm, phát huy tinh thần “Gần dân, Hiểu dân, Giúp dân, Học dân” theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có những đồng chí gắn bó với ngành từ thời gian đầu thành lập cho đến nay như: đồng chí Nguyễn Văn Búng (là cán bộ Tư pháp xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng từ năm 1982 cho đến khi nghỉ hưu vào năm 2003), đồng chí Hồ Phát (là cán bộ Tư pháp xã Định Thành, huyện Dầu Tiếng từ năm 1989, hiện nay là Trưởng phòng Tư pháp huyện Dầu Tiếng), đồng chí Bùi Văn Lượm (là cán bộ Tư pháp xã Tân Bình, huyện Dĩ An từ năm 1989, hiện nay là cán bộ Tư pháp – Hộ tịch phường Tân Bình, thị xã Dĩ An)… và nhiều đồng chí khác đã được Bộ Tư pháp tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tư pháp” vì đã có nhiều cống hiến cho Ngành.
 
Là những cơ quan Tư pháp ở cơ sở, gắn bó mật thiết với các hoạt động quản lý điều hành kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của UBND địa phương và những nhu cầu pháp lý thiết thân của người dân, 30 năm qua, cùng với sự phát triển của Sở Tư pháp, cơ quan Tư pháp các huyện, thị, xã, phường trên địa bàn tỉnh Bình Dương không ngừng được quan tâm, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác tham mưu cho chính quyền và mang pháp luật đến với người dân. Những nỗ lực và thành tích của các cơ quan Tư pháp cấp huyện, cấp xã đã góp phần quan trọng vào kết quả hoạt động chung của ngành Tư pháp địa phương và phục vụ tích cực cho sự phát triển năng động của tỉnh nhà.
 
Văn phòng Sở Tư pháp


[1] Trưởng phòng Tư pháp thời kỳ đầu gồm có các đồng chí: Mai Văn Ân (TX Thủ Dầu Một), Trần Thà (Thuận An), Trần Văn Thanh (Bến Cát), Trịnh Tấn Nhàn (Tân Uyên), Nguyễn Văn Duật (Đồng Xoài), Trần Văn Sơn (Bình Long), Lê Thành Đã (Phước Long), Vi Văn Tiến (Lộc Ninh), Nguyễn Thanh Hải (huyện Bù Đăng, thành lập năm 1990).
[2] Trưởng phòng Tư pháp gồm có các đồng chí: Lưu Sử Trọng Nghiêm (huyện Dĩ An); Hồ Phát (huyện Dầu Tiếng); Tống Nguyên (huyện Phú Giáo).
 
Quản lý, kiện toàn tổ chức hoạt động thi hành ánTruyền thống ngành1;#TinQuản lý, kiện toàn tổ chức hoạt động thi hành án/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/lanh-dao-tinh-stp-va-cbcc-thi-hanh-an-ds-tinh.jpg
12/2/2014 4:20 AMNoĐã ban hành
CÔNG TÁC KIỆN TOÀN TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN THI HÀNH ÁN
 DÂN SỰ BÌNH DƯƠNG THEO ỦY QUYỀN 
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
 


 
Thi hành án dân sự có vai trò quan trọng trong hoạt động tư pháp nói chung và quá trình giải quyết vụ án nói riêng. Hoạt động thi hành án nhằm bảo đảm cho bản án, quyết định của Toà án được chấp hành, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước.
          Trước tháng 7/1993, toàn bộ hoạt động thi hành án dân sự thuộc hệ thống Tòa án nhân dân, không có sự tách bạch giữa cơ quan Thi hành án dân sự và Tòa án như hiện nay. Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 1993 và Thông tư số 555/TT-THA ngày 10/6/1993 của Bộ Tư pháp quy định Sở Tư pháp giúp Bộ quản lý công tác tổ chức, cán bộ của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương. Tuy nhiên việc phân cấp còn hạn chế nên từ năm 1994 – 2001 tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức chưa được kiện toàn, hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Đến cuối năm 2001, toàn tỉnh chỉ có 38 cán bộ công chức thi hành án, trong đó Phòng thi hành án tỉnh có 08 người (gồm 02 Chấp hành viên), các Đội thi hành án huyện, thị xã có 30 người.
Trước thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án còn nhiều hạn chế về số lượng và chất lượng, hoạt động thi hành án dân sự địa phương chưa đạt hiệu quả cao, được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong năm 2002, Sở Tư pháp đã mạnh dạn đề nghị Bộ Tư pháp bổ nhiệm thay thế những lãnh đạo còn hạn chế về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn; tổ chức tuyển dụng công chức bổ sung cho cơ quan Thi hành án các cấp. Đến tháng 5 năm 2005, toàn tỉnh có 57 cán bộ, công chức/66 chỉ tiêu biên chế (tăng 50% so với năm 2001). Tất cả các đơn vị thi hành án đều có Trưởng thi hành án.
Cùng với việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, Lãnh đạo Sở Tư pháp với vai trò Phó Ban chỉ đạo THA luôn tham mưu UBND quan tâm chỉ đạo công tác chuyên môn nghiệp vụ, nhờ đó số lượng, chất lượng công tác thi hành án đã không ngừng được tăng lên. Kết quả từ năm 2003 đến năm 2005 đã giải quyết đạt tỷ lệ 76,40% số việc có điều kiện thi hành (bình quân đạt 55,63%/năm). Số tiền đã giải quyết đạt tỷ lệ 60,5% trên số tiền có điều kiện thi hành (bình quân 47,09%/năm). So với năm 2002, tỷ lệ xong về việc tăng bình quân 12.33%/năm, thi hành xong về tiền tăng bình quân 24,09%/năm.
Tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng do công tác tuyển dụng, đào tạo, quy hoạch đội ngũ cán bộ thi hành án bị hụt hẫng trong thời gian dài trước đó nên so với yêu cầu chung thì tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự vẫn còn nhiều hạn chế chưa thể khắc phục ngay được như: đội ngũ công chức, Chấp hành viên thi còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng; một số đơn vị chưa bố trí được cấp phó; một bộ phận Chấp hành viên hạn chế về năng lực chuyên môn nên còn lúng túng khi giải quyết những vụ việc phức tạp.
Để tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự tỉnh Bình Dương, xây dựng đội ngũ các bộ, công chức thi hành án trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08/NQ.TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ, trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, sau khi Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 được ban hành, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định số 1148/2005/QĐ-BTP ngày 18/5/2005 về việc ban hành Quy chế ủy quyền cho Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là quyết định số 1148), thay thế quyết định số 141/QĐ-QLTA-TH trước đây. Trên cơ sở thực hiện theo Quyết định số 1148, công tác quản lý tổ chức cán bộ của các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đã đạt những kết quả tốt, chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lãnh đạo Sở Tư pháp luôn quan tâm công tác cán bộ nhằm hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, đồng thời bổ sung nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn cho các cơ quan thi hành án dân sự, qua đó, đã tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong đội ngũ cán bộ, công chức thi hành án, cụ thể: Từ năm 2005 cuối năm 2008 đã tổ chức 05 lần thi tuyển công chức và tuyển dụng được 43 công chức.  Với tư cách là Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển chọn Chấp hành viên của tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp đã tham mưu cho Hội đồng tuyển chọn và đề nghị bổ nhiệm lần đầu cho 25 Chấp hành viên, bổ nhiệm lại 22 Chấp hành viên. Đề nghị bổ nhiệm và điều động Trưởng thi hành án thị xã Thủ Dầu Một giữ chức Phó trưởng thi hành án tỉnh, bổ nhiệm lần đầu 05 Trưởng thi hành án dân sự cấp huyện, 07 Phó trưởng thi hành án dân sự cấp huyện, bổ nhiệm lại 01 Phó trưởng thi hành án tỉnh, 04 Trưởng Thi hành dân sự cấp huyện; miễn nhiệm 02 Trưởng thi hành án dân sự cấp huyện do hạn chế về năng lực quản lý, điều hành và 02 Phó trưởng thi hành án để bố trí công tác khác. Ngoài ra, Giám đốc Sở Tư pháp còn bổ nhiệm Kế toán trưởng Thi hành án cấp huyện, Thẩm tra viên Thi hành án, chuyển ngạch và đề nghị bổ nhiệm, nâng ngạch Chấp hành viên theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
 Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo thi hành án tỉnh rà soát, đánh giá, lựa chọn nhân sự và đã có ý kiến để bổ nhiệm cácTrưởng phòng, Phó trưởng phòng chuyên môn trực thuộc sau khi Thi hành án dân sự tỉnh được thành lập 03 phòng chuyên môn.
Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Giám đốc Sở Tư pháp đã chỉ đạo Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh  rà soát đánh giá đội ngũ cán bộ công chức thi hành án và quy hoạch cán bộ công chức giai đoạn 2007 – 2015, quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương đến năm 2015. Công tác quy hoạch cán bộ đối với các cơ quan thi hành án dân sự được Giám đốc Sở Tư pháp quan tâm, thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình, qua đó, đã khắc phục phần nào tình trạng thiếu cán bộ, dự nguồn cán bộ kế thừa.
          Đến thời điểm cuối tháng 5/2009: tổng biên chế của các cơ quan Thi hành án dân sự của tỉnh là 99 người, (tăng 61 người, tức tỷ lệ tăng 62%  so với năm 2001). Trong đó, Thi hành án tỉnh là 20 người (năm 2001 Phòng THADS tỉnh chỉ có 08 người), Thi hành án dân sự cấp huyện 79 người. Cả tỉnh có 46 Chấp hành viên, 35 chuyên viên, 10 Kế toán, 08 cán sự và chức danh khác. Tất cả các đơn vị thi hành án đều có Trưởng thi hành án, 6/8 đơn vị có Phó trưởng Thi hành án.
Kết quả kiện toàn tổ chức nêu trên đã tác động tích cực, mạnh mẽ đến kết quả, hiệu quả công tác chuyên môn của ngành. Tính trong 03 năm (2006 – 2008), các cơ quan Thi hành án dân sự tỉnh đã thụ lý 26.281 việc thi hành án. Đã giải quyết xong 24.128 việc, đạt tỷ lệ 92,32% số việc có điều kiện thi hành (bình quân đạt 78,99%/năm). Số tiền đã giải quyết 583.116 triệu đồng, đạt tỷ lệ 68,46% trên số tiền có điều kiện thi hành (bình quân 65,44%/năm). So với năm 2005, tỷ lệ xong về việc tăng bình quân 23,36%, thi hành xong về tiền tăng bình quân 18,35%/năm. Với thành tích đạt được, trong năm 2005 và 2006, Giám đốc Sở Tư pháp đã quyết định tặng  danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở; danh hiệu lao động tiên tiến; tặng giấy khen cho nhiều tập thể và  cá nhân của cơ quan thi hành án dân sự và đề nghị Thủ tưởng Chính phủ tặng bằng khen cho 01 cá nhân (Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh), đề nghị Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua của Ngành Tư pháp cho 01 tập thể Thi hành án, tặng Bằng khen cho 02 tập thể và 11 cá nhân, tặng danh hiệu lao động xuất sắc cho 05 tập thể.
Thực hiện Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (Luật có hiệu lực từ 01/7/2009), ngày 30/6/2009, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức Lễ bàn giao công tác tổ chức cán bộ từ Giám đốc Sở Tư pháp sang  Trưởng Thi hành án dân sự tỉnh. Có thể nói, những kết quả đạt được ở giai đoạn trước năm 2009 đã là tiền đề quan trọng góp phần không nhỏ để công tác thi hành án dân sự  ở Bình Dương tiếp tục phát triển, đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn của ngành, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội, giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội ở địa phương./.

Phòng BTTP
 
Kiện toàn tổ chức của Đoàn Luật sưTruyền thống ngành1;#TinKiện toàn tổ chức của Đoàn Luật sư/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/bcn-doan-ls-nhiem-ky-2010-2014.jpg
12/2/2014 4:19 AMNoĐã ban hành
TỔ CHỨC & HOẠT ĐỘNG CỦA ĐOÀN LUẬT SƯ 
TỈNH BÌNH DƯƠNG




 
Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương (trước năm 1997 là tỉnh Sông Bé) được thành lập vào năm 1992 với 04 luật sư do luật sư Nguyễn Văn Hoạt làm Chủ nhiệm.
Đến năm 1995, Hội nghị toàn thể luật sư đã bầu lại Ban Chủ nhiệm gồm hai thành viên là luật sư Lê Văn Được (Chủ nhiệm) và luật sư Nguyễn Hiệp Phùng (Phó chủ nhiệm).
Năm 1997, tỉnh Sông Bé được chia tách thành tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước, theo Quyết định số 231/QĐ-UB ngày 24/01/1997 của UBND tỉnh Bình Dương, Đoàn luật sư tỉnh Sông Bé chính thức đổi tên thành Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương. Vào thời điểm này, Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương chỉ có 08 luật sư, trong đó có 06 luật sư chính thức và 02 luật sư tập sự.
Năm 1999, Hội nghị toàn thể luật sư bầu lại Ban chủ nhiệm gồm 2 thành viên là luật sư Nguyễn Hiệp Phùng (Chủ nhiệm) và luật sư Hoàng Thị Ngọc Thủy (Phó chủ nhiệm). Từ năm 2002 đến năm 2006, Đoàn được tổ chức và hoạt động theo Pháp lệnh luật sư năm 2001, được đánh dấu đầu bằng sự kiện Hội nghị toàn thể luật sư nhiệm kỳ năm 2002-2005. Vào thời điểm năm 2002, số lượng luật sư của Đoàn là 18 luật sư.
Giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, Đoàn được tổ chức và hoạt động theo Luật Luật sư năm 2006. Tại Đại hội toàn thể luật sư nhiệm kỳ năm 2006-2009, Ban chủ nhiệm được bầu ra gồm ba thành viên là luật sư Nguyễn Hiệp Phùng (Chủ nhiệm), luật sư Nguyễn Văn Hiền Phúc (Phó chủ nhiệm) và luật sư Đoàn Văn Nở (Phó chủ nhiệm). Vào thời điểm năm 2006, số lượng luật sư của Đoàn là 23 luật sư và 13 người tập sự hành nghề luật sư.
Năm 2010, Đại hội toàn thể luật sư nhiệm kỳ năm 2010-2014 được tổ chức và đã bầu Ban chủ nhiệm mới gồm 04 thành viên là luật sư Nguyễn Văn Hiền Phúc (Chủ nhiệm), luật sư Nguyễn Văn Tuấn (Phó chủ nhiệm), luật sư Thái Thanh Hải (Phó chủ nhiệm) và luật sư Nguyễn Thị Diễm Hương (Ủy viên). Vào thời điểm năm 2010, số lượng luật sư của Đoàn là 41 luật sư và 17 người tập sự hành nghề luật sư.
Từ sau Đại hội toàn thể luật sư năm 2010, số lượng luật sư của Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương đã tăng từ 41 luật sư lên 60 luật sư, đạt tỷ lệ tăng gần 50% số lượng luật sư của Đoàn, số người tập sự hành nghề luật sư cũng từ 17 tăng lên 34 người, đạt tỷ lệ tăng 100% số lượng người tập sự hành nghề luật sư. Cơ cấu tổ chức của Đoàn luật sư chặt chẽ hơn, nội bộ Ban chủ nhiệm và các thành viên của Đoàn luật sư đoàn kết nhau hơn để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Đoàn luật sư. Ngày 14/06/2011, Chi bộ Đoàn luật sư được Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 60/QĐ-ĐUK thành lập, đánh dấu sự trưởng thành về mặt chính trị của đội ngũ luật sư. Đặc biệt, vào cuối năm 2011, đầu năm 2012,  Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương đã xây dựng hoàn thiện “Đề án phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020 tại tỉnh Bình Dương” và “Điều lệ Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương”, đã được UBND tỉnh Bình Dương phê duyệt. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để củng cố, kiện toàn về tổ chức, xây dựng Đoàn luật sư tỉnh Bình Dương đoàn kết, phát triển trở thành một Đoàn luật sư mạnh trong khu vực, xứng tầm với sự phát triển kinh tế, xã hội năng động của tỉnh nhà trong những năm sắp tới.
 
Phòng BTTP
Quá trình xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bình DươngTruyền thống ngành1;#TinQuá trình xã hội hóa hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Dương/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/tt08.tap-the-phong-cong-chung-so-1.jpg
12/2/2014 4:08 AMNoĐã ban hành
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA & PHÁT TRIỂN CÁC TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG



 
(Tập thể phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương)


Ngày 10/07/1987, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư số 574/QLTPK hướng dẫn công tác công chứng Nhà nước, Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện các việc làm công chứng và ngày 27/02/1991, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP về tổ chức và hoạt động của Công chứng nhà nước. Các quy định trên là bước khởi đầu cho quá trình hình thành và hoạt động của các Phòng Công chứng trên cả nước nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng.
Năm 1992, Phòng Công chứng nhà nước tỉnh Sông Bé (nay là Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Dương) được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ-UB ngày 29/01/1992 của UBND tỉnh Sông Bé. Đây là Phòng Công chứng nhà nước đầu tiên, tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một – Trung tâm hành chính-kinh tế-xã hội của tỉnh, với 02 công chứng viên vào thời điểm thành lập, trong đó đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp kiêm nhiệm công tác công chứng và thực hiện nhiệm vụ công chứng của công chứng viên. Thời kỳ này, do công chứng viên là những người được điều động từ các lĩnh vực khác sang, không được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ công chứng nên chưa có những kỹ năng, kiến thức pháp luật về hoạt động công chứng, các công chứng viên phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm và học hỏi thêm từ các địa phương khác.
Ngày 13/11/2002, UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 131/2002/QĐ-UB về việc thành lập Phòng Công chứng số 2 tỉnh Bình Dương tại huyện Thuận An (nay là thị xã Thuận An), nâng số Phòng Công chứng trực thuộc Sở Tư pháp lên 02 đơn vị.
Quá trình hoạt động, tổ chức của các Phòng Công chứng không ngừng phát triển và kiện toàn, năm 2008 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp, UBND tỉnh Bình Dương quyết định chuyển Phòng Công chứng số 1 và Phòng  Công chứng số 2 thuộc Sở Tư pháp thành đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động; song song đó, công tác chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch trên địa bàn tỉnh do 02 đơn vị này thực hiện cũng ngày càng đạt hiệu quả cao, được đông đảo người dân, tổ chức tin tưởng, đến yêu cầu công chứng. Trung bình mỗi năm các Phòng Công chứng nộp ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng, trong đó năm 2011 hai Phòng Công chứng đã nộp 08 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước.
 Để đáp ứng tốt nhu cầu công chứng ngày càng tăng của nhân dân, đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng giao dịch của cá nhân và tổ chức, Sở Tư pháp Bình Dương cũng đã thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng theo tinh thần Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và Luật Công chứng năm 2006 bằng việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại Bình Dương và chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Trên cơ sở đó, năm 2008, Văn phòng công chứng Dĩ An được thành lập theo Quyết định số 3228/QĐ-UBND ngày 15/8/2008 của UBND tỉnh Bình Dương, đây là Văn phòng công chứng đầu tiên của tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh Bình Dương đã có 13 Văn phòng công chứng được thành lập và đi vào hoạt động, với số lượng công chứng viên là 19 người.
Qua 20 năm, kể từ ngày Phòng Công chứng đầu tiên được thành lập, nay Bình Dương đã có tổng cộng 15 tổ chức hành nghề công chứng, phân bố tại 6/7 huyện, thị xã của tỉnh, với 23 công chứng viên. Những năm gần đây, đặc biệt là sau khi tiến hành xã hội hóa hoạt động công chứng, trung bình mỗi năm các tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng khoảng 100.000 hợp đồng giao dịch, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng. Riêng 06 tháng đầu năm 2012 (từ 01/10/2011 đến 31/3/2012), 15 tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng 41.066 hợp đồng giao dịch, thu 12.582.558.842 đồng phí công chứng và nộp ngân sách 2.731.272.479 đồng. Để đạt được kết quả trên, Sở Tư pháp Bình Dương trong quá trình quản lý nhà nước về công chứng đã có những giải pháp mang tính đột phá như chú trọng xây dựng và sớm tham mưu UBND tỉnh phê duyệt các Đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương với từng lộ trình cụ thể, đẩy mạnh việc chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng giao dịch cho tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại những địa phương đã có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động; bên cạnh đó, công tác tập huấn nghiệp vụ, tổ chức hội nghị giao ban, tổng kết, công tác thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất cũng được Sở Tư pháp chú trọng, thực hiện thường xuyên, qua đó giúp cho các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động, việc áp dụng pháp luật được các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện ngày càng thống nhất và đồng bộ để không gây phiền hà cho người yêu cầu công chứng, phục vụ ngày càng tốt yêu cầu công chứng của nhân dân./.
 
Phòng Công chứng số 1 & số 2
Thanh tra STP nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụTruyền thống ngành1;#TinThanh tra STP nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/ttra.jpg
12/2/2014 4:07 AMNoĐã ban hành
THANH TRA SỞ TƯ PHÁP – NỖ LỰC KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN,
HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
 
 

(Thanh tra hoạt động công chứng)


Thanh tra Sở được thành lập năm 2006, theo Quyết định số 3180/QĐ-UBND ngày 10/7/2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương, lúc đó nhân sự của phòng gồm gồm có 02 đồng chí, 01 thanh tra viên  và 01 chuyên viên do Giám đốc Sở trực tiếp phụ trách. Ngay từ khi mới thành lập, thanh tra Sở đã xây dựng được các văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạt động thanh tra như Nội quy Tiếp công dân, Quy chế giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của Sở Tư pháp Bình Dương. Công tác tư pháp vỗn dĩ đã rất khó nên đòi hỏi cán bộ thanh tra tư pháp ngoài kiến thức pháp luật chung cùa ngành còn phải có trình độ nghiệp vụ chuyên sâu đối với nhiều lĩnh vực: công chứng, hộ tịch, bán đấu giá tài sản, luật sư, các tổ chức tư vấn pháp luật…Có như vậy, mới kiểm tra, phát hiện được các thiếu sót, vi phạm, từ đó nhắc nhở, chấn chỉnh và đề xuất hướng xử lý phù hợp, các kết luận thanh tra phải chặt chẽ, chuẩn xác về cơ sở pháp lý thì đối tượng thanh tra mới thật sự “tâm phục khẩu phục”. Do đó, việc bố trí nhân sự làm công tác thanh tra luôn được lãnh đạo Sở chọn lọc kỹ càng, sắp xếp các cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, giỏi về trình độ chuyên môn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để đến tháng 09/2011 Giám đốc Sở mới có quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra Sở, thể hiện một bước hoàn thiện về cơ cấu tổ chức thanh tra, đồng thời thể hiện sự đánh giá sâu sắc của lãnh đạo cơ quan đối với công tác thanh tra trong quá trình phát triển chung của ngành. Mặc dù nhân sự mỏng (do yêu cầu công tác, cán bộ thanh tra được điều động nhận nhiệm vụ khác, tổ chức thanh tra chỉ có một người từ tháng 6/2010 đến nay), nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Giám đốc với phương châm chỉ đạo là phải xác định mục tiêu của công tác thanh tra chủ yếu là phát hiện vi phạm để nhắc nhở, chấn chỉnh chứ không phải để “vặt lông vặt cánh”, trường hợp cố ý sai phạm nghiêm trọng thì kiên quyết xử lý đúng quy định pháp luật. Thanh tra Sở luôn nhận thức đúng đắn mục tiêu nhiệm vụ đó nên trong các năm qua công tác thanh tra luôn đạt hiệu quả, góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, không có trường hợp nào sai phạm  đến mức phải áp dụng các biện pháp xử lý. Và cũng từ phương châm chỉ đạo đúng đắn của đồng chí Giám đốc mà các đối tượng thanh tra không chỉ luôn hợp tác tốt với các Đoàn thanh tra của Sở mà thậm chí còn mong muốn được thanh tra để cũng cố, hoàn thiện và kịp thời chấn chỉnh, khắc phục các thiếu sót, vi phạm nếu có. Đấy có lẽ là ưu điểm riêng của Thanh tra Sở Tư pháp Bình Dương.
Do đặc thù của Ngành có một số lĩnh vực hoạt động nhạy cảm liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân. Do vậy, hàng năm Lãnh đạo Sở Tư pháp thường xuyên quan tâm đến chương trình, kế hoạch thanh tra, đặc biệt khi công tác xã hội hoá công chứng được triển khai và phát triển, các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập cùng với sự phát triển của nhiều tổ chức hành nghề  luật sư , bán đấu giá tài sản… thì công tác thanh tra càng được chú trọng và tăng cường nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những thiếu sót, vi phạm, đảm bảo sự phát triển, cạnh tranh lành mạnh và đúng pháp luật của các tổ chức, đơn vị. Song song với thanh tra, kiểm tra, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư và phòng chống tham nhũng cũng luôn được quan tâm chỉ đạo, công tác phòng chống tham nhũng được coi là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của ngành với Kế hoạch chiến lược và nhiệm vụ cụ thể của từng thời kỳ, gắn liền với nhiệm vụ chuyên môn.
Ngành Tư pháp thường được xem là khô khan, cứng nhắc từ việc xây dựng, kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật đến việc xử lý những tình huống, vụ việc cụ thể, công tác thanh tra nhìn bề ngoài càng khô cứng và “lạnh” hơn vì hàng ngày tiếp xúc với đơn thư, những cuộc thanh tra, kiểm tra, phát hiện vi phạm và xử lý vi phạm, mà có khi đó là những thiếu sót, sai phạm của đồng chí, đồng nghiệp, những cá nhân, tổ chức có liên quan. Đứng trước những tình huống khó khăn, nhạy cảm, đôi khi rất tế nhị đòi hỏi người cán bộ phải có được cái Tâm trong sáng, độ “cứng” cần thiết và sự nhạy bén, sắc sảo để xử lý tình huống. Và có lẽ thế nên với chúng tôi, những người làm công tác tư pháp nói chung và công tác thanh tra nói riêng không hề thấy mình khô khan mà trái lại chúng tôi luôn thấy có cảm xúc trong nghề nghiệp, sự hưng phấn và lòng mê say đối với Nghề. Lòng yêu nghề đã níu giữ chúng tôi ở lại với nghành, thế hệ nối tiếp thế hệ như dòng nước luôn cuộn chảy, đầy sức sống và ước mơ cống hiến dẫu đời sống của nhiều cán bộ, công chức, viên chức còn khó khăn, chật vật do đồng lương quá eo hẹp so với giá cả leo thang của nền kinh tế thị trường. Đồng chí Giám đốc của chúng tôi thường mượn lời của một nghệ sĩ để nhắc nhở, ví von: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết nhường phần ai…”. Câu nói thật giản đơn nhưng ngầm chứa bao ý tứ khiến chúng tôi ai cũng thấy tâm đắc.
Chúng tôi tin tưởng cán bộ ngành Tư pháp Bình Dương với nền tảng kiến thức, sự tự tin, tinh thần cầu thị, học hỏi sẽ tiếp tục nối bước cha anh, tiếp tục có những đóng góp cho sự nghiệp và phát triển ngành tư pháp địa phương nói riêng và ngành Tư pháp cả nước nói chung. Thanh tra Tư pháp cũng phải hoà mình vào sự phát triển ấy, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là bạn của dưới”./.

Thanh tra Sở Tư pháp
Một số hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể Sở Tư phápTruyền thống ngành1;#TinMột số hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể Sở Tư pháp/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/19.jpg
12/2/2014 4:06 AMNoĐã ban hành
MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG BỘ
VÀ CÁC ĐOÀN THỂ SỞ TƯ PHÁP





 

Cùng với sự thành lập và phát triển của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương, các tổ chức Đảng, đoàn thể của ngành cũng được hình thành, không ngừng lớn mạnh và giữ vai trò quan trọng trọng quá trình hoạt động của toàn ngành nói chung, Sở Tư pháp nói riêng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, sự lãnh đạo của Chi bộ (nay là Đảng bộ Sở) cùng với hoạt động của Công đoàn, Đoàn thanh niên đã góp phần tích cực vào thành tích chung của Sở trong thời gian qua.
Một số hoạt động của Đảng bộ và các đoàn thể Sở Tư pháp 
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN – CẦU NỐI  CHUYỂN TẢI PHÁP LUẬT TỚI NGƯỜI DÂN      Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu bTruyền thống ngành1;#TinCÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN – CẦU NỐI  CHUYỂN TẢI PHÁP LUẬT TỚI NGƯỜI DÂN      Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu b/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/13.jpg
12/2/2014 4:06 AMNoĐã ban hành
PHÁT HUY TINH THẦN TRÁCH NHIỆM ĐỂ THỰC HIỆN MỤC TIÊU TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
 
Trợ giúp pháp lý (TGPL) là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người nghèo, người có công với cách mạng và các đối tượng khác theo quy định, thể hiện vai trò, trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân, nâng cao nhận thức pháp luật, bảo vệ công lý, công bằng xã hội, phòng ngừa và hạn chế tranh chấp, vi phạm pháp luật. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động này nên ngay từ khi thành lập (theo Quyết định số 162/1998/QĐ-CT ngày 07/11/1998 của Chủ tịch UBND tỉnh), Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương đã tích cực thực nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, do TGPL là một trong những công tác còn khá mới mẻ trong lĩnh vực tư pháp nên bước đầu hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa thật sự bám sát cơ sở, số lượng vụ việc TGPL ít.
Qua nhiều đợt khảo sát nhu cầu, hiểu biết của người dân về TGPL và rút kinh nghiệm hoạt động từ những năm trước, Trung tâm nhận thấy muốn gần dân, hiểu dân, đưa pháp luật đến tận tay người dân, đặc biệt là đối tượng công nhân cần phải có những biện pháp, giải pháp phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể tại địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tìm hiểu pháp luật và tiếp cận dịch vụ TGPL. Từ nhận thức trên, bằng sự tận tụy, nhiệt tình của tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm, với tinh thần dám nghĩ dám làm, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã chủ động tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp đề ra nhiều cách làm hay, mô hình mới mang lại hiệu quả. Cụ thể:

- Mở rộng đối tượng trợ giúp pháp lý: Xuất phát từ tình hình thực tế của Bình Dương –là một tỉnh công nghiệp, hiện có 28 khu, cụm công nghiệp, với hơn 15.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động, tổng số lao động trên 700.000 người. Người lao động đa số có trình độ học vấn thấp, công việc phải thường xuyên tăng ca, ít có điều kiện nâng cao nhận thức pháp luật nên họ không biết cách và không có khả năng bảo vệ cho mình khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, nhưng lại không thuộc diện người được hưởng chính sách TGPL miễn phí của Nhà nước. Nhằm tạo điều kiện để mọi người dân tiếp cận với pháp luật, nâng cao sự hiểu biết pháp luật và hoạt động TGPL thật sự được mở rộng đến tất cả các đối tượng, đặc biệt là công nhân nên Trung tâm đã mạnh dạn tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp đề xuất UBND tỉnh cho phép thực hiện tư vấn pháp luật cho mọi đối tượng có nhu cầu trên các lĩnh vực (trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại) và đã được UBND tỉnh chấp nhận tại công văn số 395/UBND-NC ngày 20/02/2008.
- Tư vấn pháp luật trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Để giúp cho người dân tiếp cận được pháp luật nhanh, không tốn thời gian tập trung, năm 2009, Trung tâm đã tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp trình UBND tỉnh chấp thuận cho Trung tâm thực hiện chương trình tư vấn pháp luật trực tiếp trên Đài Truyền hình tỉnh với thời lượng phát sóng là 45 phút tập trung vào những chủ đề mà người dân quan tâm. Kết quả thực hiện thời gian qua cho thấy, đây là hình thức tuyên truyền có hiệu quả, không chỉ giúp cho người được tư vấn hiểu biết pháp luật liên quan đến vấn đề của mình mà còn giúp cho những người khác nâng cao sự hiểu biết pháp luật.
- Giỏ pháp luật: Nhằm đẩy mạnh công tác phổ biến thông tin pháp luật, đặc biệt cho đối tượng là công nhân có cơ hội tiếp cận và tìm hiểu pháp luật, năm 2006 Trung tâm đã tham mưu Giám đốc Sở Tư pháp cho đặt thí điểm 100 giỏ pháp luật tại các khu nhà trọ. Qua quá trình thực hiện, giỏ pháp luật được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ, phát huy tác dụng tích cực trong hoạt động tuyên truyền pháp luật và là một trong những kênh thông tin tốt để đưa pháp luật vào cuộc sống của công nhân lao động nói riêng và tất cả người dân nói chung đang sinh sống trên địa bàn tỉnh. Đến nay, tổng số giỏ pháp luật trong toàn tỉnh là 1.342 giỏ.
- Trợ giúp pháp lý lưu động: Do đặc thù của địa phương là tỉnh công nghiệp nên phải tổ chức TGPL lưu động phù hợp với từng đối tượng và thời gian cụ thể thì mới đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hàng năm trong kế hoạch hoạt động của mình, Trung tâm luôn chú trọng và đẩy mạnh việc thực hiện TGPL lưu động bằng nhiều hình thức phong phú. Các đợt TGPL lưu động được Trung tâm tổ chức ngay tại khu dân cư, khu nhà trọ, lô cao su và nhiều nơi khác vào các ngày thứ bảy, chủ nhật hay vào buổi tối đã thu hút đông đảo người dân tham dự và mang lại hiệu quả cao.  
Từ thực tiễn hoạt động thời gian qua đã chứng minh những giải pháp trên là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân. Minh chứng cho điều này thể hiện qua kết quả công tác TGPL giai đoạn  2007 – 2011: TGPL được 28.408 vụ việc, tổ chức 655 đợt TGPL lưu động so với giai đoạn 2002 – 2006: TGPL được 2.666 vụ việc, tổ chức 221 đợt TGPL lưu động. Có thể nói hoạt động TGPL của Trung tâm ngày càng đi vào chiều sâu, đáp ứng được cơ bản nhu cầu TGPL của người dân cũng như góp phần vào việc tuyên truyền pháp luật, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức pháp luật của người dân, giải toả những vướng mắc pháp luật của nhân dân, giảm bớt các vụ khiếu kiện vượt cấp, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo niềm tin cho nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Trong thời gian tới, tập thể cán bộ, viên chức Trung tâm xác định tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động và những thành tích đã đạt được để không ngừng tự đổi mới, đề xuất nhiều giải pháp nhằm giúp hoạt động TGPL ngày càng đi vào cuộc sống và Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh Bình Dương vẫn sẽ là địa chỉ giúp đỡ pháp luật tin cậy dành cho mọi người, mọi nhà./.
Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước
Công tác tuyên truyền- cầu nối chuyển tải pháp luật tới người dânTruyền thống ngành1;#TinCông tác tuyên truyền- cầu nối chuyển tải pháp luật tới người dân/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/9.bmp
12/2/2014 4:05 AMNoĐã ban hành
CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN – CẦU NỐI 
CHUYỂN TẢI PHÁP LUẬT TỚI NGƯỜI DÂN

 

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật có vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội, là cầu nối đưa các chính sách pháp luật đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, hướng người dân: “Sống và làm việc theo pháp luật”. Nhận thức sâu sắc được vị trí, vai trò của công tác này, ngay từ những ngày thành lập và cho đến nay, lãnh đạo Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương nói chung và tập thể Phòng Phổ biến, Giáo dục pháp luật hiện nay (trước đây là Phòng Nghiên cứu và Tuyên truyền pháp luật, sau đổi tên thành Phòng Văn bản - Tuyên truyền) luôn quan tâm đẩy mạnh và áp dụng nhiều hình thức, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả cao. Để đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật của mỗi giai đoạn, tập thể Phòng qua từng thời kỳ luôn tìm tòi, đổi mới và nâng chất lượng hoạt động, góp phần nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân trên địa bàn tỉnh và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đến năm 2004, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật được tách ra từ Phòng Văn bản - Tuyên truyền với nhân sự là 03 công chức và do 01 Phó giám đốc Sở phụ trách.
Do đặc thù của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật là công việc không nhìn thấy kết quả trực tiếp ngay mà phải trải qua một thời gian dài nhưng với phương châm “mưa dầm thấm đất”, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật đã tham mưu Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản trong lĩnh vực phổ biến giáo dục pháp luật cho từng giai đoạn và hàng năm đạt kết quả cao, hiệu quả đạt được năm sau cao hơn năm trước; góp phần nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh; hình thức phổ biến giáo dục pháp luật đa dạng và phong phú đã được áp dụng như tuyên truyền miệng (tuyên truyền trực tiếp, tổ chức tập huấn), tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, website tỉnh) có nhiều chương trình đã quen thuộc với người dân qua nhiều năm như chương trình “pháp luật và cuộc sống” trên Đài Phát thanh –truyền hình, trang “Thông tin pháp luật” trên báo Bình Dương; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức nhiều Hội thi với quy mô cấp tỉnh và đạt kết quả cao (như thi tìm hiểu Luật Đất đai với 44.004 bài dự thi, thi tìm hiểu Luật phòng chống tham nhũng; Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật khiếu nại, tố cáo với 24.594 bài dự thi, thi tìm hiểu pháp luật về hộ tịch với 24.540 bài dự thi,...), tham mưu tổ chức triển khai và thực hiện mô hình “Ngày Pháp luật” trên địa bàn tỉnh; in ấn và cấp phát nhiều sách, tài liệu, tờ gấp pháp luật,..để cấp phát cho nhân dân, đặc biệt là công nhân ở các khu, cụm công nghiệp.
Bên cạnh đó, công tác hòa giải cơ sở và các nhiệm vụ khác cũng luôn được Phòng phổ biến giáo dục pháp luật quan tâm và tham mưu tổ chức tập huấn định kỳ hàng năm; tham mưu kịp thời các chế độ chính sách cho công tác này (đặc biệt, Bình Dương là một trong các tỉnh đi đầu trong cả nước đã hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải cơ sở từ năm 2002). Qua đó, tác động tích cực, góp phần đẩy mạnh hoạt động hòa giải cơ sở như: định kỳ tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi (04 lần) và tham gia Hội thi hòa giải viên giỏi toàn quốc đạt giải III (năm 2005), tỷ lệ hòa giải thành năm sau cao hơn năm trước như năm 2011 hòa giải thành 2.404 vụ việc đạt 77.35 % (tăng 6.01 % so với năm 2010), đạt và vượt chỉ tiêu của tỉnh, góp phần giữ gìn tình làng nghĩa xóm, giảm tải các khiếu kiện, tranh chấp gửi đến các cơ quan Nhà nước cấp trên.
Để đạt được kết quả trên, trước hết là sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Sở Tư pháp; đồng thời các công chức của phòng qua các thời kỳ luôn đoàn kết, cố gắng và phát huy sức mạnh tập thể để hoàn thành tốt kế hoạch đề ra và được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là tập thể lao động xuất sắc nhiều năm liền (từ năm 2006 đến năm 2011). Tuy nhiên, Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật vẫn còn đó nhiều khó khăn phía trước như: nhân sự thiếu, nhiều văn bản pháp luật mới ban hành, nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ngày càng cao,... đòi hỏi phải đa dạng về hình thức tuyên truyền và nâng công tác này lên một tầm cao mới để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nói chung và tốc độ Công nghiệp hóa ­- Hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương nói riêngTrong thời gian tới, tập thể công chức của Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục phát huy kết quả đạt được, tích cực tìm nhiều giải pháp hữu hiệu,  “tận tâm với nghề”, khắc phục khó khăn, tham mưu nhiều kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện mang tính đột phá nhằm đạt được kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội ./.
                                                          Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật
Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 2002-2012)Truyền thống ngành1;#TinNgành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 2002-2012)/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/copy-of-hd-nganh07.hoi-nghi-tong-ket-cong-tac-tu-phap-cac-tinh-dong-nam-bo-tai-binh-duong-2006.jpg
12/2/2014 4:00 AMNoĐã ban hành
NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG 30 NĂM THÀNH LẬP & PHÁT TRIỂN
 
Giai đoạn từ năm 2002 đến nay – Đổi mới và phát triển
Đặc điểm tình hình & yêu cầu nhiệm vụ:
Trên cơ sở đánh giá những ưu điểm, hạn chế của Bình Dương sau 4 năm tái lập (1997-2000), Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa VII (2001-2005) đã đề ra mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 là: “Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế vùng và khu vực, biến tiềm năng thành lợi thế so sánh để thu hút đầu tư, chú trọng phát triển công nghiệp công nghệ hiện đại, tiên tiến, sản xuất hàng hóa có sức cạnh tranh cao… Song song với tăng trưởng kinh tế, chú trọng chăm lo xây dựng và phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội, thực hiện mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo giữ vững chính trị, quốc phòng – an ninh trong quá trình phát triển”[1].
Ở Trung ương, năm 2001 Quốc hội khóa X đã sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trong đó có sự điều chỉnh mục tiêu từ xây dựng "Nhà nước xã hội chủ nghĩa" sang "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa". Ngày 02/01/2002 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 08-NQ/TW về “một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg ngày 19/3/2002 về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng bộ, ngành và chính quyền địa phương, trong đó, ngành Tư pháp được giao 14 nhiệm vụ cụ thể như: củng cố, kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực của đội ngũ cán bộ Tư pháp các cấp; xây dựng tổ chức pháp chế ở các Sở, ngành địa phương và doanh nghiệp; củng cố tổ chức giám định, xây dựng đội ngũ giám định viên tư pháp; tăng cường và nâng cao hiệu quả công công tác thi hành án dân sự; triển khai các quy định về bán đấu giá tài sản, lý lịch tư pháp và trợ giúp pháp lý; từng bước xã hội hoá hoạt động công chứng; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến tận người dân… Ngày 02/6/2005 Bộ Chính trị ban hành NQ 49-NQ/TW về “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, xác định cần phải tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả những mục tiêu, giải pháp mà Nghị quyết 08-NQ/TW đã đề ra, trong đó đối với ngành Tư pháp cần tập trung đẩy mạnh hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp như công chứng, Luật sư, giám định tư pháp…
Triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, Nghị quyết 49-NQ/TW về cải cách tư pháp và các văn bản pháp luật có liên quan, chức năng nhiệm vụ của ngành Tư pháp tỉnh trong giai đoạn này có những bước điều chỉnh quan trọng: thực hiện Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp chuyển giao công tác quản lý Tòa án cấp huyện về mặt tổ chức cho Tòa án tỉnh từ năm 2002; đến năm 2009 Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực, Sở Tư pháp không tiếp tục thực hiện việc quản lý một số mặt về công tác tổ chức đối với các cơ quan Thi hành án địa phương; đồng thời theo Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của liên Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Sở và các Phòng Tư pháp huyện, thị được giao thêm nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật và công tác bồi thường nhà nước.
Tình hình tổ chức, nhân sự:
Ngày 06/8/2001, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2963/QĐ-UBND, điều động và bổ nhiệm đồng chí Trần Nhất Huấn, Phó chánh án TAND tỉnh làm Giám đốc Sở Tư pháp[2].
Thời điểm này, tổng biên chế của Sở có 27 người, gồm: 16 biên chế ở các Phòng chuyên môn và 09 biên chế ở các đơn vị trực thuộc. Các Phòng Tư pháp huyện, thị có 28 biên chế. Thi hành án dân sự tỉnh có 08 người (01 Trưởng phòng kiêm Chấp hành viên, 01 Chấp hành viên và 06 nhân viên), Thi hành án dân sự các huyện, thị có 30 người (trong đó có 15 Chấp hành viên).
Cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp năm 2001 có 04 Phòng (Văn phòng, Phòng Văn bản - Tuyên truyền, Phòng Quản lý TAND cấp huyện, Phòng Hộ tịch) và 02 đơn vị trực thuộc (Phòng Công chứng Nhà nước, Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước). Năm  2002, Phòng công chứng số 2 được thành lập. Năm 2003 Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập từ năm 1999) được củng cố tổ chức, chính thức đi vào hoạt động.
Thực hiện Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BTP-BNV ngày 05/5/2005 và Thông tư liên tịch 01/2009/TTLT-BTP-BNV ngày 28/4/2009 của liên Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 219/2005/QĐ-UBND ngày 10/10/2005 và sau đó là Quyết định số 63/2009/QĐ-UBND ngày 27/8/2009 quy định cơ cấu tổ chức Sở Tư pháp, theo đó, cơ cấu tổ chức của Sở đã có sự điều chỉnh. Thực hiện theo Quyết định 63/2009/QĐ-UBND, cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp hiện nay gồm có: Văn phòng, Thanh tra Sở, 05 Phòng chuyên môn và 04 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (xem sơ đồ tổ chức). Các chức danh Trưởng, Phó phòng đã được bổ sung, kiện toàn đầy đủ.
Về tình hình nhân lực, biên chế toàn ngành Tư pháp tỉnh đến cuối năm 2011 có 260 người, trong đó riêng số lượng công chức, viên chức của Sở sau 10 năm cải cách, kiện toàn đã tăng từ 27 người (năm 2001) lên 61 người (trong đó có 01 Chuyên viên cao cấp[3], 03 Chuyên viên chính, 41 Chuyên viên, 01 Thanh tra viên và 15 chức danh khác). Cùng với việc kiện toàn tổ chức, nhân sự ở tỉnh, Lãnh đạo Sở còn phối hợp với Cấp ủy, UBND các huyện, thị để tăng biên chế cho các cơ quan Tư pháp cấp huyện, cấp xã. Đến nay, các Phòng Tư pháp huyện, thị đã có 42 biên chế; UBND các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh có 151 biên chế cán bộ Tư pháp – Hộ tịch và 51 nhân viên hợp đồng (có 51 xã, phường, thị trấn có từ 02 cán bộ trở lên). Các huyện thị đều đã bổ nhiệm Trưởng, Phó phòng Tư pháp. Song song với việc bổ sung về số lượng, chất lượng cán bộ Tư pháp cũng ngày càng được nâng cao: đến nay 100% công chức, viên chức chuyên môn của Sở đạt trình độ Cử nhân Luật trở lên (trong đó có 03 Thạc sỹ, 02 đang học Cao học Luật), về lý luận chính trị có 04 cao cấp, 01 cử nhân chính trị. Có 90% cán bộ Tư pháp ở cấp huyện và 50% ở cấp xã đạt trình độ Cử nhân Luật.
Trong công tác cán bộ, Lãnh đạo Sở đặc biệt quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ “vừa hồng vừa chuyên”, tạo điều kiện để cán bộ phát triển toàn diện, mạnh dạn sử dụng cán bộ trẻ có năng lực và phẩm chất tốt, trên cơ sở đó có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ kế thừa. Tính đến nay, ở Sở có 09 / 14 Trưởng, Phó phòng và cán bộ quản lý tương đương có độ tuổi dưới 35. Sở Tư pháp đã giới thiệu 03 trường hợp thuộc ngành để UBMTTQVN tỉnh hiệp thương, bầu cử Đại biểu HĐND tỉnh khóa VIII (nhiệm kỳ 2011-2016)[4].
Kết quả, thành tích nổi bật trên các mặt hoạt động: 
Trong công tác xây dựng văn bản QPPL, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND ban hành quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành, rà soát văn bản QPPL, đưa công tác này thực sự đi vào nề nếp, các văn bản QPPL do sở, ngành tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành đều được Sở Tư pháp thẩm định[5]. Chất lượng góp ý, thẩm định ngày càng nâng cao, không chỉ thẩm định về thể thức văn bản, Sở Tư pháp đã nâng tầm thẩm định về nội dung, các văn bản được ban hành đều đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất và khả thi, không có văn bản “xé rào”. Công tác xây dựng văn bản QPPL đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, liên tục nhiều năm liền Bình Dương là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh về môi trường kinh doanh (PCI), tốc độ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh luôn ở mức cao, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định…. Có thể nói đây là giai đoạn mà vai trò của cơ quan Tư pháp trong công tác xây dựng văn bản QPPL đã thực sự phát huy, được các sở, ngành tin tưởng và cấp ủy, lãnh đạo địa phương đánh giá cao.
Cùng với công tác xây dựng văn bản, Sở cũng chú trọng công tác kiểm ra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL nhằm phát hiện, tham mưu HĐND, UBND tỉnh và các huyện, thị kịp thời xử lý những văn bản sai sót về thể thức, nội dung hoặc không còn phù hợp. Sở Tư pháp cũng đã phối hợp tốt với Văn phòng UBND tỉnh thực hiện rà soát, hệ thống hóa 4.317 văn bản QPPL của Trung ương và địa phương thuộc các lĩnh vực: Tư pháp, Đất đai, Xây dựng, Xử lý vi phạm hành chính, Khiếu nại tố cáo, Hội nhập kinh tế quốc tế... Trên cơ sở rà soát văn bản QPPL định kỳ, Sở Tư pháp được UBND tỉnh giao tổ chức in và phát hành hàng quý tập hệ thống hóa văn bản của địa phương cho các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã và xã phường, thị trấn… cho đến khi Trung tâm công báo (thuộc Văn phòng UBND tỉnh) được thành lập, đi vào hoạt động năm 2006. Ngoài ra, Sở còn thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn bản của các sở, ngành, huyện, thị, góp phần từng bước nâng cao chất lượng công tác văn bản tại địa phương.
Bên cạnh việc tham mưu xây dựng, rà soát văn bản QPPL, Sở Tư pháp còn tích cực tham mưu cho UBND nghiên cứu, vận dụng các quy định pháp luật trong công tác quản lý, điều hành nhằm giải quyết có hiệu quả, đúng pháp luật các vấn đề xã hội nảy sinh và phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thông qua việc tham gia xây dựng, góp ý các Kế hoạch, Đề án, Chiến lược phát triển trên các lĩnh vực và tham gia công tác giải quyết khiếu nại tố cáo với UBND tỉnh, nhất là các trường hợp khiếu kiện phức tạp, đông người, bức xúc kéo dài.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tiếp tục được duy trì, đổi mới, có sự kết hợp chặt chẽ, phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với phương châm “hướng về cơ sở”. Để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, trợ giúp pháp lý, Sở đã tham mưu UBND tỉnh kiện toàn Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh và các huyện, thị vào năm 2009, đồng thời củng cố đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Cộng tác viên trợ giúp pháp lý[6]. Hình thức, nội dung tuyên truyền, trợ giúp ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều mô hình hiệu quả như: trang bị giỏ pháp luật ở các khu dân cư, nhà trọ công nhân; tuyên truyền, trợ giúp pháp lý vào buổi tối, ngày nghỉ cho nhân dân ở các xã vùng sâu, vùng xa, công nhân ở các các khu công nghiệp; giải đáp pháp luật trực tiếp trên Đài Phát thanh; tuyên truyền pháp luật trên website của tỉnh, Báo Bình Dương, Đài Truyền hình; tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật với quy mô cấp tỉnh[7]; tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai “Ngày pháp luật” hàng tháng ở tất cả các sở, ban, ngành, huyện, thị… Công tác tuyên truyền, trợ giúp pháp lý luôn bám sát chủ trương, chính sách, quy định pháp luật mới của Nhà nước, những vấn đề pháp luật mà người dân và xã hội quan tâm đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho nhân dân. Công tác hòa giải cơ sở được quan tâm, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở[8]; tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi cấp tỉnh định kỳ 05 năm 02 lần, từ đó đã chọn ra Hòa giải viên tham dự Hội thi toàn quốc (năm 2005 đạt giải ba); Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành chính sách đột phá về hỗ trợ các vụ việc hòa giải thành từ năm 2002, thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nhân dân, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Công tác hành chính tư pháp đi vào nề nếp. Sở đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xây dựng và thực hiện quy trình công tác hộ tịch theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000. Các yêu cầu về đăng ký, quản lý hộ tịch có yếu tố nước ngoài, cấp lý lịch tư pháp được giải quyết kịp thời, đúng quy định. Sở cũng đã tham mưu tốt cho UBND tỉnh trong công tác quản lý quốc tịch, năm 2011, đã giải quyết cho nhập quốc tịch Việt Nam đối với 938 trường hợp người không quốc tịch cư trú trên địa bàn tỉnh trước kỳ bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016.
Trong công tác quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh từng bước củng cố các tổ chức Giám định tư pháp, phát triển đội ngũ Giám định viên; phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các sở ngành thực hiện việc kiện toàn, củng cố tổ chức và đẩy mạnh các hoạt động pháp chế theo quy định và tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho cán bộ làm công tác pháp chế sở ngành, doanh nghiệp Nhà nước thuộc UBND tỉnh quản lý… Tính đến tháng 3/2012, ở tỉnh đã thành lập được 02 tổ chức giám định tư pháp với 66 giám định viên; có 22 sở, ngành và doanh nghiệp Nhà nước đã bố trí cán bộ pháp chế.
Để khắc phục tình trạng nguyên tắc quản lý Nhà nước kết hợp với vai trò tự quản của Đoàn Luật sư chưa được nhận thức đúng, dẫn đến những hạn chế, yếu kém trong thời gian dài, nhiều năm liền không phát triển được đội ngũ Luật sư, Sở Tư pháp đã tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương bồi dưỡng những nhân tố mới, tích cực và tập trung chỉ đạo tiến hành Đại hội vào các năm 2006, 2010, kiện toàn Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, đưa hoạt động của Đoàn phát triển về số lượng và chất lượng, số lượng Luật sư từ 36 người (trong đó có 13 Luật sư tập sự) năm 2001 đến nay đã tăng lên 94 người (trong đó có 34 tập sự), toàn tỉnh hiện có 24 tổ chức hành nghề Luật sư và 27 chi nhánh, văn phòng giao dịch.
Công tác quản lý về tổ chức của các TAND cấp huyện tiếp tục được chú trọng, tổ chức, biên chế của các TAND cấp huyện được củng cố, tăng cường. Đến thời điểm chuyển giao công tác quản lý TAND cấp huyện cho Tòa án tỉnh năm 2002, các Tòa án cấp huyện có 69 biên chế, trong đó có 30 Thẩm phán, 100% Thẩm phán cấp huyện đều đạt trình độ Cử nhân luật. Tất cả các Tòa án huyện, thị đều được kiện toàn, bổ sung đủ chức danh Chánh án, Phó chánh án.
Thực hiện ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc quản lý các cơ quan thi hành án dân sự địa phương về mặt tổ chức, Lãnh đạo Sở đã mạnh dạn tham mưu Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, được Bộ Tư pháp chấp thuận kiện toàn nhân sự lãnh đạo Thi hành án dân sự tỉnh và một số huyện, đồng thời củng cố tổ chức, bổ sung đội ngũ Chấp hành viên cho các đơn vị nhằm khắc phục những tồn tại kéo dài về tổ chức, hoạt động. Đến thời điểm Sở Tư pháp chuyển giao công tác quản lý cơ quan Thi hành án dân sự địa phương về mặt tổ chức theo Luật Thi hành án dân sự (tháng 6/2009), biên chế cơ quan Thi hành án dân sự các cấp ở Bình Dương đã tăng 160 % so với năm 2001. Song song đó, Lãnh đạo Sở với vai trò là Thường trực Ban chỉ đạo Thi hành án dân sự tỉnh còn thường xuyên tham mưu Ban chỉ đạo và Trưởng ban (Lãnh đạo UBND tỉnh) kịp thời chỉ đạo, đôn đốc, nhắc nhở các cơ quan Thi hành án dân sự tăng cường hoạt động, tích cực phối hợp giải quyết các vụ, việc thi hành án có nhiều khó khăn, vướng mắc. Từ đó đã tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác thi hành án dân sự của địa phương, số lượng và tỉ lệ thi hành án hàng năm đều tăng và đạt chỉ tiêu thi đua của Bộ Tư pháp. Kết quả kiện toàn, củng cố về tổ chức, chỉ đạo về chuyên môn trong giai đoạn này đã tạo tiền đề, cơ sở vững chắc để ngành Thi hành án dân sự tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, hoạt động hiệu quả sau khi Luật Thi hành án dân sự có hiệu lực.
Để giải quyết tình trạng quá tải trong hoạt động công chứng, chứng thực, Sở Tư pháp Bình Dương là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước thực hiện xã hội hóa hoạt động công chứng với việc tham mưu UNBD tỉnh Bình Dương phê duyệt đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Bình Dương, là cơ sở cho sự ra đời của các Văn phòng công chứng. Bên cạnh đó, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh quyết định chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng, đổng thời giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho các Phòng Công chứng từ năm 2008. Đến nay, ở Bình Dương có 15 tổ chức hành nghề công chứng phân bố trên toàn tỉnh, qua đó đã giảm bớt áp lực lên bộ máy nhà nước, đáp ứng nhu cầu công chứng và đảm bảo an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch của các tổ chức, cá nhân.
Trung tâm Dịch vụ BĐG tài sản sau khi được quan tâm củng cố, kiện toàn đã hoạt động ổn định theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự chủ về tổ chức, biên chế và kinh phí, từng bước nâng cao hiệu quả, đóng góp thường xuyên vào nguồn thu ngân sách của địa phương. Bên cạnh Trung tâm Dịch vụ BĐG của tỉnh, trên địa bàn tỉnh Bình Dương hiện có 07 tổ chức, văn phòng đại diện của tổ chức dịch vụ BĐG tài sản đang hoạt động, đáp ứng nhu cầu của các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Công tác quản lý hoạt động bán đấu giá tài sản đã từng bước đi vào nề nếp.
Song song với việc thực hiện cải cách tư pháp, củng cố, kiện toàn tổ chức, nhân sự các đơn vị, Lãnh đạo Sở thường xuyên chú trọng thực hiện các yêu cầu về cải cách hành chính. Tất cả các Phòng chuyên môn, đơn vị sự nghiệp thuộc Sở đều nghiêm túc thực hiện việc rà soát, cải tiến các quy trình, thủ tục hành chính. Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tư pháp cũng đã kiến nghị Bộ Tư pháp đề nghị Quốc Hội, Chính phủ sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến các lĩnh vực hoạt động của ngành. Những lĩnh vực chuyên môn có liên quan trực tiếp đến việc giải quyết yêu cầu của tổ chức, nhân dân như: hộ tịch, lý lịch tư pháp, bổ trợ tư pháp v.v… đều xây dựng và thực hiện quy trình, thủ tục hành chính theo Đề án 30. Các thủ tục, giấy tờ, phí, lệ phí đều được niêm yết công khai, đồng thời công bố trên trang thông tin điện tử của tỉnh. Công chức, viên chức thường xuyên được quán triệt đã đề cao ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ, tạo mọi điều kiện thuận lợi khi các cơ quan, tổ chức và người dân liên hệ, giải quyết công việc. Thanh tra Sở lập kế hoạch thanh, kiểm tra hàng năm và tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có thông tin phản ánh của các cơ quan, tổ chức và cá nhân đối với các lĩnh vực: công chứng, hộ tịch, bán đấu giá, Luật sư… qua đó đã kịp thời khắc phục, chấn chỉnh những thiếu sót về chuyên môn cũng như tác phong, lề lối làm việc của công chức, viên chức các đơn vị.
Công tác lãnh đạo, điều hành là yếu tố then chốt quyết định hiệu quả, chất lượng và sự phát triển vượt bậc của ngành trong giai đoạn này. Sở Tư pháp hoạt động theo chế độ thủ trưởng kết hợp với nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội quy, Quy chế và các quy định nội bộ khác được Lãnh đạo xây dựng, tập thể thông qua là cơ sở để đưa tổ chức, hoạt động của Sở đi vào nề nếp. Lãnh đạo Sở và cán bộ quản lý các cấp luôn đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tiên phong, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở cấp dưới, các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ được giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng công việc. Song song đó, Lãnh đạo Sở cũng thường xuyên lắng nghe và tôn trọng ý kiến của tập thể, những quyết sách quan trọng, liên quan đến định hướng phát triển của ngành, đến quyền lợi của tập thể đều được đưa ra bàn bạc, thảo luận dân chủ, từ đó tạo được sự đồng thuận, phát huy được sức mạnh đoàn kết, thống nhất và tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động của ngành.
Từ nhiều năm qua, Sở duy trì tốt chế độ sinh hoạt cơ quan, họp Lãnh đạo và thủ trưởng các Phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc để nắm tình hình và triển khai công tác hàng tuần; định kỳ giao ban với các huyện, thị, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, định kỳ tổ chức tập huấn và tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Tư pháp ở tỉnh và cấp huyện, cấp xã, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành.
Nhìn chung, qua 10 năm thực hiện cải cách, tổ chức bộ máy của ngành Tư pháp tỉnh đã được kiện toàn, đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng và chất lượng, vị trí, vai trò của cơ quan Tư pháp được nâng lên và phát huy, mang lại hiệu quả rõ rệt trên tất cả các mặt công tác, những lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém trong một thời gian dài nay đã được tháo gỡ, tạo bước phát triển mạnh mẽ.
THAY LỜI KẾT
Qua 30 năm xây dựng và phát triển (1982 – 2012), ngành Tư pháp tỉnh Sông Bé - Bình Dương không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng, cả về tổ chức, nhân lực và kết quả hoạt động chuyên môn, nhất là giai đoạn triển khai thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị từ năm 2002 đến nay đã có bước phát triển vượt bậc, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà lãnh đạo ngành cấp trên và Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương giao phó, góp phần vào thành tích chung của ngành Tư pháp và sự phát triển năng động của địa phương.
Với sự nỗ lực và thành tích mà tập thể lãnh đạo, công chức, viên chức đã đạt được, Sở Tư pháp Bình Dương đã 03 lần vinh dự được Bộ Tư pháp tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc vào các năm 2003, 2006, 2011, được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc 10 năm đổi mới (1990 – 2000), Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen tập thể điển hình tiên tiến 5 năm liền (2006-2011). Ngoài ra, nhiều tập thể và cá nhân của Sở đã được tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí khác như: Huân chương lao động, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch UBND tỉnh, danh hiệu Chiến sĩ thi đua ngành, Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh...
Tự hào với truyền thống và những thành tích của ngành qua 30 năm xây dựng, phát triển, tập thể công chức, viên chức, lãnh đạo ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương sẽ không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, phát huy tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo trong công việc, xây dựng nội bộ đoàn kết, yêu ngành yêu nghề, tiếp tục xây dựng ngành ngày càng trong sạch, vững mạnh, thực sự “Công bằng, liêm khiết, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.                                                         
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương


Hội nghị Tổng kết công tác Tư pháp các tỉnh Đông Nam bộ tại Bình Dương (Năm 2006)

Bộ trưởng BTP Hà Hùng Cường về thăm và làm việc với STP Bình Dương (Năm 2008)
Đón nhận Cờ Thi đua của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Lê Thị Thu Ba trao tặng

[1] Văn kiện Đại hội Đại biểu tỉnh Đảng bộ Khóa VII.
[2] Đ/c Huỳnh Văn Tấn được bầu làm Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Các PGĐ Sở trong thời kỳ này gồm các đồng chí: Đoàn Xuân Hội (1997-2009); Ngô Hoàng Luân (2003-2007 ); Nguyễn Minh Trung (2008-2011); Nguyễn Anh Hoa (2009 đến nay); Bùi Duy Hiền (từ tháng 3/2012).
[3] Ngoài ra, có 01 cán bộ ngạch Chuyên viên cao cấp đã nghỉ hưu năm 2009.
[4] Kết quả bầu cử có 02 trường hợp trúng cử Đại biểu HĐND tỉnh Bình Dương: 01 Đại biểu là cán bộ của Sở, 01 Đại biểu là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư.
[5] Từ năm 2001-2011, Sở đã thẩm định 1.464 dự thảo văn bản QPPL, góp ý 1.865 dự thảo văn bản QPPL do các sở, ngành soạn thảo tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành.
[6] Toàn tỉnh có 57 Báo cáo viên pháp luật, 184 Cộng tác viên trợ giúp pháp lý (tính đến 6/2012).
[7]  Tìm hiểu Luật Đất đai (có 44.004 bài dự thi), Luật Khiếu nại tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (có 24.594 bài dự thi), Tìm hiểu pháp luật về hộ tịch (có 24.540 bài dự thi)…
[8] Toàn tỉnh có 579 Tổ hòa giải với 4.369 Hòa giải viên cơ sở (tính đến 6/2012).


Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển.
Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 1997-2001)Truyền thống ngành1;#TinNgành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 1997-2001)/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/tailap.jpg
12/2/2014 3:59 AMNoĐã ban hành
NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG 30 NĂM THÀNH LẬP & PHÁT TRIỂN
 
Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001 – Ngành Tư pháp thời kỳ tái lập tỉnh Bình Dương
Đặc điểm tình hình & yêu cầu nhiệm vụ:
Từ những thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới về kinh tế theo tinh thần Nghị quyết Đại hội BCH Đảng bộ tỉnh Khóa V (1991-1996), nhất là thành công của chính sách “trải thảm đỏ thu hút đầu tư” và mô hình thí điểm Khu công nghiệp, đồng thời nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh sau khi tái lập để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Dương khóa VI (1997-2000) đã xác định: Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương nỗ lực tập trung thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo môi trường thông thoáng thu hút nhanh nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để thúc đẩy việc phát triển có chiều sâu, tạo đà kinh tế ổn định và bền vững. Đại hội cũng đề ra nhiệm vụ, giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và đổi mới hoạt động chính quyền.
Chỉ thị số 857/TTg ngày 15/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chia, điều chỉnh địa giới nêu rõ tinh thần chỉ đạo khi chia tách tỉnh:
“Về biên chế phải dựa trên cơ sở biên chế hiện có của tỉnh cũ để phân chia cho các tỉnh, hạn chế đến mức tối đa tăng thêm biên chế” (…)
“Các tài sản phân chia đều được sử dụng và quản lý tốt” (…) “Đề cao tinh thần nhường nhịn tương trợ, giúp đỡ những tỉnh có nhiều khó khăn, tạo điều kiện để tỉnh nào cũng có cơ hội phát triển”.
Theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh, các cơ quan hành chính ở Bình Dương không được tuyển dụng, bổ sung biên chế sau khi tái lập tỉnh. Tình hình biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc thiếu thốn và chậm được bổ sung đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Sở.
Đặc điểm lịch sử sau khi tái lập tỉnh cùng với mục tiêu, định hướng phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Tỉnh đảng bộ đã đặt ra cho ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương những đòi hỏi và thách thức mới: vừa phải khắc phục khó khăn, củng cố tổ chức, nhân lực và điều kiện làm việc sau khi tái lập tỉnh; đồng thời phải nâng cao năng lực hoạt động, phục vụ tốt yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển ngày càng năng động của tỉnh nhà.
Tình hình tổ chức, nhân sự:
Sau khi chia tách tỉnh, đồng chí Huỳnh Văn Tấn tiếp tục giữ chức vụ Giám đốc Sở. Biên chế của Sở Tư pháp chỉ còn 15 người (giảm 1/3 so với năm 1996), trong đó, 08 đ/c có trình độ đại học luật. Cơ cấu tổ chức của Sở so với trước khi tái lập tỉnh không có sự thay đổi (xem sơ đồ tổ chức), tuy nhiên do thiếu nhân lực nên hầu hết các đơn vị thuộc Sở chưa bố trí được Trưởng, Phó phòng.
Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Trung tâm Trợ giúp pháp lý từ năm 1998 và Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản từ năm 1999, theo Quyết định thành lập, mỗi đơn vị được giao 05 chỉ tiêu biên chế nhưng do quy định của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc hạn chế tăng biên chế nên chưa có điều kiện bổ sung nhân lực, thành lập bộ máy để đi vào hoạt động.
Thời điểm mới tái lập, tỉnh Bình Dương có thị xã Thủ Dầu Một và 03 huyện: Thuận An, Bến Cát, Tân Uyên, tổ chức và nhân sự các đơn vị được giữ nguyên so với trước đây. Từ tháng 8/1999, 03 huyện mới được thành lập, gồm: huyện Dĩ An, Dầu Tiếng và Phú Giáo. Cùng với việc xây dựng bộ máy chính quyền ở các huyện mới, Phòng Tư pháp cũng nhanh chóng được thành lập, củng cố tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả.
Kết quả, thành tích nổi bật trên các mặt hoạt động: 
Trong công tác xây dựng, rà soát văn bản, từ năm 1997 Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định “quy định tạm thời về trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành và kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản QPPL của UBND các cấp trên địa bàn tỉnh” làm cơ sở pháp lý cho công tác ban hành văn bản của tỉnh; Sở cũng đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh rà soát, hệ thống hóa và ban hành nhiều văn bản QPPL mới phù hợp với tình hình, điều kiện của tỉnh sau khi tái lập (thay thế cho các văn bản của tỉnh Sông Bé trước đây); đặc biệt là triển khai thực hiện Kế hoạch tổng rà soát văn bản QPPL do địa phương ban hành trong 20 năm (từ năm 1976 đến năm 1996) đạt kết quả tốt.
Công tác tuyên truyền pháp luật, trợ giúp pháp lý được duy trì thường xuyên, đặc biệt là từ năm 2000, Bình Dương là một trong năm địa phương trong cả nước được chọn triển khai mô hình Câu lạc bộ phòng chống tội phạm theo Đề án của Trung ương Đoàn và Bộ Tư pháp, ban đầu thí điểm ở xã Thuận Giao, huyện Thuận An, sau đó nhân rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương. Các mặt công tác khác như hộ tịch, hòa giải cơ sở, quản lý các Tòa án cấp huyện về mặt tổ chức… từng bước được củng cố.
Nhìn chung, giai đoạn 1997-2001 tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương vẫn ổn định tư tưởng, yên tâm công tác; các mặt tổ chức, hoạt động của ngành tiếp tục được duy trì tuy cũng còn một số mặt tồn tại nhất định do những khó khăn về cơ chế, nhân lực và điều kiện cơ sở vật chất sau khi tái lập tỉnh./.
 
                                                         Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương
 

 

 
 
 
Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 1982-1996)Truyền thống ngành1;#TinNgành Tư pháp tỉnh Bình Dương 30 năm thành lập và phát triển (Giai đoạn 1982-1996)/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_05/copy-of-hd-nganh01.tap-the-cbcc-stp-thoi-ky-dau-thanh-lap.jpg
12/2/2014 3:58 AMNoĐã ban hành
NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG 30 NĂM THÀNH LẬP & PHÁT TRIỂN
 
Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1996 – Những năm đầu thành lập
Đặc điểm tình hình & yêu cầu nhiệm vụ:
Thực hiện Nghị quyết số 76/CP ngày 25/3/1977 của Hội đồng Chính phủ về việc áp dụng và thi hành pháp luật, UBND tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) đã lập ra Ban pháp chế thuộc UBND, là tiền thân của Sở Tư pháp ngày nay. Ban Pháp chế do đồng chí Huỳnh Văn Kim (Ủy viên UBND) làm Trưởng ban, đồng chí Ngô Văn Bậm là Phó ban (thời gian đầu có 04 thành viên, đến năm 1981 tăng lên 06 thành viên). Ban Pháp chế thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là tham mưu cho UBND trong công tác tuyên truyền, triển khai thực hiện văn bản pháp luật của Trung ương và kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) do địa phương ban hành. Thời gian này ở cấp huyện, cấp xã không có tổ chức pháp chế, một số nơi UBND huyện phân công cán bộ tham mưu về lĩnh vực này.
Ngày 22/11/1981 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định số 143-HĐBT, quy định:
“Điều 3.- Hệ thống tư pháp trong cả nước gồm có:
A. Bộ Tư pháp.
B. Sở Tư pháp ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp tương đương.
C. Ban Tư pháp ở cấp quận, huyện, thị xã và các đơn vị hành chính tương đương.
D. Ban Tư pháp ở cấp xã, phường và các đơn vị hành chính tương đương”.
Thực hiện Nghị định số 143-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 08-TT ngày 06/01/1982 của Bộ Tư pháp, UBND tỉnh Sông Bé ra Quyết định số 02/QĐ-UB ngày 09/02/1982 thành lập Sở Tư pháp, Quyết định số 14/QĐ-UB ngày 17/6/1982 thành lập Ban Tư pháp huyện, thị và quy định tiêu chuẩn cán bộ làm công tác pháp chế các sở, ban, ngành, công ty, xí nghiệp, nông – lâm trường trên địa bàn tỉnh.
Ra đời trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương gặp nhiều khó khăn trong những năm sau chiến tranh, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung ổn định mọi mặt đời sống nhân dân, xây dựng chính quyền cách mạng và từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, ngành Tư pháp tỉnh Sông Bé (Bình Dương) xác định mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm là phải vượt qua khó khăn về nhân lực, điều kiện làm việc…, tập trung mọi nỗ lực để xây dựng tổ chức, lực lượng và hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu cho Đảng, chính quyền trong công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật.
Tình hình tổ chức, nhân sự:
Ngày đầu thành lập, Sở Tư pháp do đồng chí Huỳnh Văn Kim làm Giám đốc, đồng chí Ngô Văn Bậm làm Phó giám đốc
[1]Với 12 cán bộ nhân viên, Sở được tổ chức thành 03 Phòng: Phòng Nghiên cứu và Tuyên truyền pháp luật do đồng chí Trương Văn Chuông làm Trưởng phòng[2], Phòng Tổ chức và Đào tạo do đồng chí Mai Văn Tám làm Trưởng phòng, Phòng Hành chính tổng hợp - Thi đua khen thưởng do đồng chí Lê Xuân Ứng làm Trưởng phòng. Các công tác quản lý tư pháp khác như: Công chứng, Giám định tư pháp, Hộ tịch v.v… chưa có cán bộ để phân công. Những năm đầu hoạt động, trang thiết bị, phương tiện làm việc của Sở rất thiếu thốn[3]; trình độ năng lực cán bộ còn hạn chế, đa số cán bộ làm công tác tư pháp chưa được bồi dưỡng về pháp lý.
Cuối năm 1989 đồng chí Huỳnh Văn Tấn được điều về làm Phó giám đốc Sở Tư pháp và đầu năm 1990 đồng chí được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở.
Năm 1990, Phòng Hộ tịch được thành lập. Từ tháng 5/1990 UBND tỉnh giao cho đồng chí Giám đốc Sở Tư pháp làm Công chứng viên và 01 chuyên viên giúp việc, đến năm 1992 UBND tỉnh quyết định thành lập Phòng công chứng[4] do Giám đốc Sở Tư pháp phụ trách (kiêm nhiệm Công chứng viên) và 01 Công chứng viên, chủ yếu thực hiện việc sao y bản chính.
Ở cấp huyện, 8/8 huyện, thị xã đều thành lập Ban Tư pháp với biên chế từ 02 đến 03 người [5]. Ở cấp xã, Ban Tư pháp thời gian đầu có một đồng chí Phó Chủ tịch làm nhiệm vụ Trưởng ban Công an kiêm Trưởng ban Tư pháp. Về sau, trên cơ sở đề xuất của Sở Tư pháp và Công an tỉnh, Thường vụ Tỉnh ủy và Thường trực UBND tỉnh ban hành Chỉ thị, chỉ đạo củng cố tổ chức, nhân sự Ban Tư pháp xã, theo đó Trưởng ban Tư pháp do một Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên UBND xã phụ trách, Trưởng ban Công an xã không tiếp tục kiêm nhiệm.
Hiến pháp năm 1992 được ban hành cùng với sự ra đời của nhiều văn bản QPPL mới, trong đó Nghị định số 38/CP ngày 04/6/1993 thay thế Nghị định số 143-HĐBT ngày 22/11/1981 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp và Thông tư số 12-TTLB ngày 26/7/1993 của liên Bộ Bộ Tư pháp và Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) đã dẫn đến những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của ngành Tư pháp địa phương, theo đó, hệ thống tổ chức tư pháp ở địa phương được quy định như sau:
 “1. Ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp; ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp; ở xã và cấp tương đương có Ban Tư pháp.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân cùng cấp chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên.
(…)” (Điều 4 Nghị định số 38/CP)
Bên cạnh những chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Thông tư số 08-TT, các cơ quan Tư pháp địa phương được giao thêm một số nhiệm vụ mới, ví dụ ở cấp tỉnh, các nhiệm vụ liên quan đến công tác Văn bản pháp quy được quy định mở rộng và cụ thể hơn, bổ sung thêm chức năng quản lý công tác thi hành án dân sự địa phương, thống kê tư pháp, thanh tra tư pháp, phối hợp với Sở Giáo dục & Đào tạo xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường…; tương tự, chức năng nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp cấp huyện, cấp xã cũng được bổ sung và cụ thể hóa so với trước đây. Thông tư liên Bộ số 12-TTLB cũng giao cho UBND cấp tỉnh quy định tổ chức, bộ máy của các cơ quan Tư pháp tỉnh, huyện, xã. Cơ cấu tổ chức, nhân sự và hoạt động của ngành từ những năm 1992-1993 được duy trì ổn định cho đến khi tái lập tỉnh năm 1997 (xem sơ đồ tổ chức).
Kết quả, thành tích nổi bật trên các mặt hoạt động: 
Trước thực trạng đội ngũ cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, từ những ngày đầu thành lập lãnh đạo Sở đã chú trọng công tác đào tạo, cử nhiều đợt cán bộ tham gia các lớp chuyên tu, luân huấn đại học, trung cấp pháp lý, đào tạo nghiệp vụ do Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cán bộ Tư pháp (thuộc Sở Tư pháp Thành phố Hồ Chí Minh) tổ chức. Ngoài ra, Sở Tư pháp còn phối hợp với các ngành mở lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cho hàng trăm cán bộ Tư pháp cấp huyện, cấp xã, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và cán bộ pháp chế các sở, ban, ngành, công ty, xí nghiệp.
Giai đoạn này, cơ quan Tư pháp các cấp ở địa phương đã từng bước xây dựng tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn ở địa phương. Tính đến năm 1996, biên chế của Sở đã tăng lên 22 người. 09/09 Phòng Tư pháp cấp huyện đã được củng cố với 36 biên chế, đều đạt trình độ Trung cấp pháp lý trở lên, 133/133 xã có Ban Tư pháp với gần 200 cán bộ, trong đó có 80 cán bộ chuyên trách, toàn tỉnh có hơn 150 Tổ hòa giải với gần 1.400 tổ viên.
Trong công tác xây dựng, rà soát văn bản, Sở Tư pháp (mà trực tiếp là Phòng Nghiên cứu và Tuyên truyền pháp luật) và các Phòng Tư pháp huyện, thị tiến hành thẩm tra (thẩm định) về mặt pháp lý các văn bản pháp quy trước khi trình UBND, HĐND thông qua để ban hành. Bên cạnh đó, cơ quan Tư pháp tỉnh, huyện qua phúc kiểm (kiểm tra) các văn bản pháp quy đã ban hành theo định kỳ 6 tháng, 1 năm đã thống kê số lượng văn bản, hệ thống hóa và phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ nhiều văn bản chồng chéo, trái luật hoặc không còn phù hợp. Ngoài ra, Sở còn phối hợp với các sở, ban ngành và chỉ đạo cho các Ban Tư pháp huyện tham mưu UBND cùng cấp tổ chức lấy ý kiến các dự thảo Luật, Pháp lệnh theo yêu cầu của Quốc hội. Công tác xây dựng, rà soát văn bản pháp quy và góp ý xây dựng pháp luật đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý Nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật của chính quyền các cấp ở địa phương và yêu cầu thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước thành pháp luật.
Trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, Sở Tư pháp cùng với các Ban Tư pháp huyện, thị và các ngành liên quan cũng đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, triển khai các văn bản pháp luật mới của Trung ương như: Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN, các tội hối lộ, đầu cơ, kinh doanh trái phép; Luật nghĩa vụ quân sự, các Pháp lệnh về Thuế… đến tận các xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, các nông trường cao su với hình thức phong phú: tổ chức các hội nghị tập huấn, nói chuyện chuyên đề, phát tài liệu hỏi – đáp, triển khai các đề cương hướng dẫn tuyên truyền… có những đợt tuyên truyền thu hút hàng nghìn lượt người tham gia. Năm 1991, đã thành lập được Hội đồng Phối hợp tuyên truyền pháp luật ở tỉnh và huyện, thị. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp các cơ quan, tổ chức và nhân dân hiểu rõ, chấp hành đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, hạn chế được những trường hợp vi phạm, góp phần đảm bảo pháp chế XHCN ở địa phương.
Đoàn Bào chữa viên nhân dân được thành lập năm 1985 do đồng chí Trương Văn Chuông, Phó Giám đốc Sở phụ trách, gồm có 09 thành viên là cán bộ các ban ngành kiêm nhiệm, tham gia bào chữa khoảng 100 vụ án/ năm.
Thực hiện quy định của Luật Tổ chức TAND và phân cấp của Bộ Tư pháp, Sở Tư pháp phối hợp với TAND tỉnh quản lý các TAND cấp huyện về tổ chức, biên chế, thi đua khen thưởng, đào tạo cán bộ. Tòa án 9/9 huyện thị đã được củng cố với 92 biên chế, trong đó cán bộ xét xử có trình độ Đại học 17 đồng chí, còn lại là Trung cấp, lượng án xét xử khoảng 1.300 vụ/ năm. Công tác thi hành án dân sự (trước năm 1993 do Tòa án các cấp thực hiện) ở mỗi Tòa án cấp huyện có 01 cán bộ phụ trách, tổ chức thi hành được khoảng 50% số vụ án đã xét xử mỗi năm.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tổ chức, hoạt động của ngành Tư pháp địa phương giai đoạn này vẫn còn một số mặt tồn tại: hoạt động Luật sư và dịch vụ pháp lý chậm được củng cố theo Pháp lệnh Luật sư năm 1987 (đến năm 1992 Đoàn Luật sư được thành lập với 4 Luật sư, toàn tỉnh có 02 cơ sở dịch vụ pháp lý); hoạt động công chứng, chứng thực ở cấp huyện, cấp xã hầu hết do Trưởng Phòng, Trưởng ban Tư pháp kiêm nhiệm; ở cấp xã do UBND địa phương một số nơi nhận thức chưa đầy đủ nên không bố trí cán bộ Tư pháp – Hộ tịch chuyên trách.
Những hạn chế về tổ chức, hoạt động trong thời kỳ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: quy định pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan Tư pháp chưa rõ ràng dẫn đến nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của ngành Tư pháp chưa thống nhất (do quan niệm Tư pháp là cơ quan tham mưu, không phải là cơ quan chuyên môn nên trong năm 1987-1988, cơ quan Tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện ở nhiều nơi bị giải thể, sáp nhập vào Văn phòng UBND. Riêng ở tỉnh Sông Bé thì tình trạng trên không xảy ra). Bên cạnh đó, tình trạng đội ngũ cán bộ thiếu và hạn chế về trình độ chuyên môn, điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn cũng đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của ngành Tư pháp.
Nhìn chung, trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và của ngành, từ năm 1982 đến năm 1996 ngành Tư pháp tỉnh đã nỗ lực vượt qua những khó khăn, xây dựng và củng cố tổ chức, nhân lực cơ quan Tư pháp các cấp ở địa phương, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn. Tuy còn những hạn chế nhất định trên một số lĩnh vực nhưng ngành Tư pháp tỉnh đã góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện mục tiêu mà ngành cấp trên và Đảng bộ, chính quyền địa phương đã đề ra: ổn định mọi mặt đời sống nhân dân, xây dựng chính quyền cách mạng vững chắc và từng bước hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật.
Ngày 05/11/1996, Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ 10 thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo đó từ ngày 01/01/1997 tỉnh Sông Bé được chia tách thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản pháp luật liên quan, Sở Tư pháp đã tiến hành thủ tục chia tách, bàn giao nhân sự, trang thiết bị và hồ sơ tài liệu của Sở, các đơn vị trực thuộc và Phòng Thi hành án, hoàn thành trước ngày 01/3/1997 theo kế hoạch của Trung ương.
Từ đây, lịch sử của ngành Tư pháp tỉnh Sông Bé bước sang một giai đoạn mới: giai đoạn củng cố và phát triển ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương.
          Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương


[1] Các PGĐ Sở trong thời kỳ này gồm các đồng chí: Ngô Văn Bậm (1982-1996), Trương Văn Chuông (1983- 1991), Trương Văn Nghĩa (được bổ nhiệm PGĐ năm 1994, đến khi chia tách tỉnh năm 1997 đồng chí được bổ nhiệm làm Giám đốc STP tỉnh Bình Phước).
[2] Năm 1983 đồng chí Trương Văn Chuông được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở, kiêm Trưởng phòng Phòng Nghiên cứu và Tuyên truyền pháp luật.
[3] Sở được bố trí một phòng làm việc trong khuôn viên UBND tỉnh, đến năm 1992 mới được bố trí trụ sở làm việc ở đường Văn Công Khai.
[4] Quyết định số 04/QĐ-UB ngày 29/01/1992
[5] Huyện Bù Đăng được thành lập năm 1990.

(Tập thể CBCC Sở Tư pháp tỉnh Sông Bé những ngày đầu thành lập)

NGÀNH TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG 30 NĂM THÀNH LẬP & PHÁT TRIỂN
 
Củng cố, kiện toàn tổ chức đáp ứng yêu cầu cải cách Tư phápTruyền thống ngành1;#TinCủng cố, kiện toàn tổ chức đáp ứng yêu cầu cải cách Tư pháp/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/gdstp.jpg
12/2/2014 3:57 AMNoĐã ban hành
CỦNG CỐ, KIỆN TOÀN TỔ CHỨC
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH TƯ PHÁP
 
Đồng chí Trần Nhất Huấn, 
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương

 

Từ khi thành lập năm 1982 cho đến ngày nay, ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đã vượt qua không ít khó khăn, thử thách. Mỗi giai đoạn phát triển đều đánh dấu sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ lãnh đạo, công chức, viên chức Tư pháp trong từng thời kỳ vì sự phát triển chung của ngành và địa phương. Có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển đi lên của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương trong 30 năm qua, trong đó hoạt động cải cách chính là chìa khóa, là động lực cho sự phát triển của ngành trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay.
Tôi về nhận nhiệm vụ lãnh đạo Sở Tư pháp từ tháng 8 năm 2001. Ngày ấy, Sở Tư pháp còn nhiều khó khăn: sau khi tái lập tỉnh, một bộ phận cán bộ được tăng cường về Bình Phước, đến năm 2001 lực lượng của Sở chỉ vẻn vẹn có 27 người (tính cả Phòng Công chứng). Năm 2001 Thi hành án tỉnh chỉ có 08 người (01 Trưởng phòng kiêm Chấp hành viên, 01 Chấp hành viên và 06 nhân viên), Thi hành án các huyện, thị có 30 người (trong đó có 15 Chấp hành viên); cán bộ thiếu và yếu, hiệu quả công tác trên nhiều mặt chưa cao, vai trò cơ quan Tư pháp chưa được chú trọng. Trăn trở với những khó khăn của ngành và ý thức trách nhiệm trước cấp ủy, chính quyền địa phương và lãnh đạo ngành cấp trên, tôi xác định chỉ có một lựa chọn duy nhất: phải quyết tâm khắc phục khó khăn, mạnh dạn đổi mới vì sự tồn tại và phát triển của ngành.
Sự ra đời của Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, tiếp theo đó là Chương trình hành động của ngành Tư pháp và của Tỉnh ủy Bình Dương về cải cách tư pháp đã mang lại làn gió mới cho sự phát triển của ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương. Cải cách tư pháp đặt ra những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi ngành Tư pháp địa phương phải tự làm mới mình để giải quyết có hiệu quả những vấn đề nội tại và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đối với một tỉnh có truyền thống năng động, đổi mới và đang trong giai đoạn phát triển nhanh như Bình Dương, yêu cầu cải cách đối với ngành Tư pháp lại càng được đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết.
Xuất phát từ thực trạng của ngành và bám sát định hướng cải cách tư pháp của Trung ương, lãnh đạo Sở đã tranh thủ sự chỉ đạo của Bộ Tư pháp và cấp ủy, chính quyền địa phương, mạnh dạn đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, trong đó luôn thấm nhuần tư tưởng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ: “cán bộ là cái gốc của mọi việc”“công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Vì vậy, Sở tích cực xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ quan, mạnh dạn sắp xếp, điều chuyển, thay thế, phân công lại nhiệm vụ cho công chức, cán bộ lãnh đạo, quản lý của các Phòng chuyên môn và đơn vị thuộc Sở nhằm khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan.
Có giai đoạn do nhiều nguyên nhân khách quan, việc thực hiện quy định về phân cấp quản lý về mặt tổ chức đối với Phòng Thi hành án và Đội Thi hành án ở địa phương không hiệu quả; công tác quản lý hoạt động Luật sư rất khó khăn với quan điểm “tự quản” của Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư, nguyên tắc quản lý Nhà nước kết hợp với vai trò tự quản không được phát huy, dẫn đến những hạn chế, yếu kém kéo dài trong tổ chức và hoạt động của Đoàn Luật sư, nhiều năm liền không phát triển được đội ngũ Luật sư. Trước tình hình đó, Lãnh đạo Sở đã mạnh dạn tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương báo cáo Bộ Tư pháp kiện toàn nhân sự lãnh đạo Thi hành án tỉnh và một số huyện, đồng thời củng cố tổ chức, bổ sung đội ngũ Chấp hành viên cho các đơn vị; tập trung chỉ đạo tiến hành Đại hội Đoàn luật sư vào năm 2006 và 2010, kiện toàn Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư với nhiều nhân tố tích cực, đã đưa hoạt động của Đoàn phát triển về số lượng và chất lượng.
Bên cạnh đó, để giải quyết tình trạng quá tải trong hoạt động công chứng, chứng thực, Sở đã tham mưu thành lập thêm Phòng Công chứng số 2. Đồng thời, Sở Tư pháp Bình Dương là một trong những đơn vị đi đầu trong cả nước, sớm thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động công chứng với việc tham mưu UBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng; chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ UBND sang các tổ chức hành nghề công chứng; giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính các Phòng Công chứng từ năm 2008.
Những đổi mới về tổ chức, nhân sự và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đã mang lại hiệu quả rõ rệt trên các mặt công tác: vai trò ngành Tư pháp địa phương ngày càng được nâng lên, kết quả công tác chuyên môn của Sở năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức, bộ máy của Sở Tư pháp, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở cùng với các Phòng Tư pháp cấp huyện, Cán bộ Tư pháp cấp xã, tổ chức Thi hành án từ tỉnh đến các huyện, thị ngày càng được củng cố, kiện toàn; các tổ chức giám định tư pháp, pháp chế sở, ngành và doanh nghiệp nhà nước lần lượt được bổ sung nhân sự, đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả. Lực lượng cán bộ, công chức, viên chức Tư pháp địa phương ngày càng lớn mạnh. Đến thời điểm chuyển giao công tác quản lý cơ quan Thi hành án địa phương về mặt tổ chức theo Luật Thi hành án dân sự vào tháng 6/2009, các cơ quan Thi hành án tỉnh, huyện đã có đầy đủ nguồn nhân lực đạt tiêu chuẩn chuyên môn và năng lực thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sau khi được bàn giao.
Đội ngũ công chức, viên chức toàn ngành luôn được quan tâm đào tạo, chuẩn hóa trình độ, năng lực và được giáo dục ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ, lòng yêu ngành yêu nghề gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sở Tư pháp đã thực sự giúp cho UBND tỉnh thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động Tư pháp, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân, đáp ứng yêu cầu của xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển năng động của địa phương.
Kết quả đạt được qua 10 năm cải cách tư pháp trước hết là nhờ ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đã bám sát tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW của Trung ương, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Tư pháp và Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Dương và thực hiện phối hợp tốt với các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan cùng với sự đoàn kết, tích cực phấn đấu của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của ngành Tư pháp.
Luôn xác định yếu tố con người là trung tâm và sự phát triển của ngành là mục tiêu cao nhất của mọi hoạt động cải cách, thời gian qua ngành đã chọn xây dựng đội ngũ cán bộ, bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là then chốt; củng cố, kiện toàn tổ chức các đơn vị là khâu đột phá. Đối với những đơn vị, lĩnh vực cần kiện toàn, yếu tố được chú trọng trước tiên cũng là vấn đề nhân sự, nhất là nhân sự lãnh đạo nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Giải pháp đặt ra là tăng cường vận động, thuyết phục, giáo dục trên tinh thần đồng chí, đồng đội; tạo điều kiện thuận lợi để cấp dưới phấn đấu, chủ động trong công tác; mạnh dạn đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ trẻ, xây dựng lực lượng kế thừa.
Cải cách đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, song cũng phải có sự thận trọng cần thiết. Cần nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng, phân tích nguyên nhân tồn tại để từ đó xác định lộ trình và biện pháp thực hiện.
Tự hào với truyền thống 30 năm xây dựng, phát triển của ngành và phát huy những thành tựu đạt được sau 10 năm cải cách tư pháp, tập thể lãnh đạo và công chức, viên chức ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương cần tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, không ngừng phấn đấu, rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức nghề nghiệp, tích cực học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, đổi mới tác phong, lề lối làm việc và tìm tòi, cải tiến trong công việc, xây dựng nội bộ thực sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội và xứng đáng với sự tín nhiệm của lãnh đạo ngành, địa phương./.
 
 
" Sở Tư pháp - thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trên lĩnh vực Tư pháp"Truyền thống ngành1;#Tin" Sở Tư pháp - thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trên lĩnh vực Tư pháp"/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/chutich.jpg
12/2/2014 3:56 AMNoĐã ban hành
“SỞ TƯ PHÁP - THỰC HIỆN TỐT CHỨC NĂNG THAM MƯU CHO ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÊN LĨNH VỰC TƯ PHÁP”
 
Đồng chí Lê Thanh Cung, 
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương
 
 
 
Với vai trò là cơ quan chuyên môn, giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước trong công tác tư pháp tại địa phương – Sở Tư pháp Bình Dương đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ được giao như: xây dựng, thẩm định, theo dõi thi hành pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý ngày càng đi vào nề nếp, có chất lượng; công tác hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp đã giải quyết kịp thời các yêu cầu của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2002 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy Bình Dương về cải cách tư pháp, thời gian qua được Sở Tư pháp Bình Dương thực hiện khá tốt với nhiều giải pháp đột phá và đã mang lại hiệu quả cao như việc tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp với Bộ Tư pháp kiện toàn tổ chức Thi hành án dân sự địa phương; kiện toàn Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư; thực hiện xã hội hóa một số lĩnh vực công tác tư pháp như công chứng, chứng thực có hiệu quả, phù hợp với tiến trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính…
Ngoài việc thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của Ngành, Sở Tư pháp Bình Dương còn làm tốt vai trò tham mưu đối với các lĩnh vực khác được phân công như phối hợp giải quyết các vướng mắc về đất đai, nhất là trong lĩnh vực bồi thường, giải phóng mặt bằng, tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo... Các kiến nghị của Sở Tư pháp đều có căn cứ pháp lý, cơ sở thực tiễn, tính thuyết phục, có chất lượng và đảm bảo tính khả thi, được các sở, ban, ngành tin tưởng và Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh đánh giá cao.
Nhân kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ghi nhận sự nổ lực và công sức đóng góp của tập thể lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Ngành Tư pháp qua các thời kỳ trước đây, đặc biệt là trong giai đoạn đổi mới đất nước hiện nay, Ngành Tư pháp tỉnh Bình Dương đã phát huy mạnh mẽ tinh thần năng động, sáng tạo của đội ngũ công chức, viên chức và vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, không ngừng cống hiến vì sự phát triển của Ngành và yêu cầu chính trị tại địa phương.
Trong thời gian tới, tôi tin rằng Ngành Tư pháp địa phương mà đặc biệt là Sở Tư pháp Bình Dương luôn phát huy những thành tích đã đạt được, hoàn thành tốt nhiệm vụ, tiếp tục kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức của Ngành giỏi về chuyên môn, tốt về phẩm chất đạo đức, trong sạch vững mạnh như Bác Hồ đã dạy “Cán bộ Tư pháp phải phụng công thủ pháp chí công vô tư”, xứng đáng là người “gác cổng” pháp lý của Ủy ban nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh nhà./.
 
 
Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương năng động,sáng tạo, không ngừng đổi mới và sáng tạoTruyền thống ngành1;#TinSở Tư pháp tỉnh Bình Dương năng động,sáng tạo, không ngừng đổi mới và sáng tạo/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014/botruong.gif
12/2/2014 3:56 AMNoĐã ban hành
SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG 
NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO, KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI & PHÁT TRIỂN 
 
Đồng chí  Hà Hùng Cường
Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
 
 

Nhìn lại 30 năm xây dựng và trưởng thành (1982-2012), Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương mà tiền thân là Sở Tư pháp tỉnh Sông Bé đã phải trải qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử phát triển chung của Ngành Tư pháp Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, là chỗ dựa tin cậy của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác Tư pháp trên địa bàn Tỉnh.
Cũng giống như nhiều địa phương khác, trong những ngày đầu mới thành lập, với cơ sở vật chất nghèo nàn, tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực rất hạn chế, thiếu thốn, nhưng nhận thức sâu sắc lời dạy của Bác Hồ: “Tư pháp là cơ quan trọng yếu của chính quyền”, “Vấn đề tư pháp là vấn đề ở đời và làm người. Ở đời và làm người là phải yêu nước, thương dân", thế hệ những cán bộ, công chức, viên chức tư pháp đầu tiên của Tỉnh đã nỗ lực vượt qua, từng bước củng cố, kiện toàn tổ chức, cán bộ từ tỉnh đến xã, tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương xây dựng thể chế chính sách pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ chính quyền Cách mạng, ổn định đời sống nhân dân sau ngày Giải phóng.
Bước vào thời kỳ Đổi mới, cùng với những thành tựu bước đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của đất nước, đặc biệt là sau khi Tỉnh được tái lập (năm 1997), Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương một lần nữa lại đứng trước những thách thức mới. Một mặt phải chủ động củng cố tổ chức, bộ máy, nhân sự của Ngành sau khi chia tách, mặt khác phải nâng cao hơn nữa năng lực hoạt động, phục vụ tốt hơn nữa yêu cầu phát triển ngày càng cao của Tỉnh. Song với tinh thần đoàn kết nhất trí, năng động, sáng tạo, phương châm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dưới sự chỉ huy của một trong các “nữ tướng” của Ngành, chỉ trong một thời gian ngắn, Sở Tư pháp đã nỗ lực tham mưu cho Tỉnh hoàn thành việc xây dựng thể chế, rà soát, loại bỏ những chồng chéo trong các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư kinh doanh, góp phần quan trọng trong việc cải thiện và duy trì vị trí hàng đầu trong nhiều năm của Bình Dương trên Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); tích cực triển khai những việc mới, việc khó của Ngành, giải quyết được những "điểm nghẽn" trong công tác Tư pháp. Điển hình là việc sớm hoàn thành công tác chuyển giao thẩm quyền chứng thực hợp đồng, giao dịch từ Ủy ban nhân dân cấp xã sang các tổ chức hành nghề công chứng. Nhiều mô hình mới, cách làm hay trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như: mô hình Câu lạc bộ Phòng chống tội phạm; mô hình “Giỏ sách pháp luật”, chính sách hỗ trợ chi phí hòa giải viên cơ sở… Các mặt công tác trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về hành chính tư pháp, trợ giúp pháp lý, bổ trợ tư pháp, trong đó có viện củng cố, kiện toàn Đoàn Luật sư... cũng đã đi vào nền nếp, ngày càng phát huy hiệu lực, hiệu quả. Cùng với đó, tổ chức cán bộ của Sở đã được củng cố, kiện toàn lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng v.v…
Với những kết quả đã đạt được, có thể khẳng định rằng, sau 30 năm nỗ lực phấn đấu, bằng ý chí tự lực, tự cường, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương đã trưởng thành về mọi mặt, không ngừng đổi mới và phát triển, thực sự trở thành nhân tố tích cực trong sự phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của Tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ và của cả nước.
Trong những năm tới, cùng cả nước bước vào thời kỳ phát triển chiến lược mới theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ngành Tư pháp nói chung, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương nói riêng đang đứng trước cơ hội lớn để tiếp tục khẳng định mình, đồng thời phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới. Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp mong rằng, dưới sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, sự chỉ đạo của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Tỉnh, Sở Tư pháp tỉnh Bình Dương sẽ phát huy truyền thống 30 năm qua, tiếp tục củng cố, kiện toàn về tổ chức, cán bộ, quan tâm hơn nữa đến đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở, đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế ở các sở, ban, ngành, tăng cường đoàn kết nhất trí, triển khai một cách toàn diện nhiệm vụ chính trị của Ngành; không ngừng đổi mới, năng động, sáng tạo vươn lên tầm cao mới, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương.     
Lịch sử hình thành, phát triển của Ngành Tư pháp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử.Truyền thống ngành1;#TinLịch sử hình thành, phát triển của Ngành Tư pháp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử./Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/1/2014 11:17 AMNoĐã ban hành
Quyết định về việc ban hành hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành tư pháp Việt Nam  (28/8/1945-28/8/2015)  và đại hội thi đua yêu nước ngành tư pháp lần thứ IVTruyền thống ngành1;#TinQuyết định về việc ban hành hoạt động hướng tới tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành tư pháp Việt Nam  (28/8/1945-28/8/2015)  và đại hội thi đua yêu nước ngành tư pháp lần thứ IV/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/1/2014 11:15 AMNoĐã ban hành
Đơn vị trực thuộcĐơn vị trực thuộc1;#TinĐơn vị trực thuộc/Style Library/LacViet/CMS2013/Images/newsdefault.jpg
12/1/2014 11:14 AMNoĐã ban hành
Phòng công chứng số 1:
Trưởng phòng: Nguyễn Thị Gái
Điện thoại: 06503820236

Phòng công chứng số 2:
Trưởng phòng: Nguyễn Phú Cường
Điện thoại: 06503783066

Trung tâm trợ giúp pháp lý:
Giám đốc: Hoàng Hồ Linh Chi
Điện thoại: 06503858116

Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản:
Giám đốc: Nguyễn Tất Thắng
Điện thoại: 06503859.653
Liên hệLiên hệLiên hệ/DataOld2//PublishingImages/CMS//sotuphap/uploads/gioi-thieu/2014_12/map.jpg
12/1/2014 11:13 AMNoĐã ban hành

THÔNG TIN LIÊN HỆ SỞ TƯ PHÁP TỈNH BÌNH DƯƠNG​

Địa chỉ: Tầng 15, tháp A, Tòa nhà Trung tâm Hành chính, phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 
Điện thoại: (0274) 3833477
Fax: (0274) 3833477
Email: sotp@binhduong.gov.vn

Ảnh
Video
Audio