Báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tư pháp về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã khái quát việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm theo chỉ đạo năm 2016 như công tác tổ chức, triển khai các quy định về kiểm soát thủ tục hành chính, nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg; Quyết định 08/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và một số văn bản chỉ đạo, điều hành của Bộ Tư pháp về thực hiện nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính năm 2016.
Công tác đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định quy định thủ tục hành chính trong văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng, kịp thời công bố, công khai và nhập dữ liệu TTHC vào CSDL QG về TTHC. Trong năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành 36 Quyết định công bố TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ngành/ UBND cấp huyện/UBND cấp xã, đến nay trên địa bàn tỉnh đang thực hiện 2001 TTHC.
Năm 2016 toàn tỉnh tiếp nhận và giải quyết 2.390.759 TTHC, đối với những hồ sơ đã quá hạn Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các địa phương và các ngành có liên quan nghiên cứu, rà soát lại các quy định của pháp luật hiện hành theo hướng đơn giản hóa TTHC theo tiêu chí giải quyết nhanh, gọn đặc biệt là những thủ tục hành chính liên quan đến doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Công tác truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC thực hiện thường xuyên với nhiều nội dung, hình thức phong phú, tiếp tục duy trì và thực hiện chuyên mục "Chung tay cải cách TTHC" trên Báo Bình Dương. Phối hợp Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh tăng cường truyền thông về vai trò, ý nghĩa của hoạt động kiểm soát TTHC, truyền thông hỗ trợ hoạt động kiểm soát TTHC và truyền thông hỗ trợ công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị với nhiều hình thức như: treo cờ phướn, pano tại các trục đường chính và biểu diễn tuyên truyền chiếu bóng lưu động tại 10 địa điểm tập trung đông dân cư trên địa bàn tỉnh. Sau thời gian triển khai, hoạt động này đã phát huy được hiệu quả tích cực. Người dân, doanh nghiệp đã dần biết đến số điện thoại đường dây nóng phục vụ cho công tác phản ánh kiến nghị và bộ phận phụ trách đã tiến hành tiếp nhận nhiều phản ánh kiến nghị của người dân cũng như hỗ trợ, giải đáp thắc mắc về quá trình thực hiện thủ tục hành chính cho công dân. Ngoài ra, kết hợp đưa các nội dung tuyên truyền hoạt động kiểm soát TTHC vào chương trình "Pháp luật và Cuộc sống" trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương, cải tiến và đẩy mạnh việc cập nhật và đăng tải TTHC trên trang thông tin điện tử của tỉnh, sở, ban, ngành và UBND cấp huyện…
Công tác kiểm tra luôn được chú trọng, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Khoa học và Công nghệ tiến hành kiểm tra các đơn vị, địa phương về hoạt động cải cách hành chính, kiểm soát TTHC. Qua kết quả kiểm tra, bên cạnh những ưu điểm đạt được trong thực hiện hiện nhiện vụ kiểm soát thủ tục hành chính, Ủy ban nhân dân tỉnh đã kịp thời chỉ đạo khắc phục những tồn tại, hạn chế. Đặc biệt, phải tiếp tục nâng cao nhận thức một cách đầy đủ của lãnh đạo, cán bộ thực hiện công tác kiểm soát TTHC để việc thực hiện được một cách thống nhất và đồng bộ.

Ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì Hội nghị sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 08/QĐ-TTg và Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Ủy ban nhân dân tỉnh củng nhìn nhận và đánh giá một số hạn chế như một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự nhận thức đầy đủ, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm soát TTHC, do đó việc ban hành TTHC trong các văn bản QPPL thuộc thẩm quyền của tỉnh trong thời gian qua, một vài cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có quy định TTHC vẫn chưa được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định tại Nghị định số 63/2010/NĐ-CP, Nghị định số 48/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 07/2014/TT-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Tại một số cơ quan một vài văn bản QPPL có quy định về TTHC chưa được đánh giá tác động nhưng vẫn được ban hành, mặc dù đã có ý kiến của cơ quan kiểm soát TTHC hoặc nhiều TTHC có đánh giá tác động nhưng chưa bảo đảm yêu cầu; cá biệt có đơn vị còn tình trạng ban hành TTHC dưới hình thức quyết định cá biệt, hoặc ban hành dưới hình thức công văn.
Trên cơ sở kết quả đạt được trong năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tập trung triển khai, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2017; Đặc biệt, phải thực hiện nghiêm túc, đồng bộ các chủ trương, định hướng lớn về cải cách TTHC đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra trong các nghị quyết, quyết định; lựa chọn những vấn đề, TTHC cần tiếp tục đơn giản hóa và tiếp tục cắt giảm chi phí tuân thủ TTHC, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống người dân, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, chỉ số cải cách hành chính của tỉnh. Đồng thời, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như sau:
- Tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các Kế hoạch trọng tâm: Hoạt động kiểm soát TTHC; Rà soát, đánh giá TTHC; Truyền thông hoạt động kiểm soát TTHC và Kiểm tra công tác kiểm soát TTHC và các Kế hoạch theo chỉ đạo của TW.
- Tập trung thực hiện tốt việc đánh giá tác động, tham gia ý kiến, thẩm định đối với quy định về TTHC trong dự thảo văn bản QPPL; công bố, công khai TTHC làm cơ sở pháp lý để triển khai công tác kiểm soát TTHC trong phạm vi quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, tiếp nhận và xử lý triệt để các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kiểm soát TTHC, nhất là việc niêm yết công khai và tình hình, kết quả giải quyết TTHC. Qua đó, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện ngay các biện pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, kịp thời xử lý nghiêm cán bộ, công chức nhũng nhiễu, tiêu cực trong giải quyết TTHC.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả Luật Ban hành văn bản QPPL, cụ thể là thực hiện kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC ngay từ khâu dự thảo để bảo đảm nguyên tắc chỉ duy trì và ban hành những thủ tục hành chính khi được phân cấp, thực sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và có chi phí tuân thủ thấp nhất, góp phần nâng cao chất lượng thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ những nhiệm vụ được giao của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong công tác cải cách TTHC theo đúng Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 10/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 28/8/2015 của UBND tỉnh.
- Triển khai thực hiện Đề án thiết lập Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính và tình hình, kết quả giải quyết TTHC tại các cấp chính quyền theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án Tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư giai đoạn 2013-2020 theo hướng dẫn của Hội đồng tư vấn cải cách TTHC.
- Nghiên cứu, đổi mới phương thức, cách thức thực hiện TTHC, tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông", tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng giải quyết TTHC.
- Cắt giảm gánh nặng hành chính trong thực hiện chế độ thông tin báo cáo trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; tập trung cải cách TTHC trong nội bộ cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập, dịch vụ công.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về cải cách TTHC, kiểm soát TTHC, huy động sự tham gia tích cực, chủ động của các tổ chức, cá nhân vào các hoạt động này. Trong đó, chú trọng phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ công chức đầu mối trong thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên và một số nội dung trọng tâm như rà soát TTHC, nghiên cứu sáng kiến cải cách TTHC./.
Đính kèm BC năm chính thức của UBND tỉnh: Tải về
BC 40 UBND TINH BD.PDF